Saturday, 15 August 2015

Philippines hoài nghi kế hoạch xây cơ sở tìm kiếm cứu hộ của TQ ở Biển Đông

Philippines hoài nghi kế hoạch xây cơ sở tìm kiếm cứu hộ của TQ ở Biển Đông

Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

14.08.2015
Bộ Quốc phòng Philippines nêu nghi vấn về ý định Trung Quốc muốn xây các cơ sở tìm kiếm cứu hộ trên các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh dựng lên ở Biển Đông.
Truyền thông Philippines ngày 14/8 dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng, ông Peter Paul Galvez, bày tỏ hoài nghi ‘Các cơ sở tìm kiếm cứu hộ này cho ai, chẳng lẽ cho tàu bè của chúng ta vốn đang bị họ đe dọa phá hủy hay sao?’.
Trước đó, đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa tuyên bố các cơ sở Bắc Kinh định xây trên các đảo nhân tạo nhằm ủng hộ quyền tự do hàng hải và các nỗ lực tìm kiếm cứu hộ trong trường hợp xảy ra tai nạn và các cuộc nghiên cứu khoa học.
Phát ngôn nhân Galvez của Bộ Quốc phòng Philippines tố cáo rằng bất chấp các lời lẽ hứa hẹn thiện chí, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động lấn lướt chủ quyền bất hợp pháp vì đây vốn dĩ chỉ là các yếu tố quân sự hóa các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng Philippines nhấn mạnh Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo và bước tiến hiện nay của Bắc Kinh là bước quân sự hóa, cần phải ngăn chặn nếu không sẽ có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng sâu hơn khó lường.

Tàu ngầm Việt Nam mới mua không thực tế?

Nhà nghiên cứu về chiến lược của Đài Loan nói các tàu ngầm Việt Nam vừa mua lại của Nga là ‘không thực tế’.
Nhà nghiên cứu về chiến lược của Đài Loan nói các tàu ngầm Việt Nam vừa mua lại của Nga là ‘không thực tế’.

14.08.2015
Một nhà nghiên cứu về chiến lược của Đài Loan nhận xét rằng các tàu ngầm Việt Nam vừa mua lại của Nga để tăng cường nội lực giữa căng thẳng Biển Đông leo thang là ‘không thực tế’.
Tờ Want China Times ngày 14/8 dẫn nhận định của nhà phân tích Chang Ching, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan, khuyến cáo rằng Việt Nam nên đo lường giá trị của việc điều động tàu ngầm ra Biển Đông.
Theo ông Chang, trước tiên Việt Nam nên đối mặt với thực tế chính trị là chiến tranh tàu ngầm là điều không khả dĩ ở Biển Đông trừ phi bùng nổ một cuộc chiến trên mọi mặt.
Kế đến, vẫn theo nhà phân tích này, nếu các tàu ngầm của Việt Nam được điều động để phong tỏa khu vực mà các nước chỉ vận chuyển một lượng nhỏ hàng hóa qua lại mà thôi thì các tàu ngầm Việt Nam mua về được sử dụng không hiệu quả.
Thêm vào đó, chuyên gia này cho rằng dùng tàu ngầm để ngăn cản hàng hải ở Biển Đông có thể gây phương hại cho lợi ích kinh tế của nhiều nước, làm tăng thêm sự phản kháng chống lại Việt Nam, đồng thời việc này còn có thể làm thay đổi cân bằng ở Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng tranh chấp tại khu vực.
Trước đây trong tháng, hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận 2 tàu ngầm điện-diesel lớp kilo của Nga mang tên 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa.
Theo hợp đồng ký với Nga từ năm 2009, hai chiếc nữa tương tự sẽ được chuyển giao vào năm 2016 giữa những nỗ lực của Việt Nam gầy dựng đội tàu ngầm 6 chiếc lớp kilo để tăng cường khả năng cho hải quân trước các hành động bành trướng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.


No comments:

Post a Comment