Tuesday 20 October 2015

Hàng không mẫu hạm Mỹ, Nhật biểu dương lực lượng

Manila cực lực phản đối Bắc Kinh xây hải đăng ở Trường Sa

RFI - Trọng Nghĩa
      Cùng tác giả:
Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế?

Chính quyền Philippines vào hôm nay, 19/10/2015 đã lên tiếng phản đối dữ dội việc Trung Quốc cho xây hai ngọn hải đăng trên đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa. Đối với Manila, đó là những hành vi nhằm che giấu hành động áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đảo đá Gạc Ma (Johnson Reef) chụp từ vệ tinh cho thấy các công trình cải tạo của Trung Quốc.
Theo ông Charles Jose, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, thì nước này «cực lực phản đối việc Trung Quốc xây dựng và điều hành các ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên (Cuateron Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson Reef).

Đối với Philippines, những hành động này «rõ ràng là nhằm mục tiêu thay đổi thực tế trên hiện hiện trường và củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông», và Manila «không chấp nhận sự đã rồi bắt nguồn từ những hành động đơn phương như vậy».
Tuyên bố phản đối của Philippines được đưa ra vào lúc Trung Quốc đang cố gắng làm dịu căng thẳng nẩy sinh từ các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh đối với Biển Đông, nhân một cuộc họp với khối ASEAN vào tuần trước.
Tại cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN ở Trung Quốc, tuần trước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã lên tiếng trấn an, khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ «không bao giờ sử dụng vũ lực».

Tuy nhiên, sau khi từ Trung Quốc trở về nước, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin vào tối thứ Bảy vừa qua, đã lại kêu gọi giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, tránh các hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng. Tuyên bố này được cho là một lời chỉ trích nhắm vào Trung Quốc.
Trung Quốc yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp việc các láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Trong số các nước bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Philippines luôn luôn là quốc gia có phản ứng mạnh mẽ nhất. Manila đã nộp đơn kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trước Tòa án Liên Hiệp Quốc, và vụ việc đang chờ phán quyết.
Nguồn: RFI

Hàng không mẫu hạm Mỹ, Nhật biểu dương lực lượng 

Các thành viên của Lực lượng Tự vệ Hải quân Nhật Bản đứng trên boong tàu khu trục "Izumo" trong buổi duyệt binh trên biển diễn ra tại vịnh Sagami, ngày 15/10/2015.

19.10.2015 
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phô trương lực lượng hải quân hôm 18/10 giữa lúc căng thẳng tăng cao ở Biển Đông vì những hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của nước này tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước trong khu vực.
Bản tin của tờ Daily Mail của Anh hôm nay tường thuật rằng sự xuất hiện của đoàn tàu chiến hùng hậu gồm tàu sân bay, tàu khu trục và tàu ngầm tập trung ở ngoài khơi Nhật Bản là một tín hiệu cho thấy sự hiện diện sâu rộng hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản phô trương các khí tài quân sự của nước này, kể từ khi các nhà lập pháp Nhật Bản phê chuẩn đạo luật quốc phòng mới, cho phép các binh sĩ Nhật được chiến đấu ở nước ngoài để bảo vệ các đồng minh.

Tàu Izumo được mô tả là tàu chiến lớn nhất của hạm đội Nhật Bản kể từ sau Thế Chiến thứ Hai. Tàu sân bay trực thăng này dài 248 mét, được hạ thủy từ tháng 5, là biểu tượng điển hình cho thấy Nhật Bản đang mở rộng hoạt động ở nước ngoài, kể từ khi đạo luật quốc phòng được quốc hội Nhật thông qua. Tàu Izumo có khả năng chứa 28 máy bay, 400 quân và 50 xe vận tải.

Hành động phô trương lực lượng của các đồng minh của Mỹ diễn ra giữa lúc căng thẳng tăng cao trong các quan hệ giữa nhiều nước Đông Nam Á với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Sự kiện này diễn ra giữa lúc Mỹ đang có kế hoạch áp sát vùng biển tranh chấp nơi Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa và thiết lập căn cứ quân sự trên đó.  

Trong một bài diễn văn sau một cuộc biểu dương lực lượng hải quân, Thủ Tướng Abe nói với các thuỷ thủ rằng hãy chuẩn bị để tham gia các sứ mạng tương lai và “bảo vệ nền hoà bình của đất nước.”
Trung Quốc trước đó đã bày tỏ quan ngại về việc chính phủ Nhật Bản thay đổi chiến lược quốc phòng.
Thủ Tướng Abe trở thành vị Thủ Tướng Nhật đương nhiệm đầu tiên có mặt trên một hàng không mẫu hạm Mỹ khi ông bước lên chiến hạm USS Ronald Reagan neo tại căn cứ Hải quân Yokosuka thuộc quận Kanagawa, Nhật Bản.
Hôm 18/10 hãng tin UPI tường thuật về hành động biểu dương lực lượng hải quân của các đồng minh của Mỹ cho biết là tham gia cái gọi là ‘cuộc duyệt binh ngoài biển’ này, ngoài các tàu chiến Mỹ, Nhật còn có các chiến hạm đến từ Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Australia, và Pháp.
Tổng cộng có tất cả 50 tàu và 61 máy bay tham gia cuộc duyệt binh phô trương lực lượng, được tổ chức mỗi 3 năm một lần.
Theo UPI, USA Today, Daily Mail, SMH

http://www.voatiengviet.com/content/hang-khong-mau-ham-my-nhat-bieu-duong-luc-luong/3013537.html

 media
 Khu trục hạm USS Benfold, loaijt tàu phòng thủ tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ.Ảnh : navsource.org

Sau hàng không mẫu hạm Ronald Reagan thuộc loại hiện đại nhất, Mỹ vào hôm nay, 19/10/2015 đã cho triển khai một trong những chiến hạm phòng thủ tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của mình tại Nhật Bản. Quyết định này là một phần trong chiến lược xoay trục của Washington qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, nhằm đối phó với đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Khu trục hạm USS Benfold đã thả neo tại cảng Yokosuka, tỉnh Kanagawa ở Nhật Bản, gia nhập vào đội 7 chiến hạm khác của Mỹ đã hiện diện tại chỗ.

 Theo một quan chức cao cấp xin giấu tên, nhiệm vụ của chiếc Benfold là góp phần bảo vệ Hoa Kỳ và đồng minh chống lại tên lửa đạn đạo phóng đi từ Bắc Triều Tiên,Tàu khu trục USS Benfold được trang bị 90 ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, và một trong những phương tiện theo dõi tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay là hệ thống Aegis Baseline 9.

Chuẩn Đô đốc Christopher Sweeney thuộc Hạm đội 7 của Mỹ xác nhận : « Hôm nay là một ngày quan trọng vì chúng ta có thêm khu trục hạm thuộc loại hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ đến gia nhập các lực lượng trong khu vực này ». 

Theo sĩ quan này, các đối thủ tiềm tàng của Mỹ và Nhật không thể kháng lại được một hệ thống phòng thủ tinh vi như của chiếc USS Benfold : « Chúng tôi có nhiều phương tiện đánh chặn họ hơn là số tên lửa mà họ có ».

Phát ngôn viên Hải quân Mỹ tại Nhật Bản cũng xác nhận là việc triển khai khu trục hạm Benfold nằm trong kế hoạch gọi là tái cân bằng lực lượng Mỹ qua châu Á : « Như đã được chứng minh bằng việc triển khái chiếc Benfold vào hôm nay, và chiếc USS Ronald Reagan một vài tuần trước đây, chúng tôi đang đưa chiến hạm và phi cơ tiên tiến nhất của mình đến khu vực này… 60% Hải quân Mỹ sẽ hiện diện ở vùng Thái Bình Dương ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151019-my-trien-khai-tau-phong-thu-ten-lua-tien-tien-nhat-tai-nhat-ban
__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan

No comments:

Post a Comment