Đăng ngày 17-03-2015
ASEAN ra tuyên bố về
an ninh Biển Đông
@RFI
Tình hình an ninh khu vực từ đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo
cho đến Biển Đông đã được 10 bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên Đông Nam
Á đưa vào bản tuyên bố chung công bố hôm nay 17/03/2015, tại Malaysia. Đây là
hai thách thức lớn mà Asean phải tập trung đối phó trong bối cảnh thánh chiến
cực đoan tuyển mộ thành viên từ nhiều nước Hồi giáo trong vùng và tham vọng
biển đảo của Bắc Kinh.
Tại hội nghị lần thứ 9 cấp bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội ASEAN
do Malaysia chủ trì tại Langkawi, 10 nước thành viên công bố một bản thông cáo
chung nhấn mạnh đến quyết tâm đương đầu với hai thách thức về an ninh khu vực.
Theo tạp chí mạng Ngoại Giao (The Diplomat) của Nhật, bản thông
cáo chung nhấn mạnh đến yếu tố « quan trọng của quyền tự do lưu
thông, trên biển cũng như trên không, theo các nguyên tắc phổ quát và được luật
Quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, bảo đảm ».
Tuyên bố này được phổ biến vào thời điểm Philippines bổ sung hồ sơ
kiện Trung Quốc ỷ mạnh lấn chiếm biển đảo của láng giềng và đúng vào thời điểm
mà cách nay 27 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường sa
của Việt Nam.
Một thách thức khác được Asean lưu tâm là những sáng kiến sẽ được
thúc đẩy trong nhiệm kỳ chủ tịch luân lưu của Malaysia trong năm nay : Dự án thành
lập đơn vị quân sự cứu trợ nạn nhân thiên tai và Trung tâm quân y, sáng kiến
này là của Thái Lan.
Cuối cùng, Asean cũng tỏ ra không xem thường mối đe dọa của tổ
chức Nhà nước Hồi giáo đang hoành hành tại Trung Đông : Hợp tác chống các tổ
chức khủng bố và thánh chiến, trao đổi thông tin tình báo, cảnh giác công luận.
Tuần trước, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman tuyên bố trong một
cuộc họp báo gọi tổ chức Nhà nước Hồi giáo là kẻ thù nguy hiểm nhất hiện nay so
với các nhóm khủng bố khác, vì Daesh có tổ chức và phương tiện tài chính.
Malaysia lo ngại sẽ có nhiều thanh niên đi theo tổ chức này do cảm nhận
« thế mạnh và chiến thắng ».
Đăng ngày 17-03-2015
Biển Đông trong bang giao Úc-Việt Nam
Một người lính hải quân Việt Nam canh gác trên
đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày
17/01/2013.REUTERS/Quang Le/Files
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khởi sự vào hôm nay
17/03/2015 chuyến công du hai ngày tại Úc. Vào lúc các hành vi quyết đoán của
Trung Quốc tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ cho các nước bị Bắc Kinh
chèn ép (như Việt Nam, Philippines hay Malaysia, Brunei) mà cho cả các nước khác
trong và ngoài khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ được Thủ tướng Việt Nam đề
cập đến trong các cuộc họp với đối tác Úc.
Để hiểu thêm về lập trường của Úc về Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi
cho Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc. Trả lời RFI, Giáo
sư Thayer xác định mối tương đồng về quan điểm giữa Úc và Hoa Kỳ trên vấn đề
Biển Đông :
Thayer : Úc có quan điểm tương tự như Hoa Kỳ, nhưng kín
đáo hơn và rất hiếm khi lên tiếng về vấn đề này ở nơi công cộng. Úc ủng hộ hoàn
toàn chính sách được tuyên bố của ASEAN về Biển Đông. Một ví dụ : Chủ trương
của Úc là kêu gọi tất cả các bên trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông tự kiềm chế
và tránh các hành động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực, cũng như khẩn
trương đúc kết các cuộc thảo luận về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Chính
sách của Úc là hậu thuẫn cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối
thoại và các biện pháp hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ
lực, thông qua luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển… Úc cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải,
bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
Vấn
đề Biển Đông sẽ nằm trong chương trình các cuộc thảo luận chính thức Việt-Úc và
hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua một bản Tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối
tác Toàn diện trong đó hai bên sẽ nhắc đến lập trường chung trên hồ sơ Biển
Đông. Môt đoạn về Biển Đông sẽ được đưa vào bản Tuyên bố chung sẽ được công bố
sau khi hai Thủ tướng Chính phủ đúc kết các cuộc thảo luận vào sáng thứ Tư, 18/03/2015.
RFI
: Canberra có sẵn sàng
giúp đỡ Hà Nội trên vấn đề Biển Đông hay không, như Nhật Bản hay Ấn Độ đã làm,
và nếu có thì bằng cách nào ?
Thayer
:Úc đã thiết lập quan hệ an ninh và quốc phòng
với Việt Nam từ lâu rồi, từ năm 1999 khi hai nước trao đổi tùy viên quốc
phòng.
Tuy
nhiên, mặc dù rất rộng lớn, hợp tác quốc phòng Việt-Úc vẫn chưa bao gồm việc Úc
trực tiếp cung cấp phương tiện để giúp đỡ Việt Nam tăng cường an ninh trên
biển. Úc chẳng hạn, không có lực lượng tuần duyên, và ưu tiên của Canberra là
cung cấp tàu tuần tra cho các đảo quốc ở vùng Nam Thái Bình Dương. Úc gần đây đã tặng hai chiếc tàu cho
Philippines.
Úc
và Việt Nam hiện có bốn cuộc đối thoại về quốc phòng và an ninh : Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng Úc-Việt Nam hàng năm – đây là hội nghị quan trọng nhất – Đối
thoại Chiến lược Úc-Việt Nam, Thảo luận về Hợp tác Quốc phòng Úc-Việt Nam và
Đối thoại Quốc phòng Úc-Việt Nam theo Track 1.5 (thuật ngữ Track 1.5 chỉ cách
các chính phủ có thể tham gia quản lý xung đột mà không cần đến những cuộc bàn
thảo thường xuyên).
Cả
Úc lẫn Việt Nam đều phối hợp cách tiếp cận của mình tại các cơ chế như Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải mở rộng và Diễn
đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF. Hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua chủ trương
mở rộng nhiệm vụ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ra để bao gồm cả các vấn đề
chiến lược và an ninh.
Từ
năm 1999 đến nay, hơn 1.200 cán bộ quốc phòng Việt Nam đã được huấn luyện và
đào tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Úc. Tàu Hải quân Hoàng
gia Úc hàng năm đều tiến hành những chuyến ghé cảng thiện chí tại Việt Nam. Đã
có sự trao đổi giữa lực lượng đặc biệt của hai quốc gia.
Một
cách cụ thể, Úc và Việt Nam làm việc với nhau về các biện pháp thiết thực liên
quan đến hàng không, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, và các
vấn đề hậu quả của chiến tranh. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng hai Bản Ghi nhớ MOU sẽ được ký kết, một trong lãnh vực hợp tác
trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình, văn kiện còn lại hợp tác để khắc phục
hậu quả của chiến tranh.
Cuối
cùng, Úc và Việt Nam hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc
gia (buôn bán người, buôn bán ma tuý, rửa tiền và tội phạm mạng) thông qua việc
chia sẻ thông tin và tình báo.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment