Biển Đông :
Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)
Khu trục hạm USS Curtis của Hoa Kỳwikipedia
Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016,
Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực
12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục
tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis
Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri
Tôn, theo thủ tục « qua lại vô hại ». Tuy
nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong
khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối «
các đòi hỏi chủ quyền quá đáng » của Trung Quốc, Việt Nam và Đài
Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.
Tuyên bố nói rõ : « Hoạt động này [của tàu Curtis
Wilbur] thách thức các nỗ lực của ba bên tranh chấp - Trung Quốc, Đài Loan và
Việt Nam – muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do chung quanh các thực
thể địa lý mà họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay
thông báo trước quá cảnh vùng lãnh hải ».
Đối với phát ngôn viên Lầu Năm Góc : «
Đòi hỏi chủ quyền quá đáng liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật lệ
quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển ».
Theo một quan chức quốc phòng Mỹ được nhật báo Wall Street Journal
trích dẫn, chuyến tuần tra của chiếc USS Curtis Wilbur kéo dài ba tiếng đồng hồ,
đã được tiến hành mà không hề báo trước cho bất kỳ nước nào biết.
Việc không
thông báo là yếu tố cho thấy cuộc tuần tra đích thực là một chiến dịch bảo vệ
quyền tự do hàng hải.
Viên chức Mỹ cũng xác định rằng chiến hạm Mỹ đã không thấy bất kỳ
chiếc tàu Trung Quốc nào trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, nhưng không nói
rõ là đã có hay không có những trao đổi qua vô tuyến điện với tàu Trung Quốc
hay nước khác.
Hành động của Mỹ, theo như Lầu Năm Góc tuyên bố, nhắm vào cả Trung
Quốc, Việt Nam lẫn Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng đây thực chất là một
động thái nhắm vào Trung Quốc, nước hiện đang kiểm soát toàn bộ vùng quần đảo
Hoàng Sa mà họ đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Sự kiện Trung Quốc không phản ứng khá khác thường, vì lẽ từ trước
đến nay, Bắc Kinh thường tung các đội tàu nhỏ ra để đối phó mỗi khi tàu ngoại quốc
tiến vào khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.
Vào tháng 10 năm ngoái 2015, một khu trục hạm khác của Hải Quân Mỹ
cũng đã đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef), một trong 7 đảo mà Trung
Quốc vừa bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc khi ấy đã cực lực phản đối,
và cho tàu của họ theo dõi sát tàu Mỹ.
Sau khi Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự
do hàng hải tại Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã dự báo khả năng Mỹ sẽ áp sát
Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong chiến dịch thứ hai. Không ngờ là hôm nay,
tàu Mỹ lại tiến vào vùng Hoàng Sa.
Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại «
cay cú » Mỹ
Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung
Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày
15/07/2014.REUTERS/Martin Petty/Files
Trung Quốc vào hôm qua 29/01/2016 đã lại cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố
thẳng thắn của đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương
là sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung
Quốc tấn công.
Lời phản ứng cứng rắn này được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau một
lời đả kích khác của Bắc Kinh, cũng nhắm vào đô đốc Mỹ, đã khẳng định rằng các
đảo trên Biển Đông không phải là của Trung Quốc.
Theo nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily, trong một tuyên bố
bằng văn bản gởi đến tờ báo này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm qua 29/01, đã
kêu gọi Washington « thận trọng trong lời nói và hành
động liên quan đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư ». Điếu Ngư là tên Bắc
Kinh đặt cho quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc
đòi chủ quyền.
Trong một tuyên bố ngày 27/01 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược
và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, khi nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vị đô
đốc chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã tái khẳng định quan điểm
theo đó « Mỹ rõ ràng sẽ bảo vệ quần đảo này nếu bị Trung Quốc
tấn công ».
Một chuyên gia Trung Quốc được tờ China Daily trích dẫn đã tố cáo
những lời lẽ được cho là có ý đồ khuyến khích Nhật Bản dùng biện pháp quân sự
tại vùng đang tranh chấp. Một chuyên gia khác thì giảm nhẹ ý nghĩa của tuyên bố
từ phía Mỹ, cho rằng các cam kết bảo vệ đồng minh châu Á mà Mỹ đưa ra thường «
mạnh mẽ hơn nhiều so với các hành động trong thực tế ».
Ngoài các ý kiến về Biển Hoa Đông, đô đốc Harris cũng đã khiến Bắc
Kinh giận dữ khi ông đề cập đến tình hình Biển Đông, và khẳng định rằng Mỹ sẽ
tiếp tục thách thức lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, nơi mà theo ông, «
những hòn đảo không thuộc về Trung Quốc ».
Tối hôm 28/01/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đả
kích nhân xét của đô đốc Mỹ, bị cho là «
hoàn toàn thiếu hiểu biết thông thường về lịch sử ». Theo Bộ Quốc
phòng Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là công việc của Bắc
Kinh và các nước ASEAN, do đó « không cần đến các nước bên ngoài
khu vực chỉ trỏ, chưa kể đến việc đưa ra những nhận xét ngu dốt ».
Phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tương ứng với những tuyên bố bộc
trực của đô đốc Mỹ, theo đó trong vấn đề biển đảo, Trung Quốc là «
kẻ xâm lược tiềm tàng ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment