Sunday, 22 June 2014

Hiệu Minh - Từ 4 tốt đến 4… không được


Hiệu Minh - Từ 4 tốt đến 4… không được

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014


Tội ác của Cộng sản với nhân loại - 1

http://www.youtube.com/watch?v=CJuW-WsGgKc&list=PLF976324702A00FD5





Dương Khiết Trì nói gì với Tổng Trọng?

Trong thời gian mấy chục năm qua, lãnh đạo Trung Quốc ép lãnh đạo Việt Nam bằng ý thức hệ, theo họ thì còn đảng, với những mỹ từ như 4 tốt “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”. 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai” cũng là 4 cụm từ gồm 4 chữ, toàn là… tốt.

Nhớ chuyện anh Osin Huy Đức lao đao vì từng viết ở Sài Gòn Tiếp thị bài “Biên giới tháng Hai”, trong đó có đoạn “Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”, một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”, một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”, một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”), không ai được quyền nhớ hoặc ghi nhận những vấn đề vốn thuộc về lịch sử nếu chúng không phù hợp với lợi ích của những kẻ có quyền…

Nhiều nhân sỹ yêu nước lên tiếng, cảnh tỉnh chính quyền, nhưng họ bị hỏi thăm, an ninh theo dõi, bị bắt, bị tù đầy chỉ vì sợ ảnh hưởng đến…4 tốt.

Biểu tình chống Trung Quốc bị đàn áp, báo chí cấm không được nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa. An ninh Việt Nam hết lòng vì phương Bắc, sẵn sàng trấn áp mạnh tay.

Sự cúi đầu trước thiên triều ấy chẳng giúp được gì trong quan hệ Trung Việt. Biển Đông nổi sóng, cuộc chiến Việt Trung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Trong chuyến thăm của Dương Khiết Trì tại Hà Nội mới đây, chẳng hiểu hai bên trao đổi những gì. Nhưng sau chuyến đi, Tân Hoa Xã đã nói thẳng 4 điều không thể của chính quyền Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, có thể ông họ Dương đã nói toẹt vào mặt các lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội:
1. Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông)
2. Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa)
3. Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải
4. Cuối cùng, không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Như vậy 4 tốt, và 16 chữ vàng = 4 cụm từ bao gồm 4 từ mỗi cụm, nay đã thành 4 KHÔNG tặng cho chính quyền Việt Nam.

Giờ phút này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số vị cao cấp liệu có còn hy vọng xây dựng tình hữu nghị Việt Trung bằng 4 TỐT?

HM. 18-6-2014



Tô Văn Trường - Họ vẫn còn gọi nhau là đồng chí!

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014

Bộ trưởng Phạm Bình Minh (phải) bắt tay Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì

Anh mắt “rực lửa” của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rất khí phách, thể hiện phong cách ngoại giao trong quan hệ thực chất hiện nay với Trung Quốc. Tiếc rằng trong bài phát biểu của ai nấy đọc , họ lại vẫn còn gọi nhau là  “đồng chí”. Nghe rõ chán!

Luận bàn hai từ “đồng chí” 

Ngôn từ nào cũng phải hợp ngữ cảnh thì mới có sức sống. Dùng sai ngữ cảnh thì nó lãng nhách như  Trung Quốc hiện nay đã không dấu giếm bộ mặt xâm lược đối với Việt Nam mà hai bên vẫn gọi nhau bằng "đồng chí" thì chẳng khác nào "sấm giữa trời quang". Cách gọi đó không chỉ vô duyên, mà còn  rất phũ phàng, ghẻ lạnh với các chiến sĩ bảo vệ biển và ngư dân ta đang vật lộn, kiên cường bám biển, không quản ngại hy sinh, gian khổ bị tàu Trung Quốc “đâm húc” ngoài Biển Đông, nhất là từ gần hai tháng nay. Người dân có quyền đặt ra câu hỏi với những người đang giữ trọng trách quản lý điều hành đất nước: phải chăng hai chữ "đồng chí" trong hoàn cảnh nầy chứa đựng sự bí ẩn cũng như “sự kiện  Thành đô", như cụm từ "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên", "vì đại cục" vv....

Dường như  một loạt chữ ĐỒNG như đồng chí, đồng đội, đồng bào… đang bị lặng lẽ thủ tiêu hoặc thay thế bằng đồng tiền và đồng bọn! Thật kinh hoàng! Hay là việc sử dụng từ đồng chí trong ngôn ngữ ngoại giao là để đấu tranh, mang ý nghĩa cao siêu mà dân không hiểu  chăng!? Chẳng biết nên hi...hi, ha...ha hay hu...hu đây !!!

Gọi nhau là "đồng chí"  trong hoàn cảnh hiện nay, phải chăng là muốn  tái khảng định  Việt Nam và Trung Quốc vẫn  cùng chung một ý thức hệ vì đồng là cùng và chí là chí hướng hay ý thức hệ . Không lẽ  lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay vẫn  cố xích lại gần giới cầm quyền và bành trướng Trung Quốc dù bị nó lừa, khinh rẻ, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và bộc lộ rõ mưu đố biến Biển Đông thành ao nhà của chúng?. Nếu duy danh định nghĩa thì Việt Nam và Trung Quốc hiện nay chẳng đồng với nhau  về chí hướng cũng như quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, có “đồng” chăng là  trong một số trường hợp các vị tham nhũng có quyền lợi mờ ám gắn bó với nhau thôi!

Bàn về hai chữ " đồng chí ", ngay từ hơn 50 năm trước đây, nhà thơ Việt Phương trong bài thơ nổi tiếng mọi thời " Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi " (trong tập thơ Cửa mở) đã viết những dòng thơ rất sâu sắc và rất đáng suy ngẫm về hai từ  "đồng chí" này : 

" Ta cứ tưởng đã là đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong lòng ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi không ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường !".

Có lẽ đây là dòng thơ bất hủ lột tả sự ngộ nhận tệ hại của cả một thế hệ về hai từ đồng chí. Khác với Việt Phương, nhà thơ Tố Hữu cùng thời, lại mơ mộng, lãng mạn với hai từ " đồng chí " đậm tính cách mạng  trong bài thơ " Xuân 61 " :

" Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí ..."  

Cho đến bây giờ, nếu cứ tiếp tục thực sự vẫn coi Trung Quốc là  đồng chí  thì chắc chắn sẽ bị một "phát đạn đồng chí" bắn thẳng vào tim và hậu quả sẽ thảm khốc và không thể tránh khỏi một dòng máu đỏ!. Việt Nam sẽ chết một cách tức tưởi trong u mê và lú lẫn! Đừng để sau này lịch sử và con cháu viết lại những dòng cay đắng " Ngu thì chết, chứ bệnh tật gì đâu " hay " Chết vì ngu, chết vì lú lẫn "! 

Đại biểu Quốc hội phải như thế!

Liên quan đến tình hình Biển Đông, ngày 19/6, tại nghị trường, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa dõng dạc phát biểu : “Nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về Biển Đông, tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang”. 

Tiếng nói khảng khái của đại biểu Trương Trọng Nghĩa “đột phá”  trên hội trường phản ánh tâm và tầm của vị đại biểu Quốc hội hiểu thấu lòng dân, đồng thời làm cử tri cả nước thấy nhớ và tri ân các vị đại biểu quốc hội các khóa trước như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan vv... 

Nhiều cử tri nhắn nhủ với các vị đại biểu Quốc hội hãy hành xử đúng vai trò, vị thế của người đại diện cho dân, “cộng hưởng” cùng với đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Nghị sỹ là cương vị dân cử vào trong nghị trường để có chức năng nghị bàn, nghị luận, chất vấn chứ đâu phải là chỉ cho đủ số, đủ chỗ và ... "bấm nút" – kiểu "nghị gật"!

Đại biểu Quốc hội chưa phải là ngự sử nhưng với đại biểu Dương Trung Quốc vừa là nghị sỹ, lại vừa là sử gia chắc chắn ông đã nhìn thấy tấm gương chức quan ngự sử trong những triều đình xưa, cái chức sắc hệ trọng biết chừng nào - khi mà triều đình thay đổi (bây giờ gọi là đảo chính) thì người ta có thể sẽ thay cả loạt các quan chức cũ nhưng riêng quan ngự sử thì cấm chỉ không được động đến (luật bất thành văn), bởi vì quan ngự sử đó chính là pho sách sống của sự thật, của quốc gia! Cho nên, với những vị này thì "lời nói là đọi máu"! 

Sự kiện Biển Đông là thách thức lớn đồng thời tạo cơ hội lớn cho Việt Nam  cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tộc, thực hiện dân chủ hóa để hòa nhập với cộng đồng thế giới văn minh.  Nếu cứ tiếp tục u mê, lú lẫn và ngộ nhận coi Trung Quốc là đồng chí, là cùng chung một ý thức hệ thì hậu quả sẽ khôn lường. Việt Nam sẽ ngày càng thụt lùi, xa rời thế giới văn minh và lấn sâu vào vũng bùn của Trung Quốc.

Thay cho lời kết

Cái bí ẩn trong từ "đồng chí" cũng như cái bí mật của "Thành Đô", hay nhận thức chung ở tầm cao, vì đại cục...Muốn giải mật mã này, suy cho cùng chỉ duy nhất có một chữ "KIỆN" có nghĩa là  phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về xâm chiếm Hoàng Sa và bành trướng phi lý “đường lưỡi bò” ở biển Đông. 

Chỉ có KIỆN thì toàn dân mới biết, sẽ biết người làm sai, nhất là làm rõ "đồng chí", bốn tốt, 16 chữ chữ vàng...là cái gì. Không kiện là mất lòng dân, mà kiện lỡ nó lòi ra cái gì thì còn có thời gian mà sửa. Kể cả nhận lỗi để thành tâm mà sửa. Chậm trễ, hết thời cơ thì dân tộc ta sẽ mãi mãi bị trầm luân. 






Mặc Lâm/RFA - Tại sao Quốc hội vẫn bình thản?

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014


Đã gần hai tháng từ ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam người dân vẫn trông mong một nghị quyết của Quốc hội sẽ được loan báo khẳng định ý nguyện toàn dân về vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên thực tế cho thấy gần 500 đại biểu vẫn quan tâm đến những vấn đề khác hơn là chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.

Chỉ đưa ra thông cáo báo chí

Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc công khai kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự căm phẫn của người Việt và dư luận quốc tế. Giàn khoan này một lần nữa cho thấy Trung Quốc không giấu diếm quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông và hợp thức hóa đường lưỡi bò bất hợp pháp của họ.

Hai mươi ngày sau khi giàn khoan đã được cắm xuống vùng biển của đất nước, Quốc hội Việt Nam mới lên tiếng phản đối Trung Quốc trong một thông cáo báo chí do văn phòng Quốc hội soạn thảo, bày tỏ lo ngại và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. - GS Nguyễn Minh Thuyết

Là một thông cáo báo chí nên văn bản này không mạnh hơn một thông tin và hoàn toàn không có giá trị gì trên mặt pháp lý nếu xảy ra tranh tụng. Đối với cương vị của một định chế cao nhất nước trước hành vi táo bạo nghiêm trọng xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam phải có những động thái rõ ràng, mạnh mẽ nói lên ý nguyện toàn dân. Quốc hội cần phải ra nghị quyết và chỉ có nghị quyết mới nói lên sức mạnh của định chế này.

Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quôc hội hai khóa 11 và 12 nhận xét về việc này:
“Về việc giàn khoan của Trung Quốc thì Quốc hội có nghe báo cáo và các đại biểu cũng đưa ra ý kiến của mình bày tỏ sự phản đối Trung Quốc và yêu cầu Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Nhưng tôi phải nói như thế là chưa đủ bởi vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của người dân thì phải thể hiện được chính kiến của mình trong tình huống như thế này cho nó rõ ý của nhà nước Việt Nam và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Tàu hải giám Trung Quốc (màu trắng, phía sau) ngay sát tàu Việt Nam trên Biển Đông hôm 14/5/2014.
Theo tôi thì Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Quốc hội là người đại diện cho toàn dân thì phải lên tiếng một cách mạnh mẽ về vấn đề này. Phải ra nghị quyết chứ không phải chỉ ra một thông cáo báo chí chung chung.”

Trong thông cáo báo chí có đoạn viết “Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.”

Quốc hội chờ chủ trương của Đảng?

Ngôn ngữ của thông cáo báo chí này khiến người dân hiểu được lý do tại sao Quốc hội vẫn còn phải chờ đợi mà không có một thái độ dứt khoát. Quốc hội chờ và tin tưởng vào chủ trương của Đảng thay vì ý nguyện của toàn dân. Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc “giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc” mặc dù giàn khoan của Trung Quốc công khai rút ruột tài nguyên đất nước.

Gần một tháng sau trong suốt kỳ họp thứ 7 của quốc hội khóa XIII, nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận nhưng không một lần nào vụ giàn khoan được nhắc tới nữa mặc dù tàu cảnh sát biển Việt Nam ngày ngày phải đưa lưng ra nhận vòi rồng, rượt duổi như kẻ trộm ngay trên đất nhà của mình. Tàu ngư dân tiếp tục bị húc bị quấy phá đến nỗi đã có tàu bị chìm người bị giết.

Quốc hội tránh né giàn khoan như sợ Trung Quốc giận dữ và sự né tránh ấy càng làm cho Bắc kinh thấy rõ yếu điểm của Việt Nam nên ngày càng lộng hành, ngang ngược hơn.

Đảng không có phương cách nào ngăn chặn. Chính phủ chừng như bó tay trước kẻ thù quá mạnh và manh động. Quốc hội tiếp tục im lặng và tránh né sự thật đã khiến dân chúng hoang mang cao độ.

Đối với người dân, việc im lặng của Quốc hội trong lúc đất nước nguy vong là một hành động khó chấp nhận. Nhân dân bầu người đại diện cho họ với mục đích nói lên tiếng nói của mình và khi tiếng nói chính đáng không được cất lên thì chức năng đại diện của các đại biểu không còn hợp pháp dưới cái nhìn của quần chúng. Một công dân thành phố HCM cho biết ý nghĩ của anh:

Cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân dân. - Một người dân

“Vấn đề giàn khoan của Trung Quốc và những động thái mới đây của họ đối với Việt Nam thì bất kể một người dân bình thường nào cũng đều cảm thấy bức xúc nếu hiểu vấn đề. Còn những người ở Quốc hội được gọi là đại biều của nhân dân, so nhân dân bầu ra để thay mặt mình đối phó với những vấn đề của đất nước nhưng cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân dân.

Trong khi tất cả tầng lớp nhân dân đang xôn xao, từ những người buôn bán trên vỉa hè cho tới trí thức đều đã lên tiếng về vụ giàn khoan cũng như xây dựng quy mô ở đảo Gạc Ma và tháo mạ và hăm dọa Việt Nam trên truyền thông vậy mà Quốc hội vẫn im lặng đây là một thất vọng mà tôi có thề nói rằng họ không còn xứng đáng là đại biểu của nhân dân nữa.”

Chiều ngày 19 tháng 6, trong khi Quốc hội thảo luận về Dự án Luật hộ tịch một đại biểu duy nhất trong gần 500 đại biểu là ông Trương Trọng Nghĩa đã đứng lên nói trước nghị trường rằng: “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri.

Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”

Ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa ngay lập tức được nhiều tờ báo đăng lại như một phản ứng của báo chí đối với sự im lặng khó chấp nhận của cơ quan quyền lực được cho là cao nhất nước này. Mặc dù kỳ họp thứ 7 sẽ bế mạc vào ngày 24 tháng này nhưng đối với yêu cầu bức thiết của đại biểu Trương Trọng Nghĩa Quốc hội vẫn không có vẻ gì xúc động hay để ý tới.

Người dân không biết dựa vào nơi nào khác khi Đảng quá xa vời và bất lực vì cùng chung ý thức hệ, chính phủ không thoát ra được bế tắt vì kinh tế, quốc phòng quá thua sút đối phương. Cơ quan duy nhất đại diện cho dân lại tỏ ra thờ ơ và chờ đợi vào đảng và chính phủ thay vì chính quốc hội phải chứng tỏ cho Trung Quốc và thế giới thấy rằng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một định chế hợp hiến và có thật.








__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment