Wednesday 4 November 2015

Mỹ tiết lộ lịch trình tuần tra Biển Đông : Hai lần mỗi quý



media
Đô đốc Mỹ Harry B. Harris (trái) tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 03/11/2015.Reuters

Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở « bất cứ nơi nào » luật quốc tế cho phép, và Biển Đông « không phải là ngoại lệ ». Ngày 03/11/2015 ngay tại Bắc Kinh, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thẳng thắn phát biểu như trên.

Bắc Kinh đã lập tức phản pháo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đã có biểu hiện « đạo đức giả và bá quyền ».
Trong tham luận đọc tại Trung tâm Stanford, trường Đại học Bắc Kinh, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã tuyên bố : « Vùng biển và không phận quốc tế thuộc về tất cả mọi người, không phải là thuộc quốc của bất kỳ một quốc gia đơn lẻ nào ».
Nhân vật nổi tiếng là có quan điểm cứng rắn trên hồ sơ Biển Đông đã không ngần ngại lập lại tuyên bố của giới chức lãnh đạo Mỹ trong thời gian gần đây : « Quân đội của chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động trên biển và trên không vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông không phải – và sẽ không phải - là một ngoại lệ ».

Theo hãng tin Pháp AFP, tuyên bố công khai tại Bắc Kinh của Tư lệnh lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Washington trong việc bảo vệ tuyến hàng hải chiến lược là Biển Đông, nơi Trung Quốc đang cho xây các cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự trên các đảo nhân tạo vừa bồi đắp tại Trường Sa.

Vào tuần trước, Mỹ đã chứng tỏ quyết tâm một cách cụ thể khi cho một khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của ít nhất một hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc tại Trường Sa, trong một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải theo luật quốc tế, mà Mỹ cho là có khả năng bị các hoạt động của Trung Quốc đe dọa.

Trung Quốc đã có phản ứng tức thời. Nhân buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng việc làm của Mỹ tại Trường Sa mới đây là một « hành động khiêu khích trắng trợn ».
Theo phía Trung Quốc, lời kêu gọi Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Đông mà Washington đưa ra trong lúc lại gởi chiến hạm đến hiện trường là « một nỗ lực để tước bỏ quyền tự vệ của Trung Quốc trong tư cách một Nhà nước có chủ quyền ».
Tóm lại, theo bà Hoa Xuân Oánh, hành động của Mỹ là « một biểu hiện điển hình của thái độ đạo đức giả và chủ nghĩa bá quyền. »





Mỹ tiết lộ lịch trình tuần tra Biển Đông : Hai lần mỗi quý

media
Trụ sở bộ Quốc phòng Mỹ.Reuters

Ngay sau khi cho chiến hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa, Mỹ đã xác định sẽ tiếp tục chiến dịch được gọi là « tuần tra vì quyền tự do hàng hải ». Một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 02/11/2015 cho biết rõ thêm, Hải quân Hoa Kỳ đã lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch tuần tra trong khu vực các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa một cách định kỳ khoảng hai lần mỗi quý. 

Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại Washington, một quan chức Quốc phòng Mỹ xin giấu tên đã xác nhận : « Chúng tôi sẽ tiến hành (tuần tra) khoảng hai lần mỗi quý, hay nhiều hơn một chút… Đó là nhịp độ thích hợp để chiến dịch có được tính chất thường xuyên, nhưng không là cái gai trong mắt ».
Theo quan chức này, mục tiêu của Washington rất rõ ràng : « Hành xử thường xuyên quyền của Mỹ trong khuôn khổ luật quốc tế và nhắc nhở phía Trung Quốc và những nước khác về quan điểm của Hoa Kỳ ».
Khi được hỏi về thời điểm cụ thể của hải vụ tuần tra Biển Đông sắp tới đây, Phó Đô đốc John Aquilino, Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ đặc trách hoạt động, kế hoạch và chiến lược đã từ chối trả lời, chỉ cho rằng công cuộc tuần tra sẽ được tiếp tục.
Tiết lộ của quan chức quốc phòng Mỹ đã cụ thể hóa tuyên bố cũng vào hôm qua của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes, cho rằng sẽ có nhiều hành động khác nhằm chứng tỏ quyết tâm của quân đội Mỹ là bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không trong khu vực, « vốn là lợi ích của Mỹ ».

Vào tuần trước, Mỹ đã cho khu trục hạm USS Lassen đi vào bên trong vùng 12 dặm quanh Đá Xu Bi mà Trung Quốc bồi đắp thành đảo tại vùng Trường Sa. Để nêu bật đây là một cuộc tuần tra thực thụ, chứ không phải là một hành động qua cảnh vô hại (innocent passage), chiến hạm Mỹ được hai phi cơ do thám tháp tùng theo.

Bắc Kinh đã phản ứng tức tối. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi vào tuần trước đã cảnh cáo đồng cấp Mỹ, Đô đốc John Richardson rằng một sự cố nhỏ có thể châm ngòi cho chiến tranh tại Biển Đông, nếu Hoa Kỳ không chấm dứt « các hành vi khiêu khích ».

Nhật muốn đưa Biển Đông vào thông cáo Hội nghị ASEAN mở rộng

mediaBộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tại Kuala Lumpur ngày 03/11/2015.Reuters

Trước khi khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ ba tại Kuala Lumpur, Nhật Bản yêu cầu Malaysia bổ sung Biển Đông vào bản dự thảo thông cáo, trong bối cảnh nước chủ nhà không muốn nhắc đến Biển Đông trong văn bản này.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ ba khai mạc ngày mai tại Kuala Lumpur, Malaysia, với sự tham gia của nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Hãng thông tấn Reuteurs ngày 02/11/2015 loan tin : Tokyo yêu cầu Malaysia bổ sung Biển Đông vào bản dự thảo thông cáo, trong bối cảnh nước chủ nhà không muốn nhắc đến trong văn bản này « South China Sea », tên quốc tế của Biển Đông.

Reuters trích dẫn một nguồn tin thông thạo cho biết, Nhật Bản đã yêu cầu Malaysia « cải thiện » dự thảo bản tuyên bố, trực tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh nguy cơ bùng phát xung đột tăng cao, sau chuyến tuần tra để bảo vệ « quyền tự do hàng hải » của hải quân Mỹ tại khu vực 12 hải lý của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại ở Trường Sa.

Trong diễn văn khai mạc cuộc họp riêng giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ngày 03/11/2015, Bộ trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein đã không hề nhắc đến Biển Đông. Trong cuộc họp báo sau đó, ông chỉ nêu quan điểm hy vọng các nước bên ngoài ASEAN không có hành động làm gia tăng căng thẳng.
Việc đưa Biển Đông vào thông cáo chính thức của Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng là trái ngược hoàn toàn với lập trường của Trung Quốc. Theo một giới chức quốc phòng Mỹ, được Reuters trích dẫn, ngay từ tháng 2/2015, Bắc Kinh đã khẳng định không muốn thảo luận về Biển Đông tại hội nghị quốc phòng ASEAN mở rộng ở Kuala Lumpur. Giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh : quan điểm của Washington và nhiều đối tác khác là vấn đề Biển Đông phải được đề cập đến.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng là một cơ chế tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước Đông Nam Á và 8 đối tác : Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, để gia tăng hợp tác an ninh và quốc phòng vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. Hội nghị ADMM + lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội năm 2010, lần thứ hai vào năm 2013 tại Brunei.

Indonesia, Ấn Độ cùng quan điểm về tự do hàng hải tại Biển Đông

mediaẢnh vệ tinh gần bãi đá Vành Khăn Mischief Reef. Ảnh chụp ngày 21/05/2015.Reuters

Trả lời báo giới sau khi hội kiến đồng nhiệm Indonesia, ngày 02/11/2015, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari khẳng định : Jakarta và Né Delhi chia sẻ lập trường chung trong một loạt vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có tự do hàng hải tại Biển Đông.

Hãng tin Ấn Độ ANI dẫn lời Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Indonesia Jusuf Kalla : « Chúng tôi chia sẻ một loạt các quan điểm chung về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, bao gồm biến đổi khí hậu, an toàn và tự do hàng hải ở các vùng biển thuộc Biển Đông ».

Tước đó, trong một tuyên bố chung với Hoa Kỳ ngày 22/09, New Delhi tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông.
ANI cho biết mới đây New Delhi khuyến cáo các nước đang có tranh chấp tại Biển Đông nên học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ và Bangladesh trong việc giải quyết bất đồng trên biển theo Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
Giải quyết bất đồng theo luật pháp quốc tế tại Biển Đông là điều mà cho đến nay Trung Quốc khăng khăng từ chối. Yêu sách chủ quyền đường chín đoạn gần chiếm trọn Biển Đông của Bắc Kinh bị nhiều nước láng giềng, trước hết là Philippines và Việt Nam phản đối. Ngày 30/10/2015, Tòa trọng tài thường trực tại La Haye tuyên bố có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
 

Tập chào mừng An Nam đô hộ phủ

Hà Nội đỏ từ đầu đến háng
Đầu tháng nầy đón Tập ghé thăm
Đảng Ba Đình lo vệ sinh lăng
Treo cờ máu chào mừng đại Hán

Mọi ngõ ngách côn an đóng chốt
Đám blogger đảng nhốt trong nhà
Ngoài đường phố bọn Tàu rình rập
Cấm biểu tình chống Tập sang thăm

Mừng Tập đến không cờ thời quạt
Cờ 6 sao soi sáng đất trời
Sáng tỏa ra biển đảo ngoài khơi
Soi mặt lũ Ba Đình bán nước

Hãy chờ xem Dũng, Sang, Hùng, Trọng
Đám chư hầu đón Tập ra sao?
Chúng đúng thẳng hay khom quỳ gối
Như bầy heo chờ cám trong chuồng!

Chúng giữ đảng thay vì giữ Nước
Giữ ghế ngồi như giữ con ngươi
Chờ nghe Tập xì xào lỗ đ..ít
Chúng hít hà đưa mũi khen thơm

Chuyến xuôi nam lần này của Tập
Để chào mừng đại hội 12
Để nhắc lại Thành Đô hội nghị
Sẽ bàn giao đất nước cho Tàu

1/11/2015


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment