Wednesday 25 June 2014

Biển Đông, chính sách sự đã rồi

Biển Đông, chính sách sự đã rồi

Về phần mình, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với kiểu chiến lược « sự đã rồi » Bắc Kinh đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc không còn cách nào khác là thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả mà sẽ có những điều chỉnh lối ứng xử của mình.

Les Echos trích dẫn nhận định của bà Valérie Niquet thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược cho rằng : « Nếu họ phản ứng mạnh, Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ vị thế, còn nếu họ (các quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh) không phản ứng gì, trong trường hợp đó Trung Quốc rộng đường hành động ». Còn đối với ông Jean-François Di Meglio , Trung tâm Châu Á, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược « Tiến ba bước rồi lùi lại hai bước ».

Theo quan sát của giới chuyên gia nước ngoài, các vụ tranh chấp liên tục gia tăng trên Biển Đông hàm chứa nhiều hệ quả hơn là các tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Cũng giống như Le Monde, ngoài việc thử phản ứng của các nước liên can, Les Echos nhận định mục đích khiêu khích của Bắc Kinh lần này là còn để thăm dò ý tứ của Hoa Kỳ và chiến lược xoay trục của họ. Cho đến giờ chưa thấy Washington có hành động tái cân bằng quân rầm rộ về phía Châu Á. Đổi lại nhiều thỏa thuận về quân sự đã đạt được như cung cấp trang thiết bị và tổ chức các cuộc tập trận chung trong khu vực.

Cuối cùng tờ báo cho rằng chọn « trọng tài » để giải quyết các tranh chấp là hướng nên theo. Bởi vì, « trọng tài áp đặt quy định về quyền, xuất phát từ một định chế được cho là độc lập ». Theo hướng này, Manila sẽ không là quốc gia duy nhất phản đối công khai chiến lược Bắc Kinh. Việt Nam cũng đang chuẩn bị các thủ tục và có thể tham gia vào cùng trận tuyến với Philippines.

« ASEAN vẫn rất dè dặt trước Trung Quốc »

Tuy nhiên Les Echos ghi nhận khó khăn cho Việt Nam và Philippines trong trận tuyến chống hành động xâm lấn của Trung Quốc là phản ứng quá cẩn trọng của khối ASEAN. Trả lời phỏng vấn tờ Les Echos, ông Gregory Domingo, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philipines cho rằng chính “quyền lợi kinh tế” buộc khối này phải có những phản ứng dè dặt với Bắc Kinh.


Theo ông Domingo, tuy là có một mặt trận chung phản đối Trung Quốc, nhưng các tuyên bố vẫn còn rất thận trọng. Các quốc gia này cũng không thể nào mạnh tiếng hơn được nữa, do bởi nhiều nước trong số này lệ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh trong lãnh vực thương mại, đầu tư và vay tiền. Công khai chỉ trích Trung Quốc không khác nào là một tự sát.

No comments:

Post a Comment