CHÂU
Á -
Bài đăng : Thứ hai 01
Tháng Chín 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 01 Tháng Chín 2014
Ấn Độ - Nhật Bản : Thượng đỉnh để thắt chặt quan hệ song phương
Thượng đỉnh Nhật-Ấn tại
Tokyo, ngày 01/09/2014.
Reuters
Đức Tâm
Sau khi cuộc gặp gỡ nồng nhiệt và thân tình ở Kyoto, ngày 01/09/2014,
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe họp Thượng đỉnh
ở Tokyo. Trọng tâm nhằm thúc đẩy trao đổi kinh tế và thắt chặt liên minh
để đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong vùng Châu Á.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra
Modi đến cố đô Kyoto từ hôm 30/08/2014, trong khuôn khổ chuyến công đầu tiên
ngoài vùng Đông Nam Á, kể từ khi ông nhậm chức cách nay ba tháng. Lãnh đạo
Ấn đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón tiếp rất trọng thị.
Hôm nay, 01/09/2014, các
cuộc thảo luận chính thức bắt đầu giữa lãnh đạo hai nền kinh tế thứ hai và thứ
ba ở Châu Á.
Trong lĩnh vực đối
ngoại, Ấn Độ và Nhật Bản đều phải đối mặt với mối đe dọa chung là Trung Quốc vì
cả hai nước đều có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Theo báo chí Nhật Bản,
New Delhi và Tokyo dự kiến thành lập một cơ chế đối thoại 2+2, ở cấp Ngoại
trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, theo như mô hình mà Nhật đã thiết lập với Hoa
Kỳ, Úc, Nga và Pháp. Giới quan sát cho rằng, đang lo ngại sự trỗi dậy của Trung
Quốc, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ sáng kiến của Nhật Bản và Ấn Độ.
Dường như để nhắc lại
tham vọng lãnh thổ của mình, hôm nay, Trung Quốc lại cho các tàu tuần duyên xâm
nhập vào hải phận quần đảo Senkkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền
giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Ngay khi tới Tokyo, Thủ
tướng Modi đã tuyên bố : Ấn Độ và Nhật Bản phải chọn con đường phát triển hòa
bình, chứ không theo đuổi chủ nghĩa bành trường « theo kiểu thế kỷ 18 », « lấy
đất và đưa thuyền chiếm biển của nước khác », hàm ý nói đến các tham vọng của
Trung Quốc và « nếu Châu Á trở thành khu vực đi đầu trong thế kỷ 21, thì Nhật
Bản và Ấn Độ cần phải chỉ rõ đường đi ».
Trong lĩnh vực kinh tế,
một phái đoàn hùng hậu các doanh nhân Ấn Độ tháp tùng Thủ tướng Modi. Nhật Bản
đứng hàng thứ tư trong số các nước đầu tư tại Ấn Độ.
Báo kinh tế Nikkei cho
biết, nhân chuyến công du này, có nhiều khả năng Nhật Bản sẽ cấp 50 tỷ yen
(khoảng 364 triệu euro) tín dụng lãi suất thấp cho Ấn Độ, để thực hiện
các dự án đường sắt, đường bộ và các khu công nghiệp.
Nhiều hợp đồng kinh tế
sẽ được ký kết bởi vì Nhật Bản muốn tăng gấp đôi mức đầu tư trực tiếp, cũng như
số doanh nghiệp làm ăn tại Ấn Độ, trong vòng 5 năm tới.
Công ty Nidec, chuyên
sản xuất các động cơ nhỏ cho các loại máy điện tử, có kế hoạch đầu tư hơn 100
tỷ yen (khoảng 729 triệu euro) vào Ấn Độ, trong giai đoạn 2021-2022.
Thủ tướng Shinzo Abe
cũng muốn bán công nghệ xe lửa cao tốc « Shinkansen », vì hiện nay, Ấn Độ có
một dự án trong lĩnh vực này.
Hai nước cũng thảo luận
về hợp tác hạt nhân dân sự. Các cuộc đàm phán trước đây đã bị đình hoãn sau
thảm họa Fukushima.
Trong chuyến công du
Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ, hai nước sẽ chính thức ra thông báo về hợp tác
trong lĩnh vực đất hiếm, theo đó, Nhật Bản gia tăng nhập khẩu nguyên liệu này
từ Ấn Độ, để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment