BIỂN ĐÔNG - HÀNG HẢI -
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Sáu
2014
Khó xẩy ra xung đột quân sự tại Biển Đông
Việt Nam khó đánh bại Trung Quốc, nhưng đủ gây thiệt hại để làm cho đầu tư ngoại quốc hoảng sợ, tháo chạy khỏi Trung Quốc - REUTERS
Đức Tâm
Bất chấp căng thẳng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, khu vực Biển Đông vẫn được coi là nơi an toàn,
khó xẩy ra xung đột quân sự, bởi vì, theo giới chuyên gia,
chính phủ các nước liên quan đều hiểu được tầm quan trọng của các tuyến đường hàng
hải thương mại đối với nền kinh tế các nước này.
Trong những tuần qua, vụ Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình đã dẫn đến tình trạng đối đầu giữa hàng chục tàu của hai nước. Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước, tấn công tàu Việt Nam, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam đã làm cho
tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.
Trước sự hung hăng xác quyết chủ quyền của Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo, phía
Philippines cũng tìm kiếm sự hỗ trợ về quân sự của Hoa Kỳ, ký kết thỏa thuận cho phép hàng
ngàn lính Mỹ luân phiên hiện diện trong các căn cứ quân sự đối diện với Biển Đông.
Các căng thẳng này làm dấy lên những lo ngại về tự do và an toan lưu thông hàng hải trong khu vực, nơi có mật độ giao thông hàng hải lớn nhất thế giới và hơn một nửa tổng khối lượng dầu lửa được chuyên chở qua đây.
Thế nhưng, các nhà quan
sát cho rằng tất cả các nước liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ làm mọi cách sao cho các
động thái quân sự, ngoại giao không ảnh hưởng đến giao thông hàng
hải, được coi là những huyết mạch sống còn đối với nền kinh tế các quốc gia này.
Ông Jayendu Krishna, chuyên gia thuộc công ty tư vấn công nghiệp Drewry Maritimes Services, được AFP trích dẫn nhận định : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Đài Loan không
có lợi ích gì gây xáo trộn lưu thông hàng hải ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh : « Tôi không lo ngại và tôi không
nghĩ điều đó sẽ xẩy ra ».
Trong những tháng gần đây, Philippines
liên tiếp đưa ra các báo động, công bố các bức ảnh cho thấy dường như Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, có ý định xây dựng các cơ sở quân sự trên những hòn đảo nhân tạo, mà Manila cho
là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tuy vậy, theo chuyên gia Krishna, Trung Quốc sẽ tìm cách tránh gây ra xung đột quân sự, có thể làm rối loạn giao thông hàng
hải ở Biển Đông, bởi vì nếu điều này xẩy ra, Bắc Kinh sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. « Một phần lớn luồng giao thông thương mại qua Biển Đông là đến và đi từ Trung Quốc ».
Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam và tình thế đối đầu căng thẳng giữa tàu bè hai nước, gây lo ngại xẩy ra chiến tranh. Thế nhưng, nguy cơ này ít và hơn nữa, Việt Nam luôn tìm mọi cách tránh đối đầu trực diện về quân sự với Trung Quốc. Và, nếu có chiến tranh, Việt Nam buộc phải tính đến chiến lược « hủy diệt lẫn nhau ».
Trong bài « Việt Nam đang cân nhắc những chiến lược mới để ngăn chặn Trung Quốc », đăng trên
trang web The Diplomat, ngày 28/05/2014, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Châu Á, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết, các cuộc trao đổi riêng với các quan chức chính phủ và chuyên gia an ninh Việt Nam, cho thấy một trong hai chiến lược mà Hà Nội đang xem xét, khi xẩy ra chiến tranh là chấp nhận « hiểm họa hai bên hủy diệt lẫn nhau - mutually assured destruction » : Việt Nam sẽ tập trung tấn công các thương thuyền và tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc ở Biển Đông.
Quân đội Việt Nam có tên lửa đạn đạo bắn tới các căn cứ hải quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm, Hoàng
Sa. Mục đích của chiến lược này không nhằm đánh bại Trung Quốc, mà chỉ đủ gây thiệt hại về vật chất và bất ổn về tâm lý, làm cho
giá bảo hiểm hàng hải tăng vọt và giới đầu tư ngoại quốc hoảng sợ, tháo chạy khỏi Trung Quốc.
Ông Shivaji Das, Phó Chủ tịch công ty tư vấn Frost and Sullivan, có trụ sở tại Singapore, nhấn mạnh, trong lịch sử gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, rất ít khi các chính
phủ vi phạm quyền « tự do lưu thông » trên biển. « Tất cả các nước đều có vùng đặc quyền kinh tế nhưng họ vẫn cho phép các tàu thương mại tự do qua lại. Và các quyền này không bị ảnh hưởng, trừ phi đang có xung đột vũ trang trong
khu vực ».
Liên quan đến nguy cơ xung đột vũ trang Biển Đông, chuyên gia
này thẩm định : « Tôi không nghĩ điều này sẽ xẩy ra ». Vì tất cả các nước đều có lợi ích to lớn trong việc duy trì tự do lưu thông hàng hải trong khu vực.
VIỆT - TRUNG -
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Sáu
2014
HD-981 : Việt Nam tố cáo hành vi vu khống của Trung Quốc
Áp phích kiện Trung Quốc về vụ Giàn khoan dầu Hải Dương 981 - RFI / Trọng Nghĩa
RFI / Trọng Nghĩa
Trọng Nghĩa
Chiều nay 16/05/2014, chính quyền Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ năm về vụ giàn khoan
HD-981. Mở ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên công bố các hình ảnh được cho là tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc, cuộc họp báo hôm nay nhằm vạch trần các lập luận vu cáo cũng như thủ đoạn bịa đặt lịch sử của Bắc Kinh liên quan đến chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo tường trình của báo Thanh Niên
trên mạng, cuộc họp báo đã tập hợp được khoảng 200 ký giả trong và ngoài nước. Nhân dịp này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc làm ngơ trước các nỗ lực của Việt Nam muốn giải quyết vụ giàn khoan HD-981
một cách hòa bình.
Theo ông Hải : « Việt Nam đã nỗ lực liên lạc với Trung Quốc qua nhiều hình thức, nhiều cấp, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi
phạm, tiến hành hơn 30 lần tiếp xúc các cơ quan có thẩm quyền. Trái lại, Trung Quốc vu cáo vô căn cứ tàu Việt Nam đâm tàu
Trung Quốc hơn 1500 lần. »
Đối với ông Trần Duy Hải, Trung Quốc hoàn toàn không có bằng chứng về các cáo buộc vô căn cứ của họ, trong khi Việt Nam đã cung cấp vô số các bằng chứng về việc tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Theo nhân vật này, Trung Quốc hoàn toàn «
không có thiện chí » giải quyết tranh chấp theo biện pháp hòa bình ».
Tiếp lời quan chức Bộ Ngoại giao, ông Hà Lê,
Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư đã nêu bật một sô thủ đoạn của Trung Quốc như : « Duy trì 120
tàu hàng ngày để vây ép, húc đẩy, đâm va tấn công tàu Việt Nam ; dùng loa
âm thanh lớn, đèn pha ngăn cản lực lượng chấp pháp của Việt Nam ; thực hiện âm mưu giăng bẫy tạo bằng cớ giả rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc ».
Đối với ông Hà Lê : «
Các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có mặt tại vùng biển Việt Nam không nhằm mục đích đánh bắt thủy hải sản mà để tấn công tàu cá Việt Nam, cắt lưới, ngăn cản tàu Việt Nam sản xuất ». Hệ quả là đã có đến 17 tàu cá của Việt Nam và hàng chục ngư dân bị thương do tàu Trung Quốc gây ra.
Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam tố cáo : « Trung Quốc ngang nhiên vu cho tàu Việt Nam đâm vào tàu
Trung Quốc, ngăn cản tàu của nước này vào cứu hộ tàu cá của ngư dân Việt Nam. Những luận điệu này là hoàn toàn
sai trái, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng tỏ tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam trong đó, có
các tàu cá ».
Trong cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho công
bố rộng rãi các đoạn video cho thấy tàu Trung Quốc dùng vòi rồng, đâm va, tấn công quyết liệt vào các tàu công
vụ của Việt Nam.
Việt Nam đồng thời chính thức bác bỏ các luận điểm của Bắc Kinh theo đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và đã được Hà Nội thừa nhận từ lâu.
Các luận điệu vu cáo Việt Nam đã được Trung Quốc nhắc lại hôm 13/06 vừa qua trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, với các số liệu như tàu Việt Nam đã đâm vào
tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần ở vùng biển gần giàn khoan Hải Dương 981 kể từ đầu tháng 5 đến nay, hay là việc Việt Nam có 61 tàu ở khu vực trên, trong khi
số tàu của Trung Quốc chỉ là 71 chiếc. Nhân dịp đó, Bắc Kinh đã đưa ra video và hình
ảnh gọi là ghi lại các vụ tàu Việt Nam tấn công tàu Trung
Quốc vào các ngày mồng 2 và 3 tháng 5.
Giới chuyên gia đang tự hỏi là vì sao mà mãi
đến hơn một tháng sau Bắc Kinh mới trưng ra các hình ảnh gọi là ghi được trên hiện trường về các sự cố trên.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment