Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo
Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.Nguồn:internet
Vào hôm qua, 09/10/2014,
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã « kiên quyết » phản đối việc Bắc Kinh xây dựng phi
đạo và những cơ sở khác trên đảo Phú Lâm, thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung
Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. Phản ứng của Việt Nam đã được giới quan sát ghi
nhận là cứng rắn, tương ứng với các mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà các công
trình này đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước khác.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ, trong một bài viết công bố hôm nay,
10/10/2014, đã trích dẫn một số chuyên gia nhận định rằng phi đạo cũng như các
cơ sở khác mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ngoài
mục tiêu xác lập « chủ
quyền thực tế » của Trung Quốc trên những thực thể mà họ đã
cưỡng chiếm bằng võ lực, còn có chức năng quân sự, làm bàn đạp cho Trung Quốc
khống chế toàn bộ Biển Đông.
Theo ông Collin Koh, chuyên gia tại trường nghiên cứu các vấn đề
quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, vụ giàn khoan HD-981 vào mùa hè vừa qua đã
nêu bật các hạn chế của Trung Quốc trong việc giám sát khu vực từ trên không.
Trong tình hình đó, Bắc Kinh sẽ biến đảo Phú Lâm – tiền đồn của Trung Quốc tại
Biển Đông – thành một trung tâm chỉ huy quân sự và điều hành kiểm soát mạng
lưới giám sát vùng biển.
Trả lời Bloomberg qua điện thoại, chuyên gia này thẩm định : « Vấn đề không chỉ là kéo dài đường
băng, mà là xây dựng các nơi trú ẩn cho các loại máy bay nhỏ như chiến đấu cơ,
hầm ngầm chứa nhiên liệu và đạn dược. »
Ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích an ninh tại Trung
tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii đã gắn liền các hành
động xây dựng của Trung Quốc tại Hoàng Sa với việc Bắc Kinh đang tạo ra những
hòn đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa.
Theo ông Vuving : « Trung
Quốc đang gửi một thông điệp tới tất cả mọi người trên thế giới về quyết tâm
bảo vệ cái mà họ gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ ». Đối với chuyên
gia Vuving, với tất cả các hành động tại Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đang
càng lúc càng cứng rắn.
Thái độ cứng rắn trên đây đã thể hiện rõ rệt qua việc Bắc Kinh như
đã rầm rộ loan báo viêc «hoàn
tất phi đạo » trên đảo Phú Lâm ngày 07/10/2014, khi cung cấp
cho truyền thông Trung Quốc một loạt ảnh chụp về các công trình đã thực hiện.
Nhật báo Hồng Kông có uy tín South China Morning Post trong số ra
ngày hôm qua 09/10/2014, đã không ngần ngại gọi hành động phô trương đó là tín
hiệu hù dọa gởi đến Việt Nam và Mỹ, nhất là khi một số nhà phân tích quân sự
Trung Quốc được tờ báo Hồng Kông trích dẫn đã không che giấu ý đồ quân sự hóa
vùng Hoàng Sa của Trung Quốc.
Ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), chuyên gia quân sự làm việc tại
Thượng Hải khẳng định răng đường băng trên đảo Phú Lâm sẽ là một chiếc « tàu sân bay không thể đánh
chìm, một căn cứ lý tưởng cho phi cơ của Hải quân Trung Quốc lên xuống ».
Một chuyên gia Trung Quốc khác trong lãnh vực Hải quân là ông Lý
Kiệt (Li Jie) tại Bắc Kinh còn dự đoán rằng phi đạo quân sự đó sẽ mở đường cho
Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Đối với
chuyên gia này, phi đạo trên đảo Phú Lâm đã biến nơi này thành « sân bay quân sự lớn nhất ở miền
cực Nam Trung Quốc », có thể góp phần nâng cao năng lực của chiến
đấu cơ Trung Quốc, phục vụ các chuyến bay thám thính, thậm chí cho pháp chống
hành động do thám của nước ngoài.
Công nhân Bình Dương
biểu tình chống Trung Quốc ngày 14/05/2014 với các biểu ngữ khẳng định chủ
quyền biển đảo đồng thời kêu gọi có thái độ đúng mực.REUTERS/Stringer
Trong một bản báo cáo công bố ngày 08/10/2014, Công ty nghiên cứu
và dự báo các loại rủi ro Maplecroft, trụ sở tại Anh Quốc, đã nêu bật sự tăng
vọt của các rủi ro cho kinh doanh tại Hồng Kông, do các cuộc biểu tình đòi dân
chủ, cũng như tại Liberia, vì dịch Ebola. Điểm đáng chú ý là Việt Nam cũng bị
liệt vào diện nước có «
rủi ro cao » về bất ổn dân sự, sau những vụ biểu tình bạo động
hồi tháng Năm 2014.
Bản Chỉ số Bất ổn Dân sự
(Civil Unrest Index) quý III/2014 của Maplecroft đã xem xét tình hình chính trị
và xã hội tại 197 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để phân loại các nước
thành 4 diện từ cao đến thấp : Rủi ro cực cao (Extreme Risk) ; Rủi ro cao (High
Risk) ; Rủi ro trung bình (Medium Risk) ; và Rủi ro thấp (Low Risk).
Việt Nam bị xếp thứ 24 trên bảng chỉ số này, và bị liệt vào diện « Rủi ro cao » cho
giới kinh doanh, nhỉnh hơn Thái Lan (hạng 16) hay Indonesia (hạng 23) một chút,
nhưng thua Trung Quốc (hạng 26), Ấn Độ (hạng 28), Cam Bốt (hạng 32) và
Philippines (hạng 35).
Về trường hợp của Việt Nam, Maplecroft giải thích :
« Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam vào tháng
05/2014 đã dẫn đến bạo lực và gây nên thiệt hại tài sản nghiêm trọng, không chỉ
đối với Trung Quốc mà cả đối với các nước khác. Nhiều nhà máy đã bị buộc phải
tạm ngưng sản xuất, trong khi những công ty, tập đoàn bị tác hại nặng nề nhất
đã thấy giá trị cổ phiếu của mình giảm từ 4% đến 16% ».
Bà Charlotte Ingham, chuyên gia phân tích chính tại Maplecroft đã
nhắc nhở giới kinh doanh : « Theo
dõi các chuyển biến tại các quốc gia có mức độ bất ổn gia tăng nên là một ưu
tiên hàng đầu cho các nhà quy hoạch kinh doanh và quản lý rủi ro. Tình trạng
bất ổn dân sự có thể tạo ra rủi ro đối với các hoạt động cũng như đối với dây
chuyền cung ứng và ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên và tài sản của công
ty. »
No comments:
Post a Comment