Gió đổi chiều, Mỹ vũ trang cho cựu thù Cộng
sản VN
Bài của Patrick Winn, Trà Mi dịch (Đàn
Chim Việt)
December 28, 2015 · 9:30 AM EST
LGT: Trong khi Hội Nghị Thành Đô họp tại
phố Bolsa ở Little Saigon, thủ đô của VNCH nối dài, ra nghị quyết giao Việt
Nam cho Trung Quốc vào năm 2020, không cần biết “Đồng Minh” đang làm gì, Mỹ lại
viện trợ và bán vũ khí cho CSVN để chống Trung Quốc!
Đọc bài "Good Morning, Vietnam: In
turnabout, US to arm former Communist enemy" của Patrick Winn, GlobalPost,
do Trà Mi dịch, để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Hội Nghị Thành Đô ở phố Bolsa có
thể họp khẩn cấp và ra nghị quyết giao Việt Nam cho Trung Quốc ngay sau Tết
Bính Thân để xem Mỹ và CSVN có trở tay kịp hay không và "ai sẽ thắng ai?”.
Gió đổi chiều, Mỹ vũ trang cho cựu thù Cộng sản VN
Trà
Mi
Hải quân
Nhân dân Việt Nam – một bộ phân của Đảng Cộng Sản Việt Nam – vừa được Nhà Trắng
cho phép tuần duyên với súng của Mỹ.
Một người lính hải quân Việt đứng canh gác tại đảo Thuyền Chài
thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 17 tháng 1 năm 2013. Nguồn: Quang Lê / Reuters.
Đánh
dấu một sự thay đổi lớn: Với vài ngoại lệ, Mỹ
chưa từng cung cấp vũ khí cho bất kỳ một nước Cộng sản nào kể từ Thế chiến II,
khi Mỹ trang bị vũ khí cho Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Với những
người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, cung cấp vũ khí cho quân đội Cộng Sản
là điều không thể tưởng tượng được. Những bây giờ nó không còn là chuyện bất
thường nữa.
Toà Bạch
Ốc đã huỷ bỏ cấm vận một phần việc bán vũ khí gây chết người cho
Việt Nam hồi năm ngoái. Cho đến nay, có một điều kiện chính: những vũ khí mua
của Mỹ phải được dùng trong việc phòng thủ “liên quan đến hàng hải”.
Nhưng một số giới chức Mỹ đang đẩy mạnh để
huỷ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí giết người.
Các công
ty quốc phòng của Mỹ, được phép của Washington, đã ve vãn chính phủ Cộng sản
Việt Nam trong nhiều tháng qua. Bây giờ
chính Washington đang tăng cường quân sự của Việt Nam. Tháng trước Mỹ
công bố sẽ đổ 119 triệu USD để hiện đại hóa các lực lượng hải quân trên
khắp Đông Nam Á trong năm tài chính này, với xít xoát 20 triệu USD trong
số đó sẽ dùng để nâng cấp khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của Việt Nam
trên biển. ]
Quân
đội của Mỹ và Việt Nam đang đến gần với nhau hơn bao giờ hết vì một mục tiêu
chung: ngăn cản sự thống trị của Trung Quốc trong những tranh chấp nóng bỏng ở
Biển Đông.
Nhưng
huỷ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam vẫn là một dấu tích lịch sử.
Đáng
chú ý hơn nữa là liên minh quân sự Mỹ-Việt
này đang được xây dựng ở Biển Đông. Đây là nơi, ở Vịnh Bắc Việt, hải quân của Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà bị vu cáo là bắn vào một tàu chiến Hoa Kỳ vào năm 1964.
Đó
là hành động “công khai gây hấn trên biển”, tên gọi sự kiện của Tổng thống
Lyndon B. Johnson, đã được dùng để biện minh cho việc khởi đầu cuộc chiến toàn
diện và khủng khiếp với Bắc Việt.
Đã
có rất nhiều thay đổi trong năm mươi năm qua. Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay đang
cáo buộc một quốc gia khác đang mở cuộc xâm lược: Trung Quốc, quốc gia đang bận
quân sự hoá những hòn đảo nhỏ và nhấn mạnh rằng hầu như tất cả vùng biển phía Nam
Trung Quốc là lãnh hải rộng lớn của họ.
Các
quốc gia Đông Nam Á khác cũng khẳng định một phần của vùng biển này. Nhưng chỉ
có Việt Nam có sức mạnh quân sự để đe dọa tham vọng của Trung Quốc.
Thay
đổi cũng đã đến trong giới lãnh đạo Việt Nam. Cán bộ lãnh đạo Việt Nam hiện vẫn
còn công khai tôn thờ tư tưởng Mác Lê. Nhưng họ, từ lâu, đã bỏ chủ nghĩa cộng sản
cách mạng, chống chủ nghĩa đế quốc. Lãnh đạo đảng Cộng sản VN hiện nay ủng hộ
một thương hiệu của chủ nghĩa tư bản dẫn đầu bằng các ngành công nghiệp quốc doanh.
Có thể đây là một trò hề lường gạt tiêu biểu của Cộng Sản Việt Nam để phỉnh gạt
"ngây thơ cụ" Mỹ quốc.
Mặc
dù những lá cờ búa và liềm vẫn bay ở Hà Nội, Việt Nam, dễ hiểu nhất, là một nhà
nước độc tài độc đảng. Về mặt đó, nó không có gì khác so với các chế độ không được
dân bầu mà quân đội của Mỹ hiện vẫn bao che khắp thế giới.
Thí dụ, Thái Lan,
Turkmenistan hay Saudi Arabia.Ngoài Việt Nam, chỉ có một số ít các quốc gia
cộng sản tồn tại: Trung Quốc, Cuba, Lào và Triều Tiên (North Korea). Tất cả bốn
quốc gia đó đều bị cấm vận, không được mua vũ khí của Mỹ.
Một
thủy thủ nhìn vào hình tuyên truyền trong thành phố hải cảng phía Bắc của Việt
Nam, Hải Phòng, ngày 21 tháng mười năm 2011.
Ngoại
lệ lớn nhất trong lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ cho quân đội cộng sản xảy ra trong
những năm 1980. Khí đó, Tổng thống Ronald Reagan, có thể được nhớ đến
như là một tổng tống chống cộng triệt để. Nhưng ông đã chấp thuận việc bán ngư
lôi và xe tăng cho Trung Cộng, tất cả không ngoài nỗ lực để giúp Trung Cộng
tránh khỏi bất kỳ mối đe dọa nào từ phía địch thủ hàng đầu của Mỹ lúc đó: Liên
Xô.
Những
vũ khí đó, tuy nhiên, không bao giờ được chuyển giao cho Trung Quốc. Thỏa thuận
bán vũ cuối cùng đã bị toà Bạch ốc cho chìm xuồng năm 1989 sau vụ thảm sát
Thiên An Môn.
Như
thế Việt Nam là quốc gia cộng sản đầu tiên trong nhiều chục năm qua được phép mua
vũ khí của Mỹ. Nhưng nó không có nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị để mua sắm túi
bụi. Ian Storey, một chuyên gia an ninh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của
Singapore cho biết:
“Tôi
không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy Việt Nam mua lập tức bất kỳ vũ khí hạng nặng
nào Mỹ. Đơn giản vì hầu hết những bộ vũ khí của Mỹ quá đắt đối với Việt Nam.”
Còn
một cản trở nữa khiến Việt Nam không thể phung phí mua súng Mỹ. Súng của Mỹ là không
tương hợp với các máy bay và tàu biển thời Liên bang Xô Viết – và Storey nói,
vũ khí của Nga hiện nay chiếm – “khoảng 90% thiết bị quân sự của Việt Nam”.
Và
cũng không phải một ít vũ khí của Mỹ sẽ cho Việt Nam sức mạnh để chống lại lực
lượng hải quân hiện đại và mạnh mẽ của Trung Quốc. Storey nói tiếp:
“Việt
Nam có một quân đội đáng tin cậy và ngân sách quốc phòng của họ đang tăng. Trung
Quốc sẽ phải suy nghĩ hai lần trước khi thách thức Việt Nam vào cuộc xung đột …
nhưng Việt sẽ không thắng được. Trung Quốc rõ ràng có thể thắng thế trên mọi
mặt.”
Có
lẽ Việt Nam cần máy bay trinh sát cao cấp và một số trọng pháo loại cũ của Mỹ.
Storey nói, “Bỏ lệnh cấm bán vũ khí có thể là một động thái mang tính biểu
tượng vì nó chứng tỏ Mỹ và Việt Nam đang thắt chặt mối quan hệ chiến lược của
họ.”
Nó
cũng chứng minh rằng tình trạng thù địch từng âm ỉ giữa Mỹ và Việt Nam gần như
hoàn toàn bị dập tắt.
Từ “cộng
sản” – hay nhóm chữ nhẹ hơn, “xã hội chủ nghĩa”- vẫn được dùng trong
danh nghĩa sỉ nhục chính trị ở Mỹ. Nhưng quyết định của toà Bạch Ốc đồng ý bán vũ
khí cho Cộng sản Việt Nam vẫn chưa bị phe bảo thủ đối lập với Tổng thống Mỹ Obama
chính trị hóa.
Thượng
nghị sĩ John McCain, bị Cộng sản
Hà Nội tra tấn trong chiến tranh Việt Nam, là một
trong những tiếng nói to nhất kêu gọi Mỹ bán súng cùng máy bay võ trang cho
chính phủ Việt Nam hẳn đã giúp phần huỷ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Hải quân Nhân dân
Việt Nam hôm nay.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment