Đăng ngày 02-10-2014
Manila cảnh báo : Bắc Kinh sắp lập vùng phòng không trên Biển
Đông
Trọng
Nghĩa
Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) chụp ngày
29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines
Trong thời gian gần đây,
các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên các bãi đá mà Trung Quốc đang kiểm
soát ở vùng Trường Sa đã liên tiếp bị tố cáo trước công luận thế giới, đặc biệt
là trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc với phát biểu hôm 29/09/2014 của Ngoại trưởng
Philippines. Đối với giới lãnh đạo quốc phòng và an ninh Philippines, khả năng
Trung Quốc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông - tương tự
như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông - không còn xa.
Nhật báo The Philippine
Star, xuất bản tại Manila, hôm 30/09 vừa qua đã trích dẫn một số quan chức an
ninh cao cấp của Philippines, lên tiếng báo động rằng các hoạt động cải tạo địa
hình và xây dựng cơ sở trên các thực thể mà Bắc Kinh đã chiếm đóng tại vùng
quần đảo Trường Sa là tín hiệu dự báo việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng
phòng không trên Biển Đông.
Trích dẫn các nghiên cứu
quân sự cũng như dữ liệu quan sát liên tục thu thập được, một quan chức an ninh
cấp cao của Philippines hôm 29/09 đã xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo và
bồi đắp các rạn san hô đang tranh chấp trên Biển Đông là một phần trong kế hoạch
của Bắc Kinh nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (từ tắt tiếng Anh là
ADIZ) trong khu vực.
Phát biểu với nhật báo Philippines,
viên chức này cảnh báo : « Trung Quốc chỉ còn chờ hoàn tất việc xây dựng các cơ
sở hải quân và không quân trên các bãi mà tên tiếng Việt là Đá Gạc Ma, Đá Châu
Viên, Đá Ga Ven… để tuyên bố một vùng phòng không tại Biển Đông, tương tự như
những gì Bắc Kinh đã làm ở Biển Hoa Đông ».
Các bức không ảnh gần
đây nhất của khu vực (tháng 07/2014) cho thấy là các bãi ngầm đã biến thành đảo
cát nhân tạo, với những cơ sở kiên cố, đường sá, bến tàu, thậm chí có trồng cả
dừa. Theo báo chí Philippines, Trung Quốc không chỉ xây các cơ sở quân sự, mà
còn chú ý đến các công trinh dân sự như khách sạn hoặc hồ bơi để phục vụ cho du
khách trong tương lai.
Theo một quan chức an
ninh khác, được báo Philippine Star trích dẫn, thì Trung Quốc đang cải tạo các
vùng chiếm đóng để có chỗ đặt chiến đấu cơ và chiến hạm để buộc các nước khác
tôn trọng vùng phòng không mà họ thiết lập. Hậu quả, theo viên chức này là quyền
tự do đi lại trên biển và trên không của Philippines cũng như của các nước khác
sẽ bị tác hại.
Hồi cuối tháng Mười một
năm ngoái, Nhật Bản và Mỹ đã bác bỏ vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc
tuyên bố trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo
kiểm soát nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Ngay từ lúc ấy, quốc tế
đã không ngừng cảnh cáo Trung Quốc là không được thiết lập vùng nhận dạng phòng
không tại Biển Đông.
Đăng ngày 02-10-2014
Đài Loan dự trù cắm tên lửa trên đảo Ba Bình ở Trường Sa
Trọng
Nghĩa
Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần
đảo Trường Sa, Biển ĐôngDR
Chính quyền Đài Bắc đang
xem xét khả năng triển khai tên lửa phòng không RIM-72C Sea Chaparral do Mỹ chế
tạo trên đảo Itu Aba mà Đài Loan đang kiểm soát ở vùng Trường Sa.
Theo nhật báo
Đài Loan Want Daily, vào hôm qua, 01/10/2014, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan,
Trung tướng Cao Thiên Trung đã thông báo tin trên cho ông Lâm Úc Phương, một
Dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng đang cầm quyền.
Itu Aba – tên tiếng Hoa
là Thái Bình, tiếng Việt gọi là Ba Bình – là đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa,
hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung
Quốc. Đây là đảo duy nhất mà Đài Loan đang kiểm soát, cho dù Đài Bắc cũng đòi
chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với những yêu sách tương
tự như của Bắc Kinh.
Tên lửa RIM-72C của Mỹ
hiện được đặt trên 6 chiến hạm lớp La Fayette của Pháp mà Hải quân Đài Loan
hiện có. Tuy nhiên mới đây, Viện Khoa học Công nghệ Trung Sơn (Chungshan) đã
cải tiến thành công tên lửa không đối không Thiên Kiếm II (Sky Sword) dùng cho
chiến đấu cơ Đài Loan F-CK-1, để có thể phóng đi từ tàu chiến.
Do vậy Dân biểu Lâm Úc
Phương (Lin Yu Fang) đề nghị thay thế tất cả các tên lửa RIM-72C bằng loại
Thiên Kiếm II, và yêu cầu Bộ Quốc phòng Đài Loan xem xét việc triển khai loại
tên lửa Mỹ trên đảo Itu Aba.
Cho dù Đài Loan không
can dự vào cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi Scarborough Shoal
tháng 04/2012 hay giữa Việt Nam Trung Quốc khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981
vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 05/2014, nhưng dân biểu Lâm Úc Phương đề nghị
Đài Bắc có đường lối cứng rắn hơn trong việc bảo vệ lãnh thổ ở Biển Đông.
Một số dân biểu khác
cũng lên tiếng yêu cầu chính quyền củng cố hệ thống phòng thủ Itu Aba hiện do
lực lượng tuần duyên Đài Loan chịu trách nhiệm. Theo các dân biểu này, hệ thống
hiện hữu chưa đủ để đối phó với một cuộc tấn công của Việt Nam, do vậy, Bộ Quốc
phòng cần triển khai thêm các loại tên lửa phòng không và vũ khí chống đổ bộ trên
đảo, đồng thời mở rộng cảng, sân bay và những cơ sở quân sự khác trên đảo Itu
Aba.
Theo báo mạng Want China
Times, nếu không có loại máy bay tiếp liệu trên không, không quân Đài Loan
không thể yểm trợ hiệu quả cho lực lượng trú đóng trên đảo Itu Aba, trong khi
Việt Nam cho biết là có thể làm tê liệt hệ thống phòng thủ của đảo này trong
vòng 20 phút. Sau đó, lực lượng Việt Nam chỉ cần không đầy một tiếng đồng hồ để
giành quyền kiểm soát đảo này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment