Thursday, 21 August 2014

KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐẢNG ... CHÍNH LÀ ĐẢNG

KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐẢNG ... CHÍNH LÀ ĐẢNG

Trịnh Hữu Long

Thông Tin Đức Quốc - 19.08.2014 
Ngoài người anh cả 16 chữ vàng và 4 tốt, xem ra đảng có quá nhiều kẻ thù: Đế quốc Mỹ, các nước tư bản, NGO, "phản động", diễn biến hòa bình, tham nhũng, lạm phát. Tưởng kẻ thù lớn nhất của đảng là dân, nhưng thật ra không phải. Theo tác giả, đó chính là đảng!

Hình: Internet, tác giả tay cầm giấy
Một trong những điều người Việt Nam lo ngại nhất khi quan hệ với Mỹ là Mỹ có thể trở mặt bất cứ lúc nào, như đã từng làm với Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975.
Lo ngại này là chính đáng, vì nước nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia họ lên trên tất cả (chỉ có vài nước là đặt một chủ nghĩa và một thứ tình anh em siêu ảo lên trên đầu). Nước Mỹ cũng chẳng sai gì khi bỏ rơi đồng minh để bảo vệ đất nước họ.

Nhưng bối cảnh hiện nay có lẽ thuận lợi hơn nhiều cho lãnh đạo Việt Nam, bởi lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, và cũng là một trong những điểm độc đáo nhất của chính trị Việt Nam, họ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt rộng lớn ngay trong lòng nước Mỹ. 1,7 triệu công dân Mỹ gốc Việt, chiếm gần 0,6% dân số Mỹ, hầu hết vẫn còn tha thiết với quê hương, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quan hệ Việt - Mỹ.

 Lá phiếu của họ có thể chi phối chính trường và quan điểm của họ luôn luôn được lắng nghe.

Bởi vậy, một trong những cách tốt nhất để kìm hãm các chính sách bất lợi cho Việt Nam từ phía Mỹ là chính phủ phải thân thiết được với cộng đồng người Việt ở Mỹ và thực lòng tôn trọng họ.

 Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đang nắm chính phủ hiện nay, có làm được điều này không là một câu hỏi lớn, bởi để kết thân được với cộng đồng người Việt ở Mỹ, họ buộc phải đánh giá lại toàn bộ cuộc chiến tranh 1954-75, đánh giá lại Việt Nam Cộng hòa, đánh giá lại sự kiện hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975 và hàng trăm nghìn người đã chết tức tưởi trên biển.

Làm thế nào để Đảng nói với đảng viên của họ, cựu chiến binh của họ và một bộ phận lớn nhân dân về tất cả những điều này?

 Làm thế nào để Đảng mở được lời xin lỗi? Vốn liếng chính trị lớn nhất của họ chính là cuộc chiến tranh được gọi là "chống Mỹ", cái mà phần lớn người Việt Nam ngày nay vẫn coi là công lao của Đảng. Từ bỏ được là không dễ.

Thế mới bảo, kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
Nguồn:blog.trinhhuulong.com                                                                                                                                 Thông Tin Đức quốc - http://www.ttdq.de/node/1699


Nhạy cảm chính trị

Bùi Mai Hạnh

Vừa rồi về Việt Nam, bất ngờ được chị bạn (làm công tác văn hóa văn nghệ) nhắc nhở: “Em chẳng nhạy cảm chính trị gì cả!”.

Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ một lần.

Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ X. Một tuần căng thẳng hồi hộp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.

Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không nhạy cảm chính trị là sao?

Căn nhà đó có bảy bát hương xếp hàng trên ban thờ lặng ngắt u buồn. Vệt nước lụt vẫn còn thẫm đen đánh dấu trên nửa già cánh cửa gỗ sắp mục. Bức tường nứt đút lọt ngón tay út. Gian bếp lạnh tanh chỏng chơ cái nồi nhỏ… Thỉnh thoảng mẹ mới đến nhà mình để thắp hương cho những người chết trận (chồng và các con trai). Vì mẹ sợ. Ở căn nhà đó, mẹ sợ đủ thứ. Sợ trộm cắp, sợ lụt lội, sợ cái nhà ụp xuống đầu bất cứ lúc nào. Sợ hơn cả là nỗi cô đơn không hàng xóm láng giềng. Mới đấy, lũ lụt tràn qua bất ngờ trong đêm, mẹ suýt chết đuối. May có đứa cháu họ xa sực nhớ đến, chạy ra cõng mẹ về. Từ đó, mẹ về hẳn trong làng ở nhờ nhà người bà con.

Không hề ngần ngại, mẹ thổ lộ nỗi buồn, sự bất bình với chính quyền địa phương khi xây cho mẹ căn nhà không đảm bảo chất lượng vì đã “bị rút ruột một nửa” và nằm chơ vơ giữa cánh đồng hoang vắng. Từ xa, ngôi nhà nom giống mô hình “nhà cô đơn trên sa mạc”. Có lẽ, chức năng của căn nhà là làm nhân chứng cho “sự quan tâm của Đảng và nhà nước” thì đúng hơn là làm “nhà tình nghĩa”, mái ấm cho một bà mẹ anh hùng cô đơn.

Kết luận bài báo, mình nói về cảm giác buồn nôn khi chứng kiến ông quan chức Phòng Thương binh Xã hội, miệng cười hềnh hệch gào thét zô zô, tay thản nhiên thò vào khuấy đá trong vại bia đang sủi bọt ở quán ăn chiêu đãi các tân nhà báo. Chỉ mấy phút trước, trong buổi mít-tinh tưởng nhớ liệt sĩ, những ngón tay chuối mắn này còn vung lên hùng hồn phụ họa cho bài diễn văn “nghèn nghẹn xúc động”…

Tuy nhiên, bài viết nhiều thông tin thực tế và cảm xúc “lai láng” của một đứa thơ thẩn đã không được duyệt chỉ vì nó rất thiếu “nhạy cảm chính trị”.

Lần thứ hai khái niệm “nhạy cảm chính trị” do một sếp nữ giảng giải. Chẳng nhớ là mình đã phạm lỗi gì cụ thể (vì nhiều lỗi quá), chỉ nhớ hôm ấy, ở hành lang cơ quan, mình hút thuốc và sếp cũng… xin một điếu. 

Đấy là lần duy nhất mình thấy sếp hút thuốc (hình như sếp đang bức xúc gì đó). Sếp chân tình nói: “Này, chị bảo thật, người ta nói ăn cây nào rào cây ấy, nếu em định viết bài chê ngành văn hóa thì em chỉ có cách ra khỏi ngành, rồi muốn viết gì thì viết. Ngành văn hóa tham nhũng giỏi lắm được vài chục triệu, làm sao bằng ngành giao thông tham nhũng hàng chục tỉ hả em. Em cần phải nhạy cảm chính trị hơn chứ đừng có ngây thơ như thế…”.

Mình nghe sếp nói và… im lặng. Sếp nói quá chuẩn! Sau đó, mình đã thực hiện đúng lời khuyên của sếp, tình nguyện vĩnh biệt đời công chức, ra khỏi ngành và viết “Lê Vân yêu và sống”, một cuốn sách mình muốn viết. 

Cuốn sách bị cấm tái bản (theo lệnh miệng) sau một tháng phát hành. Đến giờ, lệnh cấm vẫn còn nguyên hiệu lực, mà chẳng ai cho mình biết lý do tại sao cấm để mình còn “rút kinh nghiệm”. Đoán mò, chắc tại mình kém “nhạy cảm chính trị” chăng?

Lần thứ ba mình được “thụ giáo” bởi một anh chàng dễ thương bên an ninh văn hóa. Khi đó, mình đang say sưa viết một loạt bài điều tra về ông hiệu trưởng một trường đại học tham nhũng, lạm quyền. Vì là chỗ quen biết, chàng đọc thấy bèn chân tình khuyên nhủ: “Em viết làm gì. Ông trưởng bảo đúng ông phó bảo sai. 

Đố em biết được ai đúng ai sai!!! Cơ chế là thế. Hôm nay đúng ngày mai sai ngày kia lại đúng. Chẳng có ai sai cả. Viết thế chứ viết nữa cũng chả giải quyết được gì!!! Em phải biết trên ông ấy là ai chứ! Em chả nhạy cảm chính trị tí nào”.

Quả thật, bốn số liền đăng bài tố cáo mà “ngài hiệu trưởng khả kính” không thèm ra lời. Thậm chí, không hiểu phù phép thế nào, ông ta lại được ca ngợi hết lời, cũng chính trên tờ báo đó. Thế mới đau chứ!

Nỗi đau này mãi gần chục năm sau mới… lên da non được. Tình cờ một hôm, cà phê vỉa hè, mình đọc được tin ngài hiệu trưởng phù thủy ấy sắp ra tòa. Vì tham nhũng hay gì gì đó, ở một phi vụ khác… Bỗng nhớ lời khuyên chân tình của chàng an ninh văn hóa về “căn bệnh” kém “nhạy cảm chính trị” của mình.

Và còn nhiều lần nữa, mỗi lần được nhắc nhở kém / thiếu “nhạy cảm chính trị”, mình chỉ ừ hữ hoặc im lặng mà không có thuốc nào chữa được. Vái tứ phương, được các “lang vườn” bạn bè kê đơn bắt uống loại thuốc cây nhà lá vườn rất hiệu nghiệm có tên tiếng Tây là “Mackeno” và tên tiếng Việt là “Vô cảm”.

Vô cảm. Ai đó đã dùng chữ này đầu tiên để miêu tả căn bệnh thờ ơ, chán nản, buông xuôi, trơ lì của toàn xã hội, từ dân đen tới cán bộ? Vô cảm trước sự đói nghèo, vô cảm trước áp bức bất công, vô cảm trước cường hào tham nhũng, vô cảm trước tội ác bạo hành, vô cảm khi an ninh quốc gia bị đe dọa, và đặc biệt vô cảm trước sự vô cảm. Cả một xã hội ù lì u mê không cảm xúc yêu ghét.

Giống y hệt lúc tắc đường, là khi gương mặt xã hội được phản ánh rõ nhất.

Đầu tiên cáu vì bỗng nhiên bị chặn đứng (như bị ngâm hồ sơ giấy tờ, bị sách nhiễu vòi vĩnh…). 15 phút đầu bực lắm. Bực ra mặt. Trán nhăn lại cau có, mắt láo liên nhìn quanh tìm lối thoát. 15 phút tiếp theo vẫn đứng im một chỗ, bắt đầu chửi đổng trong bụng. 15 phút nữa trôi đi trong cam chịu, nhẫn nhục. Ai cũng giống hệt mình. 

Cuối cùng, thêm 15 phút hay lâu hơn nữa cũng vậy. Chẳng còn trông đợi gì nữa… Sau một giờ đồng hồ, thậm chí hai giờ, chôn chân tại chỗ, nắng đổ lửa xuống hay mưa như xối trên đầu, khói xăng xe mù mịt ngộp thở, mọi cảm xúc bực bội, chán nản, lo lắng, đau khổ, oán than, nguyền rủa… lên tới đỉnh điểm rồi bất ngờ rơi về trạng thái trống rỗng.

Dù đã được nhích lên từng tí một thì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà mỉm cười. Dù sẽ được giải thoát nhưng lại nhận thức ngay rằng ngày mai vẫn thế, ngày kia vẫn thế, tháng sau vẫn thế, năm sau vẫn thế… Chẳng cáu chẳng chửi thậm chí cũng chẳng mừng. Một lần, sau cú tắc đường gần hai tiếng (đoạn đường dọc sông Kim Ngưu về nhà ở Kim Giang), khi được giải thoát cũng là lúc mình tự nhiên ngã lăn quay vì kiệt sức. Và hoàn toàn tê liệt mọi giác quan. Hoàn toàn vô cảm.

Một thời gian dài, đọc đâu cũng thấy chữ “nhạy cảm”, muốn nói gì viết gì cũng được miễn đừng đụng đến “vùng nhạy cảm’, tức vùng cấm, sợ động chạm, sợ phạm húy… Chữ “nhạy cảm” được dùng nhiều quá, trở nên chai lỳ, báo chí chuyển qua phong trào dùng chữ “vô cảm”, báo hiệu căn bệnh các vùng nhạy cảm bị… vô cảm.

Phải chăng, cái đích cuối cùng của báo chí tiếng Việt là đi từ “nhạy cảm” đến “vô cảm”, một quá trình triệt tiêu mọi cảm xúc một cách hoàn hảo để chữa căn bệnh thiếu / kém “nhạy cảm chính trị”?
Nguồn: Văn Việt



Phản hồi của ông Dương Trọng Đông, cựu sĩ quan quân đội

Đôi lời: Đây là bài phản hồi của ông Dương Trọng Đông, cựu sĩ quan QĐ, liên quan tới bài phỏng vấn của phóng viên Việt Lâm đăng trên VNN: Mỹ khiến TQ hiếu chiến hơn ở Biển Đông? cũng như liên quan đến tình hình Biển Đông, quan hệ Việt – Mỹ và Việt Trung. Tác giả cho biết, bài phản hồi này đã được gửi tới TBT báo VNN nhưng không nhận được trả lời, nên gửi đến trang Ba Sàm đăng để rộng đường dư luận.
Dương Trọng Đông - Cựu Sĩ quan Quân đội

Là một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam gần 30 năm trời, hẳn nhiên tôi quý trọng từng ngày, từng giờ hòa bình trên đất nước đã chịu nhiều đau thương của chúng ta. Càng quý trọng hòa bình, chúng tôi càng thấu hiểu giá trị của độc lập dân tộc (ĐLDT), chủ quyền quốc gia (CQQG) mà tôi và các đồng đội đã đổ bao mồ hôi, thậm chí cả xương máu để gìn giữ/bảo vệ.

Mời ông lướt qua (tôi biết ông rất bận nên không nhất thiết phải đọc hết) mục điểm tin & bài viết trong 4 ngày (chỉ 4 ngày gần đây nhất thôi) để ông thấy phần nào dã tâm bành trướng và hành động xâm lược của Trung Quốc. 

Không cần đọc bài, chỉ liếc qua các tít lớn chắc ông cũng dễ dàng nhận thấy ngay, ai là người đã/đang vi phạm trắng trợn ĐLDT, CQQG, AI LÀ BẠN, AI LÀ THÙ CỦA VIỆT TỘC lúc này

Ấy vậy mà TVN & VNN lại chạy một cái tít giật gân, chơi trò “mập mờ đánh lận con đen”, đánh tráo đối tác đang hỗ trợ Việt Nam ngày đêm bảo vệ biển đảo khỏi bị xâm lấn với kẻ xâm lược, hiếp đáp Việt Nam trong hơn hai tháng qua và ngay cả trong những ngày này.

Tôi không đủ nghiệp vụ báo chí để tranh luận với ông về nghệ thuật “mạ kền” tít, nhưng với cái tít đó (tôi mạn phép phóng cỡ chữ 20 để ông nhìn cho rõ) thì mọi trách nhiệm, thậm chí cả những tội ác (vì Trung Quốc không chỉ đâm/ dùng vòi rồng bắn nước mà còn cố tình húc chìm tàu Việt Nam rồi bỏ mặc – ông thấy Trung Quốc hành xử có khác gì cướp biển Xô-ma-li không?) đều do “đế quốc” Mỹ gây ra!!! (MỸ KHIẾN TRUNG QUỐC HÀNH XỬ NHƯ THẾ!!!).

Tôi cũng không phải là nhà đạo đức học để đôi co về chuyện Tàu lật lọng hay Mỹ đáng tin. Tuy nhiên, tôi thực sự bị sốc khi báo ông khuyên (theo tôi là hết sức nguy hiểm) rằng, nếu để Mỹ trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam… thì đấy không phải là cách tiếp cận sáng suốt. Ngược lại, nó chỉ gây thêm đối đầu mà không đi tới giải pháp nào cả.

Nếu vậy, hóa ra phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Diễn đàn Shangri-La thật thiếu sáng suốt, vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ nguyện vọng VN muốn trở thành “đối tác chiến lược” với tất cả các nước P5, trong đó có cả Mỹ.

Tương tự, việc các lãnh đạo ta từ hai tháng qua, nhất là nửa đầu tháng 8 này đã hoan nghênh sự có mặt của nhiều đoàn cấp cao từ chính quyền và quốc hội Mỹ là bị “chệch hướng” chăng? 

Ngày 8/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định với TNS John McCain: “Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam”. Trước đó, ngày 5/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảm ơn Ủy ban Đối ngoại và Quốc hội Hoa Kỳ đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam/ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Chiều 14/8, hoan nghênh Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ lần đầu tiên thăm Việt Nam kể từ năm 1975, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ nỗ lực đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực ngày càng thiết thực hiệu quả. Đấy chính là mối quan hệ mà TNS John McCain tuyên bố trước các nhà báo tại Hà Nội ngày 8/8 sẽ được nâng lên thành “đối tác chiến lược” trong thời gian tới.

Cuối cùng, xin một lưu ý, người lập ra trang mạng để chúng ta có tin tức tổng hợp dưới đây hiện đang trong vòng lao lý. Ông thấy đấy, làm báo chửi Mỹ cật lực thì vinh thân, còn vạch tội ác Trung Quốc thì đi bóc lịch. 

Nói thế để ông thấy sự nghiệt ngã của thời cuộc hiện nay, cho nên góp ý xây dựng với ông, đừng dùng truyền thông để biểu diễn lập trường…

Xin gửi tới ông TBT và các đồng nghiệp của ông lời chào trân trọng.

***
DƯỚI ĐÂY LÀ ĐIỂM TIN & CÁC BÀI VIẾT CHỈ TRONG 4 NGÀY 15, 14, 13 VÀ 12/8 (CHƯA ĐẦY ĐỦ) VỀ VIỆT-MỸ-TRUNG-BIỂN ĐÔNG TRÊN TRANG BA SÀM:
Ngày 14/8:
Giáo sư Trung Quốc đề xuất Bắc Kinh sửa luật, hợp pháp hóa ‘đường lưỡi bò’ (TN).
 –Trung Quốc âm mưu thiết lập ‘siêu hạm đội’ dầu khí ở biển Đông (XH). 
– Trung Quốc phát triển ồ ạt 10 tàu sân bay (DT). 
–  Nguyễn Chí Vịnh: ‘Không phải cứ nước lớn là có quyền nói to’ (VNN). – Bộ QP Ấn Độ: Cần thận trọng tỉnh táo trước sức mạnh quân sự Trung Quốc (GDVN).
- Cách buộc Trung Quốc thay đổi là ngăn họ xây hải đăng ở Hoàng Sa (GDVN). 

Học giả Mỹ Michael Auslin: “Những gì Bắc Kinh đang cố gắng làm là nói rằng: Không, không có tranh chấp. Không có tranh chấp ở quần đảo Senkaku. Không có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Không có tranh chấp ở phần lớn Biển Đông hay bầu trời Hoa Đông vì Trung Quốc đang quản lý hiệu quả những khu vực này”.

 – Mỹ sẽ giám sát ‘các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn’ ở Biển Đông (VOA). 
– Mỹ-Úc thúc đẩy sáng kiến “đóng băng” mọi hoạt động khiêu khích tại Biển Đông (RFI). 
– Mỹ-Úc nhất trí mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản và Ấn Độ (RFI).
 – Nhật muốn đưa quân tới các đảo biên giới đề phòng Trung Quốc (DT). 
– Mỹ khiến Trung Quốc hành xử hiếu chiến hơn ở Biển Đông? (VNN). 

Nếu Mỹ bỏ mặc các nước, để Trung Quôc làm mưa, làm gió ở biển Đông, chắc là Trung Quốc sẽ bớt hung hăng?

Ngày 15/8:
Ký ức Hoàng Sa – Bài 4: Anh nuôi không “danh” (Tin Tức).=>
Trung Quốc đối mặt Việt Nam: Cuộc xung đột lớn trên Biển Đông (ĐCV). -“Trung Quốc sẽ ép Việt Nam, Philippines tới chỗ Mỹ không thể giúp” (GDVN).
Trung Quốc ngang nhiên phát hành sách về đường lưỡi bò (LĐ). – Sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc là bất hợp pháp, vô giá trị (NLĐ).  – Tịch thu, tiêu hủy sách vi phạm chủ quyền Việt Nam (TN).

- Về phát biểu của ông Lê Minh Lương tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Myanmar vừa qua: Trần Kinh Nghị: Im lặng là vàng (Ba Sàm). “Vẫn biết VN có lý của mình để theo đuổi cái gọi là “đường lối mềm dẻo khôn khéo” giữa các nước lớn trong vấn đề biển Đông, nhưng đâu nhất thiết phải nói ra những điều mà nếu không nói có khi còn khôn khéo hơn ấy chứ (!?)… .

- Bài viết của ông James Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video Trung Quốc đã ra tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988 ở Gạc Ma: Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’ (US Daily Review/ Ba Sàm). “Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. ‘Tại sao’?” 

– Mời xem lại: Vì sao không gọi là “hải chiến” khi viết về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988? (Hữu Nguyên).
VN, Nhật, Ấn Ðộ nên cải thiện quan hệ hợp tác để đối phó với TQ (VOA).
 – Ngoại trưởng Mỹ: Pháp luật là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông (VOA). “Vấn đề này không chỉ giới hạn trong các yêu sách chủ quyền đối với các hòn đảo, các đảo san hô, các đảo đá và những quyền lợi kinh tế phát sinh từ những yêu sách đó. Nó liên hệ tới vấn đề là chúng ta có thể chỉ dựa vào sức mạnh hay không, hay là cần phải dựa vào những qui tắc, qui phạm toàn cầu và pháp trị và luật pháp quốc tế“.

- Trọng Đạt: Tổng thống Obama và học thuyết Nixon (Ba Sàm). “Trước khi can thiệp các nhà chính khách đều đã cẩn thận thăm dò ý kiến người dân, Quốc hội. Được sự ủng hộ của người dân và Quốc hội, Hành pháp mới bắt đầu tham chiến, can thiệp nhưng người dân thay đổi ý kiến rất nhanh… 

Nếu cuộc chiến VN thập niên 60 và cuộc chiến Iraq 2003 là sai lầm thì người dân và Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước tiên chứ không thể đổ lỗi cho Hành pháp vì chính họ đã khuyến khích ông Tổng thống can thiệp vào“. Mời xem lại bài cùng tác giả: Thuyết Domino Trong Chiến Tranh Việt Nam (Việt Báo).

- Mỹ đi rồi Mỹ lại về: Đại tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN (BBC).
 – Tướng Mỹ thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự song phương (RFI). – Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam (VOA).
 – Đại tướng của Hoa Kỳ Martin Dempsey: ‘Chuyến thăm Việt Nam là một dấu mốc quan trọng’ (TN). 
 – Bộ trưởng Quốc phòng tiếp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ (TTXVN). 
– Hoa Kỳ và Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh tiến hành hội đàm ở cấp cao (Kichbu).

Mỹ muốn giúp VN giải quyết thách thức bảo vệ chủ quyền(VNN).  – “Hoa Kỳ sẽ tìm cách sớm bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” (TTXVN). –Tiếp tục triển khai 5 nội dung hợp tác quốc phòng Việt Nam- Hoa Kỳ (Tin Tức).
Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN? (RFA). 

Ông Murray Hiebert, nghiên cứu chính trị Đông Nam Á của USCIS: “Tôi hoàn toàn nghĩ rằng đối với những vấn đề như quân sự, cấm bán thiết bị quân sự… sẽ được giải quyết bằng những đòi hỏi từ cả 2 phía, cần vạch ra cách thức giải quyết sự khác biệt về vấn đề nhân quyền. 

Tiến trình này cũng đòi hỏi phía Việt Nam cần dễ dãi hơn đối với những người nêu lên chính kiến của họ về vấn đề chính trị một cách bất bạo động“.

GS. Mạc Văn Trang: “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA ĐẢNG LÀ GÌ? (Tễu). “Các đảng viên hãy thúc giục Đảng hồi tỉnh lại đi! Hãy đặt Tổ quốc trên hết; Không có gì quý hơn độc lập của Tổ quốc, Tự do, Hạnh phúc của nhân dân. Hãy trở về với tên Đảng Lao động Việt Nam (đảng của những người lao động trí óc và chân tay tiến bộ), trở về với tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Hiến pháp 1946; trở về với “dân là gốc” và dứt khoát thoát khỏi nanh vuốt của Trung cộng để phát triển đất nước theo con đường dân chủ mà các quốc gia văn minh tiến bộ đang đi”.

Ngày 13/8:
Đích đến trong chiến thuật mới của TQ (TVN). “Chiến thuật ‘ngư phủ chiến’ phiên bản mới sẽ là đợt sóng tiếp theo đánh đánh mạnh vào chủ quyền của các quốc gia khác. Mục đích của họ là độc chiếm biển Đông, cũng cố chủ quyền phi lý trong vùng “lưỡi bò” tự vạch ra“. 

Đâu rồi Hơn 44.000 tàu cá được Trung Quốc lùa xuống “chiếm” biển Đông mà báo đưa tin 10 ngày trước? Không chiếc nào dám bén mảng tới đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của VN?

- Alexander Vuving: Vì sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981? (BVN).
 – Bùi Đức Lại: Giàn khoan HD đã rút nhưng vấn đề vẫn còn đó (Diễn Đàn).
 – “Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hiếu chiến ở Biển Đông” (GDVN). 
 – Nhìn từ biển khi Trung Quốc giương oai (NYT/ Dân Luận). –Học giả Philippines: Không có bất kỳ thỏa hiệp Việt-Trung nào ở vụ 981 (GDVN).
Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông (VOA).
 – Mỹ khẳng định: Chính hành động hung hăng của Trung Quốc làm Biển Đông căng thẳng (RFI). 
 – Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông duy trì hòa bình (VOA).
 – Biển Đông Về Đâu? (Việt Báo).
Mỹ đặt “đá tảng” tại Thái Bình Dương (NLĐ). 
– Mỹ-Ấn tăng cường vũ khí: Trung Quốc nóng gáy! (ĐV). 
 – Biển Đông : Tổng thống đắc cử Indonesia đề nghị làm trung gian hòa giải (RFI). – Úc và Mỹ khẳng định lợi ích ở biển Đông (PLTP).
Trung Quốc ra sách về “đường lưỡi bò” (TP). 
 – Chủ tịch UB Châu Âu: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về “đường lưỡi bò” (DT).
Tìm hiểu về Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị (*)  (Trần Kinh Nghị).
Nga thử tàu ngầm thứ ba cho Việt Nam (BBC).
Khai Mạc Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 tại Hà Nội (RFA). – Coi trọng ngoại giao đa phương trong bảo vệ chủ quyền (VNN). – Bảo vệ chủ quyền nhưng không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực (GDVN). 

– Đến lúc VN tham gia định luật chơi? (BBC). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy tham gia tích cực sang chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”. 

– VN cần chủ động tham gia xây dựng ‘luật chơi quốc tế’ (TN).

Ngày 12/8:
“Kế hoạch lớn” thống trị Biển Đông của Trung Quốc (ĐSPL). 
 – Mục tiêu cuối cùng nào của TQ ở Biển Đông?(VNN). 
 – Trung Quốc phát hành sách “nói bậy” về Đường 9 đoạn (Soha).
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 21 ra Tuyên bố Chủ tịch (VTV). 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: “Chúng tôi đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc COC. Và tôi nhấn mạnh vấn đề quan trọng là tất cả các bên phải làm rõ đòi hỏi chủ quyền theo luật pháp quốc tế và tiến hành theo quy trình pháp lý thông qua luật pháp,  thông qua trọng tài cũng như thông qua các quan hệ song phương“. 
– ASEAN có lập trường chung kiên quyết hơn về Biển Đông (Tin Tức).
– Phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng: 
_  ASEAN và tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông (RFA). 
 – ASEAN giúp được gì cho Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ? (RFA).

Hoa Kỳ mô tả Hội nghị ASEAN là trở ngại đối với Trung Quốc (VOA). 
 – Hoa Kỳ nỗ lực làm dịu căng thẳng Biển Đông (PNTP). 
 – Mỹ sẽ giám sát Biển Đông (VOA). 
– Mỹ sẽ giám sát Biển Đông để phòng ngừa hành vi gây hấn (Zing). 
 – Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay (NCQT).
John Kerry để Vương Nghị chờ nửa tiếng: Ẩn ý người Mỹ? 

(ĐV). “Có ý kiến cho rằng, có vẻ như người Mỹ muốn thử ‘giỡn mặt’ Trung Quốc xem phản ứng của họ ra sao, đồng thời muốn cho Trung Quốc thấy đâu mới là nước lớn“.

Philippines bác tố cáo vi phạm Kế hoạch 3 hành động ở Biển Ðông (VOA). 
 – Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông (VOA). 
 – Ấn Độ đề nghị Chủ tịch TQ hoãn chuyến thăm(VNN). 
 – Ấn Độ đề nghị ông Tập hoãn chuyến thăm vì Việt Nam (ĐV). 
– Thách thức Trung Quốc, Nhật-Ấn đánh đổi gì? (ĐV).  
 – Thủ tướng Nhật muốn liên minh với tất cả các nước, trừ Trung Quốc (GDVN).   – Ngoại trưởng Trung Quốc đòi Nhật phải “nghiêm túc“ (MTG). 
 – Hoa Kỳ, – Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng (RFA). 
 –  Mỹ và Ấn Độ có thể trở thành đồng minh chiến lược? (GDVN).

DƯƠNG TRỌNG ĐÔNG - CỰU SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2014/08/19/2876-phan-hoi-cua-ong-duong-trong-dong-cuu-si-quan-quan-doi/


 

No comments:

Post a Comment