Monday, 7 March 2016

BẮC TRIỀU TIÊN QUẬY- TẠO CƠ HỘI TỐT CHO MỸ Ở KHU VỰC BẮC Á



To: anhdalat23
From: PhoNang
Date: Fri, 4 Mar 2016 17:30:39 +0000
Subject: [PhoNang] HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN THAAD Ở NAM HÀN

 

BẮC TRIỀU TIÊN QUẬY- TẠO CƠ HỘI TỐT CHO MỸ Ở KHU VỰC BẮC Á 

HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN THAAD Ở NAM HÀN 
tka23 post
Hệ thống THAAD là hệ thống đánh chặn hỏa tiển  thế hệ mới do Mỹ nghiên cứu và chế tạo. Đạn đạo tạo thành một hình parabol, có thể chia thành 3 giai đoạn:
 Giai đoạn đi lên, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối; Và hệ thống THAAD có thể đánh chặn những hỏa tiển  giai đoạn cuối. Một đơn vị tác chiến của hệ thống THAAD bao gồm hệ thống phóng, đạn đánh chặn, hệ thống chỉ huy và radar. Trong đó, quan trọng nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất là radar sóng X, FBX-T.
Loại hình radar này có hai mô hình hoạt động: Mô hình thứ nhất với vai trò là radar dẫn đường cho hệ thống đánh chặn THAAD, chỉ bó hẹp trong việc theo dõi quỹ tích hỏa tiển đầu cuối,  thực hiện nhiệm vụ chiến thuật, do đó năng lực do thám tên hỏa tiển chiến lược có hạn; Mô hình thứ hai hoạt động với vai trò là một khâu trong hệ thong  phòng thủ hỏa tiển của Mỹ, theo dõi hỏa tiển  chiến lược phía địch phóng đi và cung cấp số liệu sớm cho cơ quan đầu não ở Bắc Mỹ. Các chuyên viên đưa ra nhiều giá trị ước lượng về khoảng cách thăm dò của mô hình thứ hai, khoảng cách thăm dò lấy đầu đạn làm mục tiêu nằm trong khoảng 1.200 – 2.700 km.
Giả định sóng FBx-T ở khoảng cách 1.200 km có năng lực thăm dò và nhận biết hoàn chỉnh đối với hỏa tiển  đạn đạo, kết hợp với bản đồ, chúng ta không khó nhận ra rằng, nếu lắp đặt hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, thì khi hệ thống radar của nó chuyển sang mô hình hoạt động thứ hai (một số chuyên viên  cho rằng thời gian chuyển đổi hai mô hình này chỉ cần 8 giờ đồng hồ), thì không chỉ hỏa tiển  phóng từ bán đảo Triều Tiên, mà cả hỏa tiển  phóng từ miền Bắc và miền Đông Trung cộng , thậm chí đến biển Bột Hải, Hoàng Hải và biển Hoa Đông đều nằm dưới sự giám sát của hệ thống này. Điều này đã vượt quá xa nhu cầu phòng thủ đối với hỏa tiển  Triều Tiên, mà bắt đầu chèn ép không gian tác chiến  của lực lượng hoả tiển  chiến lược của Trung cộng ; Điều này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến năng lực đáp trả hạt nhân của Trung cộng .
Mô hình phân chia giai đoạn phóng hỏa tiển
Để xóa bỏ mối nghi ngờ của Trung cộng  đối với vấn đề này, các giới  chức của phủ Mỹ và Hàn Quốc đều đã đưa ra đủ mọi lý do thuyết phục, tổng kết lại lý luận  căn  bản của các luận chứng này là:
Thứ nhất, chính quyền Triều Tiên luôn ở trong trạng thái bất ổn và thiếu chữ tín, cộng với việc vũ khí thường quy của họ rơi vào thế yếu tuyệt đối, do đó luôn tồn tại mối nguy hiểm “Tiều Tiên phát động cuộc tấn công hạt nhân hữu hạn đối với Hàn Quốc và Mỹ”, tăng cường phòng thủ ở khu vực Đông Bắc Á là điều cần thiết;

Thứ hai, hệ thống THAAD với vai trò là hệ thống đánh chặn hỏa tiển tầm cao giai đoạn cuối thế hệ mới là cần thiết đối với Hàn Quốc, hệ thống này cùng các hệ thống đánh chặn hỏa tiển  Hàn Quốc đã có như Patriot -3, Green Pine tạo thành mạng lưới đánh chặn hỏa tiển  tầm cao, tầm trung và tầng thấp, từ đó giúp Hàn Quốc an toàn hơn;

Thứ ba, với hai điểm nói trên, radar của hệ thống THAAD sẽ ở trong mô hình hoạt động thứ hai, hay nói cách khác năng lực do thám của hỏa tiển  đạn đạo có hạn, sẽ không thể làm suy yếu năng lực đáp trả hạt nhân của Trung cộng , từ đó không đe dọa đến an ninh chiến lược của quốc gia này.

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy, dù xét về lý thuyết  hay thực tế, luận chứng này đều không thể thành hình .

Trước hết, chính quyền Triều Tiên là một chính quyền theo đuổi sự tồn tại chứ không phải muốn tự hủy diệt, do đó Bình Nhường muốn sử dụng vũ khí hạt nhân để ngã giá chứ không phải “kéo tất cả về cõi chết”, sử dụng đại bác, hỏa tiển  đạn đạo thường quy và đạn hỏa tiển để giải quyết những tranh chấp ở khu biên giới sẽ là lựa chọn phù hợp hơn với lợi ích của Triều Tiên, do đó công nghệ được sử dụng trong hệ thống phòng thủ hỏa tiển  như hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel sẽ phù hợp với lợi ích của Hàn Quốc hơn.

Thứ hai, kể cả thừa nhận “Triều Tiên có năng lực tấn công hạt nhân hữu hạn”, nhưng xét về hiệu quả công nghệ, ý nghĩa của hệ thống THAAD cũng không lớn.

Trong bản báo cáo trình quốc hội, Bộ quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận, lắp đặt hệ thống THAAD ở Hàn Quốc chỉ có thể bảo vệ miền Nam Hàn Quốc, không thể bao trùm được thủ đô Seoul – trung tâm kinh tế, chính trị đông dân; Đồng thời thời gian báo động  không rút ngắn được nhiều.
 Thứ ba, Mỹ và Hàn Quốc cam kết với Trung cộng  không khởi động mô hình hoạt động thứ hai là hoàn toàn dựa vào những câu nói ngoại giao chứ không phải hành động thực tế, chắc chắn Trung Quốc không thể tin vào điều này.

Xét về cục diện Đông Bắc Á, do sức ép mà chiến lược trở lại châu Á Mỹ gây ra và những xung đột về lợi ích trong các vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu của Mỹ và Trung cộng , mối quan hệ giữa hai nước đã ở trong trạng thái thiếu lòng tin vào nhau, cả hai đều không tin vào những cam kết về ngoại giao của đối phương. Trong bối cảnh này, chỉ cần Mỹ có biện pháp đe dọa đến an ninh chiến lược của Trung cộng  tại Đông Bắc Á, cho dù về mặt ngoại giao  “thiện chí” và “cam kết” như thế nào, Trung cộng  cũng đều không tin Mỹ không sử dụng các hệ thống vũ khí này trong thời điểm xảy ra xung đột. Do đó, cơn bão THAAD vẫn sẽ tiếp tục là vấn đề khiến quan hệ hai nước đóng băng.
“Cuộc khủng hoảng hỏa tiển  Cuba” phiên bản châu Á?
Sự kiện THAAD được lắp đặt ở Hàn Quốc khiến người ta liên tưởng đến cuộc khủng hoảng hỏa tiển ở Cuba hơn 50 năm về trước: Liên Xô lắp đặt hệ thống hỏa tiển  tầm trung tại nước láng giềng của Mỹ là Cuba để bổ trợ cho những khiếm khuyết trong năng lực tấn công chiến lược nhằm vào nước Mỹ.
Trên thực tế, nếu đứng trên góc độ công nghệ và hậu quả chiến lược, hai cuộc khủng hoảng này có nhiều điểm tương tự; Mặc dù cuộc “khủng hoảng hỏa tiển  Đông Bắc Á” không đến mức dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu, nhưng chắc chắn Trung cộng  sẽ rút ra bài học kinh nghiệm từ hoàn cảnh của Mỹ năm xưa.
Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô, hai nhân vật chính trong cuộc khủng hoảng hỏa tiển  Cuba 1962.
Giống như phần trên đã nói, mối đe dọa của hệ thống THAAD đối với Trung cộng  tập trung ở radar sóng X FBX-T của thiết bị này. “Sóng X” là sóng radar, đại diện cho phạm vi tần suất sóng điện từ phát ra.
 Thông thường, (sóng ngắn) cao tần có khả năng nhận biết mục tiêu chính xác hơn, cự ly quét khá gần, phạm vi khá nhỏ;
 Dải sóng thấp tần (sóng dài) cự ly quét khá xa, phạm vi khá lớn, nhưng năng lực nhận biết mục tiêu lại khá yếu.

Điều này gây ra khó khăn  cho hệ thống phòng thủ hỏa tiển :
 Radar sóng dài “nhìn được xa”, thường đảm nhận vai trò cảnh báo sớm, giám sát hỏa tiển  tấn công từ xa, nhưng “nhìn không rõ”, không thể nhận biết mục tiêu;
 Radar sóng ngắn “nhìn rõ hơn”, nếu được lắp đặt ở vị phù hợp thậm chí có thể quan sát được đầu đạn và thân đạn phân tách, từ đó phân biệt được đầu đạn và mồi nhử, tuy nhiên lại “nhìn quá gần”; do đó, nhiệm vụ phân biệt đầu đạn thật và mồi nhử có hoàn thành hay không, một bước quan trọng là tìm được địa điểm lắp đặt radar sóng ngắn phù hợp ở tiền tuyến giáp với phía địch.
Hỏa tiển đạn đạo tầm trung R12 từng được bố trí tại Cuba vào năm 1962.
Trên thực tế, lắp đặt radar sóng X ở vị trí quá gần cũng là trở ngại  công nghệ phòng thủ hỏa tiển của Mỹ hiện nay. Một chuyên gia của trường đại học Stanford cho  rằng, cán cân cân bằng giữa hỏa tiển  và đánh chặn hỏa tiển được quyết định bởi khoảng cách về thực lực giữa hai bên; Đối với công nghệ hỏa tiển  thô sơ của Triều Tiên hoặc Iran, hệ thống phòng thủ hỏa tiển phát huy được công năng nhận biết và đánh chặn; Tuy nhiên đối với loại hỏa tiển  tôi tân  của Nga và Trung cộng , khó chặn .
Phía giới chức Mỹ cũng thừa nhận, hệ thống phòng thủ hỏa tiển  hiện có không thể đáp ứng nhu cầu chiến lược, thiếu biện pháp đối phó với hỏa tiển  chiến lược của Nga và Trung cộng , do đó nhu cầu ngân sách quốc phòng năm 2015 có hai dự án liên quan đến công nghệ phát hiện mục tiêu. 

  Tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ chưa thể có bước đột phá như hiện nay, Mỹ buộc phải tìm biện pháp khác để nâng cao năng lực nhận diện mục tiêu. Do đó, lắp đặt radar sóng ngắn ở khu vực lân cận Nga và Trung cộng  đã trở thành biện pháp nhanh gọn nhất để Mỹ nâng cao năng lực đánh chặn hỏa tiển , làm suy yếu năng lực đáp trả hạt nhân của đối thủ.

Sóng radar dải X của THAAD là một radar tầm ngắn rất hữu hiệu. Một mặt, độ chính xác trong nhận biết mục tiêu của nó rất cao; Mặt khác, cự ly thăm dò mục tiêu của nó cũng phù hợp (ngoài 1.200 km phân biệt được cả thân đạn). Hiện tại ở khu vực Đông Bắc Á và Tây Thái Bình Dương, có ba khu vực đã lắp đặt radar sóng X: căn cứ quân sự Aomori thuộc miền Bắc Nhật Bản, căn cứ quân sự Kyoto thuộc miền Nam Nhật Bản và căn cứ quân sự đảo Guam.
Mạng lưới do các radar này tạo thành đã theo dõi và nhận biết được hỏa tiển  phóng từ phía Đông và trên biển của Trung cộng ; đặc biệt địa điểm phóng hỏa tiển  đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc hiện chủ yếu vẫn nằm ở phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, khi tên lửa được phóng lên, về cơ bản vẫn nằm trong phạm vi giám sát của mạng lưới radar này. Tuy nhiên mạng lưới này vẫn tồn tại một điểm mù quan trọng: Trong vòng 160 giây kể từ lúc hỏa tiển  phóng từ tàu ngầm được phóng lên không trung, điểm then chốt để đầu đạn và thân đạn phân tách vẫn phải dựa vào radar ở căn cứ quân sự Kyoto ở miền Nam Nhật Bản nắm bắt, độ chính xác của có hạn; Nếu quan sát được tiến trình  trình này ở cự ly gần thì có thể dựa vào các tham số chính xác hơn để nâng cao hiệu quả nhận biết, phân biệt được đầu đạn từ mồi nhử.
Từ những phân tích trên có thể thấy, lộ trình căn bản của Mỹ là lắp đặt hệ thống radar dải sóng X có khả năng nhận biết cao ở vị trí gần nhất, từ đó bổ trợ cho bất cập trong cự ly quan sát; Điều này cũng giống như việc Liên Xô bố trí hệ thống hỏa tiển  tâm trung ở Cuba để bổ khuyết cho năng lực tấn công chiến lược. Tuy nhiên, mặc dù “cuộc khủng hoảng hỏa tiển  Cuba” phiên bản châu Á không đến mức chầm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện, nhưng lại đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Trung cộng  và sự ổn định chiến lược Trung – Mỹ.

Đe dọa đến tính ổn định chiến lược
Lắp đặt hệ thống THAAD ở Hàn Quốc là mối đe dọa an ninh  đối với Trung cộng

Trong thời bình, radar sóng X gần Trung cộng  hơn có thể quan sát tốt hơn các thí nghiệm hỏa tiển  của Trung cộng , đặc biệt là các thí nghiệm trên vùng biển thuộc miền Đông Trung công , từ đó tích lũy số liệu cho giai đoạn xảy ra chiến tranh; 
Khi mối quan hệ Trung cộng  – Mỹ xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột, sóng radar X tại Hàn Quốc có thể chuyển đổi mô hình hoạt động, trở thành máy do thám  hỏa tiển đạn đạo phóng từ tàu ngầm, nâng cao năng lực đánh chặn của Mỹ đối với hỏa tiển  Trung cộng . Mối đe dọa an ninh này một mặt là nhằm vào Trung cộng , mặt khác là sẽ đe dọa đến tính ổn định chiến lược của cả hai nước Trung – Mỹ.
Một căn cứ hỏa tiển  hạt nhân Liên Xô tại Cuba trong cuộc khủng hoảng.

Khái niệm “tính ổn định chiến lược” bắt nguồn từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất là “tính ổn định bị  khủng hoảng”, hay nói một cách hình tượng là “xác suất hai bên tranh thủ bấm nút sử dụng vũ khí hạt nhân”. Nếu mối quan hệ giữa hai bên rơi vào trạng thái khủng hoảng, bên này cho rằng đánh đòn phủ đầu không đem lại lợi ích gì, đồng thời cũng biết bên kia cũng có suy nghĩ giống mình, và đối phương cũng biết bên này có suy nghĩ đó. Như thế, kể cả mối quan hệ giữa hai bên rất  xấu, xác suất hai bên phóng hỏa tiển  sang nhau cũng khá thấp. Đây chính là “tính ổn định chiến lược”.
Tính ổn định chiến lược được quyết định bởi nhiều yếu  tố, sự đối trọng của công nghệ hỏa tiển  và đánh chặn chính là một trong những yếu tố đó. Nếu năng lực đánh chặn của bên phòng thủ hỏa tiển  rất mạnh, thì bên phóng hỏa tiển  sẽ không ngoan ngoãn chờ chết; Một mặt họ có thể lựa chọn phóng hỏa tiển trước khi hệ thống đánh chặn của phía đối phương phát huy được tác dụng để không bị đánh chặn; mặt khác họ cũng có thể lựa chọn đánh đòn phủ đầu tiêu diện hệ thống radar và đánh chặn mà đối phương lắp ở tiền tuyến. Cho dù bên phóng hỏa tiển  lựa chọn phương án nào, đều sẽ nâng cao nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. Do đó, sử dụng hệ thống đánh chặn để ngăn chặn năng lực đáp trả của đối thủ, đều sẽ phá hoại tính ổn định chiến lược, khuyến khích đối thủ áp dụng sách lược tấn công đánh đòn phủ đầu.

Đối với Trung cộng , từ năm 2006, quốc gia này công khai tuyên bố “chiến lược phòng thủ tự vệ hạt nhân”, quan trọng nằm ở năng lực đáp trả hạt nhân . Nếu đối thủ không dám chắc sẽ tiêu diệt được năng lực đáp trả hạt nhân của Trung cộng , và Trung cộng  lại đột phá được hệ thống đánh chặn hỏa tiển  của đối thủ sau khi bị tấn công hạt nhân, đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ đối thủ, vậy thì các nhà lãnh đạo Trung cộng  không cần thiết phải phát động tấn công phủ đầu. Tuy nhiên sự cân bằng này sẽ bị đánh bại vì hệ thống THAAD được lắp đặt ở Hàn Quốc.

Sự bất an của giới lãnh đạo Trung cộng  cũng sẽ khiến Mỹ đối mặt với nguy cơ vấp phải đòn tấn công phủ đầu trong thời khắc khủng hoảng, tức tính ổn định chiến lược Trung – Mỹ mất đi. Một điều cần lưu ý là, do năng lực chống tiếp cận/ chống xâm nhập của Trung cộng   dựa vào các loại hình hỏa tiển  đạn đạo, Trung – Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với sự mất ổn định về chiến lược trong xung đột vũ khí thường quy. Giả sử Trung cộng  và Mỹ xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, để  cho hỏa tiển  đạn đạo tấn công được lực lượng trên biển và trên không của Mỹ, Trung cộng  sẽ có lý do  lớn đánh đòn phủ đầu để vô hiệu hóa hệ thống THAAD của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, điều này sẽ đẩy cục diện leo thang không thể kiểm soát.

Bệ phóng của hệ thống THAAD với 8 ống phóng hỏa tiển .
Tóm lại, việc Mỹ lắp đặt hệ thống THAAD tại Hàn Quốc sẽ trở thành nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh chiến lược khu vực lân cận Trung cộng , mức độ đe dọa của nó không hề thua kém việc Liên Xô lắp đặt hệ thống hỏa tiển  tại Cuba để nhằm vào Mỹ

Do sự đan xen về lợi ích của các bên Trung – Hàn, Trung – Mỹ, Hàn – Mỹ và vấn đề hạt nhân Triều Tiên, cơn sóng dư THAAD sẽ tiếp tục kéo dài một thời gian và trở thành rào cản lớn cho an ninh chiến lược của Đông Bắc Á.
Đ.Q



View Full Size Image


__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

No comments:

Post a Comment