On Monday, October 19, 2015 7:11 PM, Dung Dinh <>
wrote:
Kính chuyển .
ĐXD
From: Martin
Nguyen
Sent: Monday, October 19, 2015 1:47 PM
To: Dung
Dinh
Subject: FW: Tam giác Mỹ-Trung-Việt đang chuyển đổi
Tam giác Mỹ-Trung-Việt đang
chuyển đổi
Nguyễn Quang Dy
Nếu chuyến thăm Mỹ gần đây của ông Tập Cận Bình
làm nổi bật quan hệ Trung-Mỹ đang xấu đi, và chuyến thăm Việt Nam sắp tới của ông
làm rõ hơn quan hệ Trung-Việt đang căng thẳng, thì chuyến thăm Việt Nam vào
cuối năm nay của ông Barack Obama sẽ làm nổi bật quan hệ đối tác Mỹ-Việt đang
xích lại gần nhau. Dù tốt lên hay xấu đi, thì chuyển động trong quan hệ tay ba
này đang định hình lại bức tranh địa chính trị tại Biển Đông, và tác động đến
quá trình cởi mở chính trị tại Việt Nam. Bởi vì sự trỗi dậy đầy thách thức của
Trung Quốc đang đe dọa an ninh khu vực Đông Á, nên Nhật Bản và các nước khác
buộc phải chạy đua vũ trang và liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ, trong một trò chơi
quyền lực đầy nguy hiểm.
Biển Đông không của riêng
ai
Trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, có một số diễn biến
đáng lưu ý. Trong khi thái độ của Washington muốn hòa hoãn (để tránh đối đầu)
thì thái độ của Bắc Kinh lại càng cứng rắn. Trung Quốc không hề giảm nhịp độ
xây dựng sân bay và hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông, bất
chấp phản đối của Mỹ và các nước khác. Những hình ảnh vệ tinh mà CSIS cung cấp
kịp thời (trong khi ông Tập thăm Mỹ) đã chứng minh rõ.
Trước đó, Bắc Kinh còn cho 5 tàu chiến đến ngoài khơi Alaska (nơi
tổng thống Obama đang đến thăm) để thách thức và thử gân ông Obama. Máy bay
chiến đấu của Trung Quốc đã bay ngang chặn đường máy bay trinh sát của Mỹ trên
không phận biển Hoa Đông. Cả hai lần, Nhà Trắng đã lờ đi không muốn làm to
chuyện. Cho đến gần đây, Nhà Trắng vẫn chưa cho Bộ Quốc Phòng điều tàu chiến
đến tuần tiễu (để khẳng định quyền tự do hàng hải) trong phạm vi 12 hải lý xung
quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây hạ tầng quân sự, vì ông Obama
không muốn gây ra sự cố nào trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Nhưng thái độ hòa hoãn của Washington có thể phản tác dụng. Thứ
nhất, nó có thể làm cho đồng minh và bạn bè hoang mang, mất lòng tin vào Mỹ.
Lãnh đạo Hà Nội đã bị ám ảnh bởi mối lo Trung Quốc và Mỹ có thể “đi đêm” thỏa
thuận ngầm với nhau sau lưng Việt Nam. (Điều này đã từng xảy ra trong quá khứ).
Thứ hai, nó có thể làm cho Bắc Kinh ngộ nhận rằng ông Obama mềm yếu không dám
hành động (vì sắp hết nhiệm kỳ), nên Bắc Kinh càng tranh thủ cơ hội để lấn sân
và biến những gì còn đang tranh chấp thành chuyện đã rồi.
Vì vậy, tại buổi họp báo chung ở Nhà Trắng (25/9/2015) trước mặt
tổng thống Obama và giới truyền thông quốc tế, ông Tập không ngần ngại lớn
tiếng khẳng định“Các quần đảo ở Nam Hải từ thời cổ đại là
lãnh thổ của Trung Hoa”.
Thái độ ngang ngược bất chấp luật pháp này tự mâu thuẫn với bài
diễn văn ông Tập đọc tại LHQ ngay sau đó, với những lời lẽ hoa mỹ, “Những nước
lớn, mạnh, giàu không nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu”.
Bà Clinton nói không oan rằng ông Tập “đạo đức giả” và “không biết
xấu hổ” (shameless) khi đề cập đến vấn đề nữ quyền. Về vấn đề Biển Đông cũng
như vậy. Thái độ hai mặt (nói một đằng làm một nẻo) là một "đặc sản Trung
Hoa".
Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc luôn ngạo mạn và bắt nạt
(như thiên triều đối với chư hầu). Ví dụ, gần đây Bắc Kinh ngầm dọa Hà Nội là
nếu không thôi chỉ trích Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông, thì ông Tập
Cận Bình có thể bỏ chuyến đi thăm Việt Nam vào tháng này (mặc dù họ biết nếu bỏ
sẽ bất lợi cho Trung Quốc). Họ còn nói nhỏ với lãnh đạo Việt Nam là họ không
muốn ngoại trưởng Phạm Bình Minh được vào Bộ Chính Trị.
Chính thái độ và cách hành xử đó của Trung Quốc đang xô đẩy Việt
Nam càng gần hơn với Mỹ. Dường như Trung Quốc vẫn chưa học được bài học
Miến Điện. Có thể nói quá trình “Miến Điện hóa” (Myanmarization) đang diễn ra
trong quan hệ Trung-Việt. Trên thực tế, quá trình “Thoát Trung” đã được đẩy
mạnh kể từ khi Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, gây sốc và làm
vỡ mộng cả những người thân Trung Quốc trong lãnh đạo Hà Nội. Đó là một bước
ngoặt lớn, như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence)
Thoát Trung như thế nào
Muốn “Thoát Trung” thì trước hết phải thoát ra khỏi “cái bẫy ý
thức hệ” (ideological trap) đã trói buộc số phận Việt Nam với Trung Quốc mấy
thập kỷ nay (đặc biệt là sau Thỏa thuận Thành Đô, 1990); phải thoát ra khỏi
“cái bẫy lệ thuộc kinh tế” (economic dependency trap). Muốn “Thoát Trung” về
kinh tế thì tự mình phải mạnh lên bằng cách thay đổi thể chế, và liên kết kinh
tế với Mỹ-Nhật (thông qua sân chơi mới TPP và Tầm nhìn Đông Á).
Nếu Việt Nam tiếp tục đi với Trung Quốc thì phải lệ thuộc và nghe
theo Trung Quốc, không được chơi với Mỹ và Phương Tây (họ dùng chiêu bài “diễn
biến hòa bình” để dọa); không được dân chủ hóa mà phải duy trì chế độ độc tài,
độc đảng (giống như Trung Quốc); và không được dùng ASEAN làm đối trọng với
Trung Quốc tại Biển Đông…
Nếu đi với Mỹ thì Việt Nam vẫn có thể chơi với Trung Quốc (nhưng
bình đẳng và độc lập hơn); Việt Nam không cần phải thay đổi chế độ (nhưng phải
dân chủ hóa); Việt Nam sẽ có vai trò và lợi ích lớn hơn trong ASEAN và Đông Á
(với sân chơi mới TPP). Đi với Mỹ không có nghĩa là để chống Trung Quốc, mà chỉ
để “tái cân bằng” một quan hệ “mất cân bằng”.
Muốn hay không, quá trình này đang diễn ra rồi. Hà Nội không có nhiều sự lựa chọn. Cánh của cơ hội có thể mở ra, có thể khép lại. Thời cơ và thời điểm là rất hệ trọng. Hà Nội đã từng đánh mất những thời cơ vàng vào những thời điểm hệ trọng đối với vận mạng quốc gia. Từ nay đến cuối năm 2015 là một thời cơ và thời điểm như vậy. Liệu lịch sử có lặp lại hay không, và Việt Nam có đánh mất cơ hội một lần nữa hay không?
Tại lề Đại
Hội đồng LHQ ở New York (28/9/2015) chủ tịch Trương Tấn Sang đã lên tiếng đáp
lại tuyên bố ngang ngược của ông Tập Cận Bình, khẳng định hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc
ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh
và an toàn hàng hải. Đây là một dấu hiệu chuyển biến tích cực mới của lãnh đạo
Hà Nội, ngay sau khi ông Obama gặp ông Tập Cận Bình (25/9/2015). Có lẽ lãnh đạo
Hà Nội đã thở phào vì thấy Mỹ đã không “đi đêm” với Trung Quốc (như Hà Nội vẫn
lo sợ).
Tiếp theo chuyến thăm Mỹ chính thức của chủ tịch Trương Tấn Sang
(24-26/7/2013) và của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (6-10/7/2015), có lẽ chuyến
thăm Mỹ lần này của ông Tập Cận Bình đã góp phần thúc đẩy Mỹ và Việt Nam xích
lại gần nhau hơn. Điều đáng nói là không phải chỉ có phái cải cách, mà cả phái
bảo thủ cũng đang chuyển thái độ. Trong bối cảnh hiện nay, hãy ủng hộ xu hướng
nào đỡ xấu hơn cho đất nước. Đây là lúc các bên nên dẹp bớt ân oán để hợp tác,
từng bước thay đổi thực trạng, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và
phe nhóm, trước nguy cơ mất hết chủ quyền biển đảo và Bắc thuộc.
Hình như lãnh đạo Hà Nội tự tin hơn, đã quyết định họp Hội nghị
Trung Ương 12 sớm hơn dự kiến, để bàn về nhân sự cho Đại hội (mà không chờ ông
Tập Cận Bình sang thăm). Tuy quyết định cuối cùng về 4 vị trí cao nhất (còn gọi
là “Tứ Trụ”) vẫn chưa ngã ngủ, phải chờ đến Hội nghị Trung Ương chót (phút 89),
nhưng dù dàn xếp thế nào thì xu hướng đã khá rõ. So sánh thực lực sẽ thấy dù có
phải thỏa hiệp, thủ tướng sẽ thâu tóm thực quyền. Tuy còn nhiều đồn đại, hỏa
mù, hay bất ngờ vào phút chót, nhưng xu hướng này khó lòng đảo ngược.
Một dấu hiệu mới là chỉ vài ngày sau khi kết thúc cuộc gặp Tập Cận
Bình và Obama, báo chí nhà nước đã đưa tin Tòa án nhân dân Hà Nội công khai xét
xử vụ một nhà báo bị truy tố về tội danh “làm gián điệp” (có liên quan đến cơ
quan tình báo Trung Quốc). Tuy còn những dấu hiệu khác, nhưng đó là một dấu
hiệu rõ ràng nhất (mà trước đây không thể có).
Đồng sàng dị mộng
Trên thực tế, chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình có ba mục tiêu
chính, mục tiêu nào cũng quan trọng, nhưng kết quả có thể khác nhau. Thứ nhất
là đến Seattle nơi ông Tập gặp 15 CEO của các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ
(Business Summit). Thứ hai là đến Washington DC nơi ông Tập gặp tổng thống
Obama (Political Summit). Thứ ba là đến New York nơi ông Tập phát biểu tại Đại
Hội đồng LHQ (UN Summit).
Đáng lưu ý là chương trình tại Seattle do Paulson Institute bố
trí. Ông Hank Paulson là cựu chủ tịch Goldman Sachs trước khi làm bộ trưởng tài
chính (thời chính quyền Bush). Ông Paulson và các đồng nghiệp phố Wall đã từng
giúp Trung Quốc cải tổ hệ thống ngân hàng (như mua 10% Bank of China và giúp
niêm yết trên sàn chứng khoán HK). Có thể nói Trung Quốc trở thành cường quốc
kinh tế lớn thứ hai thế giới là nhờ một phần vào sự hợp tác và tiếp tay của
giới kinh doanh Mỹ. Nay muốn tháo gỡ khó khăn kinh tế, hai bên tiếp tục phụ
thuộc lẫn nhau (dù muốn hay không) như một “cái bẫy” kinh tế (co-dependancy
trap).
Hợp tác Trung-Mỹ là một "đám cưới tiện lợi" (marriage of
convenience) chứ không phải do tình yêu (vì hai chế độ rất khác biệt), vì vậy
nó không thể lâu bền. Người Mỹ hy vọng cứ làm ăn với nhau (theo lộ trình “constructive
engagement”) rồi người Trung Quốc sẽ dần dần thay đổi (như kinh nghiệm với
người Nhật). Nhưng đến nay người Mỹ bắt đầu thất vọng, vì không hiểu được
người Trung Quốc (lại càng không hiểu được ông Tập Cận Bình là ai).
Chính người Mỹ đã hợp tác đắc lực giúp ông Tập Cận Bình đối phó
với các đối thủ chính trị như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang (được Giang Trạch
Dân hậu thuẫn), qua vụ Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô
(7/2/2012), đem theo nhiều bí mật quốc gia. Người Mỹ đã cộng tác với người
Trung Quốc không phải chỉ về kinh tế, mà cả an ninh chính trị. Ông Tập không
thể thoát hiểm, để mạnh tay “đả hổ diệt ruồi” như vậy, nếu không có người Mỹ hỗ
trợ. Thế mà hai bên vẫn không hiểu nhau thì đúng là “đồng sàng dị mộng”.
Người ta ví ông Obama và Tập Cận Bình đối thoại với nhau như hai
người máy được vận hành bởi hai hệ điều hành khác hẳn nhau. Đến bây giờ người
Mỹ mới nhận ra điều này có lẽ là quá muộn và hơi ngây thơ. Ngay từ năm 1995,
ông Nixon trước khi qua đời đã thừa nhận một sự thật trần trụi, “Có lẽ chúng ta
đã tạo ra một con quái vật Frankenstein”.
Tuy chủ trương “tham dự có tinh thần xây dựng” (constructive
engagement) vẫn còn đất sống, nhưng nó bị chỉ trích ngày càng nhiều và đang
được thay thế bằng chủ trương “xoay trục sang Châu Á” hay “tái cân bằng chiến
lược” (strategic rebalancing), với nội hàm là “ngăn chặn Trung Quốc”
(containing China). Nhưng vì Mỹ và Trung Quốc bị mắc kẹt trong “cái bẫy” phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế, nên quan hệ Trung-Mỹ đầy mâu thuẫn và nan giải. Cuộc
hôn nhân vụ lợi có thể dẫn đến kết cục đổ vỡ một cách đau đớn. Điều đáng chú ý
là khi hai con voi làm tình hay đánh nhau, những kẻ yếu hơn bên cạnh phải rất
thận trọng.
Xu hướng đang diễn ra ở cả Mỹ và Trung Quốc là người ta chỉ chú ý
đến những yếu tố tiêu cực chứ không còn quan tâm đến những yếu tố tích cực
trong quan hệ hai nước. Đà suy thoái trong quan hệ đối tác giữa hai nước lớn
này rất đáng lo ngại, nhưng những bế tắc không được tháo gỡ trong dịp gặp cấp
cao vừa qua.
Trong chính quyền cũng như trong quốc hội, người ta đang tìm lý do
để trả đũa Trung Quốc, trong vấn đề thâm hụt cán cân thương mại (mỗi ngày một
tỷ USD) cũng như vấn đề tấn công mạng (cyberhacking).
Không biết ông Kissinger có tính trước được hệ quả này hay không,
nhưng cái bóng dài của ông ta vẫn còn phủ lên chính sách Trung Quốc của Mỹ. Mỗi
khi đề cập đến Trung Quốc, không thể thiếu được ông Kissinger (như là “bố
già”).
Điều này được minh họa bằng tấm hình chụp ngoại trưởng John Kerry phát
biểu trong bữa tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình, trong đó “bố già” Kissinger
ngồi hàng ghế đầu như một cây đại thụ.
Kết quả của “business summit” tại Seattle phản ánh hai sự thật
khác nhau về quan hệ Trung-Mỹ. Một là, hai bên vẫn cần nhau (vì cái bẫy kinh
tế). Hai là, hai bên không thể nói chuyện được với nhau (vì hai hệ điều hành
khác hẳn nhau). Hai bên đã có một cơ hội tuyệt vời để đối thoại một cách cởi mở
và xây dựng (do sự dàn xếp khéo léo của ông Hank Paulson). Nhưng ông Tập đã
không tận dụng được cơ hội này. Trong khi 15 CEO Mỹ (đại diện cho $2.5 trillion
tài sản) đến dự và tưởng sẽ được đối thoại cởi mở, thì ông Tập chỉ bắt tay,
chụp ảnh kỷ niệm, đọc một bài diễn văn 10 phút, rồi…phắn! Chắc ông Hank Paulson
rất buồn.
Cuộc gặp “thượng đỉnh” giữa tổng thống Barack Obama và chủ tịch
Tập Cận Bình (đại diện hai cường quốc mạnh nhất hành tinh) mà hai bên trông đợi
và chuẩn bị rất công phu, cũng không giải quyết được bế tắc nào. Nó giống như
một màn kịch được dàn dựng công phu nhưng kết thúc bằng “anti-climax” (mà không
bên nào “lên đỉnh”).
Tại LHQ, ông Tập Cận Bình đã diễn xuất một cách khá ấn tượng bằng
những lời hoa mỹ trong một bài diễn văn rất mỵ dân, và bằng một kiểu ngoại giao
“ký séc” (checkbook diplomacy) mà trước đây người Nhật đã nổi tiếng. Ông Tập đã
cam kết đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ phát triển TQ-LHQ (China-UN Development
Fund), 100 triệu USD cho African Union để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp,
và 8000 quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ…
Chính sách ngoại giao dùng tiền để mua chuộc lòng người và xây
dựng uy tín quốc tế vẫn còn tác dụng trong một thế giới đang khủng hoảng kinh
tế. Nhưng về lâu dài, dùng tiền và sức mạnh để mua chuộc lòng người (charm
offensive) không hiệu quả. Hiện nay, Trung Quốc có rất nhiều tiền và sức mạnh
cứng, nhưng đáng tiếc lại thiếu sức mạnh mềm. Tại sao 64% người trung Quốc có
tài sản trên 1,6 triệu USD đã hoặc định di cư khỏi Trung Quốc? (Elizabeth
Economy). Xu hướng này là gót chân Asin của Trung Quốc.
Khi mặt trời mọc lại
Có hai sự kiện sẽ đi vào lịch sử như bước ngoặt làm thay đổi cục
diện địa chính trị tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thứ nhất là Trung Quốc
biến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Senkaku islands) thành khủng hoảng quan hệ
Trung-Nhật, áp đặt “khu vực nhận diện phòng không” (ADIZ) tại biển Hoa Đông
(23/11/2013). Thứ hai là Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 tại vùng lãnh hải của
Việt Nam tại Biển Đông (1/5/2014), xây đảo nhân tạo và hạ tầng quân sự, gây
ra khủng hoảng quan hệ Trung-Việt và xung đột lợi ích Trung-Mỹ.
Hệ quả của các hành động vũ đoán này của Trung Quốc dường như
không thể tính trước được (“unintended consequences”). Có lẽ Trung Quốc không
hề muốn thúc đẩy Nhật Bản thay đổi hiến pháp để tái vũ trang, và cũng không
định xô đẩy Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ. Trước đây, nhắc đến Nhật Bản
tái vũ trang và quân sự hóa là một điều cấm kỵ, không những đối với các nước
láng giềng, mà còn đối với cử tri Nhật. Không một chính khách Nhật nào dám cả
gan và dại dột như vậy, vì điều đó đồng nghĩa với tự sát chính trị.
Nhưng hiện nay chính điều đó đang diễn ra, biến điều không thể
thành có thể, biến điều cấm kỵ thành chính đáng và được hoan nghênh. Thủ tướng
Abe sẽ đi vào lịch sử như là thủ tướng đầu tiên của Nhật từ sau Đại chiến II đã
làm được một điều phi thường là thay đổi hiến pháp để tái vũ trang, mở đường
cho Nhật trở thành một cường quốc quân sự ở Đông Á. Tuy đây là ác mộng đối với
Trung Quốc, nhưng chính sự đe dọa của Trung Quốc mới làm được điều này. Có lẽ
người Nhật phải cám ơn người Trung Quốc đã tháo xích cho nước Nhật.
Nhưng có một lý do nữa đã thúc đẩy người Nhật ủng hộ ông Abe trong
quá trình cải cách hiến pháp để tái vũ trang, đó chính là “tiếng kèn ngập
ngừng” của người Mỹ. Mặc dù chính quyền Obama nhận thức được sự trỗi dậy đầy
thách thức của Trung Quốc đang đe dọa lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Đông Á, và
đang triển khai chính sách “xoay trục sang Châu Á” để cân bằng chiến lược và
ngăn chặn Trung Quốc, nhưng hành động của Mỹ lại ngập ngừng, thiếu nhất quán
làm đồng minh lo ngại. Đã đến lúc Nhật Bản phải tự lo cho mình.
Trong khi một số nước trong khu vực sợ cái gậy (hay cần củ cà rốt)
của Trung Quốc, nên phải có thái độ hai mặt, thì một số nước khác đẩy mạnh tái
vũ trang và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ để làm đối trọng với
Trung Quốc. Vì ASEAN yếu và chia rẽ trước sự thao túng của Trung Quốc, nên cần
một cơ chế an ninh tập thể mới ở Đông Á, trong đó Nhật Bản là nước có vai trò
đầu tàu. Nói cách khác, vì Trung Quốc giơ gậy đe dọa và Mỹ lại chơi kèn ngập
ngừng, làm Nhật lo ngại bức xúc, nên Mặt trời đang mọc lại ở Đông Á.
Trong bối cảnh đó, tam giác Mỹ-Trung-Việt càng trở nên nhạy cảm,
không những ở Biển Đông mà còn ở cả khu vực Đông Á. Muốn tam giác Mỹ-Trung-Việt
chuyển đổi theo hướng tích cực (Mỹ-Việt gần nhau hơn) để duy trì an ninh khu
vực, thì cần sự hỗ trợ của một cơ chế an ninh tập thể mới ở Đông Á hiệu quả hơn
ASEAN. Cơ chế này có thể bao gồm 5 nước thành viên nòng cốt (Japan, Korea,
Vietnam, the Philippines, Indonesia) và 3 đối tác chiến lược (America, Australia,
India) để hình thành một cơ chế mở: “5+3 security partnerships”.
Hãy cùng xoay trục
Muốn “xoay trục” để thoát Trung và tái cân bằng quan hệ với các
nước lớn, Việt Nam phải dựa vào một liên minh mới do Mỹ-Nhật đứng đầu tại Đông
Á, để làm đối trọng với Trung Quốc. Vai trò của Nhật tại Đông Á sẽ ngày càng
quan trọng hơn, không những về hợp tác kinh tế, mà còn về hợp tác an ninh khu
vực. Quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và Nhật sẽ dựa trên khuân khổ TPP cũng
như cơ chế an ninh tập thể Đông Á.
Đã đến lúc Việt Nam phải xem xét lại chính sách ngoại giao “3
không”, vì không thể làm vừa lòng tất cả các bên (nhất là Trung Quốc). Một
trong những vấn đề nổi cộm là vai trò của quân cảng Cam Ranh. Đối với
Philippines, thì quân cảng Subic trở thành một điểm tựa quan trọng trong chiến
lược xoay trục sang châu Á và tái cân bằng lợi ích an ninh của Mỹ. Đối với Việt
Nam, thì quân cảng Cam Ranh cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.
Một điều kiện tiên quyết để trở thành đối tác chiến lược với Mỹ và
tham gia sân chơi TPP là cải thiện hồ sơ nhân quyền. Đây vừa là thỏa hiệp trước
mắt theo “luật chơi” (rule of engagement) vừa là mục tiêu phát triển lâu dài
của một quốc gia tiến bộ. Quốc hội Việt Nam trì hoãn việc thông qua dự luật về
lập hội tuy là một hành động cụ thể nhưng có thể cản trở quá trình hợp tác
chiến lược và dẫn đến hậu quả đáng tiếc nếu xung đột Trung-Việt xảy ra ngoài ý
muốn. Các chuyên gia quân sự cảnh báo “giai đoạn cuối 2016 và đầu 2017 là thời
cơ tốt nhất để Trung Quốc chiếm toàn bộ phần còn lại của Trường Sa” (Joshua
Kurlantzick).
Trong cuộc họp báo chung với ông Tập Cận bình tại Nhà Trắng
(25/9/2015) tổng thống Obama ông đã bày tỏ “lo ngại đáng kể về việc lấn biển,
xây dựng và quân sự hóa khu vực tranh chấp” và nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục
dùng tàu thủy và máy bay đi qua và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà công pháp quốc
tế cho phép.” Nhưng nếu ông Obama không biến tuyên bố thành hành động, thì sẽ
mất uy tín với đồng minh, và bị lãnh đạo Trung Quốc coi thường.
Theo Foreign Policy (2/10/2015) Bộ Quốc phòng Mỹ đã thúc giục Nhà Trắng bật đèn
xanh cho chiến dịch “tuần tra vì quyền tự do lưu thông trên biển”, nhưng chưa
được chấp thuận. Một trong những lý do khiến chính quyền Obama dè dặt, là không
muốn gây sự cố trước chuyến thăm của Tập Cận Bình, trong bối cảnh hai nước đang
có bất đồng nghiêm trọng.
Nhưng sau chuyến thăm của ông Tập, chính quyền Obama đã tỏ ra thất
vọng và đang chuẩn bị những biện pháp cứng rắn hơn để đối phó với Trung Quốc.
Theo Financial Times (8/10/2015) Hoa Kỳ sắp cho các chiến hạm đi đến gần các
hòn đảo nhân tạo của Trung quốc ở Biển Đông. Một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ
nói rằng các chiến hạm này sẽ đi vào bên trong khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc
nói là lãnh hải của họ quanh những hòn đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng ở Quần
đảo Trường Sa, và việc này sẽ bắt đầu trong vòng hai tuần nữa…
Đô đốc Scott Swift (Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương) đã khẳng định tại Hội chợ Thái Bình Dương năm 2015 tại Sydney (8/10/2015), “hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải” và “Tự do hàng hải phải được duy trì bất chấp những tranh chấp chủ quyền biển đảo, bất chấp những vụ tranh chấp này kéo dài bao lâu và bất chấp các đảo này là do thiên nhiên tạo ra hay bàn tay con người tạo ra.”
Căn cứ vào Công ước LHQ về Luật Biển, thì 4 bãi ngầm Ga Ven
(Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Vành Khăn (Mischief), Xu Bi (Subi) trước lúc tôn
tạo, thuộc diện “bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (Low-tide elevations), nên chỉ được
quyền có hải phận 50 mét bao quanh. Ba bãi còn lại là Đá Châu Viên (Cuarteron),
Chữ Thập (Fiery Cross) và Gạc Ma (Johnson) thì được coi là “đảo đá” (rocks), có
lãnh hải 12 hải lý, nhưng không có vùng đặc quyền kinh tế.
Theo báo Diplomat (4/10/2015), có thể Mỹ sẽ chọn phương án cho tàu
chiến tiến sâu vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các thực thể như Xu Bi và
Vành Khăn, vì là bãi cạn nửa chìm nửa nổi trước lúc được bồi đắp, nên chỉ được
phép tối đa có 50 mét bao quanh. Hãy chờ xem Mỹ triển khai “xoay trục” như thế
nào để đối phó với Trung Quốc (trước khi quá muộn).
NQD. 16/10/2015
Tác giả gửi cho viet-studies ngày
16-10-15
__._,_.___
No comments:
Post a Comment