Đá Chữ Thập: pháo đài canh giữ
biển Đông?
Việt-Long - RFA
2015-02-26
2015-02-26
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tàu thuyền Trung Quốc đang bồi đấp đảo mới từ Đá Chữ Thập
chinatopix.com
Báo Wall Street Journal sưu tầm hình ảnh những đá, bãi đang được Trung
Quốc kiến tạo và mở rộng ở Trường Sa, đem đặt cạnh những không ảnh chụp các vị
trí này trước đây trong năm ngoái, cho thấy diện tích các nơi này được
làm tăng gấp nhiều lần. Riêng Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam năm 1988 đã được
kiến tạo tăng diện tích gấp hơn 10 lần so với đầu năm ngoái, khiến nó trở thành
hòn đảo lớn nhất Trường Sa, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn bị Đài Loan chiếm giữ từ
đầu thập niên 1950.
Anh hưởng quốc tế?
Việc Trung Quốc tái tạo đảo ở Trường Sa đã được quốc tế chú ý từ
đầu năm ngoái khi Bắc Kinh khởi sự kiến tạo đá Chữ Thập một cách đại quy mô, cùng
lúc với năm đảo và bãi đá khác, trong đó có đá Gác-Ma cũng chiếm của Việt Nam,
và gần đây lại xây đắp một vị trí thứ bảy nữa ở Đá Vành Khăn, cách Palawan 209
km. Giới chuyên gia quân sự và chiến lược là những người lưu ý tới sự
kiện này nhiều nhất, vì họ thấy được qua hành động đó, Trung Quốc quyết tâm
bành trướng lấn chiếm 90% diện tích biển Đông, đối đầu với chính sách của Hoa
Kỳ chuyển trục chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Không ảnh chụp Đá Chữ Thập đang được bồi đắp, tân tạo
Tất nhiên mọi sự kiện liên quan đến biển Đông đều liên quan chặt
chẽ tới Việt Nam trên mọi phương diện, từ chủ quyền đến kinh tế, quân sự, ngoại
giao, ảnh hưởng vào chế độ chính trị... nhưng hành động này của Trung Quốc ở
biển Đông mang nhiều ý nghĩa hơn đối với chiến lược châu Á của Hoa Kỳ. Sách
lược biển Đông của Trung Quốc không có gì là lạ, nhưng diễn tiến trong năm qua
đã chứng tỏ Bắc Kinh rất quyết đoán và gấp rút thực hiện nó, song song với việc
phát triển quốc phòng, mặc dù kinh tế và nội trị có những khó khăn riêng.
Ý nghĩa chiến lược?
Báo chí của Trung Quốc gọi đá Chữ Thập là căn cứ lợi hại từ đó có
thể tung ra cuộc tấn công chiếm giữ thủ phủ Sài Gòn của miền Nam Việt Nam trong
vòng vài giờ đồng hồ! Nhưng đó chỉ là điều khoa trương ồn ào, không do Quân Ủy
Trung ương Bắc Kinh phát biểu, để hăm he và bảo Việt Nam đừng trông mong vào
Mỹ. Dường như Trung Quốc cũng hiểu rằng việc tấn công chiếm Sài Gòn không thực
tế và không quan trọng bằng tính cách căn cứ hải dương, pháo đài trấn ngự con
đường biển từ eo Malacca ngược lên tới nam Trung Hoa, lên tận biển Hoa Đông vào
Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, trước hết, nhóm đá và bãi được tân tạo để có thể làm căn
cứ hải dương và điểm tiếp vận cho các hạm đội hải quân cùng hằng ngàn tàu đánh
cá của Trung Quốc. Quan trọng hơn thế, khi căn cứ này đi vào hoạt động nó sẽ
cho thấy ngay hình ảnh lãnh hải rộng lớn của biển Đông nằm hoàn toàn trong tay
Trung Quốc.
Vai trò quân sự?
Thực ra nhóm vị trí tân tạo này chỉ tạo nên hình ảnh và hình thức
một lãnh thổ xa xôi của Trung Quốc, nhằm khoa trương về cái gọi là chủ quyền
lãnh hải Trung Quốc từ Hải Nam tới Trường Sa và qua khỏi Trường Sa. Nó không đủ
điều kiện địa lý và pháp lý để Bắc Kinh dựa vào đó xác định chủ quyền lãnh hải
đặc quyền.
Về mặt quân sự, vị trí này cũng chỉ mang tính hình thức. Ngay
trong trường hợp giả dụ xảy ra chiến tranh với Việt Nam, liệ
Tàu ngầm Kilo-636 của Việt Nam
u cái căn cứ vững chắc và to lớn nhất trong nhóm đó là đá Chữ Thập
có chịu nổi chục quả ngư lôi loại ASuW 53-65, 533 ly, với khối nổ ba trăm
kilogram phóng từ tàu ngầm Kilo-636 KMV "sát thủ thầm lặng" của Việt
Nam? Trận tấn công có thể khiến cầu tàu, sân bay cùng theo nhau lặn xuống đáy
biển! Hay nếu Việt Nam may ra "mượn" được qua tay Mỹ vài quả bom tấn
kiểu "shock-and-awe" nữa, thì cả một loạt căn cứ gọi là "tân tạo
bề thế" đó cũng sẽ bị xóa vĩnh viễn trên bản đồ. Như vậy liệu nó có khả năng
giữ được cái gọi là vai trò pháo đài trấn ngự biển Đông đối đầu với chính sách
chuyển trục của Mỹ?
Chủ đích khác
Hình ảnh "pháo đài trấn ngự biển Đông", do đó, chỉ là
hình ảnh trên mặt hình thức để khoa trương mà thôi. Một dúm đá với rạn san hô
lèo tèo khi nổi khi chìm trên mặt nước như vậy có tân tạo bồi đắp đến mấy thì cũng
chỉ tạo được một hình thức không có thực chất, không có gì lợi hại về mặt quân
sự và cũng không làm mốc cho lãnh thổ mở rộng. Ngay cả hòn đảo lớn nhất và kiên
cố nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm cứ cũng không đủ điều kiện
cho một căn cứ kiên cố trên biển, so với những điểm chiến lược như dãy đảo
Saipan, Iwo Jima dẫn vào đất Nhật. Phòng thủ nhóm đảo nhỏ nhoi đó cũng đã khó,
khoan nói đến căn cứ xuất phát tấn công.
Tóm lại hành động chiếm cứ và bồi đắp kiên cố những đá và bãi ở Trường
Sa không thể làm nghiêng cán cân lực lượng trước ưu thế quân sự tuyệt đối của
Mỹ ở biển Đông, mà chỉ là để tạo nên một hình ảnh lãnh thổ bao trùm biển Đông.
Trung Quốc chỉ cố thổi phồng hình ảnh lên cho thành thực tế, để cho quốc tế nếu
không nhìn nhận thì cũng không thể đẩy được Trung Quốc ra khỏi vùng lãnh thổ
lãnh hải mà họ nhất quyết bám chặt bằng mọi giá.
Không chiến tranh
Nhóm đá mới bồi đắp này quả là không có ý nghĩa gì về quân sự khi chẳng
may xảy ra chiến tranh, nhưng liệu Trung Quốc có để xảy ra một cuộc chiến tranh
ở biển Đông, trong khi đám báo chí Trung Quốc phụ họa với đảng Cộng sản cầm
quyền lúc nào cũng hô hoán chuyện dạy Việt Nam một bài học nữa, rồi thì
"thừa khả năng đánh chiếm Việt Nam trong vài ngày"? Câu trả lời có
nhiều phần là KHÔNG, vì chiến tranh sẽ lật ngược quyền lợi chiến lược và kinh
tế của Bắc Kinh.
Không gây chiến tranh nhưng Trung Quốc gắng tô bồi nhóm đảo cỏn
con đó để có thể mở ra vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Đông. Kỳ thảo luận
bàn tròn "Thế giới Trong tuần" ngày 11 tháng 12 năm 2013 nói rằng Trung
Quốc chỉ mở vùng nhận dạng phòng không đó khi có đủ lực lượng hải quân tuần tra
đến tận Trường Sa, Singapore. Nay là lúc Trung Quốc ráo riết chuẩn bị cho cả
hải quân lẫn không quân khả năng tuần tra và kiển soát không phận hải phận biển
Đông, bằng những hoạt động được nói đến trong lần thảo luận này.
Nhóm đảo tân tạo còn có lợi cho Trung Quốc về kinh tế, trong lãnh
vực giao thông chuyển vận và ngư nghiệp. Từ tháng 7
Phi cơ chiến đấu của Trung Quốc trên đường bay trên đá Chữ Thập
tân tạo- Ảnh mô phỏng
năm ngoái Bắc Kinh đã khuyến khích ngư dân của họ mở rộng ngư trường
về phía nam, nói là các tàu cá sẽ được tiếp liệu ở Trường Sa.
Dựa vào đâu?
Trung Quốc có thể sẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông,
đồng thời mở rộng hoạt động quân sự và ngư nghiệp trên vùng biển sân trước của
Việt Nam. Đến lúc đó Việt Nam sẽ phải có phản ứng, nhưng dựa vào đâu để phản
ứng, thì đó là câu hỏi mà toàn dân toàn quân Việt Nam sẽ buộc đảng Cộng sản cầm
quyền phải trả lời thích đáng.
Liệu đảng Cộng sản có thể nói "dựa vào chính mình" trong
một quốc gia mà chính trường rối loạn với trận đấu đá giết chóc nhau công khai
để tranh giành quyền lực, người dân thì bị cướp đoạt, áp chế một cách tàn bạo
không nương tay?
Tin, bài liên quan
- Trung Quốc: có kiềm chế, có trách
nhiệm
- Mỹ
sử dụng máy bay P-8A tuần thám biển Đông
- Lực
lượng kiểm ngư VN sẽ được trang bị vũ khí
- Biển
Đông và sự thật phía sau chiếc mặt nạ hữu nghị
- Liệu
Malaysia sẽ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông?
- Việt
Nam sẽ mở đường bay ra Trường Sa
- Việt
Nam cứu 11 ngư dân ở Hoàng Sa trong lúc bị máy bay Trung Quốc quần thảo
- Philippines
phản đối TQ mở rộng bãi đá vành khăn
- Mỏ
Lingshui 17 – 2 ở biển Đông mang về cho TQ 100 tỷ m3 khí đốt
__._,_.___
No comments:
Post a Comment