Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 26 April 2018

Đô đốc Hải Quân Mỹ: ‘Chúng ta đã mất Biển Đông’





From: giao tran

Subject: Cây bút của cựu Tổng thống Bush hết lời ca ngợi chính sách ngoại giao của ông Trump - Đại Kỷ Nguyên

https://www.dkn.tv/the-gioi/ cay-but-cua-cuu-tong-thong- bush-het-loi-ca-ngoi-chinh- sach-ngoai-giao-cua-ong-trump. html




   Đô đốc Hải Quân Mỹ: ‘Chúng ta đã mất Biển Đông’

WASHINGTON DC. (NV) – “Chúng ta đã mất Biển Đông,” đô đốc Mỹ nói với Quốc Hội rằng chỉ có chiến tranh mới đối phó được chuyện Trung Quốc khóa chặt thủy lộ bận rộn nhất thế giới.
Đô Đốc Philip S. Davidson, người được đề cử giữ chức tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, nói ra một thực tế trong cuộc điều trần của Thượng Viện hồi tuần qua, báo Observer tường thuật.
Trung Quốc đã hoàn tất việc biến 7 bãi đá ngầm tại Trường Sa mà họ cướp của Việt Nam năm 1988 thành 7 căn cứ quân sự khổng lồ. Những cơ sở trên các đảo nhân tạo này lớn mạnh đủ để hoàn toàn kiểm soát khống chế thủy lộ qua Biển Đông. Các cơ sở quân sự, các công sự chiến đấu, các cảng biển và phi trường đã sẵn sàng, giờ đây họ chỉ còn một việc là đưa hạm đội, máy bay chiến đấu tới là xong.
“Khi chiếm đóng, Trung Quốc có thể kéo dài ảnh hưởng hàng ngàn dặm về phía Nam và dự phóng sức mạnh sâu tới Châu Đại Dương (tức các quốc gia lớn nhỏ giữa Thái Bình Dương),” Đô Đốc Davidson cho hay.
Theo ông, Trung Quốc sẽ dùng các căn cứ trên Biển Đông để “thách đố sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại khu vực. Lực lượng của họ được điều động tới khu vực các đảo nhân tạo đó cũng đều ăn trùm lực lượng của các nước khác trong khu vực cũng tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện đã có khả năng kiểm soát thủy lộ Biển Đông trong tất cả mọi tình huống chỉ thiếu chuyện chiến tranh với Mỹ.”
   Hai máy bay quân sự Trung Quốc đáp xuống đảo nhân tạo Vành Khăn. (Hình: Inquirer)
Cuộc điều trần của ông Davidson diễn ra chỉ ít ngày sau khi hai chiến hạm và một tàu tiếp vận của Úc trên đường tới thăm viếng Việt Nam đã bị một nhóm tàu chiến Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông.


   Đô đốc Mỹ: Biển Đông đang bị Trung Quốc khống chế
Trọng Nghĩa (RFI)
Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017) REUTERS

Trong ba tuần đầu tháng Tư 2018, Hải Quân Trung Quốc đã tung ra một loạt hành động vừa thị uy vừa khiêu khích trên Biển Đông, không chỉ đối với các láng giềng trong khu vực, mà còn nhắm cả vào Mỹ lẫn Úc, hai nước đang can dự vào vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh đó, điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 17/04/2018, đô đốc Philip Davidson, người được đề cử làm Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại vùng Thái Bình Dương sắp tới đây, đã báo động về những mối đe dọa mà Bắc Kinh đặt ra, và kêu gọi Washington mau chóng tăng cường quân bị và khí tài để đối phó.


Trong bài viết công bố ngày 20/04/2018, mang tựa đề “Các hòn đảo quân sự Trung Quốc giờ đang kiểm soát Biển Đông - China Military Islands Now Control South China Sea”, tờ báo Mỹ The Washington Free Beacon đã nêu bật những đánh giá của chuẩn tư lệnh Mỹ về tình hình, và những giải pháp cụ thể mà Mỹ cần áp dụng, trong đó có việc nhanh chóng phát triển loại tên lửa siêu âm và tên lửa tầm trung để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Nhận xét chung của vị đô đốc Hải Quân, hiện là tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ về hiện trạng Biển Đông trong bài điều trần bằng văn bản trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ rất rõ ràng : Trung Quốc đã triển khai hệ thống tác chiến trên các đảo nhân tạo họ bồi đắp ở quần đảo Trường Sa và hiện có khả năng kiểm soát các tuyến hàng hải chiến lược đi qua khu vực.

Cơ sở đã sẵn sàng, chỉ còn chờ lực lượng triển khai đến nơi

Theo đô đốc Davidson, tiến trình quân sự hóa các tiền đồn để chiếm lĩnh Biển Đông, đã được Trung Quốc bắt đầu từ tháng 12/2013 tại Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, và từ đó đến nay, họ đã củng cố và trang bị cơ sở quân sự trên 7 thực thể trong khu vực.
“Trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng một loạt các trạm ra đa, trung tâm tác chiến điện tử và thiết bị phòng thủ trên quần đảo Trường Sa, bao gồm các thực thể Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Gạc Ma (Johnson), Vành Khăn (Mischief) và Xu Bi (Subi).
Thiết bị lắp đặt trên các căn cứ này đã tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát trong thời gian thực, cũng như khả năng gây nhiễu điện từ trên một phần rộng lớn ở Biển Đông, thách thức nghiêm trọng các chiến dịch quân sự của Mỹ trên vùng biển này”.
Đô đốc Davidson xác định rằng các cơ sở trên 7 hòn đảo nhân tạo bao gồm nhà chứa máy bay, doanh trại, kho nhiên liệu và bể nước ngầm, và hệ thống hầm kiên cố dùng cho các hệ thống thiết bị phòng thủ và tấn công cố định cũng như di động.
Ngày nay, các căn cứ này coi như đã hoàn thiện. Điều duy nhất còn thiếu là lực lượng quân sự trên đó mà Trung Quốc sẽ triển khai.

Lực lượng nào trên các đảo cũng áp đảo được các láng giềng

Nỗi quan ngại của vị tư lệnh Mỹ rất lớn, vì theo ông, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ đó để mở rộng ảnh hưởng đến những nơi cách Trung Quốc hàng ngàn cây số, tung lực lượng viễn chinh đến tận vùng châu Đại Dương.
Đối với ông, Trung Quốc sẽ có thể dùng các căn cứ quân sự của họ trên Biển Đông để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong vùng Biển Đông, và bất kỳ lực lượng Trung Quốc nào được triển khai đến các đảo nhân tạo ở đó, sẽ dễ dàng áp đảo lực lượng quân sự của các nước yêu sách còn lại trong vùng.
Đối với ông, Trung Quốc hiện đã có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi kịch bản xung đột, và đà tăng cường quân sự đầy tham vọng của Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng đáng kể đối với các lực lượng và căn cứ quân sự Mỹ.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tuy vẫn còn thua Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang phát triển các tàu ngầm chạy êm hơn. Không quân Trung Quốc cũng phát triển các máy bay tàng hình tiên tiến, máy bay ném bom tầm xa và máy bay không người lái hiện đại. Khả năng tác chiến không gian mạng của Bắc Kinh đã vượt xa việc thu thập tin tức tình báo thông thường mà còn có kế hoạch tấn công vào các hệ thống điều khiển và chỉ huy quân sự của đối phương. Trung Quốc cũng đang vũ trang hóa không gian với tên lửa, thiết bị gây nhiễu và thiết bị laser có khả năng tiêu diệt vệ tinh - công cụ đắc lực nhất cho phép quân đội Mỹ triển khai nhanh chóng trên các địa bàn xa xôi.
Trong bối cảnh đó, một khi được chuẩn y làm tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Davidson sẽ bắt tay vào phát triển lực lượng Mỹ trong khu vực để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Theo ông, lực lượng quân sự hiện nay của Mỹ tại Thái Bình Dương không đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chiến đấu cơ Mỹ tuần tra Biển Đông bị Trung Quốc phá sóng

Lời cảnh báo của đô đốc Davidson như đã được thực tế trên Biển Đông chứng minh với một loạt các hành vi bị cho là khiêu khích của Trung Quốc, đặc biệt là vụ được cho là phá sóng chiến đấu cơ Mỹ.
Theo báo chí Philippines ngày 14/04, một phi công Mỹ lái một chiếc tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, đã tiết lộ việc máy bay của anh bị thiết bị gây nhiễu của Trung Quốc tác động khi bay trên Biển Đông.
Phi công này xác định với phóng viên hãng tin Philippines GMA News : “Khi một số thiết bị của bạn không hoạt động, đó là dấu hiệu cho thấy ai đó đang cố gắng gây nhiễu máy bay của bạn. Chúng tôi đã biết đó là ai”.
Sự cố xẩy ra khi chiếc Theodore Roosevelt tuần tra trên Biển Đông trong hành trình đến Singapore tham gia tập trận chung với các tàu chiến Singapore tại vùng biển quốc tế phía nam Biển Đông trong 3 ngày 06-08/04.
Lời kể của phi công chiếc EA-18G Growler giúp xác nhận thông tin từ tờ báo Mỹ Wall Street Journal ngày 09/04, theo đó một số quan chức quân sự Mỹ xin ẩn danh cho biết là Trung Quốc đã triển khai thiết bị gây nhiễu tại đá Vành Khăn và đá Chữ Thập ở Trường Sa. Tờ báo này cũng công bố hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ăng ten của hệ thống gây nhiễu, mà theo tờ báo, có thể ngăn chặn tín hiệu liên lạc và radar quân sự.

Chiến hạm Úc thăm Việt Nam bị tàu Trung Quốc khiêu khích

Không chỉ nhắm vào Mỹ, Hải Quân Trung Quốc còn làm khó tàu của nước khác đi ngang Biển Đông, qua đó khẳng định tư cách chủ nhân ông của họ. Sự cố gần đây nhất liên quan đến ba chiếc tàu Hải Quân Úc.
Theo báo chí Úc ngày 19/04, các chiếc HMAS Anzac, HMAS Toowoomba và HMAS Success đã bị Hải Quân Trung Quốc sách nhiễu trên Biển Đông khi đang trên đường đến Việt Nam ghé cảng thành phố Hồ Chí Minh. Một quan chức giấu tên khẳng định với kênh thông tin ABC của Úc rằng, tuy không gây ra hậu quả đáng tiếc nào, nhưng Hải Quân Trung Quốc đã tỏ ra thô bạo.
Giới chuyên gia ghi nhận là nếu trước đây, việc đi lại trên Biển Đông của chiến hạm Úc đi thăm hữu nghị các nước Đông Nam Á là chuyện bình thường, thì hiện nay, Bắc Kinh đã ngang nhiên gây trở ngại.
Các hành vi quyết đoán của Hải Quân Trung Quốc trên Biển Đông cũng tương ứng với thay đổi lập luận của chính quyền Bắc Kinh, không còn dùng cái vỏ dân sự để che đậy các hoạt động quân sự hóa, mà công khai khắng định rằng họ có toàn quyền trang bị vũ khí cho những vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc.






__._,_.___


Posted by: Truc Chi


Chỉ có chiến tranh với Mỹ mới có thể ngăn cản Trung Quốc độc chiếm biển Đông




From: giao tran

Chỉ có chiến tranh với Mỹ mới có thể ngăn cản Trung Quốc độc chiếm biển Đông
RFA 2018-04-23


Image result for Đô đốc Philip Davidson điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ở Washington DC hôm 17/4/2018


   Đô đốc Philip Davidson điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ở Washington DC hôm 17/4/2018






      
Chỉ có chiến tranh mới có thể ngăn cản được Trung Quốc độc chiếm biển Đông. Đó là phát biểu của Đô đốc Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trước Quốc hội Mỹ hôm 17/4.
Trong bản viết tay đệ trình lên Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ trước hôm ra điều trần, Đô đốc Davidson cảnh báo về sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc tại vùng nước đang tranh chấp, bao gồm những căn cứ quân sự bí mật trên các đảo. Ông nói rằng đây là một bước tiến của Trung Quốc nhằm hướng tới việc thống trị toàn bộ khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Đô đốc Davidson viết rằng, một khi đã chiếm được Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ vươn dài tầm ảnh hưởng của mình ra hàng ngàn miles về phía nam. Quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng những căn cứ ở đây để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Các lực lượng được triển khai tới những căn cứ mà Trung Quốc lập nên tại đây có thể là bàn đạp đè bẹp một cách dễ dàng các lực lượng quân sự của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Để nhấn mạnh cho tầm quan trọng của nhận định trong bài viết, Đô đốc Davidson nói Trung Quốc hiện đã đủ khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống và chỉ có chiến tranh với Mỹ mới ngăn cản được điều này.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến 90% diện tích biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò được nước này vẽ ra trên biển, đòi chủ quyền vùng nước lịch sử.
Từ đầu năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp và xây dựng các căn cứ quân sự, triển khai vũ khí ra các đảo này, làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa khu vực biển Đông của Trung Quốc.
Kể từ đầu tháng 4 tới nay, Trung Quốc đã liên tiếp tổ chức 4 cuộc tập trận trong khu vực.
Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa khu vực Biển Đông.
Hôm 23/3, một tàu khu trục của Mỹ là tàu USS Mustin đã tiếp cận Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát trong hoạt động thường xuyên của chương trình Tự do Hàng hải (Fonops) mà Mỹ vẫn tiến hành ở Biển Đông kể từ năm 2015 trở lại đây.
---oo---

   Trung Quốc lắp đặt thiết bị điện tử tại Trường Sa để phá sóng radar và viễn thông

                  RFA 



Image result for Ảnh chụp đá Vành Khăn từ vệ tinh của công ty DigitalGlobe vào ngày 31 tháng 10 năm 2017.

Ảnh chụp đá Vành Khăn từ vệ tinh của công ty DigitalGlobe vào ngày 31 tháng 10 năm 2017.

 Courtesy of CSIS/AMTI 

   Trung Quốc lắp đặt thiết bị điện tử phá tín hiệu viễn thông và sóng radar trên hai đảo nhân tạo mà Bắc Kinh lập nên tại Quần đảo Trường Sa. Đây là bước đáng kể trong hoạt động quân sự hóa dần dần mà Trung Quốc thực hiện tại khu vực chiếm đóng ở Biển Đông.

Một quan chức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết như vừa nêu và tờ Wall Street Journal loan đi ngày 9 tháng tư. Thông tin được củng cố bởi ảnh vệ tinh do Công ty DigitalGlobe chụp được vào tháng qua và cung cấp cho Wall Street Journal.

Tin còn dẫn nguồn tình báo Mỹ nói rõ thiết bị điện tử phá tín hiệu viễn thông và sóng radar như vừa nêu được lắp đặt trong vòng 90 ngày qua trên hai đảo nhân tạo Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở Biển Đông.

Vị quan chức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phát biểu rằng trong khi Trung Quốc luôn nói việc xây dựng đảo nhân tạo là nhằm bảo đảm an toàn trên biển, hỗ trợ hàng hải, tìm kiếm - cứu nạn, bảo vệ nguồn cá và những chức năng phi quân sự khác, thì thiết bị điện tử phá tín hiệu viễn thông và sóng radar chỉ là sử dụng cho mục đích quân sự.

Tin vừa nêu được đưa ra vào khi quân đội Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận tại khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cho là có qui mô lớn nhất tính đến nay. Trong đợt tập trận này có sự tham gia của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cũng như không quân và các đơn vị mặt đất.

Tại ba trong số 7 đảo nhân tạo tiền tiêu mà Trung Quốc bồi lấp lên tại quần đảo Trường Sa, gồm Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi, nay có tổng cộng chừng 3 ngàn thước đường băng, các vòm chứa chiến đấu cơ, boongke trữ đạn dược, doanh trại và những cầu cảng nước sâu cho tàu neo đậu.

Tại quần đảo Hoàng Sa cách Trường Sa chừng 500 dặm về phía bắc, từ năm 2016, Trung Quốc đã cho bố trí tên lửa đất đối không HQ-9, chiến đấu cơ J-11B.

Tướng Kim Nhất Nam thuộc Đại Học Quốc Phòng Quốc Gia Trung Quốc được dẫn lời rằng những cuộc diễn tập của Bắc Kinh tại Biển Đông không hề liên quan gì đến việc Hoa Kỳ đưa 3 hàng không mẫu hạm đến khu vực này. Đó là chiếc USS Theodore Roosevelt đến Singapore vào ngày 2 tháng 4; rồi USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua sau đó tập trận chung với phía Nhât Bản ngay tại Biển Đông. Hiện nay hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang ở Nhật Bản.

Ông tướng Kim Nhất Nam cho rằng các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đến trong khu vực tạo cho Trung Quốc cơ hội nghiên cứu về hoạt động cũng như hệ thống radar và các tín hiệu điện tử của chúng.

Tướng Kim Nhất Nam còn thách thức liệu Hoa Kỳ có dám khai hỏa tấn công Trung Quốc hay không.

 

 


__._,_.___


Posted by: Truc Chi


BINH LUAN :Chuyên gia Mỹ : Chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ suy tàn



 
media
Ảnh Tập Cận Bình (T) cạnh ảnh Mao Trạch Đông trên đường phố Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 26/02/2018.REUTERS/Aly Song
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Figaro hôm nay 24/04/2018, David Shambaugh, một trong những chuyên gia Mỹ giỏi nhất về Trung Quốc, tỏ ra lo ngại về việc đảng Cộng Sản toàn quyền khống chế xã hội, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh với Đài Loan.
Ông David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị ở George Washington University là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Quốc. Năm 2015, ông đã gây tranh cãi khi cho đăng một bài báo trên Wall Street Journal, dự báo sự suy tàn của chế độ cộng sản Trung Quốc.
Nay Tập Cận Bình đã nắm trọn quyền lực chính trị chưa từng thấy, với nhiệm kỳ trọn đời qua việc sửa đổi Hiến Pháp hồi tháng Ba. Tân hoàng đế đỏ nay thách thức Donald Trump, giương móng vuốt đe dọa châu Á. Từ Washington, giáo sư Shambaugh phân tích cho đặc phái viên Le Figaro về sự đảo lộn nhanh chóng đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia.
Ông có ngạc nhiên về sự tập trung quyền lực vào tay Tập Cận Bình ?
Tôi ngạc nhiên về việc tập trung hóa và cá nhân hóa quyền lực. Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc quay lại với chế độ chúa tể thời Mao Trạch Đông. Quá trình định chế hóa dần dần mà chúng ta đã chứng kiến trong những thập niên gần đây đã bị một con người duy nhất xóa bỏ. Ông Tập lập ra nhiều ủy ban mà ông là lãnh đạo, phải báo cáo trực tiếp cho ông. Tư tưởng Tập Cận Bình thì được ghi vào Hiến Pháp. Thật là đáng sợ !
Ông ta có thể tiến xa hơn không ?
Việc sùng bái cá nhân lãnh tụ, vốn đã nặng nề, sẽ còn đi xa hơn nữa. Tập Cận Bình đã trở thành "người cầm lái vĩ đại", người lãnh đạo dân tộc, nhưng vẫn chưa được thần thánh hóa như Mao. Trái với thời kỳ Cách mạng văn hóa, vẫn còn có các định chế, nhưng bị Tập thống trị.
Có thể giải thích như thế nào về việc nắm trọn quyền lực như vậy ?
Tập Cận Bình tìm tòi trong mô hình xô-viết. Ông ta có tầm nhìn, biết sẽ đi đến đâu, và muốn rằng bộ máy cũng tuân theo răm rắp. Ông coi Đảng như là quân đội. Tập không tin vào sự đa dạng, nhưng vào sự tập trung hóa để đạt được mục tiêu. Ông ta muốn đưa Trung Quốc đi theo kiểu mẫu Liên Xô thập niên 50 và 60, khi cha của ông là Tập Trọng Huân (Xi Zhongsun, phó thủ tướng bị Mao thanh trừng năm 1962) còn nắm quyền.
Ông Tập muốn đi đến đâu, và mục tiêu của ông là gì ?
Tập Cận Bình rất tự tin vào bản thân và về Trung Quốc. Ông nghiên cứu kỹ tình hình quốc tế, và nhìn thấy cơ hội mang tính chiến lược. Tập theo dân tộc chủ nghĩa. Trong kỳ họp Quốc Hội mùa thu vừa rồi, ông tuyên bố rằng Trung Quốc là một cường quốc và cần phải được thế giới tôn trọng. Tập Cận Bình thúc đẩy một chính sách đối ngoại mang tính bành trướng, bằng chứng là chính sách Con đường tơ lụa mới, với việc tăng cường quân sự và nâng tầm nền kinh tế.
Ông có nghĩ là Tập Cận Bình sẽ ra tay đối với Đài Loan ?
Nguy cơ là khá cao. Tập Cận Bình muốn đẩy Đài Loan vào cái thế phải đầu hàng. Ông ta vận dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế, hạn chế đầu tư, du lịch, đồng thời siết chặt gọng kềm ngoại giao đối với đảo quốc này.
Hoa Kỳ sẽ làm gì ?
John Bolton, tân cố vấn an ninh của tổng thống Donald Trump là một người bạn của Đài Loan. Tôi dự đoán rằng ông ấy sẽ thách thức Trung Quốc. Ông Bolton có khả năng dẫm lên các lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh vạch ra - chủ yếu là đe dọa sẽ hành động nếu các chiến hạm Mỹ thăm Đài Loan, hoặc hợp tác quân sự. John Bolton sẽ cho Tập Cận Bình thấy là ông ta đã lầm to. Quý vị cứ theo dõi hồ sơ này đi, trong tương lai sẽ bùng nổ đó !
Còn Biển Đông, một bất đồng khác với Washington thì sao ?
Trung Quốc đã xây dựng được các đảo nhân tạo tại Biển Đông, và sẽ không thối lui. Cuộc chơi đã kết thúc. Tuy nhiên tính biến động của hồ sơ Đài Loan chưa được đánh giá đúng mức. Tôi rất quan ngại.
Ông phân tích như thế nào về chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Kim Jong Un, theo lời mời của Tập Cận Bình ?
Trung Quốc lo cho lợi ích của bản thân mình, không muốn bị gạt ra ngoài lề tiến trình. Tuy nhiên Tập Cận Bình và Kim Jong Un không phải là một « cặp đôi » hạnh phúc.
Ông có cho rằng chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ xảy ra ? Ai sẽ thiệt hại nhiều hơn ?
Bắc Kinh sẽ trả đũa, nhưng tôi không tin rằng sẽ leo thang. Trung Quốc sẽ bị thiệt nhiều hơn Hoa Kỳ, vì rất cần xuất khẩu được hàng hóa để duy trì tăng trưởng. Một cuộc xung đột sẽ làm yếu đi khả năng nâng cấp nền kinh tế của Trung Quốc, do chính quyền bị buộc phải dùng ngân sách để hỗ trợ cho việc làm và tăng trưởng để bù đắp lại các thị trường bị mất, thay vì nhắm vào chất lượng.
Tôi không cho rằng các tập đoàn đa quốc gia Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Tình hình của các công ty ngoại quốc tại Trung Quốc đã xấu rồi, khó thể tệ hại hơn nữa. Thị trường Trung Quốc là một giấc mơ từ một thế kỷ qua, và vẫn sẽ là một giấc mơ ! Nhưng một cuộc xung đột sẽ không dẫn đến việc nền kinh tế Trung Quốc bị sụp đổ, vì dựa trên những cơ sở vững chắc. Bắc Kinh có thể bù đắp được những thiệt hại nội bộ, và nếu cần thiết thì đóng cửa với thế giới.
Hồi năm 2015, ông dự báo rằng chế độ Trung Quốc sẽ suy sụp. Ông đã lầm lẫn chăng ?
Từ ngữ được dùng làm tít là « crack up » (sụp đổ), là chọn lựa của các biên tập viên Wall Street Journal. Tôi chưa bao giờ dự báo chế độ Trung Quốc sẽ « sụp đổ », nhưng là sự « suy tàn » chậm chạp của nó, và giờ đây tôi vẫn nhấn mạnh như thế. Hệ thống ấy sẽ không sụp đổ, nhưng Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng.
Tôi rất ấn tượng trước nghịch lý : giữa sự tự tin của Tập Cận Bình trong đối ngoại, và sự hoang tưởng của ông ta trong đối nội – mà ông xử sự theo cách phòng ngự. Ông Tập bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của Liên Xô cũ. Ông ta gây áp lực lên chế độ, với các vụ thanh trừng và chiến dịch chống tham nhũng, gây rất nhiều bất bình. Chúng ta không nghe thấy những tiếng nói phản biện, nhưng những tiếng nói này thực sự hiện diện. Tôi dự đoán Trung Quốc sẽ suy tàn trong mười, hoặc hai mươi năm nữa.
Hai mươi năm tới, Tập Cận Bình vẫn còn đó ?
Vâng, có lẽ thế.
Người ta đã chứng kiến việc đàn áp tàn bạo tất cả những tiếng nói đối lập. Xã hội Trung Quốc còn chấp nhận tình trạng này bao lâu nữa ?
Đó là một câu hỏi quan trọng. Trung Quốc là một xã hội chất chứa đầy xung đột, bất bình đẳng tột độ và những thách thức dân số quan trọng, trong đó có tình trạng lão hóa. Tôi cảm thấy một xã hội không thể chấp nhận sống vĩnh viễn trong một Nhà nước toàn trị. Người Trung Quốc chẳng phải là ngu. Họ sẽ rời khỏi đất nước. Sự tính toán của Đảng là phải dựa dẫm vào chủ nghĩa dân tộc.


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Friday 13 April 2018

Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh Quốc ở đảo Cyprus chuẩn bị tấn công Syria?



Subject:  Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh Quốc ở đảo Cyprus chuẩn bị tấn công Syria?


Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh Quốc ở đảo Cyprus chuẩn bị tấn công Syria?


Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh ở đảo Síp chuẩn bị tấn công Syria?
Tiêm kích Rafale của Không quân Pháp.
Tiêu điểm sự kiện
  • Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh Quốc chuẩn bị tấn công Syria10:23
  • Phòng không Nga và Syria cảnh giác cao độ09:51
  • 500 hỏa tiễn Tomahawk vẫn nằm im09:37
  • Italia cũng tham chiến?07:59
  • Ông Vladimir Chizhov cảnh cáo về những hậu quả nghiêm trọng07:37
  • Máy bay cảnh cáo sớm A-50 Nga hoạt động suốt đêm07:00
  • Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Anh Quốc Theresa May: Thế giới phải hành động06:50
  • Hỏa tiễn hành trình Tomahawk thường tấn công lúc rạng sáng06:25
  • Kiểm soát Không lưu châu Âu cảnh cáo khẩn về khả năng tấn công Syria của NATO06:21
  • Hải quân Nga cấm biển, tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Syria06:03
  • Su-34 Nga mang hỏa tiễn diệt hạm Kh-35 tuần tiễu05:59


Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh Quốc chuẩn bị tấn công Syria.


Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh chuẩn bị tấn công Syria - Ảnh 1.



                        Phòng không Nga và Syria cảnh giác cao độ.
        Trước sự đe dọa tấn công Syria của Mỹ và phương Tây, đêm qua, toàn bộ Lực lượng Phòng không - Không quân Nga và Syria luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, cảnh giác với nguy cơ bị tập kích.
        Các hệ thống radar cảnh giới trực canh liên tục, chưa kể từ nửa đêm về sáng, máy bay cảnh cáo sớm và Chỉ huy trên không A-50 của Nga cất cánh giám sát nhất cử nhất động của đối phương, không để bị bất ngờ bởi các tình huống trên không.

                        500 tên lửa Tomahawk vẫn nằm im.
        Hiện giờ đã là khoảng hơn 4h30 sáng giờ địa phương, vẫn chưa có quả hỏa tiễn hành trình Tomahawk nào được các tàu chiến, tàu ngầm Mỹ phóng đi. Có lẽ đã qua "giờ vàng" từ 0h tới 4h sáng để tấn công nên dường như hôm nay sẽ không có đột biến lớn.

                        Mỹ sẽ "sớm" đưa ra quyết định có đánh Syria hay không ?
        Theo Fox News: Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ "sớm" đưa ra tuyên bố có tấn công Syria hay không.
        Trước đó, ông Trump đã đưa ra khả năng sẽ dùng vũ lực để đáp trả quân chính phủ Syria, buộc họ "phải trả giá đắt" cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào thị trấn Đông Ghouta, Douma..
        Almasdar News cho biết: Một tàu Hải quân Mỹ đã rời Cyprus, hướng về phía Đông tới bờ biển Syria, tuy nhiên, hiện chưa thể xác định vị trí chính xác của nó.
        Không quân Nga đang liên tục tiến hành các chuyến bay dọc bờ biển Syria để đề phòng Mỹ tấn công.

                        Italia cũng tham chiến?
        Một chiếc máy bay tiếp dầu KC-767 của Không quân Italia đang bay trên trời hướng vào không phận Jordan. Dường như nó có nhiệm vụ bảo đảm tiếp liệu cho các máy bay chiến đấu phản lực khác.



NÓNG: Thêm Italia sát cánh cùng Mỹ, Anh, Pháp chuẩn bị đánh Syria - Căng thẳng tột độ - Ảnh 1.
Máy bay tiếp dầu KC-767 của Không quân Italia.

Ông Vladimir Chizhov cảnh cáo về những hậu quả nghiêm trọng:


NÓNG: Kiểm soát không lưu châu Âu cảnh báo khẩn-Máy bay dân dụng đổi hành lang bay ở Syria - Ảnh 1.
Ông Vladimir Chizhov.


        Theo Hãng thông tấn TASS, Ông Vladimir Chizhov - Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) cho biết: Nga đã gửi cảnh cáo cho phía Mỹ, cả theo Đài công khai lẫn Đài đối thoại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, nếu Mỹ quyết định tấn công Syria, và họ phải chịu trách nhiệm về an toàn tính mạng những công dân Nga.

                        Máy bay cảnh cáo sớm A-50 Nga hoạt động suốt đêm:
        Ngoài các hệ thống radar mặt đất, radar "bay" A-50 Nga cũng thường xuyên túc trực trên trời để giám sát mọi động tĩnh của Mỹ và NATO, nhất là kiểm soát chặt, không để lọt bất cứ dấu hiệu phóng hỏa tiễn hành trình Tomahawk nào của Mỹ cả.



NÓNG: Kiểm soát không lưu châu Âu cảnh báo khẩn-Máy bay dân dụng đổi hành lang bay ở Syria - Ảnh 1.
Đường máy của máy bay trinh sát, tuần tiễu săn ngầm P-8 Mỹ.


        Chiều và đêm qua, 1 chiếc máy bay trinh sát, tuần tiễu săn ngầm P-8 của Mỹ cất cánh từ căn cứ Không quân.

                Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Anh Theresa May: Thế giới phải hành động:
        Reuters cho biết: Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Anh Quốc Theresa May cùng tuyên bố Thế giới phải hành động, và Washington đang cân nhắc một chiến dịch quân sự tấn công Syria với sự tham gia của nhiều quốc gia.

                Hỏa tiễn hành trình Tomahawk thường tấn công lúc rạng sáng.

        Khoảng 2h40 sáng giờ Syria (tức khoảng 7h40 sáng giờ Việt Nam), ngày 07/04/2017 năm ngoái, hai tàu khu trục Mỹ gồm USS Porter, và USS Ross, trên Địa Trung Hải đã phóng 59 tên lửa Tomahawk vào lãnh thổ Syria, tấn công căn cứ không quân Shayrat.

Kiểm soát Không lưu châu Âu cảnh báo khẩn về khả năng tấn công Syria của NATO:


NÓNG: Tàu chiến, tàu ngầm Mỹ áp sát Syria - Nga tung Su-34 mang tên lửa diệt hạm đi tuần - Ảnh 1.
Tiêm kích F/A-18 trên Hàng không Mẫu hạm Mỹ, Ảnh Reuters.


        Theo Đài RT (Nga), Cơ quan kiểm soát Không lưu châu Âu vừa đưa ra cảnh cáo khẩn về khả năng NATO có thể sẽ tấn công Syria trong vòng 72 giờ tới, đồng thời yêu cầu tất cả các hãng Hàng không có chuyến bay ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải phải sẵn sàng với khả năng NATO bắn hỏa tiễn vào Syria.

Hải quân Nga cấm biển, tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Syria:


NÓNG: Tàu chiến, tàu ngầm Mỹ áp sát Syria - Nga tung Su-34 mang tên lửa diệt hạm đi tuần - Ảnh 1.
Nga tập trận bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển Syria ngay trong ngày 11/04. Cuộc tập trận dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày, trong đó có các ngày 11, 12, 17, 18, 19, 25 và 26 tháng 04, các lực lượng Nga sẽ tổ chức bắn đạn thật.

                        Su-34 Nga mang hỏa tiễn diệt hạm Kh-35 tuần tiễu:
        Có ít nhất 1 chiếc Su-34 của Nga mang hỏa tiễn diệt hạm tuấn tiễu quanh khu vực căn cứ Hải quân Tartus.




Pháp đưa siêu tiêm kích Rafale tới căn cứ của Anh Quốc ở đảo Cyprus chuẩn bị tấn cô...

5 tàu chiến và 2 tàu ngầm Mỹ đang áp sát Syria với tổng cộng 500 quả hỏa tiễn hành trình Tomahawk sẵn sàng phóng....

          Hết.

.
 

__._,_.___

Posted by: <

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List