CSVN phản ứng lấy lệ
trước việc Trung Cộng bắn đạn thật ở Biển Đông
Chiều 25-6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Hải Bình đã trả
lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước việc Philippines tố cáo Trung Quốc
bắn đạn thật ở Biển Đông.
Ông Lê Hải Bình chỉ nói chung chung rằng, việc duy trì hòa bình,
an ninh Biển Đông là lợi ích chung các nước trong và ngoài khu vực. Mọi hoạt
động của các nước trong và ngoài khu vực đều phải tôn trọng chủ quyền, quyền
tài phán của các quốc gia liên quan. Các hoạt động đó phải đóng góp tích cực,
trách nhiệm và có tính xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu
vực.
Trước đó tin tức cho biết, Trung Cộng đã ép các ngư dân Việt Nam
ký giấy công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng, ông Lê Hải
Bình nói rằng Bộ Ngoại giao CSVN đang liên lạc với Tòa đại sứ Trung Cộng để làm
rõ việc này.
Trong ngày 20 tháng 6, tờ Russia Today đã đưa lên YouTube một khúc
video cho thấy tàu Trung Cộng đang tập trận, bắn hỏa tiễn vào những mục tiêu ở
Biển Đông. Trong khi trực thăng bay lượn trên vùng biển tranh chấp. Ngày
24 tháng 6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc tập trận bắn đạn thật của
Trung Cộng ở Biển Đông là hành động nhằm quân sự hóa những khu vực chiếm đóng
bất hợp pháp, gây hấn, tạo nguy hiểm nghiêm trọng. Philippines mạnh mẽ phản đối
những hành động coi thường pháp luật quốc tế của Bắc Kinh.
Khúc video đã được công bố chỉ 2 ngày trước khi hải quân
Philippines, Hoa Kỳ và Nhật tập trận ngoài khơi đảo Palawan. Trung Cộng đã be
đắp 7 bãi đá ngầm chiếm giữ bất hợp pháp của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa,
hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang xây phi đạo, radar và các cơ sở quân
sự trên những hòn đảo chiếm đóng. Cùng với việc lên tiếng mạnh mẽ của Bộ Quốc
phòng, ngư dân Philippines đã đệ đơn lên Liên hiệp quốc phản đối những hành động
gây hấn, sử dụng võ lực của Trung Cộng làm ảnh hưởng tới đời sống của họ.
Hồng Tú / SBTN
Tàu cá Philippines hoạt động trên Biển Đông.REUTERS/Erik De Castro
Ngư dân Philippines đã cầu viện Liên Hiệp Quốc về việc Trung Quốc
ngăn cản họ hành nghề tại Biển Đông. AFP hôm nay 25/06/2015 dẫn lời luật sư của
các ngư dân cho biết như trên.
Luật sư Harry Roque nói với AFP, các ngư dân này tố cáo Trung Quốc
từ năm 2012 đã kiểm soát bãi cạn Scarborough, cắt đứt nguồn mưu sinh của họ bằng
cách quấy nhiễu, xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi vùng biển này. Một kiến
nghị được 30 ngư dân ký tên đã được gởi bằng thư điện tử đến Cao ủy Nhân quyền
và các đại diện khác của Liên Hiệp Quốc tại Genève.
Ông Roque cho biết : «
Ngư dân đòi hỏi phải có một giải pháp. Họ muốn rằng không ai có thể bảo khi nào
và ở đâu họ có thể đánh cá ». Theo luật sư, tình hình « hết sức đáng buồn ».
Ngư dân buộc lòng phải quăng lưới ở những vùng biển nông, đánh được không bao
nhiêu cá. Những người vợ của họ đành phải ra nước ngoài lao động kiếm sống.
Bãi cạn Scarborough nằm cách Luzon, đảo chính của Philippines 220
km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến 650 km. Manila khẳng định Scarborough
thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Chính quyền Philippines đã kiện lên Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc,
yêu cầu tuyên bố việc Bắc Kinh đòi thâu tóm hầu như toàn bộ Biển Đông là bất
hợp pháp. Hồi tháng Tư, Manila tố cáo tuần duyên Trung Quốc vũ trang đã cướp hết
số cá ngư dân Philippines thu hoạch được ở bãi cạn Scarborough, và dùng vòi rồng
xua đuổi họ.
Trong văn bản dài 22 trang mang tiêu đề « Lời kêu gọi khẩn cấp »,
ngư dân cho biết thêm hồi tháng 4/2014 những người Trung Quốc vũ trang súng
tiểu liên đã cưỡng bức họ phải ra đi, hô to : « Cút đi, cút đi, đây là đảo của Trung Quốc ! ».
Kiến nghị yêu cầu Liên Hiệp Quốc « phải ra lệnh cho Trung Quốc và các nhân viên của họ
chấm dứt vi phạm nhân quyền, trong đó có quyền mưu sinh, quyền có được chế độ
ăn uống quân bình và quyền được sống ».
Gần đây Trung Quốc đã áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông bằng
cách xây dựng các đảo nhân tạo tại khu vực tranh chấp.
Các chiến hạm của Hải quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật gần
Philippines tham gia cuộc tạp trận chung hai nước lần đầu từ ngày
12/5/2015.REUTERS
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tố cáo Philippines
lôi kéo những nước khác vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh chỉ
trích Tokyo khuấy động tình hình khu vực khi tham gia tập trận chung với
Philippines ngoài khơi đảo Palawan.
Vào lúc Philippines đang tiến hành hai đợt tập trận chung, một với
Hoa Kỳ và một với Nhật Bản ở Biển Đông, gần khu vực có tranh chấp chủ quyền biển
đảo với Trung Quốc, họp báo tại tại Bắc Kinh ngày 25/06/2015 phát ngôn viên Bộ
Quốc phòng Dương Vũ Quân tuyên bố : «
Một số quốc gia ở ngoài khu vực đang bị lôi kéo vào trannh chấp ở Biển Đông,
điều đó được thể hiện qua các đợt thao diễn quân sự, càng khiến tình hình trong
vùng thêm căng thẳng (…) Những động thái đó không có lợi ».
Về phía Philippines, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Peter Paul Galvez
không che giấu là qua các cuộc thao diễn với Hải quân Nhật, Manila mong muốn
mua trang thiết bị quân sự của Nhật Bản. Philippines đặc biệt chú ý đến máy bay
trinh sát loại P3-Orion được điều tới đảo Palawan trong cuộc tập trận chung lần
này. Tuy nhiên ông Galvez ý thức được rằng khả năng tài chính của Philippines
có hạn.
Công du Nhật Bản hồi đầu tháng, Tổng thống Philippines, Benigno Aquino
mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Tokyo. Trong đó bao gồm cả việc chuyển
giao công nghệ và cung cấp trang thiết bị quân sự cho Philippines.
No comments:
Post a Comment