Các tập đoàn quốc
phòng châu Âu và Mỹ “đua nhau” đến Việt Nam
Thứ bảy, 06/06/2015, 10:09 (GMT+7)
(Quốc tế)
- Việt Nam đang đàm phán với các tập đoàn vũ khí châu Âu và
Mỹ để mua máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra hàng hải , máy bay trinh sát cảnh
báo sớm và máy bay không người lái… nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên
không và biển đáp ứng với việc Trung Quốc ngày càng có những hành động quyết
đoán trên vùng biển tranh chấp ở biển Đông, nguồn tin giấu tên cho biết.
Hiện Quân đội Việt
Nam đã được trang bị ba tàu ngầm lớp Kilo của Nga và thêm ba chiếc nữa đang
hoàn thiện nằm trong gói hợp đồng 2,6 tỷ USD ký kết trong năm 2009. Việc nâng
cấp hiện đại hóa lực lượng không quân sẽ đưa quân đội nhân dân Việt Nam lên vị
trí một trong những lực lượng quốc phòng mạnh nhất Đông Nam Á.
Các cuộc thảo luận về các loại máy bay chiến
đấu và cảnh báo, do thám trinh sát đã và đang được phía Việt Nam thực hiện với
các đối tác như tập đoàn quân sự Saab của Thụy Điển, tập đoàn Eurofighter của
châu Âu, Airbus và Lockheed Martin Corp, Boeing của Mỹ, một nguồn tin trực tiếp
trong các cuộc đàm phán cho biết.
Máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển
Các tập đoàn quốc phòng đã thực hiện nhiều
chuyến thăm đến Việt Nam trong những tháng gần đây, mặc dù chưa có hợp đồng nào
được ký, một số các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, nguồn tin giấu tên cho
biết.
Một nhà thầu quốc phòng phương Tây cho biết,
Hà Nội muốn hiện đại hóa lực lượng không quân của mình bằng cách thay thế hơn
100 máy bay MiG-21 đã quá cũ từ thời Xô Viết, và hơn nữa Việt Nam muốn “không đặt tất cả trứng vào một giỏ”.
Hiện tại Việt Nam đã đặt hàng từ Nga các máy
bay chiến đấu Su-30 nhằm bổ sung vào lực lượng không quân với các máy bay Su-27
và Su-30 đã phục vụ nhiều năm.
“Chúng tôi đã nhận thấy một số dấu hiệu của
việc họ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí Nga. Tình bạn ngày càng gia tăng
giữa họ với Mỹ và châu Âu sẽ giúp họ thực hiện điều đó,”nguồn tin cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ông Ash Carter, trong
chuyến thăm Việt Nam vào ngày Chủ nhật đã cam kết viện trợ 18 triệu USD để giúp
Hà Nội mua tàu tuần tra Mỹ. Nhưng bất kỳ thỏa thuận nào giữa Việt Nam với
Lockheed hoặc Boeing có khả năng đây sẽ là một thỏa thuận quan trọng nhất liên
quan đến một công ty của Mỹ kể từ khi Washington bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận
bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam trong tháng Mười năm trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết rằng họ đã
chuyển câu hỏi của Reuters về các cuộc thảo luận mua sắm trang bị máy bay cho
các cơ quan thích hợp trả lời.
Boeing cho biết trong một email, họ tin rằng
họ có khả năng trong lĩnh vực “tình báo, trinh sát, cảnh báo… có thể
đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của QĐND Việt Nam”. Boeing không đưa
ra các chi tiết cụ thể.
Trong khi đó tập đoàn Lockheed và Saab từ chối
bình luận câu hỏi về vấn đề này và cả Eurofighter và Airbus cũng từ chối.
Trong khi thương mại giữa Việt Nam và Trung
Quốc hàng năm đạt đến gần 60 tỷ USD, nhưng Việt Nam từ lâu luôn cảnh giác với
Trung Quốc, đặc biệt là tuyên bố về cái gọi là chủ quyền của Bắc Kinh đối với
hầu hết khu vực biển Đông.
Trong tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã kéo giàn
khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong hai tháng,
Việt Nam đã hết sức tức giận và đặt ra nỗ lực tăng cường khả năng tuần tra trên
biển của mình.
Tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ sẽ
là đối tác quân sự của Việt Nam trong thời gian tới
Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đó là một bí
mật quốc gia, mặc dù dữ liệu của Viện
Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đưa ra mức
chi tiêu quốc phòng 3.4 tỷ USD trong năm 2013, tuy con số này cao hơn gấp đôi
so với ngân sách của một thập kỷ trước đây, nhưng các chuyến gia cho rằng mức
chi tiêu thực tế lại cao hơn rất nhiều với những đợt mua sắm trang bị trong
những năm gần đây.
Trong các cuộc thảo luận về mua sắm trang bị
máy bay thì Việt Nam cũng có cuộc thảo luận về máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư
Gripen E, máy bay tuần tra trinh sát cảnh báo sớm Saab 340, Saab 2000 của Thụy
Điển.
Phía Việt Nam cũng đã tổ chức các cuộc đàm
phán về máy bay chiến đấu Typhoon Eurofighter của châu Âu và FA-50 của Hàn Quốc
(KAI) và Tập đoàn Mỹ Lockheed Martin của Mỹ, trong khi đó tập đoàn Lockheed đã
thảo luận với Việt Nam về máy bay C-130 Hercules phiên bản tuần tra trên biển.
Trong khi đó, một nguồn tin khác cho biết,
Boeing muốn bán máy bay do thám trên biển P-8 Poseidon nhưng không có khả năng
chống ngầm.
Trong những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu
dịch chuyển việc mua sắm trang bị từ Nga sang các đối tác châu Âu như mua máy
bay Twin Otter của Canada, CASA C-212, C-295 của Airbus.
Airbus đã họp thống nhất chào mời phiên bản
máy bay tuần tra trinh sát và cảnh báo trên không dựa trên máy bay C-295, ngoài
ra Airbus Helicopters cũng đang thực hiện các cuộc đàm phán sơ bộ với BQP Việt
Nam, nguồn tin cho biết.
Mặc dù mối quan hệ ngày càng ấm lên giữa Việt
Nam với Washington, một số chuyên gia cho rằng những ảnh hưởng từ cuộc chiến
tranh vẫn có thể làm cho Hà Nội cảnh giác đối với việc mua sắm quá nhiều vũ khí
của Mỹ, và đây có thể là một cơ hội cho Thụy Điển.
Không có sự quan ngại nào (về ý thức hệ) giữa
Việt Nam và Thụy Điển, Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế ở châu Á cho biết.
“Gripen E sẽ là một lựa chọn hiệu quả với chi phí thấp. Saab có
thể cung cấp một gói thầu bao gồm máy bay chiến đấu, tuần tra trên biển và máy
bay trinh sát cảnh báo sớm.”
Tuy nhiên, một nguồn tin quen thuộc từ Mỹ cho
biết, Việt Nam đang nhìn nhận Washington là một đối tác đáng tin cậy hơn với
những căng thẳng đang leo thang trên biển Đông với Trung Quốc.
“Việt Nam đang quan tâm đến việc xây dựng một mối quan hệ gần
gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng họ cũng thận trọng với Trung Quốc”, nguồn tin bí mật cho biết.
(Theo DefenceVN / NDTV)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment