Friday, 10 October 2014

Tham vọng và âm mưu chiến lược của TQ ở biển Đông


Tham vọng và âm mưu chiến lược của TQ ở biển Đông

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10092014-ch-ree-develp-prel-air-zo.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường băng cho máy bay trên đảo Yongxing (đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường băng cho máy bay trên đảo Yongxing (đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
 Nguồn: Sina.com




Tân hoa xã  vào ngày 7 tháng 10 vừa qua loan Trung Quốc vừa hoàn thành đường băng dài 2000 mét trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trong khi đó lâu nay cũng có cảnh báo về mối nguy của việc Trung Quốc cho cải tạo, xây dựng một số khu vực đảo đá mà họ chiếm được trước đây tại Trường Sa thành căn cứ quân sự cả không và hải quân.
Vậy đó là những mối nguy gì và phản ứng của một số nước chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam ra sao?
Chuẩn bị cho vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?
Tờ PhilStar của Philippines số ra hồi ngày 30 tháng 9 trích dẫn phát biểu của một quan chức cap cấp nước này nêu rõ hoạt động của Trung Quốc cho cải tạo và xây dựng phát triển một số bãi đá đang tranh chấp tại khu vực Biển Tây Philippines, ( mà Việt Nam gọi là Biển Đông) rõ ràng là một phần của kế hoạch nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực này.
Vị quan chức này dẫn nguồn từ những nghiên cứu quân sự và công tác giám sát lãnh thổ liên tục cảnh báo là Trung Quốc đang tiến rất gần đền việc thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn khu vực hiện đang có tranh chấp với các nước khác gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan.
Theo vị quan chức phát biểu với PhilStar thì Trung Quốc đang chỉ chờ hoàn tất các dự án phát triển căn cứ không quân và hải quân tại các bãi đá ngầm Châu Viên, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Ga ven ở Trường Sa trước khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại khu vực này tương tự như vùng nhận dàng phòng không họ tuyên bố hồi tháng 11 năm ngoái tại Biển Hoa Đông.
Hoạt động của Trung Quốc cho cải tạo và xây dựng phát triển một số bãi đá đang tranh chấp tại khu vực Biển Tây Philippines, ( mà Việt Nam gọi là Biển Đông) rõ ràng là một phần của kế hoạch nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực này
Tờ PhilStar của Philippines
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên viên nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cũng nói về tham vọng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại đó như sau:
Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông rất lớn và họ không ngại, không từ một thủ đoạn nào cả. Ngay cả vụ giàn khoan hồi tháng 5 đặt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, họ vẫn tuyên bố với thế giới là Việt Nam quấy nhiễu, đe dọa họ. Điều đó cho thấy Trung Quốc họ ‘đổi trắng, thay đen’ như thế nào! Nếu không ngăn chặn được hành động của Trung Quốc tại Biển Đông thì hệ lụy là Trung Quốc lý giải Công ước Liên hiệp quốc về luật biển theo hướng có lợi cho họ. Trước đây Trung Quốc đã tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên vùng Senkaku tranh chấp với Nhật Bản, mặc dù vấp phải sự phản đối từ phía Nhật và Hoa Kỳ là đồng minh thân cận của Nhật bản; nhưng Trung Quốc không từ bỏ và nói bóng gió sẽ tuyên bố một vùng nhận diện phòng không tương tự trên vùng Biển Đông. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì trên vùng Biển Đông rộng lớn hiện nay, Trung Quốc chưa thể thực hiện được, nhưng nếu việc Trung Quốc cho xây dựng và xây dựng thành công các đá trên Trường Sa thì có lẽ việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông là một tương lai không xa.
Tạo thế đứng chiến lược tại Biển Đông
Một chuyên gia quân sự tại Việt Nam là thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam, nói về mối nguy mà những căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa sau khi hoàn thành sẽ gây ra cho Việt Nam và các quốc gia trong khu vực:
Việc Trung Quốc tiến thêm những hành động nguy hiểm như thế không chỉ gây bất ổn cho Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á. Bởi vì tham vọng của Trung Quốc chúng ta đều biết và tham vọng ấy ngày càng bộc lộ rất rõ rệt. Chính vì thế cho nên việc xây dựng các căn cứ quân sự, đặc biệt những tuyến đường băng ở đảo Gạc ma, đảo Chữ Thập… để kết nối với đảo Phú Lâm mà Trung Quốc đã chiếm trong những năm 50 của thế kỷ trước sẽ tạo nên một quần thể cho các lực lượng máy bay Trung Quốc hoạt động. Bởi vì nếu như Trung Quốc không xây dựng những sân bay này thì sẽ mất một thời gian khá dài mới có thể kiểm soát được vùng Biển Đông thông qua lực lượng không quân. Mà lực lượng không quân trên biển là cực kỳ quan trọng.
Từ đảo Hải Nam mà xuống Trường Sa phải bay hàng nghìn kilomet; như thế buộc phải tiếp dầu trên không cho các máy bay chiến đấu...Vì thế cho nên tham vọng, âm mưu của Trung Quốc là xây dựng các bãi san hô, bãi đá thành các đảo nhân tạo...khi xây dựng xong rồi, kết nối thành một hệ thống đường băng và sân bay
thiếu tướng Lê Mã Lương
Trong khi đó từ đảo Hải Nam mà xuống Trường Sa phải bay hàng nghìn kilomet; như thế buộc phải tiếp dầu trên không cho các máy bay chiến đấu; nếu không các máy bay chiến đấu không thể bay về lại đảo Hải Nam. Vì thế cho nên tham vọng, âm mưu của Trung Quốc là xây dựng các bãi san hô, bãi đá thành các đảo nhân tạo. Việc này không phải mới lạ gì nhưng với Trung Quốc thì cực kỳ nguy hiểm vì khi xây dựng xong rồi, kết nối thành một hệ thống đường băng và sân bay như thế thì sẽ khống chế toàn bộ tuyến chiến lược biển của Việt Nam ở Biển Đông, ảnh hưởng đến phòng thủ của Việt Nam không chỉ ở Biển Đông mà cả ngay trên đất liền.
Nếu Trung Quốc tuyên bố khu vực cấm bay thì không chỉ Việt Nam mà cả khu vực các nước Đông Nam á và eo biển Malacca cũng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc.
Phản ứng của Philippines và Việt Nam
Philippines là quốc gia công khai lên tiếng nhiều nhất về những hoạt động cải tạo và xây dựng tại Trường Sa. Theo các qui định của Liên hiệp quốc cũng như những thỏa thuận giữa các nước trong khu vực như Tuyên bố Ứng xử của các Bên tại Biển Đông năm 2002 thì việc Trung Quốc trước đây sử dụng vũ lực để chiếm các đảo và đá tại Biển Đông đang tranh chấp và nay tiến hành hoạt động phát triển các dự án căn cứ quân sự như thế là hoàn toàn vi phạm.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về những đường đứt khúc mà Bắc Kinh vạch ra trên Biển Đông mặc dù phía bị kiện không chịu tham gia
Tại khóa họp 69 Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York vào cuối tháng 9 vừa qua, Philippines tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về những hành động mà Manila cho là nguy hiểm, gây mất ổn định tại khu vực Biển Đông
Sang đầu tháng 10, Philippines cho biết tổng thống nước này có quyết định ngưng mọi kế hoạch xây dựng, trong đó có việc sửa chữa một đường băng trên đảo Thị Tứ thuộc Trường Sa mà nước này đang chiếm giữ dù có tranh chấp với các nước khác. Mục đích được nói nhằm duy trì đạo đức trong tranh chấp lãnh thổ.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về những đường đứt khúc mà Bắc Kinh vạch ra trên Biển Đông mặc dù phía bị kiện không chịu tham gia.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu đặc quyền kinh tế là thềm lục địa của Việt Nam, lúc được báo chí quốc tế hỏi, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng bằng chứng và đang cân nhắc thời điểm khởi kiện
Thủ tướng Việt Nam khi có mặt tại Philippines hồi cuối tháng 5, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu đặc quyền kinh tế cà thềm lục địa của Việt Nam, lúc được báo chí quốc tế hỏi, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng bằng chứng và đang cân nhắc thời điểm khởi kiện. Tuy nhiên từ đó đến nay đã hơn 4 tháng vẫn chưa thấy có động tĩnh gì về việc kiện tụng như thế.
Một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông khác, tiến sĩ Lê Thu Hường tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore phát biểu về điều này như sau:
Điều đó cần nghiên cứu sâu về mặt pháp luật trước. Tôi không biết việc chuẩn bị hiện nay ở Việt Nam như thế nào, tôi có biết đội ngũ nghiên cứu cũng rất tích cực và mạnh mẽ trong việc này; nhưng tôi không rõ họ đầy đủ đến đâu và đang còn chờ đợi cái gì.

Tại diễn đàn Liên hiệp quốc, phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh cũng lên tiếng sau khi ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc lên tiếng nói cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết tranh chấp. Trong chuyến làm việc tại Hoa Kỳ vừa qua, ông Phạm Bình Minh được cho là có những phát biểu mạnh mẽ đối với Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment