BIỂN
ĐÔNG -VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ năm 04
Tháng Chín 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 04 Tháng Chín 2014
Du lịch Hoàng Sa: Trung Quốc thực hiện ý đồ bành trướng ở Biển
Đông
Tàu du lịch Trung Quốc
rời cảng Tam Á (Sanya), để đi thăm các đảo nhỏ ở Hoàng Sa - sanyatourism.com
Đức Tâm
Tàu đánh cá, tàu ngư chính, kiểm ngư, rồi giàn khoan và giờ đây là
du lịch bằng thuyền tới quần đảo Hoàng Sa : Trung Quốc dùng mọi phương tiện để
thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông. Tân Hoa Xã, ngày
02/09/2014, cho biết, tàu du lịch Trung Quốc "Coconut Princess" đã
rời cảng Tam Á (Sanya), cực nam đảo Hải Nam, để tới quần đảo Tây Sa, (tức Hoàng
Sa).
Chuyến du lịch kéo dài
bốn ngày, ba đêm và đi qua hơn bốn chục đảo nhỏ, bãi đá. Trước đó, Bắc Kinh đưa
tin là do chương trình thành công, nhà tổ chức du lịch bằng thuyền tới Hoàng Sa
đã cải tiến các hoạt động để rút ngắn thời gian đi biển. Trung Quốc bắt đầu đưa
du khách tới Hoàng Sa từ tháng 04/2013 và Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam đã
chuyên chở hơn 3000 du khách từ đảo Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa.
Cho đến nay, công ty này
chỉ có mỗi tàu Coconut Princess, phục vụ tuyến Hải Nam- Hoàng Sa, được tổ chức
hàng tháng hoặc hai tháng một lần, và mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Ban đầu,
điểm xuất phát là thành phố Hải Khẩu (Haikou) thủ phủ tỉnh Hải Nam và hành
trình tới quần đảo Hoàng Sa mất khoảng 20 tiếng. Từ ngày 02/09, tàu xuất phát
từ cảng Tam Á và chỉ mất 12 giờ để tới Hoàng Sa.
Trong chuyến đi, du
khách tới tham quan Cồn Quan sát (Trung Quốc gọi là Ngân Tự - Yinyu và tên quốc
tế Observation Bank), đảo Toàn Phú (Quanfu), đảo Áp Công (Yagong), tất cả đều
nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Vĩnh Nhạc quần đảo – Crescent Group), thuộc quần
đảo Hoàng Sa.
Mặc dù truyền thông
Trung Quốc nhấn mạnh tới khía cạnh du lịch, nhưng theo giới quan sát, hiển
nhiên, hoạt động này của Bắc Kinh mang tính chính trị. Quần đảo Hoàng Sa là nơi
tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tháng Giêng năm 1974, Trung
Quốc đã đánh chiếm quần đảo này từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Khi thường xuyên đưa du
khách tới Hoàng Sa, Trung Quốc muốn củng cố đòi hỏi chủ quyền, khẳng định là
Bắc Kinh quản lý tuyệt đối toàn bộ vùng này. Các tàu du lịch cung cấp thức ăn
và chỗ ở cho du khách mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở trên những hòn
đảo tại đây.
Sự hiện diện của các tàu
du lịch tạo cớ cho Trung Quốc điều các tàu tuần tra phi quân sự đến những vùng
đang có tranh chấp. Bắc Kinh vốn thường xuyên dùng tàu ngư chính, kiểm ngư,
trên danh nghĩa là tàu dân sự, để khẳng định các đòi hỏi chủ quyền ở những vùng
biển tranh chấp. Mặt khác, tàu du lịch, không vũ trang, không thể trở thành mục
tiêu tấn công của những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Năm ngoái, khi Trung
Quốc tổ chức tuyến du lịch tới Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam đã phản đối mạnh
mẽ. Bắc Kinh bỏ ngoài tai. Trung Quốc không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền của
Việt Nam đối với Hoàng Sa và cho rằng hoạt động du lịch trong khu vực không
liên quan gì đến nước thứ ba.
Lần này cũng tương tự.
Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại điệp khúc : « Việt Nam
có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai
thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam » v.v
và v.v.
Một chỉ dấu khác cho
thấy ý đồ chính trị của Trung Quốc trong việc tổ chức du lịch Hoàng Sa : Theo
báo International Herald Tribune, trong những chuyến du lịch đầu tiên, Bắc Kinh
chỉ chấp nhận công dân Hoa lục, người ngoại quốc hoặc người Trung Quốc ở Hồng
Kông, Macao cũng bị gạt mà không có giải thích. Ngoài ra, trong số 200 hành
khách của chuyến thứ nhất, thì số quan chức chính quyền đông hơn du khách.
Trung Quốc không phải là
nước duy nhất nhìn thấy tiềm năng du lịch kết hợp với việc củng cố quyền kiểm
soát tại các vùng có tranh chấp. Philippines đã tính tới việc tổ chức du lịch
quần đảo Trường Sa. Còn Việt Nam, trong thời gian qua, đã tổ chức một số chuyến
cho quan chức và khách mời đi thăm hỏi binh sĩ trên các đảo ở Trường Sa mà Việt
Nam quản lý.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment