Monday, 7 March 2016

Monkey Tập Cận Bình rung cây nhát EAGLE Obama




HOA KỲ ĐÃ ĐƯA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM VÀ NHIỀU CHIẾN HẠM VÀO BIỂN ĐÔNG
Date: Sun, 6 Mar 2016 11:21:37 -0800
             Monkey Tập Cận Bình rung cây nhát EAGLE Obama

      Mỹ đã sẵn sàng chiến tranh với CS bành trướng Bắc Kinh ngay lúc nầy. Bắc Kinh nuôi tham vọng với giấc mơ "bá đồ vương" tại khu vực Á Châu, Thái Bình Dương.
      Bộ Quốc Phòng và giới quân sự Mỹ muốn có cơ hội tiêu diệt CSBK trong trứng nước ngay lúc nầy. Khi kho vũ khí và phương kỹ thuật chiến tranh của CSBK còn qúa lạc hậu; đồng thời dập tắt tham vọng bá chủ của CSBK tại khu vực Á Châu, Thái Bình Dương có tầm vóc chính trị, kinh tế và chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới tại Á Châu. 
     Trong vòng hơn 20 năm trở lại đây; nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng, mà thị trường tiêu thụ bậc nhất thế giới là nước Mỹ. Sự kiện nầy bắt đầu từ thời TT Bill Clinton (ĐDC) từ ấy đến nay; Mỹ đang là con nợ CSBK hàng ngàn tỷ dollars.              
     Từ khi thặng dư; lập tức CSBK âm thầm tập trung lớn lao cho ngân sách quốc phòng, cố vươn tới để thực hiện mưu đồ bá chủ Thái Bình Dương. Và cơ may đến với CSBK qua hai nhiệm kỳ TT Mỹ Barack Obama (ĐDC) quá yếu kém về đối ngoại mà CSBK đã thấy được con "tẩy" Obama, nên CSBK tận lực ngày đêm ra sức xây dựng những căn cứ chiến lược trên quy mô lớn tại biển Đông (Hoàng & Trường Sa xâm chiếm của VN) và bắt đầu tuyên bố chủ quyền. Một mặt đặt trước sự việc đã rồi, mặt khác đe dọa các nước nhược tiểu quanh vùng; đồng thời trấn áp để lôi cuốn đảng CS Hà Nội thành chư hầu tay sai, dưới sự bảo hộ trước sự tồn vong của các ĐCS còn sót lại tại Á Châu. CSHN không còn con đường chọn lựa nào khác, trước mối nguy cơ các cao trào "dân chủ hoá toàn toàn" của thời đại lịch sử được nhân loại văn minh khắp thế giới hậu thuẩn, và nhất người Việt QG tỵ nạn CS hỗ trợ mạnh mẽ cho dân tộc VN vùng lên đạp đổ chế độ CS bạo quyền tay sai phản quốc, phản tiến bộ.
       Liệu CSBK có dám gây hấn và tuyên chiến với Mỹ tại biển Đông ngay lúc nầy? Chắc chắn là vạn lần không! qua câu ngạn ngữ "Biết người, biết mình" là chân lý. CSBK thừa biết thời đại của chiến tranh trên không, dưới biển bằng thứ vũ khí điện tử & khoa học kỹ thuật, mà Hoa Kỳ không có đối thủ. Thì CSBK không dại gì lấy trứng chọi đá để mất cả chì lẫn chài. Có cơ hội cho Trung Hoa Dân Quốc tái chiếm Hoa Lục xóa tan chế độ CSBK, cũng là cơ hội cho Hoa Kỳ vỗ tay xóa món nợ khỗng lồ hàng ngàn tỷ dollars.
      CSBK chỉ "lên gân" hung hăn con "bọ xít" thăm dò phản ứng của Obama. Nhưng cha nó lú, chú nó khôn; đã xuất hiện một Bộ Trưởng Quốc Phòng Cater đầy bản lãnh và cương quyết, rất được QHHK ũng hộ và các giới chức quân sự ngưỡng mộ. CSBK chỉ rung cây nhát khỉ, cho sách lược mặc cả & điều đình với Mỹ, mong được tương nhượng không nhiều thì ít miễn là có lợi khi đổ vốn đầu tư quân sự tại biển Đông. 
      Nếu so sánh lực lượng HQ và võ khí chiến lược, chiến thuật đôi bên, HQ CSBK quá lỗi thời, lạc hậu. Cuộc chiến khai diễn; trong vòng 24 tiếng đồng hồ, chỉ cần một Đệ Thất Hạm Đội Mỹ tiêu diệt toàn bộ lực lượng HQ/CSBK. Và Nếu nhiệm kỳ sắp tới TT Mỹ là đảng "Diều Hâu" Cộng Hòa thì CSBK hết thời. 
     Chúng ta chờ xem con "bọ xít CSBK" diệu võ dương oai!@
                                     Cao Gia
         
          
On Sunday, February 28, 2016 10:13 AM, "truc nguyen > wrote:


Nếu chiến tranh với Trung Quốc thì cũng chỉ là kế hoạch B của nước này. Tuy nhiên, báo Mỹ cũng đã hé lộ kế hoạch B trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra. Theo đó Mỹ sẽ bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng...

Ngày 25/2, trang mạng Nationalinterest. Org của Mỹ đưa tin, trong một tài liệu năm 2015, Tổng công ty RAND, nhóm chuyên gia cố vấn có uy tín đã được Lầu Năm Góc thành lập sau Chiến tranh Thế giới II lưu ý rằng, trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công lớn hơn và kéo dài sẽ khiến những vũ khí cứng rắn nhất cũng có thể bị tàn phá, gây thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa kéo dài đối với các sân bay.

Theo như tài liệu này, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, do vị trí địa lý tương đối gần nên nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái đã công khai tuyên bố, tên lửa đạn đạo DF-26 của họ có thể tấn công đến tận căn cứ không quân Andersen ở Guam, cách Trung Quốc đại lục gần 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai trong các căn cứ quân sự lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Mỹ ở nước ngoài.

[IMG]
alt
alt[/IMG]
Báo Mỹ tiếp tục hé lộ kế hoạch B của nước này trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra.

Trước những hạn chế nhìn thấy rõ, Không quân Mỹ đã chuyển chiến lược sang bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng. Trong đó, Tinian, một hòn đảo nhỏ, nằm gần đảo Guam là một lựa chọn trong phương án B của Không quân Mỹ.

Ngày 10/2 vừa qua, không quân Mỹ thông báo đã chọn Tinian như một điểm trung chuyển trong trường hợp các căn cứ không quân lớn như Andersen, Guam hoặc các căn cứ ở vị trí tây Thái Bình Dương bị hạn chế, hoặc bị từ chối.

Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2017, Washington yêu cầu bổ sung 9 triệu USD để mua thêm 17,5 mẫu đất trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng bay và các sáng kiến tập trận.

Sân bay ở Tinian có thể tổ chức khoảng 12 máy bay tiếp dầu và đội ngũ nhân viên hỗ trợ liên quan đến hoạt động chuyển hướng.

Đánh giá về kế hoạch dự phòng của Lầu Năm Góc, nhà phân tích quốc phòng Alan Vick cho rằng, luân chuyển máy bay trên các địa điểm khác nhau tạo ra nhiều cơ sở vật chất và điều hành, giúp tăng cường an toàn bay trong điều kiện thời tiết xấu hay các tình huống khẩn cấp.

Việc phân tán này cũng làm tăng số lượng các sân bay mà đối phương phải theo dõi và có thể gây khó khăn cho hoạt động nhắm mục tiêu. Nếu xảy ra xung đột, kẻ thù phải huy động nguồn lực lớn để tấn công trên nhiều địa điểm khác nhau.

Ngoài ra, các cơ sở dự phòng sẽ cung cấp thêm nhiều đường băng cho máy bay cất cánh chống lại đối phương.

Nhiều kịch bản xung đột Mỹ - Trung Quốc

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên kịch bản chiến tranh xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc được các đại diện từ phía Washington đưa ra.

Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.

Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước.

Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”.

Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ. Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến".


alt
alt

Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Các luận cứ ủng hộ việc lên kế hoạch kịch bản tấn công Trung Quốc là sự “thay đổi” từ phía Trung Quốc.

Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã nhận ra một thực tế rằng, Trung quốc đã tăng chi tiêu cho quân đội lên đến 180 tỷ USD và luận cứ cuối cùng là Trung quốc đã trở thành kẻ “gây hấn” trên Biển Đông trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, một phần kịch bản này chỉ là trò tâm lý chiến mà phía Washington muốn gây áp lực lên Bắc Kinh.

“Chúng tôi muốn gây áp lực cho các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc khi thực hiện kế hoạch dài hạn. Để triệt tiêu những ý định thách thức chúng tôi", một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết.
__._,_
To: goidan
Date: Sat, 5 Mar 2016 14:59:24 -0800
Subject: [ChinhNghiaViet] FW:HOA KỲ ĐÃ ĐƯA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM VÀ NHIỀU CHIẾN HẠM VỚI HẰNG NGHÌN LÍNH VÀO BIỂN ĐÔNG


MỜI ĐỌC TIN CỦA HẠNH DƯƠNG:

HOA KỲ ĐÃ ĐƯA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM VÀ NHIỀU CHIẾN HẠM VỚI HẰNG NGHÌN LÍNH VÀO BIỂN ĐÔNG

Friday, March 04, 2016
Hàng Không Mẫu Hạm John C. Stennis đang có mặt tại Biển Đông

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm

VietPress USA (04-3-2016): Hoa Kỳ đã điều động đặc biệt một Tiểu Hạm Đội gồm Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) John C. Stennis, 2 Tuần Dương Hạm gồm Antientam và Mobile Bay, 2 Khu Trục Hạm Chung-Hoon và Stockdale, 1 Tàu Chỉ Huy là Blue Ridge, một số Tàu Ngầm Nguyên Tử, các máy bay do thám và chiến đấu không người lái và hằng nghìn Binh sĩ thiện chiến thuộc Hải quân, Không quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đến Biển Đông và đã hoạt động trong 24 giờ qua.



Hàng Không Mẩu Hạm (HKMH) John C. Stennis đi thẳng từ Washington hôm 15-1-2016 và đã đến vùng tranh chấp Biển Đông hôm 01-3-2016.


Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết các Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm đã được điều tới Tây Thái Bình Dương từ hôm 04-2-2016 và nay mang nhiệm vụ hoạt động thường xuyên tại Biển Đông.


Tuần Dương Hạm Antietam đã có mặt sẵn tại Nhật Bản và gia nhập Tiểu Hạm Đội nầy để tuần tra và ứng phó trên Biển Đông.


Báo Washington Post dẫn lời Phát ngôn viên Clay Doss của Hạm đội Thái Bình Dương cho hay rằng HKMH John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở Biển Đông. Ông này cũng khẳng định rằng Hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông kể từ nay. 


Trong năm ngoái 2015, các Chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương đã thực hiện tuần tra 700 ngày đêm hoạt ̣động trong khu Biển Đông


Vào tuần trước, 2 Chiến hạm nguyên tử với hỏa tiển hành trình là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa thêm phi đội Chiến đấu cơ J-11 ra đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.


Hôm 01-3-2016, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter tuyên bố tại San Francisco rằng nếu Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa trên Biển Đông thì sẽ lãnh nhận sự đáp trả mạnh mẽ của quân lực Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nhấn mạnh rằng "Nếu Trung Quốc tăng cường các hành động cụ thể thì sẽ lãnh nhận những hậu quả cụ thể".


Bộ trưởng Ash Carter cho hay Hoa Kỳ sẽ viện trợ USD 425 Triệu để tăng cường các cuộc tập trận trên Biển Đông cùng quân lực các quốc gia ven bờ Biển Đông nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ trích từ ngân sách quốc phòng năm 2017 một khoản tiền là 8 Tỷ USD để tăng cường lực lượng Tàu Ngầm nguyên tử tại Biển Đông, Á Châu - Thái Bình Dương và tăng cường các loại phi cơ không người lái do thám và tác chiến trên vùng Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng không và hàng hải quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ thực hiện thường xuyên các cuộc tuần tra trong vùng 12 hải lý trên biển Biển Đông và trên không để bào đảm Tự do hàng hải theo luật lệ quốc tế cho phép. Các cuộc hành quân nầy được gọi là "FONOP" (Freedom ONavigation Operation - Hành quân tự do hàng hải).


Trong năm ngoái, Hoa Kỳ đã thực hiện 2 vụ hành quân FONOP đã làm cho Trung Quốc giận dữ. Hôm 02-3-2016, một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc hành quân FONOP thường xuyên hơn... thì lập tức Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.


Báo The Diplomat nói rằng vào ngày 30-1-2016, Hoa Kỳ đã cho chiến hạm USS Curtis Wilbur có hỏa tiển hành trình đi vào vùng 12 hải lý của đảo Triton trên quần đảo Hoàng Sa nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan nhưng nay Trung Quốc cưỡng chiếm để lập căn cứ quân sự.
USS Mobile Bay
Sau lời cảnh cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 01-3, thì ngày hôm sau 02-3-2016, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc lên tiếng phản đối rằng "Tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã vi phạm Luật của Trung Quốc và đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc mà hoàn toàn không được cho phép".


Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao giải thích: "Theo Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải và vùng tiếp giáp, tàu nước ngoài cho mục đích quân sự phải được sự phê duyệt của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc nhập cảnh vào lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. "



Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng nghiêm khắc với FONOP, nói rằng "các tàu hải quân Mỹ đã vi phạm pháp luật có liên quan của Trung Quốc và bước vào lãnh hải của Trung Quốc mà không có phép."



Hoa Kỳ khẳng định không có tranh chấp gì đối với Biển và Đảo mà Trung Quốc đang dùng sức mạnh để chiếm đoạt của các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên Hoa Kỳ có trách nhiệm và quyền hạn để bảo đảm an toàn và tự do Hàng hải, Hàng không trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế qui định.


Trước hành động của Trung Quốc đưa các dàn Tên lửa đặt trên đảo Phú Lâm và tiếp theo đưa phi đội Chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm nên Hoa Kỳ đã điều động HKMH John C. Stennis và các chiến hạm khác đi vào Biển Đông để cảnh cáo Trung Quốc và bảo vệ an toàn và an ninh cho các đồng minh của Hoa Kỳ tại vùng Á Châu - Thái Bình Dương.


Trung Quốc kịch liệt phản đối nhưng Hoa Kỳ nói rằng đó là các hoạt động tuần tra FONOP bình thường và Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ nơi đâu, bất luận ngày nào đến các nơi mà Luật pháp Quốc tế cho phép. Hoa Kỳ không công nhận các đảo tự bồi đắp và vùng 12 hải lý liên quan mà Trung Quốc tự mạo nhận chủ quyền.
USS Antietam

Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Hạm Đội 7, trung tá Clay Doss khẳng định: "Từ nhiều thập niên qua, chiến hạm và phi cơ Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động trên toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương – trong đó có cả Biển Đông… Chỉ tính riêng năm 2015, tàu của Hạm Đội Thái Bình Dương đã có khoảng 700 lượt hoạt động tại Biển Đông ».


Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa Biển Đông, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.


Đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đã nói rằng các hành động đó của Trung Quốc sẽ không tránh khỏi "hậu quả". Việc Mỹ đưa Tiểu Hạm Đội với HKMH và nhiều chiến hạm đến Biển Đông có thể được xem là hệ quả của việc đáp trả Trung Quốc quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Khả năng Hải Quân ba nước Mỹ - Ấn Độ - Nhật cùng tập trận tại miền Bắc Philippines, gần Biển Đông cũng có thể được xem là phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh.


CSVN NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NGÃ:


Trong khi đó, tại cuộc họp báo chiều 03-3-2016 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao csVN nói: "Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc".


Ông Lê Hải Bình cũng cho hay cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố mới đây đối với các lô dầu khí ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.


Hiện Việt Nam còn đang xác định liệu các lô dầu khí mời thầu này có nằm trong vùng biển của Việt Nam hay vùng biển chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không.
Ông Lê Hải Bình nói tại cuộc họp báo: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai nước đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không một bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí".


Tuy nhiên, theo tin từ Tổ chức R. H. Hoa Kỳ cho VietPress USA hay thì Hoa Kỳ biết rõ kế hoạch của Bắc Kinh sẽ tấn công đánh chiếm ít ra phía bắc Việt Nam từ Đà Nẵng trở ra. Kế hoạch nầy đã có sự thỏa thuận của Tổng bí thư (Tbt) đảng csVN Nguyễn Phú Trọng. Bắc Kinh sẽ cho tấn công từ các tỉnh biên giới phía Bắc thẳng vào Hà Nội, trong khi Không quân và Hải quân Trung Quốc từ đảo Hải Nam tấn công Hải Phòng. Quân đội Trung Quốc đồn trú dưới dạng công nhân tại Vũng Áng Nghệ Tĩnh sẽ tấn cống cùng lúc cánh quân của Trung Quốc tại cao nguyên Trung phần thuộc các khu đầu tư Bô-xít và trồng rừng sẽ tấn công xuống Đà Nẵng để cắt đứt từ đèo Hải Vân.


Trung Quốc muốn xâm chiếm Việt Nam theo thỏa thuận mà đảng csVN đã ký kết tại Hội nghị Thành Đô ngày 03 và 04 tháng 9-1990. Thỏa thuận nầy đã được tái cam kết do Tbt Nguyễn Phú Trọng vừa cử Đặc sứ đi Trung Quốc ngày 29-2-2016 để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Tbt Nguyễn Phú Trọng đã gởi mật thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình để thỏa thuận thi hành những gì các lãnh đạo hai nước và hai đảng đã ký kết. 


Đảng csVN muốn duy trì quyền lực và quyền lợi cho giới cầm quyền nên thỏa thuận với đảng Cộng sản Trung Quốc (csTQ) để cho Trung Quốc tấn công chiếm ít nhất Miền Bắc trong giai đoạn đầu vào khoảng thời gian từ nay đến tháng 8-2016. 


Giai đoạn hai sẽ dùng các chiến hạm của Trung Quốc ngoài khơi Biển Đông, các phi trường và hỏa tiển của Trung Quốc trên các đảo mới bồi đắp và xây dựng khu quân sự để tấn công vào Saigon và các tỉnh phía Nam từ Cà Mâu, Rạch giá đến Vũng Tàu. Cùng lúc quân đội Trung Quốc từ Campuchia sẽ đánh xuống Tây Ninh để tiến vào Saigon. 


Kế hoạch tấn công chiếm Việt Nam để nhanh chóng thi hành các điều khoản của Thỏa thuận Hội Nghị Thành Đô nhằm khẳng định sự thay đổi căn bản địa chính trị của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam và từ đó áp đảo toàn bộ Á Châu - Thái Bình Dương.


Tổ chức R.H. tại Hoa Kỳ cho hay rằng csVN đột ngột thay đổi cho phát ngôn viên tuyên bố chống đối Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là trò lừa gạt công luận và nhân dân Việt Nam. Đối với Hoa Kỳ, dù Việt Nam có trở thành khu tự trị của Trung Quốc đi nữa thì Trung Quốc cũng không thể độc chiếm Biển Đông là huyết mạch của cộng đồng quốc tế. 


Để ngăn chận kế hoạch chiếm Việt Nam của Trung Quốc với sự thỏa thuận của đảng csVN nên Hoa Kỳ đã cho triển khai Tiểu Hạm Đội đến Biển Đông cùng lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc rằng "Nếu Trung Quốc tăng cường các hành động cụ thể thì sẽ lãnh nhận những hậu quả cụ thể".



image





HOA KỲ ĐÃ ĐƯA HÀNG KHÔNG MU HM VÀ NHIU CHIN HM VI HNG NGHÌN LÍNH VÀO BIN ĐÔNG - description
Preview by Yahoo




__._,_.___

Posted by: Gia Cao

No comments:

Post a Comment