Trung Quốc gia tăng việc
dùng tàu dân sự cho mục đích quân sự
Đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần đảo Yeonpyong của Hàn Quốc.
25.06.2015
Trung Quốc mới đây đã ra lệnh để bắt buộc những chiếc tàu dân sự
mới phải được đóng dựa theo các chi tiết kỹ thuật của tàu quân sự. Các nhà phân
tích cho rằng hành động này có thể giúp tăng cường những nỗ lực của Bắc Kinh để
khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông và bổ sung cho những
nỗ lực của quân đội Trung Quốc nhằm nới rộng tầm hoạt động của hải quân.
Một bản phúc trình về tình báo hải quân của Mỹ công bố hồi đầu năm
nay cho biết Bắc Kinh đã nới rộng đội tàu tuần duyên dân sự của họ thành đội
tàu tuần duyên lớn nhất thế giới, và dùng những chiếc tàu dân sự đó để củng cố
cho những yêu sách chủ quyền tại những vùng biển có tranh chấp. Điều này khiến
cho các nhà phân tích gọi đội tàu đó là “lực lượng hải quân thứ nhì của Trung
Quốc.”
Tuần trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chính phủ đã
chấp thuận những qui định hướng dẫn mới để đòi hỏi các hãng đóng tàu tư nhân
phải dành thêm chỗ trên những chiếc tàu mới để phục vụ cho hải quân trong thời
chiến.
Quốc hội Trung Quốc cũng đang soạn thảo một dự luật Giao thông
Quốc phòng nhằm giúp cho các công ty đóng tàu đài thọ những phí tổn để làm cho
tàu bè có thể dùng vào mục đích quân sự và thực hiện những chương trình bảo
hiểm để bồi thường cho tàu dân sự bị thiệt hại trong những chiến dịch quân sự.
Tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước Trung Quốc trích lời các chuyên
gia nói rằng những đòi hỏi này “làm cho Trung Quốc có thể chuyển đổi đoàn tàu
dân dụng khá lớn của mình thành sức mạnh quân sự.” Bài báo cũng cho biết tính
đến cuối năm ngoái, Trung Quốc có khoảng 172.000 tàu dân dụng.
Tăng cường sức mạnh
Tăng cường sức mạnh
Ông James Nolt, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Chính sách Thế
giới ở Washington, nói rằng kế hoạch mới về tàu dân dụng có thể là một dấu hiệu
cho thấy quyết tâm mỗi ngày một lớn của Trung Quốc ở Á Châu.
"Nó có thể nhắm tới việc cảnh báo các nước khác trong khu vực
là Trung Quốc có thái độ rất nghiêm túc đối với những yêu sách chủ quyền ở Biển
Đông và sẵn sàng hậu thuẫn cho những yêu sách đó bằng sức mạnh quân sự trong
tương lai. Nó có thể được xem là một lời cảnh báo."
Ông Nolt cho biết việc xây dựng những chiếc tàu dân sự để bổ túc
cho hải quân là một việc mà nhiều nước trên thế giới đã làm và đang làm vì đó
là một việc có ích về phương diện kinh tế.
Hoa Kỳ đã làm như vậy sau Thế chiến Thứ nhất. Nước Anh cũng làm
như vậy trong cuộc chiến đảo Falklands năm 1982. Và giờ đây Trung Quốc đang nối
gót.
Các nhà phân tích cho biết dựa trên những bài tường thuật của
Trung Quốc về kế hoạch này thì rõ ràng là Trung Quốc đang lấy cảm hứng từ các
luật lệ của Mỹ để trợ cấp và bảo hiểm cho các chiếc tàu dân dụng có thể được
dùng vào mục đích quân sự.
Bắc Kinh đã chấp thuận những qui định
hướng dẫn mới để đòi hỏi các hãng đóng tàu tư nhân phải dành thêm chỗ trên
những chiếc tàu mới để phục vụ cho hải quân trong thời chiến.
Ông Nolt của Viện Chính sách Thế giới cho rằng điều quan trọng hơn
nữa là kế hoạch này có thể hỗ trợ cho tham vọng của Trung Quốc để xây dựng một
đội tàu viễn dương và nới rộng hoạt động tới những nơi cách xe vùng duyên hải
của họ.
"Kế hoạch này có thể nói là một sự tiến hoá của Trung Quốc,
bởi vì từ trước tới nay, Trung Quốc chưa tìm cách thực hiện nhiều hoạt động xa
bờ như họ đang tìm cách thực hiện vào lúc này. Và họ hoạt động xa bờ nhiều
chừng nào thì họ càng cần tới những sự phụ trợ của các tàu dân sự nhiều chừng
đó."
Mục tiêu 'kép'
Mục tiêu 'kép'
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, có 5 loại tàu dân sự sẽ
phải tuân theo những qui định mới. Đó là tàu container, tàu há mồm, tàu đa
dụng, tàu chở nông khoáng sản và tàu chở hàng rời. Ông Nolt cho biết trong các
loại tàu đó, tàu há mồm rất có ích cho việc chở quân xa và khí tài quân sự từ
các cảng địa phương tới những hòn đảo giữa đường.
Ông Lâm Trung Bân, một nhà phân tích chiến lược từng giữ chức thứ
trưởng quốc phòng Đài Loan, nói rằng hãy còn quá sớm để biết được kế hoạch này
sẽ tăng cường khả năng hải quân của Trung Quốc tới mức nào. Nhưng ông nói rằng
qua kế hoạch này Bắc Kinh muốn bày tỏ một lập trường cứng rắn đối với các nước
láng giềng ở Á Châu và điều đó làm tăng uy tín của các nhà lãnh đạo Trung Quốc
đối với dân chúng của họ.
"Cả Trung Quốc lẫn các nước láng giềng của họ đang tỏ vẻ cứng
rắn. Tuy nhiên, họ biết rằng họ không thể để cho tình hình căng thẳng hiện nay
leo thang thành những vụ xung đột quân sự. Điều đó sẽ gây thương tổn cho kinh
tế của họ. Do đó, tôi xem việc này là một việc mà tôi gọi là 'làm hung ở nước
ngoài để tăng uy tín trong nước'".
Ông Lâm Trung Bân cho rằng “sự làm hung” này đặc biệt quan trọng
đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vì ông Tập đang thúc đẩy cho một kế
hoạch cải cách qui mô lớn ở trong nước và không thể để cho dân chúng nghĩ rằng
ông ấy có thái độ nhu nhược trên trường quốc tế. Ông Lâm Trung Bân cũng cho
rằng “sự làm hung” của Trung Quốc cũng phục vụ cho một mục đích ngoại giao
trong lúc ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị để hội đàm với các nhà lãnh đạo Hoa
Kỳ.
Ông Tập Cận Bình sẽ thực hiện chuyến viếng thăm chính thức đầu
tiên tới Washington và sẽ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 9
tới đây.
Cảnh sát chống bạo động dùng vòi rồng giải tán người
biểu tình ngày 23/6/2015.REUTERS/Narek Aleksanyan
Hôm nay, 25/06/2015, cuộc biểu tình chống chính phủ tại Armenia bước
sang ngày thứ bảy liên tiếp. Hàng trăm người đã qua đêm gần ngay Phủ Tổng thống
ở thủ đô Erevan. Đây cũng là cuộc biểu tình chống chính phủ quan trọng nhất
trong những năm gần đây, sau việc chính phủ quyết định tăng giá điện thêm 16%.
Sự việc khiến Matxcơva e sợ sẽ có một cuộc cách mạng màu kiểu Ukraina tại
Armenia.
Từ Matxcơva, thông tín viên Muriel Pomponne cho biết thêm chi tiết
:
"Theo
nghị sĩ Igor Morozov “ tình hình Armenia lúc này giống như là có đảo chính quân
sự. Đó là những gì sẽ xảy ra, nếu như Tổng thống Armenia Sarkissian không rút
ra được bài học Maidan của Ukraina”.
Ông Konstantin Kosatchev, Chủ tịch Ủy ban phụ trách Đối ngoại của
Nghị viện cũng có cùng cảnh báo. Theo ông, thủ đô Erevan hiện mang hơi hướm của
một cuộc cách mạng màu, nói cách khác là một sự thay đổi quyền lực bằng các
cuộc biểu tình.
Bộ máy tuyên truyền Nga bị ám ảnh bởi ý nghĩ cho rằng phương Tây
và nhất là Hoa Kỳ đang thao túng đám đông để lật đổ chế độ dân cử. Tại Matxcơva,
Hội đồng an ninh quốc nội, gần đây nhất là Bộ Quốc phòng, đã thông báo triển
khai các biện pháp đề phòng cách mạng màu xảy ra.
Armenia là một đồng minh của Nga. An ninh của quốc gia này là do
Nga đảm bảo. Và nền kinh tế cũng rất lệ thuộc vào Nga. Nhất là ngành điện lực,
phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp Nga. Do đó, việc tăng giá điện là nguyên
nhân dẫn đến việc người dân Armenia phải xuống đường".
No comments:
Post a Comment