Tên lửa ở
Hoàng Sa: Khẩu chiến Mỹ-Trung-Đài
Tên lửa Hồng Kỳ HQ-9 trên đường phố Bắc Kinh.
Ảnh chụp ngày 03/09/2015Wikipedia
Trung Quốc đã cho triển khai tên lửa phòng không hiện đại trên đảo
Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông), đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt
Nam và Đài Loan. Hành động này vào hôm nay 17/02/2016 đã bị Washington và Đài
Bắc vạch trần và tố cáo, nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận thông tin trên, cho đấy là
lời bịa đặt của « một số
phương tiện truyền thông phương Tây ».
Sự kiện Trung Quốc bố trí tên lửa trên đảo Phú Lâm đã được đài
truyền hình Mỹ Fox News tiết lộ ngay từ tối hôm qua, dựa trên những bức ảnh vệ
tinh mới chụp vào hôm 14/02. Theo nguồn tin trên, hai khẩu đội gồm tám bệ phóng
tên lửa địa đối không đã được triển khai tuần qua. Loại tên lửa bố trí trên đảo
Phú Lâm được cho là hệ thống phòng không Hồng Kỳ HQ-9, với tầm bắn khoảng 200
km.
Thông tin kể trên sau đó đã lần lượt được một lãnh đạo Lầu Năm Góc
rồi phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đài Loan xác nhận.
Theo tướng La Thiệu Hòa (David Lo), được Reuters trích dẫn, thì « Các
bên liên quan nên làm việc với nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông
và tránh những biện pháp đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng ».
Còn đối với đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình
Dương của Mỹ thì việc triển khai các tên lửa trên quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông
hoàn toàn đi ngược lại cam kết của Trung Quốc là không quân sự hóa khu vực.
Phát biểu tại Tokyo bên lề cuộc tiếp xúc với giới chức quốc phòng
Nhật Bản, ông Harris cho rằng đó rõ ràng là một hành động « quân sự hóa theo hướng mà ông Tập Cận
Bình từng nói là sẽ không làm ».
Những cáo buộc của Mỹ và Đài Loan đã lập tức bị Trung Quốc bác bỏ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phủ nhận các thông tin được đưa ra, gọi đấy
là những tin bịa đặt « của một số phương tiện truyền thông
phương Tây ». Ông kêu gọi các chính phủ phương Tây là nên chú ý
nhiều hơn đến các ngọn hải đăng mà Trung Quốc đã xây dựng trong khu vực.
Đối với ông Vương Nghị, sự hiện diện của những công trình được ông
gọi là « cơ sở tự vệ » mà Trung Quốc đã xây dựng trên
các đảo và đá có người Trung Quốc cư ngụ đều « phù
hợp với quyền tự bảo vệ của Trung Quốc được luật pháp quốc tế cho phép
», do đó nước ngoài không nên can dự vào.
Về phần mình, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi
cũng cho rằng việc Trung Quốc xây dựng cơ sở trên các đảo ở Biển Đông không thể
bị ví như một hành động nhằm quân sự hóa khu vực vì điều đó thuộc phạm vi bảo
vệ đất nước.
Ảnh vệ tinh mới nhất: Tên lửa Trung Quốc tại
Hoàng Sa
Tên lửa Hồng Kỳ (HQ-9) được phô trương tại Bắc
Kinh (Trung Quốc) vào năm 2009. Ảnh minh họaJian Kang - Wikipedia
Vào lúc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN thảo luận về cách ngăn chặn việc
Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận : Bắc Kinh vừa
triển khai một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa.
Đài truyền hình Mỹ Fox News vào hôm qua, 16/02/2016 đã công bố ảnh vệ tinh mà
họ vừa có được, cho thấy các giàn phóng tên lửa địa đối không Hồng Kỳ HQ-9 trên
đảo Phú Lâm,
Trên ảnh vệ tinh dân sự mà hãng ImageSat International chụp được
hôm 14/02, người ta thấy hai khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa phòng không, cùng
một hệ thống radar được đặt trên một bãi biển trên đảo Phú Lâm. Theo Fox News,
giàn tên lửa này mới được triển khai trên đảo, vì ảnh vệ tinh chụp trước đó vào
ngày 03/02 không thấy có hệ thống phòng không này.
Một quan chức Hoa Kỳ đã xác nhận tính chính xác của các bức ảnh vệ
tinh. Theo quan chức này, ảnh chụp được cho thấy là tên lửa được triển khai thuộc
loại Hồng Kỳ HQ-9, một hệ thống phòng không gần giống với tên lửa S-300 của
Nga. HQ-9 có tầm bắn 125 dặm, do đó sẽ trở thành hiểm họa cho bất kỳ loại phi
cơ nào – dân sự cũng như quân sự - bay gần đảo Phú Lâm.
Đối với Fox News, sự hiện diện của các tên lửa phòng không này tại
Hoàng Sa là bằng chứng mới về việc Trung Quốc đang ngày càng « quân sự hóa » những hòn
đảo mà họ chiếm đóng tại Biển Đông, làm cho tình hình trong khu vực thêm căng
thẳng.
Trả lời đài truyền hình Mỹ, một quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận
là Lầu Năm Góc vẫn theo dõi sát tình hình. Nhân vật này nhắc lại : « Hoa
Kỳ tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tranh chấp phải ngừng khai hoang đất đai,
xây dựng, và quân sự hóa các thực thể địa lý trong khu vực Biển Đông
».
Dẫu sao thì việc triển khai tên lửa phòng không tại Hoàng Sa nằm
trong chiến lược của Trung Quốc, được báo chí nước này liên tiếp nêu lên, đặc biệt
sau vụ Hoa Kỳ bất ngờ cho chiến hạm USS Curtis Wilbur tiến vào tuần tra bên
trong vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hôm 30/01 vừa qua.
Việc triển khai này cũng đi ngược lại các cam kết trấn an của giới
lãnh đạo Bắc Kinh là sẽ không quân sự hóa Biển Đông, từ tuyên bố của chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình, cho đến gần đậy là lời khẳng định của ngoại trưởng
Trung Quốc Vương Nghị nhân một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Mỹ John Kerry
tại Bắc Kinh khi ngoại trưởng Hoa Kỳ ghé thăm Trung Quốc vào tháng Giêng.
Vào khi ấy, ngoại trưởng Trung Quốc đã công khai tố cáo những ai
cho rằng Bắc Kinh không biết giữ lời hứa là sẽ không quân sự hóa các đảo đang
tranh chấp : « Trung Quốc đã đưa ra một cam kết là
không tham gia vào cái gọi là quân sự hóa, và chúng tôi sẽ tôn trọng cam kết
đó. Chúng tôi không thể chấp nhận các cáo buộc theo đó lời nói của Trung Quốc
không kèm theo hành động ».
Có điều là Bắc Kinh luôn luôn để mở khả năng triển khai vũ khí đến
các đảo đã lấn chiếm hay đánh chiếm của nước khác, nhưng được họ luôn luôn cho rằng
thuộc chủ quyền « không thể chối cãi » của
Trung Quốc « từ ngàn xưa
».
Trong cuộc họp báo kể trên với ông John Kerry, ngoại trưởng Trung
Quốc đã nói rằng Bắc Kinh có quyền triển khai vũ khí để bảo vệ các đảo của mình
: « Các
quần đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ trong lịch sử. Trung Quốc
có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình ».
Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp giữa
Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Quần đảo này đã bị Trung Quốc chiếm trọn từ
tay Việt Nam vào năm 1974, và từ đó đến nay đã không ngừng khẳng định quyền kiểm
soát của họ, xem đấy là lãnh thổ của Trung Quốc mà không bên nào khác được
quyền tranh chấp.
Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không và radar trên đảo Phú Lâm
RFA 17.02.2016
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Một phần của thành
phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm trong chuỗi Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt hỏa tiễn
phòng không và hệ thống radar hôm 17/2/2016
Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không và hệ thống radar trên đảo Phú
Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, hòn đảo Bắc Kinh chiếm đóng cách đây đã hơn 40 năm
và cũng là hòn đảo cả Đài Loan lẫn Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền.
Phú Lâm cũng là hòn đảo lớn nhất ở Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã xây
dựng căn cứ quân sự.
Tin này được đài Fox News của Hoa Kỳ loan tải, sau đó được xác
nhận bởi Bộ Quốc Phòng Đài Loan và Hoa Kỳ.
Khi loan tin này, đài truyền hình Fox News còn phổ biến hình ảnh
chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đặt 2 hệ thống hỏa tiễn phòng không và một dàn
radar trên đảo.
Đài Fox News cũng trích dẫn lời một viên chức quân sự Mỹ nói rằng
hệ thống hỏa tiễn phòng không Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm là hệ thống HQ-9,
có tầm hoạt động 125 dặm Anh, tức khoảng 200 cây số.
Trong những bản tin do các hãng thông tấn nước ngoài phổ biến, một
số nhà phân tích nói rằng họ không ngạc nhiên khi được biết Trung Quốc đặt hỏa
tiễn phòng không ở Hoàng Sa.
Ông Rory Medcalf, Viện Trưởng Viện An Ninh Quốc Gia Úc còn nói
rằng điều này chứng tỏ chủ trương của Bắc Kinh là muốn kiểm soát tuyến đường hàng
hải quốc tế đi qua Hoàng Sa, để sau đó thiết lập Vùng Nhận Diện Hàng Không.
Cho đến tối nay, vẫn chưa thấy chính phủ Việt Nam lên tiếng nói gì
về vụ này, nhưng Tổng Thống Tân Cử Đài Loan là Bà Thái Anh Văn có đưa ra phát
biểu nói rằng việc Trung Quốc làm đã tạo thêm căng thẳng cho khu vực.
Bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi tất cả các quốc gia phải tự kiềm chế,
đừng tạo thêm khó khăn, và tìm cách giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa
bình.
Lên tiếng tại Tokyo, Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Lực Lượng Quân
Sự Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nói rằng chuyện Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không
tại Hoàng Sa là điều không ngạc nhiên, nhưng ông gọi đó là hành động đáng quan
ngại, xem đó là dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh muốn thực hiện mục tiêu quân sự hóa
Biển Đông.
Đô Đốc Harris cũng nói với báo chí rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực
hiện chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, tương tự như điều Washington đã làm
hôm 30 tháng Giêng năm nay, khu đưa khu trục hạm có tên lửa dẫn đường đến sát
đảo Tri Tôn, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tại Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc không xác
nhận tin Hoa Lục đặt hỏa tiễn phòng không trên đảo Phú Lâm, nhưng nói rằng báo
chí Tây Phương cố ý làm lớn chuyện.
Ngoại Trưởng Trung Quốc cũng bào rằng tất cả những gì Bắc Kinh làm
ở vùng Biển Đông đều theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, tức Bắc Kinh
được quyền tự vệ, và chủ quyền các vùng đảo mà Bắc Kinh hiện diện đều thuộc về
Trung Quốc.
Ông Vương Nghị còn nói thêm rằng truyền thông thế giới nên chú ý
đến những ngọn hải đăng mà Trung Quốc dựng ở Biển Đông để giúp tầu bè qua lại,
gọi đó là thiện chí của Hoa Lục.
Bản tin mới nhất của hãng thông tấn Reuters trích dẫn lời một
chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại Đại Học Thượng Hải nói rằng đảo Phú Lâm
là hòn đảo của Trung Quốc, do đó, Bắc Kinh có quyền đặt hỏa tiễn phòng không
trên đảo, cũng như có toàn quyền quyết định có dùng hòn đảo này vào mục tiêu
quân sự hóa hay không.
Tin Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không và hệ thống radar trên đảo
Phú Lâm được phổ biến chỉ ít giờ đồng hồ sau khi thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN kết
thúc tại bang California.
Trong cuộc họp báo, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông và
các nhà lãnh đạo ASEAN thảo luận với nhau về tình hình an ninh Biển Đông, về
điều cần thiết phải làm là giảm bớt căng thẳng đang có, và đồng với nhau là tất
cả mọi tranh chấp đều phải được giải quyết theo đường lối ôn hòa, đúng với luật
pháp quốc tế.
Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nói rằng thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN là bằng chứng
xác nhận quyết tâm của nước Mỹ đối với vùng Châu Á-Thái Bình Dương, quyết tâm
xây dựng trật tự trong khu vực, buộc tất cả các nước phải thuân thủ đúng với
luật lệ quốc tế và mọi quốc gia đều được tôn trọng ngang nhau, không phân biệt
đó là nước lớn hay nước nhỏ.
Tống Thống Obama cũng cam kết chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước
đồng minh và các nước bạn ở Đông Nam Á, để giúp những nước này tăng cường khả
năng bảo vệ an ninh hàng hải.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là bản tuyên bố chung được phổ biến sau
2 ngày họp thượng đỉnh không có chữ “Trung Quốc” hay “Biển Đông”, chỉ nói là
tất cả các quốc gia cam kết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
không đe dọa hay sử dụng võ lực, tất cả mọi giải pháp đều đi đúng với luật pháp
quốc tế, bao gồm cả những quy định được ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc Về
Luật Biển ban hành hồi 1982.
Tin bên lề chúng tôi ghi nhận được cho hay bản tuyên bố chung được
Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN thông qua sau nhiều tranh cãi, lý do là vì Trung Quốc
gây áp lực với Lào và Campuchia, nên 2 nước vừa nói không đồng ý với tất cả các
văn kiện chỉ trích hành động mang tính gây rối mà Bắc Kinh đã và đang làm ở
Biển Đông.
Một nhà ngoại giao yêu cầu không nêu danh tánh còn nói với chúng
tôi rằng tại Thượng Đỉnh, cả Lào lẫn Campuchia đều nhắc lại quan điểm của họ là
ASEAN không nên can dự vào chuyện tranh chấp chủ quyền đang diễn ra Biển Đông,
vì đó là chuyện giữa các nước liên can và Trung Quốc.
Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không và radar trên đảo Phú Lâm cũng
được phổ biến vào đúng ngày đánh dấu 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung
1979 diễn ra. Trong ngày hôm nay, nhiều nhóm dân, trí thức, các nhà hoạt động
đã tập họp ở Sài Gòn và Hà Nội để tưởng niệm những người Việt hy sinh trong cuộc
chiến này. Những người tham gia lễ tưởng niệm cũng đã hô to những khẩu hiệu
chống Trung Quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment