Thursday, 21 August 2014

Đế quốc Trung Quốc


Đế quốc Trung Quốc

18.08.2014

Để chống lại âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, chỉ cần chút tỉnh táo, hầu như ai cũng nhận thấy Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất: liên minh với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, hơn nữa, Mỹ phải là trung tâm của khối liên minh ấy. Nhưng, cũng chỉ cần chút tỉnh táo, chúng ta không thể không phân vân: Liệu, một, Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không; hai, nếu nhiệt tình, liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc hay không?

Việc Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều cần xác định ngay là: Mỹ không bắt buộc phải giúp Việt Nam trong trận chiến chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Thành thực mà nói, việc Trung Quốc công bố con đường chín khúc (hoặc con đường lưỡi bò) bao trùm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa và một phần khá lớn lãnh hải Việt Nam chỉ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và một số quốc gia như Malaysia, Philippines và Brunei chứ không ảnh hưởng gì đến Mỹ. 

Nhớ, ngày 23 tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà họ và Nhật Bản đang tranh chấp. Nội dung của tuyên bố này là tất cả các máy bay bay ngang qua khu vực ấy đều phải thông báo và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc. Ngay sau lời tuyên bố của Trung Quốc, Mỹ cho hai chiếc phản lực cơ chiến đấu bay vào khu vực được gọi là vùng nhận dạng phòng không ấy. Trung Quốc im thin thít. Rồi cả Nhật lẫn Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu đến vùng đó để tập trận. Mấy tháng sau, Trung Quốc vẫn giữ thái độ im lìm. Dường như họ thấy họ đi quá xa. Một cảnh huống tương tự cũng có thể xảy ra ở Biển Đông: Trung Quốc tuyên bố gì thì tùy họ, nhưng tàu bè của các nước lớn, trong đó, có Mỹ, cứ thản nhiên qua lại.

Dù sao, đó cũng là biện pháp cuối cùng. Cách tốt nhất vẫn là ngăn chận ngay từ đầu để Trung Quốc không hợp pháp hóa con đường lưỡi bò ngang ngược ấy. Trong trường hợp này, họ cần đến sự đóng góp của Việt Nam. Dĩ nhiên, với một điều kiện: Việt Nam phải thực sự muốn và có quyết tâm bảo vệ biển và đảo của mình.

Vấn đề thứ hai phức tạp hơn: Liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc trên Biển Đông?
Để trả lời câu hỏi ấy, không nên quên sức mạnh của Trung Quốc: Về phương diện kinh tế, Trung Quốc có tổng sản phẩm trong nước (GDP) lớn thứ nhì trên thế giới; và theo dự kiến của nhiều nhà kinh tế học, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về phương diện này. Về quân sự, Trung Quốc là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ. Về dân số, cứ một trong bảy người trên mặt đất là người…Tàu.

Hugh White, một chuyên gia về Trung Quốc tại Úc, cho chưa bao giờ Mỹ đối đầu với một địch thủ đáng gờm như Trung Quốc. Trong lịch sử, tính từ thập niên 1880 đến thời gian gần đây, Mỹ có bốn đối thủ chính: Chủ nghĩa dân tộc ở Đức trong Đệ nhất thế chiến, chủ nghĩa phát xít Đức trong Đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa Cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh, và các nhóm Hồi giáo cực đoan trong trận chiến chống khủng bố hiện nay. 

Trong bốn đối thủ ấy, chỉ có Liên Xô là ít nhiều có thể uy hiếp Mỹ, nhưng chỉ có thể uy hiếp về quân sự; còn về kinh tế và nhiều phương diện khác, Liên Xô đều thua xa Mỹ. Trường hợp của Trung Quốc thì khác: Kinh tế của Trung Quốc lớn hơn hẳn kinh tế của Đức và Nhật thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai; việc quản lý kinh tế của họ cũng giỏi hơn hẳn Liên Xô thời chưa sụp đổ.

Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc là họ không có đồng minh. Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức dù sao cũng có đồng minh (Nhật và Ý); thời Chiến tranh lạnh, Liên Xô càng có nhiều đồng minh, còn Trung Quốc hiện nay thì hầu như không có ai cả, hoặc nếu có, chỉ có một nước duy nhất: Bắc Hàn. Về phương diện này, Mỹ có ưu thế hơn hẳn. 

Trước, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Mỹ có bốn đồng minh thân cận nhất: Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và Úc. Gần đây, trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc, khả năng Ấn Độ ngả sang Mỹ là điều rất khả thi (dù giới bình luận còn phân vân vì, một, Ấn Độ có truyền thống trung lập; và hai, họ bị phân hóa rất trầm trọng về cả phương diện sắc tộc lẫn văn hóa và chính trị).

Trung Quốc có thể khắc phục tình trạng cô đơn của họ bằng hai cách: Một, nâng cấp quyền lực mềm bằng các chính sách ngoại giao văn hóa có hiệu quả (một trong các cách ấy là mở rộng các Viện Khổng Tử ở khắp nơi); và hai, vô hiệu hóa các quốc gia có khả năng chống lại họ. Khả năng thứ nhất, về quyền lực mềm, có lẽ còn lâu lắm, may ra, Trung Quốc mới có thể thành công. Một trong những điều kiện để phát huy quyền lực mềm là dân chủ, nhưng đó lại là điều Trung Quốc không có. Khả năng thứ hai gần hiện thực hơn: mua chuộc và dùng kinh tế để gây sức ép lên các quốc gia khác, đặc biệt trong khu vực châu Á để họ đừng công khai chống lại Trung Quốc. Chính sách này rõ ràng là có hiệu quả ít nhất đối với khối ASEAN: hầu như không nước nào dám công khai chống lại, thậm chí, phê phán Trung Quốc (trừ Philippines).
Tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó, tuy vẫn nghiêng về phía Mỹ, nhưng Mỹ lại không có sức mạnh áp đảo để có thể tự tin chấp nhận bất cứ một sự đối đầu nào. Một số nhà bình luận chính trị cũng cho một sự đối đầu như thế vừa nguy hiểm vừa khó thắng. Một giải pháp được đề nghị: Mỹ chấp nhận vai trò của Trung Quốc với tư cách một siêu cường và đồng ý san sẻ quyền lực của Trung Quốc, ít nhất, trong khu vực Á châu, đặc biệt ở Đông Á. Một sự thỏa thuận như vậy, nếu được thực hiện, có khi kẻ bị hy sinh đầu tiên là Việt Nam. Chắc chắn Mỹ không thể bỏ Nhật, Nam Triều Tiên và Úc - là những nước đồng minh lâu đời của Mỹ: Mỹ vẫn cần những nước ấy để kiềm chế Trung Quốc.
Nêu lên khả năng trên không phải để chúng ta tuyệt vọng. Nhưng đó là một cách nhắc nhở: Việt Nam không nên ỷ y là Mỹ cần mình. Không, để có được một liên minh cần thiết với Mỹ và các nước khác, Việt Nam cần phải cố gắng hết sức. Trong chính trị thế giới thời hiện đại, nếu chúng ta không có nhiệt tình, không ai tự dưng xông vào cứu mình cả.

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

 



Hồi Trống Tự Do - Lê Hoàng Trúc (Le Hoang Truc)

Hoàn toàn vượt quá mọi dự tính của BTC, đáp lời kêu gọi của CĐNVTD/VIC theo sự ước tính của cảnh sát thì đã có hơn 3000 người tham dự cuộc biểu tình trước Tổng Lãnh Sự (TLS) Trung cộng, có lẽ đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại Melbourne (ngang ngữa với số người tham dự cuộc biếu tình chống đài SBS đã cho phát hình chương trình VTV4 của VC vào năm 2003).

Địa điểm tập trung là Federation Square, tại đó hình ảnh nổi bật nhất là mô hình của cái giàn khoan HD981 để tố cáo sự xâm lấn trắng trợn của Trung Cộng.


Mô hình giàn khoan HD981
Đồng bào từ khắp mọi nơi đã tề tựu về điểm tập trung rất sớm, già trẻ lớn bé kể cả các em nhỏ còn nằm trong nôi (xe đẩy) hay còn bồng bế trên tay đã cùng cha mẹ anh chị em đi biểu tình. Có một số đồng hương từ các tiểu bang xa và cả những người vừa mới thoát ra khỏi "nhà tù lớn" cũng có mặt trong đoàn tuần hành. Cảm động nhất là có những vị vì tình trạng sức khoẻ phải ngồi xe lăn cũng nức lòng đồng hành cùng mọi người. Ngoài ra còn có cộng đồng Tây Tạng cùng tham gia để chia sẽ cái nổi đau mất nước của hai dân tộc.

Già trẻ lớn bé

Những vị vì tình trạng sức khoẻ phải ngồi xe lăn cũng nức lòng đồng hành cùng mọi người


Cộng đồng Tây Tạng cùng tham gia để chia sẽ cái nổi đau mất nước của hai dân tộc
Trong số hàng ngàn người tham dự có rất đông các bạn trẻ, đặc biệt là các em du học sinh. Tuy một số các em du học sinh vẫn còn lấn cấn giữa cờ đỏ và cờ vàng vì các em vẫn chưa hiểu được về "lịch sử" của lá cờ đỏ, nhưng hy vọng với lời giải thích của BTC thì các em cũng sẽ hiểu được phần nào tại sao cờ đỏ không thể chấp nhận được vì đó là một lá cờ bán nước. Cũng có các em đã tỏ ra rất hiểu biết nhưng vẫn còn phải miễn cưởng chịu sự "ám ảnh" của lá cờ đỏ vì một lý do rất đơn giản là các em còn phải trở về lại Việt Nam.

Cờ và biểu ngữ đã không đủ cho đoàn người biểu tình mặc dầu đã có khá nhiều đồng bào tự đem cờ và biểu ngữ riêng của mình đến, cuối cùng có người đã phải dùng đến những tấm biểu ngữ bằng giấy với các hàng chữ viết vội.

Cuộc tuần hành bắt đầu sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm. Ai ai cũng hớn hở, hăng hái, mạnh chân dấn bước trên đoạn đường dài gần 7 cây số để đến TLS Trung cộng. Vì số lượng người quá đông, lề đường thì chật hẹp nên đoàn biểu tình đã kéo dài trên một cây số. Sau đó vì bị đèn xanh đèn đỏ ngắt đoạn nên cái đầu cách cái đuôi của đoàn biểu tình trên 2 cây số. Có những đoạn đường thẳng tắp nhưng khi ở vào khoảng giữa đoàn tuần hành dõi mắt về phía sau, cố gắng hết sức mà vẫn không thấy được cái đuôi ở đâu.
Cuộc tuần hành bắt đầu


Cố gắng hết sức mà vẫn không thấy được cái đuôi ở đâu

Khi đi ngang qua các công viện đầy lá trên cỏ, có nhiều em bé lăn vào tung lá vàng lên vui đùa thích thú
Đoàn tuần hành kéo dài nhiều cây số, đi qua các khu phố đông dân, đã thu hút được sự chú ý của các khách bộ hành và các cửa tiệm, hàng quán hai bên đường. Qua các tấm biểu ngữ, banner bằng Anh ngữ họ cũng đã hiểu được lý do và mục tiêu của đoàn biểu tình đang tiến về đâu. Khi cái đầu của đoàn biểu tình đến nơi thì đã có mặt một số đông đảo đồng bào, đây là những người đến thẳng TLS Trung cộng. Và phải chờ gần 1 giờ đồng hồ sau cái đuôi mới tới nơi.

Lúc đầu cảnh sát chỉ cho phép đoàn biếu tình đứng trên lề đường đối diện với TLS Trung cộng. Sau đó vì lượng người càng ngày càng đông, cảnh sát đành phải du di cho xuống lề đường. Nhưng cũng không đủ chổ, cảnh sát phải đóng đường lại và cho đoàn người tiến ra nữa lòng đường. Giòng người như thác đổ, cứ tiếp tục cuồn cuộn đổ về, khi thấy hàng ngàn người chen chúc nhau, đứng ngồi xếp lớp thì cảnh sát đành phải cho phép đoàn biếu tình tràn ngập hết lòng đường chỉ chừa lại một khoảng nhỏ lề đường trước mặt TLS Trung cộng.
Đoàn biếu tình tràn ngập hết lòng đường chỉ chừa lại một khoảng nhỏ lề đường trước mặt TLS Trung cộng (nằm bên phải)
Những tiếng hô đá đảo CSVN và CSTQ vang dội cả một khu dân cư (TSL Trung cộng nằm trong một khu dân cư) và kéo dài cả giờ đồng hồ. Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng, Thích Huyền Tôn, bà Trần Ngọc Minh (mẹ của cô Đỗ thị Minh Hạnh) cũng đã có mặt trong đoàn biểu tình và góp tiếng tố cáo CSVN bán nước và sự xâm lấn của CSTQ. Em Khánh Vân cũng đã có bài phát biểu chan chứa tấm lòng của một em bé thuộc thế hệ thứ 3. Xen kẻ là những bài ca đấu tranh đã được hàng ngàn người, sục sôi tinh thần yêu nước, cùng ca vang đầy hào khí. Riêng với bản "Never Lose The Light" (nhạc Tây Tạng) cô Bảo Kim đã diễn tả đầy cảm xúc nổi khổ đau thống thiết của một dân tộc mất nước, thúc dục người dân hãy cương quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc.
Bà Trần Ngọc Minh (mẹ của cô Đỗ thị Minh Hạnh) góp tiếng tố cáo CSVN bán nước và sự xâm lấn của CSTQ


Riêng với bản "Never Lose The Light" (nhạc Tây Tạng) cô Bảo Kim đã diễn tả đầy cảm xúc
Để chấm dứt cuộc biểu tình, đồng bào trên đường ra về, đã được mời đi lên, chà chân, đạp lên 2 lá cờ đỏ - CSVN và CSTQ. Một số đông người biểu tình lại đi bộ trở về Federation Square để dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Mọi người đều mỏi mệt rã rời nhưng vẫn vui vẽ thao thao trò chuyện trền suốt chặng đường về. Về đến Federation trời đã sập tối, phố đã lên đèn, trong khi chờ đợi mọi người đã được cung cấp thức ăn, nước uống do các nhà tài trợ đài thọ.
Buổi thắp nến cầu nguyện đã diễn ra rất xúc động với sự tham dự của trên 1000 đồng hương và các vị đại diện tinh thần tôn giáo. Trời trở lạnh và đôi lúc có mưa lất phất nhưng lòng không lạnh cũng không ngại ướt vì trời mưa.
Buổi thắp nến cầu nguyện đã diễn ra rất xúc động với sự tham dự của trên 1000 đồng hương và các vị đại diện tinh thần tôn giáo


Trời trở lạnh và đôi lúc có mưa lất phất nhưng lòng không lạnh cũng không ngại ướt vì trời mưa
Trong phần cầu nguyện, cô Thiên Thư với một giọng đầy cảm xúc đã đọc lời -

- Tri ân và tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, anh hùng, liệt nữ đã dày công dựng nước và giữ nước chống giặc Tàu xâm lược

- Tri ân và tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh trong công cuộc chống quân Tàu xâm lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và tồn vong của Việt Nam

- Tưởng niệm các đồng bào và ngư dân Việt Nam đã bị Tàu cộng thảm sát trong trận chiến tranh xâm lược biên giới Việt-Hoa năm 1979 và trong vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa và biển Đông

- Tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho các nhà tranh đấu yêu nước hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù CS chỉ vì đã yêu nước đứng lên chống giặc Tàu xâm lược

Sau mỗi lời cầu nguyện là các bài ca đấu tranh - "Đáp Lời Sông Núi", "Phải Lên Tiếng", "Mẹ Kể Con Nghe" (ngâm thơ), "Việt Nam Tôi Đâu?", "Anh Là Ai?", "Trả Lại Cho Dân", "Hận Nam Quan". Quá xúc động qua những lời cầu nguyện chân thành, thiết tha, qua những lời ca, những câu thơ phát xuất từ tận đáy lòng đã làm cho nhiều người không cầm được nước mắt, khóc trong ầm thầm, khóc cho dân tộc Việt Nam (hay cho chính mình!).

Tiếp theo những lời cầu nguyện là phần dâng hương của các vị đại diện CĐNVTD/VIC, Tây Tạng và của các tôn giáo : Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Thay mặt cho các vị đại diện tôn giáo Đức Giám Mục Vincent Nguyễn văn Long đã có lời phát biểu về hiện tình nguy biến của đất nước. Vị đại diện cộng đồng Tây Tạng cũng đã sơ lược về sự áp bức, sát hại và nguy hiểm nhất là chính sách đồng hoá của Trung cộng đã và đang thực hiện một cách thâm độc và bạo tàn trên quê hương của Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Phần dâng hương của các vị đại diện CĐNVTD/VIC, Tây Tạng và của các tôn giáo : Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo


Đức Giám Mục Vincent Nguyễn văn Long đã có lời phát biểu về hiện tình nguy biến của đất nước
Để chấm dứt buổi lễ, mọi người đã cùng nhau đứng lên, đưa cao tay, ca vang bài "Hội Nghị Diên Hồng" -

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!

.....

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!

.....

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!

.....

Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết Chiến!
Cuộc biểu tình trước TLS Trung cộng để lên án CSVN bán nước, chống Trung Cộng xâm lược và hổ trợ cho công cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước đã quy tụ hơn 3000 người - đây là một trong những cuộc biếu tình lớn nhất tại Melbourne.

Vậy thì cái gì đã đem mọi người già trẻ lớn bé, thuộc mọi thành phần, tôn giáo, ... đến với nhau, đã là chất keo gắn bó mọi người lại với nhau?!

Đó chính là lòng yêu nước, không có gì khác hơn là lòng yêu nước và chỉ có duy nhất lòng yêu nước!

Melbourne
18/05/2014

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3586-3586


On Wednesday, 20 August 2014 2:55 PM, "ly vanxuan lyvanxuan2006@yahoo.de wrote:


Ngư dân Lý Sơn kể chuyện bị tàu TQ ‘cướp phá tài sản’


Tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tại khu vực ngư dân Việt đánh bắt, các tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của tàu chấp pháp thường xuyên ngăn chặn, vây ép tàu cá của Việt Nam.

19.08.2014
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
Ông Lê Khởi: Chúng tôi đang đánh bắt tại vùng biển đó thì thấy, phát hiện hai chiếc xuồng bay (xuồng cao tốc) của Trung Quốc với 17 người, trong đó có một nữ, ra rượt đuổi. Họ mặc đồng phục màu đen. Còn khi một tiếng đồng hồ sau thì có một chiếc tàu 46101 có người mặc đồng phục rằn ri. Đó là tàu chắc là không phải hải giám mà chắc là tàu của cảnh sát biển. Họ rượt đuổi thì tôi chạy, cố không cho họ đuổi kịp tàu, nhưng không thể tránh né được. Cuối cùng, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, họ lên tàu và họ đập cửa kính, họ khống chế, đánh đập. Họ lấy hết tài sản, và các thiết bị trên tàu, lấy cá, lấy hết.
VOA: Vì sao ông nghĩ đó là tàu của Trung Quốc chứ không phải của một nước nào khác?
Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa là nơi ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi....
Ông Lê Khởi, ngư dân đảo Lý Sơn.
Ông Lê Khởi: Có cờ Trung Quốc và quốc huy của Trung Quốc. Tôi là một ngư dân đã bị bắt bớ và đánh đập nhiều lần rồi và đã từng ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng nên bản thân tôi rất rành ba cái chuyện đó.
VOA: Trung Quốc vừa qua có những động thái dẫn tới cuộc đối đầu nhiều ngày với Việt Nam. Vì sao ông vẫn tiếp tục ra khơi?
Ông Lê Khởi: Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa như là vườn cây, ao cá, là chỗ mà ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn ra đó dù có phải vay mượn hay mất mát tài sản. Năm 2007, tôi ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng và 2012 tôi cũng bị lấy tài sản hết, cũng bị đánh đập nhưng tới năm 2014 chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi. Tôi quen rồi.
VOA: Khi người của Tàu Trung Quốc lên tàu đánh đập ông và các thuyền viên, ông có kháng cự không?
Ông Lê Khởi: Thứ nhất là mình không thể kháng cự. Lực lượng của họ có đủ thứ, làm sao kháng cự được? Họ đánh đập mình, họ bắt, họ chắn mũi tàu thì chỉ có cúi đầu thôi, ngẩng lên là họ đánh xuống. Họ làm gì thì họ làm. Tiếng họ nói thì có nghe hiểu gì đâu.
VOA: Trên tàu của mình không có những vật dụng để có thể chống đỡ lại được?
Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này...
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.
Ông Lê Khởi: Không, mình có trang bị gì đâu. Mình chỉ là dân mà.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:

“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”
Tới tối ngày 20/8, Việt Nam chưa chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ việc mới nhất xảy ra sau khi Trung Quốc rút giàn khoan dầu gây tranh cãi từng gây ra cuộc đối đầu suốt hơn một tháng.

Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi.




Cuộc sống dân oan ngày nay,

Sao mà vắng lặng để người dân khiếu kiện đợi chờ
Cơ quan gì giống bãi tha ma
Không thấy một bóng hình cán bộ
Trách nhiệm đâu? lòng bác ái để nơi đâu"
Sao lại nở đoạn tình nhân loại
Máu chảy ruột mềm người xưa nói.
Quốc hội sao đành ngoảnh mặt làm ngơ
Nguồn ảnh: Dân oan Việt nam.



NÍN THỞ QUA SÔNG

Nín thở qua cây cầu 'có một không hai' ở Việt Nam



Cầu dài khoảng 100m, rộng chừng 1,5m được ghép bằng gỗ, tre nứa, chằng buộc bằng đủ thứ sợi thép và có cả lốp xe đạp… Nó cũ kỹ, ọp ẹp, xộc xệch và yếu đến nỗi một nửa chiếc cầu nằm chìm dưới mặt nước...

Cầu Bến Gỗ (bắc ngang sông Hà Thanh nối tổ 62, khu vực 7, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn với thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định).

Có khoảng 1.000 hộ dân thường xuyên qua lại trên cây cầu này.
Hàng ngày, vào những lúc cao điểm, mọi người buộc phải xếp thành hàng dài, chờ đợi để luân phiên qua cầu.

Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, lý giải: Xã cũng muốn xây dựng một cây cầu mới vững chãi, tạo điều kiện cho người dân đi lại được an toàn, nhưng kinh phí để làm cầu vượt quá khả năng của địa phương.

Không còn cách nào hơn, để giải quyết nhu cầu đi lại cho nhân dân, địa phương tổ chức đấu thầu công khai, sau đó, hộ bà Võ Thị Khoa (trú xóm Vạn Trạch, thôn Phổ Trạch) trúng thầu và đứng ra làm cầu tạm như kể trên, đến mùa mưa thì tổ chức đưa đò, có thu phí.

Trích Báo Người Việt Trẻ
http://blog-nguoiviettre.blogspot.com/2014/08/nin-tho-qua-cay-cau-co-mot-khong-hai-o.html
  


Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-



Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man


__._,_.___

Posted by: hung v

No comments:

Post a Comment