Sunday 7 June 2015

Trung Cộng Ắt Thua Mỹ



Trung Cộng Ắt Thua Mỹ
Vi Anh

Một cuộc xung đột không có máu đổ thịt rơi mà giành được ưu thế, là một đại thắng. Nếu hiểu nghĩa chiến thắng như thế, thì Trung Cộng ắt thua Mỹ ở Á châu Thái bình dương, tiêu biểu là ở Biển Đông rồi.

Đầu tiên là TC thua Mỹ ở Á châu. Mỹ bằng cách này hay cách khác đã giúp cho các nước xung quanh TC, từ thể chế CS hay xã hội chủ nghĩa đổi sang chế độ tương đối tự do, dân chủ hơn thời độc tài quân phiệt hay độc tài CS như Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Miến Điện, Hàn Quốc, Phi luật tân. Nam Dương và Đài Loan. Sự bao vây của chánh trị tự do, dân chủ này còn nguy hại cho chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện ở TQ còn hơn bao vây quân sự nữa. Đó là quyền lực mềm nó thẩm thấu, nó “chuyển biến hoà bình” không những trong dân chúng mà trong hàng ngũ CS nữa, khi nó thành hình thì phổ quát, bền vững khó mà đảo ngược. Và da số các nước dân chủ hoá thì coi Mỹ như là nguồn cảm hứng, viện trợ phát triển. Thời Chiến Tranh Lạnh Mỹ là nước lãnh đạo hàng đầu thế giới tự do. Áp lực, bao vây quân sự coi vậy chớ chỉ hiệu ứng ngắn hạn, còn bao vây “dân chủ” nó bền vững thành một qui trình không thể đảo ngược được.

Thứ đến là TC thua Mỹ ở đông bắc Á châu Thái bình dương. TC đã thua Nhựt và Mỹ khi TC tranh giành vùng biển đảo Senkaku mà TC gọi là Điếu Ngư năm 2013. TC tung tàu ra khuấy phá, Nhựt tung tàu tuần và máy bay chiến đấu ra bảo vệ vùng biển đảo của minh. Mỹ qua Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố vùng biển đảo Senkaku và lãnh thổ của Nhựt, Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ Nhựt. TC làm một bài toán thử, tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trùng lắp trên vùng này. Mỹ cho phi cơ chiến lược B 52 bay qua mà không thông báo gì cho TC cả, nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra. Báo chí loan tin, TC nói gỡ gạc cho đỡ ngượng, răng TQ có theo dõi. Và sau đó Nhựt, Nam Hàn liên tục cho máy bay dân sự và quân sự bay qua, chẳng nói năng, hỏi hang gì TC, vẫn binh yên vô sự cho đến bây giờ.

Và quan trọng nhứt, vì TC giành giựt biển đảo của Nhựt và của các nước Á châu, Mỹ yễm trợ cho Nhựt tái lập quân đội từ Thế Chiến thứ hai bây giờ mới được Mỹ cho làm. Và quân đội Nhựt được ra ngoại quốc tiếp nước bạn theo chính sách phòng vệ tập thể để Nhựt liên minh với Úc, Ấn, Viêt, Phi giúp cho Mỹ trong chiến lươc chuyển trục quân sự vế Á châu Thái bình dương.

Những chuyển biến trên cho thấy uy thế siêu cường của Mỹ rất có tác dụng và hữu hiệu, được hai đồng minh Nhựt và Nam Hàn tin tưởng. Khi đồng minh triệu dụng là Mỹ đáp ứng kịp thời và hữu hiệu.

Và cũng cho thấy uy lực và uy thế của Mỹ đúng là dệ nhứt siêu cường được nhiều nươc tin và có thể giúp cho nhiều nước. Như đã biết từ sau Thế Chiến 2 tới giờ Mỹ không có tham vọng đất đai nhưng nỗ lực tạo thế, giúp giải quyết những bất ổn của thế giới, nên trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới.

Thí dụ như trường hợp Đài Loan, dù Mỹ thừa nhận pháp nhân công pháp, bang giao, giao thương với Trung Quốc nhưng vẫn ủng hộ thể chế tự do, dân chủ của Đài Loan bằng kinh tế và quân sự, khiến TC không thể thôn tính được Đài Loan. Tiếp theo là TC thua Mỹ ở đông nam Thái bình dương, ngay tại Biển Đông trên con đường hàng hải huyết mạch qua Eo Biển Mã Lai. Hành động ngang ngược của TC lắp biển bồi đảo, quân sự hoá vùng biển đảo Biển Đông làm cho TC cô đơn tận cùng cây số và làm cho các nước Á châu Thái bình dương xích lại gần với Mỹ.

Trong 30 phái đoàn tham dự hội nghị Đối Thoại An ninh Sanhgri La thứ 14 này, không có một nước nào ủng hộ lập trường của TC về Biển Đông. Kể cả VNCS đồng chí với TC, Tổng bí Thư Đảng CSVN mới vừa đi Bắc Kinh gặp Chủ Tich Tâp cận Bình, Trưởng phái đoàn VNCS Tướng Nguyễn chí Vịnh ở thế kẹt mở miệng mắc quai, nên nín khe, trả lời báo chí quốc tế thắc mắc, nói VN kỳ này chánh yếu là lắng nghe, chớ không phát biểu.

Nhưng sau hội nghị, VNCS từ Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Quốc Phòng trải thảm đỏ đón rước Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ ghé VN, đưa lên tàu quan sát, chỉ một tàu bị TC tấn công cho Bộ Trưởng Mỹ xem và xin Mỹ bán vũ khi cho VN.

Còn Úc là nước có tương quan kinh tế nhiều nhứt với TC, cũng khẳng khái phản đối việc làm của TC ở Biển Đông.

Và Nhựt thì tại diễn đàn Shangri La hay trở về nước, hành động và thái độ của Thủ Tưóng Abe tỏ rõ tuy hai mà một với Mỹ trong việc chống TC. Phi luật tân cũng thế, Tổng Thống Aquino tuyên bố bất chấp vùng cấm bay của TC trên Biển Đông, cho máy bay Phi bay như thường lệ. Ông còn nhắc lại lần thứ hai, ví Chủ Tịch Tập cận Bình của TC là Hitler.

Nói tóm lại, TC trổi dậy, muốn trừng lên, chiếm cứ đất đai, biển đảo của một số nước Á châu Thái bình dương như Nhựt, Phi, Việt Nam, Mã Lai, Brunei. TC còn chơi trội tranh giành thế hải thượng (suprématie maritime) Mỹ nữa, nhưng không một nước nào ủng hộ.

Trái lại Mỹ không tham vọng đất đai với uy thế đệ nhứt siêu cường đã chứng tỏ trên thế giơi gần 70 năm qua sau Thế Chiến 2, là nước có trách nhiệm với cộng đồng thế giới, đã đem nhân tài, vật lực, uy thế ra giúp giải quyết nhiều hồ sơ nóng cho an ninh, hoà bình ở nhiều vùng. Nên Mỹ thắng TC mới trổi dậy như ngụa con háu đá, trốn trách nhiệm với cộng đồng thế giới và văn minh nhân loại. Nên TC thua Mỹ là cái chắc, không có gì khó hiểu cả.

Trên thế giới này không dân tôc nào, không quốc gia nào chấp nhận kẻ lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. TC cướp biển, đảo của các nước, chiếm được đất, chiếm biển mà không có lòng dân thì sớm muộn gì cũng mất.

TC không có một căn cứ lịch sử, pháp lý nào trên vùng biển và đảo mà TC đã xâm chiếm, thì cộng đồng thế giới không thừa nhận và xa lánh TC, sợ bị vạ lây, mang tiếng xấu.

TC không hề có một láng giềng tốt đúng nghĩa, bởi với nước nào TC cũng có xung đột lãnh thổ, vòng từ trái qua phải, lần lượt là Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam.

Nhưng chuyển biến, tình hình mới, tương quan mới trên cho thấy TC dã vô tinh lót đường cho Mỹ trở lại Á châu. TC càng gây hấn, càng tham vọng đất đai, càng chiếm cứ biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, thì TC càng đùa đẩy các nước láng giềng của TC vào vòng ảnh hưởng của Mỹ. Một thứ ảnh hưởng vô cùng lợi cho Mỹ và hại cho TC. Ai cũng biết Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương tuy Mỹ không nói ra nhưng ai cũng biết là Mỹ bao vây quân sự và kinh tế của TC. TC vô tình tạo ra sợi dây thắt cổ mình.

TC không những bị các nước Á châu Thái bình dương coi là một thực dân kiểu mới”, ỷ mạnh hiếp yếu. Mà các nước của hai thị trường lớn của thế giới là Tây Âu, Bắc Mỹ coi TC là đối thủ đáng gờm. Thăm dò Gallup mới nhứt cho biết dân chúng Mỹ coi TQ là kẻ thù số 1 của Mỹ, tăng gia kinh tế của TC là mối đe doạ lớn cho Hoa kỳ. Học giả và trí thức Mỹ báo động đồng bào Mỹ và đồng loại coi chừng “Chết vì Trung Quốc”. Trong chương trình hát bóng Netflix của Mỹ có thể xem phim khắp thế giới qua Internet, đã phổ biến phim “Death by China”./. (VA)
_
.



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment