Quốc hội Việt Nam ‘không
ra nghị quyết về biển Đông’
·
In
·
Ý
kiến (41)
·
Chia sẻ:
·
·
·
·
Tin liên hệ
·
Một
người Việt ở Mỹ tự thiêu phản đối giàn khoan của TQ ở Biển Đông
·
Mỹ
chưa bình luận việc TQ đặt thêm giàn khoan ở Biển Đông
·
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông
·
Tranh
chấp lãnh hải khuấy đục vùng biển Châu Á
·
'Việt
Nam cần tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng'
·
TQ
sẽ hạ đặt thêm giàn khoan thứ hai gần bờ biển Việt Nam
Ðường dẫn
·
Trang
chuyên đề: Tranh chấp Biển Ðông
CỠ
CHỮ
VOA Tiếng
Việt
Cập
nhật: 24.06.2014 10:12
Cơ
quan lập pháp của Việt Nam chỉ ra thông cáo về tình hình biển Đông, thay vì một
nghị quyết như theo đề nghị của đại biểu.
Phát biểu tại phiên bế mạc hôm 24/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói
rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là
thềm lục địa và Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình là hành động ‘vi phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, làm tổn hại sâu sắc
đến tình hữu nghị, đoàn kết của nhân dân hai nước’.
Ông Hùng nói: “Các vị đại biểu quốc hội đã mạnh mẽ lên án hành động sai
trái của Trung Quốc. Quốc hội đã thảo luận sâu sắc, ra thông cáo tuyên bố lập
trường chính nghĩa của Việt Nam, kiên quyết phản đối hành động sai phạm của
Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 ra khỏi
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, và không được tiếp tục có
những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”.
Trước đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa từ TP HCM nói rằng ‘nhân dân ta sẽ rất
thất vọng, thậm chí hoang mang’ nếu ‘Quốc hội lần này không có tuyên bố
hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông’.
Về việc quốc hội không ra nghị quyết riêng về tình hình biển Đông, ông Đinh
Xuân Thảo từ Viện Nghiên cứu lập pháp Quốc hội, cho VOA Việt Ngữ biết:
“Chủ tịch Quốc hội đã ra một thông cáo báo chí về tình hình ở biển Đông, thể
hiện rất là rõ các nội dung và quan điểm của quốc hội, chứ không ra một hình
thức nghị quyết bởi vì theo quy định của hiến pháp và pháp luật Việt Nam, khi
mà ra một nghị quyết là nó phải có mục đích, nội dung, phải cụ thể, chứ còn
trong vấn đề này, thì cũng chưa có một cái cơ sở hay căn cứ nào. Nếu mà ra nghị
quyết thì cái nội dung nó là vấn đề gì thì cái đó nó không rõ ràng. Nó phải có
nội dung cụ thể mà phải trên cơ sở đề nghị của chính phủ thì lúc đó quốc hội
mới xem xét”.
Chủ
tịch Quốc hội đã ra thông cáo báo chí về tình hình ở biển Đông, thể hiện rất rõ
các nội dung và quan điểm của quốc hội, chứ không ra một hình thức nghị quyết
bởi vì theo quy định của hiến pháp và pháp luật Việt Nam, khi mà ra một nghị
quyết là nó phải có mục đích, nội dung, phải cụ thể, chứ còn trong vấn đề này,
thì cũng chưa có một cái cơ sở hay căn cứ nào.
Ông
Ðinh Xuân Thảo, Viện Nghiên cứu lập pháp Quốc hội.
Trong khi đó, theo đại biểu Nghĩa, nếu Quốc hội Việt Nam không ra nghị quyết về
biển Đông, “phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng một hành vi xâm phạm
và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không
có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải
lên tiếng”.
Đại biểu từ TP HCM nói thêm rằng “đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc
tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.
Về nhận xét của ông Nghĩa này, ông Thảo nói:
“Ví dụ trong trường hợp nó vượt qua giải pháp giải quyết bằng cái biện pháp
hòa bình thì lúc đó mới tính tới các biện pháp nữa thì cần thiết mới có thể dẫn
đến nghị quyết, chứ còn đúng như trong điều kiện hiện nay thì chưa cần thiết
phải có một nghị quyết riêng. Chủ trương theo những đề xuất của chính phủ thì
quốc hội hoàn toàn đồng tình, hoàn toàn ủng hộ. Chứ còn bây giờ nhiều người cứ
nói, hô hào, nói rằng là muốn có một nghị quyết thì chính bản thân tôi, tôi
cũng không hiểu họ muốn một cái nghị quyết như thế nào, cái nghị quyết để làm
gì”.
Việc quốc hội Việt Nam không ra nghị quyết cũng đã gây ra nhiều ý kiến trái
chiều trên mạng xã hội.
Theo ông Thảo, cơ quan lập pháp của Việt Nam đã có hành động cụ thể liên quan
tới tình hình biển Đông như nhất trí chi 16.000 tỷ đồng để đầu tư cho lực lượng
cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân.
"Ngay từ đầu cũng có người hỏi là có cần ra nghị quyết hay không, thì
tôi cũng đã nói là nếu mà có ra nghị quyết liên quan tới biển Đông thì chỉ có
hai chuyện thôi. Một là vấn đề kinh tế, hỗ trợ cho ngư dân và cái thứ hai là có
cần thiết kiện ra tòa án quốc tế hay không. Thì có hai việc đó là cần phải có
nghị quyết của quốc hội. Về vấn đề hỗ trợ cho ngư dân kinh tế thì đã thực hiện,
còn cái việc có kiện hay không thì cái đó chính phủ cũng đang còn nghiên cứu và
cũng chưa trình ra quốc hội, nên chưa có cơ sở để mà quốc hội quyết định."
Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh một lần nữa mới kêu gọi Hà Nội chấm dứt quấy
nhiễu hoạt động của phía Trung Quốc tại biển Đông sau khi Việt Nam công bố đoạn
video mới, cáo buộc các tàu của Trung Quốc đâm vào một tàu kiểm ngư của mình,
khiến tàu ‘bị biến dạng’.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng tàu Việt Nam đã
‘chủ động đâm và gây hư hỏng tàu của Trung Quốc’.
Bà Hoa sau đó còn kêu gọi Việt Nam ‘ngay lập tức rút toàn bộ tàu bè và người
khỏi hiện trường và nhanh chóng khôi phục sự bình lặng’ tại nơi Trung Quốc đặt
giàn khoan.
Hà Nội chưa chính thức lên tiếng hồi đáp trước cáo buộc từ Bắc Kinh nhưng báo
chí trong nước đã lên tiếng nói rằng ‘Trung Quốc tiếp tục vu cáo Việt Nam’.
Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, hôm 23/6, tàu KN 951 của Việt Nam bị cùng lúc 5
tàu Trung Quốc ‘vây ép và đâm nát’.
Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố
là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh
đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng
nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị
viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp
lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Tại
sao cần phải xóa cơ chế Đảng cử dân bầu?
Anh
Vũ, thông tín viên RFA
2014-06-24
2014-06-24
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Các lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từ phải sang: Chủ tịch Trương
tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cần xóa cơ chế “Đảng
cử dân bầu” đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh
Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16.6.2014. Vậy
trên thực tế cơ chế này là gì và tại sao cần phải xóa bỏ?
Điều 69 Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 quy định rõ: Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Quốc hội của đảng hay của dân?
Theo quy định thì các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt
Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam
sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước
Song trên thực tế từ nhiều chục năm qua Quốc hội Việt nam được
dư luận đánh giá là một bức bình phong trang trí, nhằm hợp thức hóa các nghị
quyết của Đảng CSVN. Có tới trên 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CS.
Giải thích nội dung của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”, Nhà báo Mai
Dũng từ Hà nội cho rằng: đó là thứ cơ chế để hợp thức hóa quyền lãnh đạo của
Đảng CSVN, mà trong đó tất cả những chức vụ quan trọng của nhà nước đã được
Đảng xắp xếp trước. Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng
đã sắp đặt, ngay bản thân Quốc hội cũng do Đảng sắp xếp trước, rồi để người dân
bầu lên theo lối “Đảng cử, dân bầu”, cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của
Đảng.
Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh
sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn
dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến
nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải
đưa vấn đề này ra trước Quốc hội
Nhà báo Mai Dũng
Theo ông chính vì lý do Đảng CSVN thao túng toàn bộ nên người
dân không có một tác động gì vào bộ máy nhà nước.
Nhà báo Mai Dũng nói với chúng tôi:
“Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh
sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn
dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến
nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải
đưa vấn đề này ra trước Quốc hội”.
Các đại biểu quốc hội đều giơ thẻ đảng đồng ý, nhất trí...(minh
họa)
Nói về vai trò của Quốc Hội có là cơ quan quyền lực cao nhất và
đại diện cho nguyện vọng của người dân hay không? Bà Dương Thu Hương, nguyên
Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN cho rằng: trên thực tế các đại biểu Quốc
hội VN đã không làm đúng và đủ trách nhiệm của mình đối với cử tri. Theo bà đây
là hậu quả của cơ chế “Đảng cử, dân bầu.
Bà Dương Thu Hương nói:
"Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực
cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại
biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến
của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên
nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì
trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của
cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải
hy sinh cái quyền lợi của cử tri."
Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao
nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu
Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của
mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước
Bà Dương Thu Hương
Cơ chế “Đảng cử, dân bầu”: vừa đá bóng anh vừa thổi còi
Khi được hỏi tại sao cần phải xóa bỏ cơ chế
“Đảng cử, dân bầu”? Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng người dân bây giờ,
ai cũng biết rằng các kỳ bầu đại biểu Quốc hội là trò hề bầu cử do Đảng bày ra,
không có tí gì gọi là dân chủ cả. Thực chất đây là những cuộc bầu cử áp đặt.
Nhưng họ vẫn buộc phải đi bầu để khỏi bị công an quấy rầy, chứ thực ra đây đâu
phải là thực hiện quyền công dân một cách đúng nghĩa.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với chúng tôi:
“Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng
CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà nó
đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả”
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu
tại một kỳ họp Quốc hội
Nhà báo Mai Dũng thấy rằng việc bầu cử ở VN hiện nay chỉ là một
màn kịch do Đảng đạo diễn, hoàn toàn không minh bạch, thiếu dân chủ và công
bằng. Những ứng cử viên hầu hết do Đảng nắm và chỉ đạo, kể cả việc để cho ai
trúng cử cũng do Đảng quyết định từ trước.
Không những thế, việc đưa các ứng cử
viên ở khu vực khác về những nơi mà cử tri không hề biết về họ, đó là việc làm
có chủ đích nhằm làm rắc rối vấn đề. Theo ông việc chấp nhận cho các ứng cử
viên tự do với tỷ lệ rất thấp cũng chỉ là hình thức, vì thực chất các ứng cử
viên phải thông qua sự xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc - một cánh tay đắc lực
của Đảng thì việc đó hoàn toàn vô nghĩa.
Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng
CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà
nó đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Nhà báo Mai Dũng nói:
“Trong chuyện minh bạch thì hoàn tòan không khả thi, bởi vì các
cơ quan bầu cử hoàn toàn do các cơ quan Đảng điều hành kiểm soát. Cho nên là
liệu điều đó có minh bạch được không? Tôi nghĩ rằng đấy là việc hoàn toàn không
có minh bạch. Anh vừa đá bóng anh vừa thổi còi thì sao có minh bạch được?”
Nói về các giải pháp để tiến tới xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân
bầu” ở VN hiện nay, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng trước hết phải để người
dân được quyền tự do ứng cử. Đồng thời các tiêu chuẩn và các thủ tục không được
tạo ra bất kể sự phân biệt nào giữa các đối tượng ứng cử, như: không được đưa
ra vấn đề lý lịch, tôn giáo; không có chuyện xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc hay
tổ dân phố và những hành động khác có thể tạo ra sự phân biệt.
Theo ông, ngoài tự do ứng cử còn phải có các hội đồng bầu cử độc
lập, trung thực và hoạt động của chúng phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói:
“Tất nhiên là Đảng người ta phải cử, nhưng họ phải để dân cũng
được cử và dân tụ ứng cử nữa. Quan trọng là người dân phải bỏ phiếu trung thực
và có một Hội đồng bầu cử phải là của người dân. Đơn giản vậy thôi”
Nhà báo Mai Dũng nhận xét rằng cơ chế “Đảng cử, dân bầu” là hệ
quả của thể chế chính trị độc đảng, độc tôn chính trị của Đảng CSVN, họ không
muốn phân chia quyền lực với bất kỳ ai. Do vậy muốn xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân
bầu” ở VN thì nhất thiết phải để người dân có quyền thực sự để lựa chọn các đại
biểu của mình vào Quốc hội.
Nhà báo Mai Dũng nói:
“Để xóa bỏ cái cơ chế bầu cử này đi thì chắc chắn một điều là sẽ
phải thay đổi cơ chế thôi. Cần thay đổi một thể chế chính trị cho dân chủ như
các nước dân chủ khác trên thế giới”
Dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực thuộc về nhân
dân. Người dân thực hiện các quyền của mình bằng cách trực tiếp hoặc bằng cách
chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà nước. Và chỉ
có như thế mới tạo ra một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment