Vì sao Đức ưu tiên
Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?
22 tháng 9 2020
Nguồn hình ảnh, NICOLAS ASFOURI/Getty Images
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự G20 năm 2016
Lần đầu tiên, Đức cùng Anh và Pháp bác bỏ
việc đòi 'chủ quyền lịch sử' ở Biển Đông và viện dẫn thắng lợi pháp lý của
Philippines chống lại Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực PCA.
Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc
Anh, Cộng hòa Pháp và CH LB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công
hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông.
Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn
bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến
các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam
Trung Hoa (South China Sea).
Mỹ đăng
bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý?
Học giả
TQ: 'VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh'
Biển
Đông: 'Không có chuyện VN chịu để TQ gây áp lực'
Biển Đông:
Cố vấn an ninh Mỹ nói tuyên bố chủ quyền của TQ là 'lố bịch'
Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách
của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa
nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để
nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này.
Nhưng họ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa
Trọng tài tháng 7/2016 theo yêu cầu của Manila, bác bỏ yêu sách và tuyên bố chủ
quyền (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở Biển Đông, và yêu cầu của Malaysia tháng
12/2019 muốn có lời giải thích về thềm lục địa ở vùng biển Đông Nam Á.
Vấn đề hai nước thuộc khối Asean nêu ra là
để khẳng định cơ sở pháp lý cho họ trong việc đối đầu với yêu sách chủ quyền
'đường chín đoạn' mà Trung Quốc nêu ra dựa vào 'quyền có từ lịch sử hàng nghìn
năm' của họ, theo cách lập luận của Bắc Kinh để đòi chủ quyền gần hết Biển
Đông.
Đức lần đầu muốn can dự vào Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Mỹ cáo buộc
Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông
Các nước châu Âu, với Anh và Pháp là thành
viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến quyền tự do
hàng hải cho tàu thuyền và quyền bay qua vùng Biển Đông dành cho mọi quốc gia
trên thế giới.
Đặc biệt, sự có mặt của Đức, quốc gia trụ
cột trong Liên hiệp châu Âu, ký tên cùng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc về
Biển Đông, cho thấy một thay đổi quan trọng trong ngoại giao nước này với châu
Á và Trung Quốc.
Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập
trung vào giải quyết các khủng hoảng nhân đạo ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới
châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại
giao Đức, Heiko Maas, lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức – châu
Âu – châu Á” nhấn mạnh đến nhu cầu của Berlin muốn có mặt tại các vùng biển
xa.
|
Ông Maas nói các tuyến hàng hải, thương mại
lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải
được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải.
Giới thiệu sự chuyển hướng của Đức, ông
Maas nói hôm 02/09/2020 ở Berlin:
“Chính trị Phương Tây còn nằm cả ở Phương
Đông. Chúng ta muốn gửi ra thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.”
“Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương thực sự quan
trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức, mà với mọi người châu Âu. Đó là lý
do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến
lược chung của châu Âu về Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và
giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị
của mình nếu chúng ta đoàn kết.”
Văn bản dài 40 trang lần đầu chính thức nói Đức ủng hộ chiến
lược Ấn Độ- Thái Bình Dương.
Sau Pháp, nay đến Đức là quốc gia EU thứ
nhì chọn sự ủng hộ chiến lược an ninh này, vốn được Hoa Kỳ và các đồng minh chủ
chốt trong vùng như Nhật Bản, Úc nêu ra và được đối tác Ấn Độ nhiệt tình tán
thành.
Trong lịch sử, Đức từng có thuộc địa nhỏ ở
Thanh Đảo, Trung Quốc, và một số đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Bismarck, nay
thuộc New Guinea) nhưng bị mất sau các cuộc chiến với đại cường trong vùng và
vì thua trận ở châu Âu.
Từ sau Thế Chiến 2, ngoại giao Đức tập
trung vào châu Âu hơn là vươn ra các khu vực bên ngoài.
Giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Lạnh là thời
kỳ Đức củng cố quá trình thống nhất hai nước Đức và quan hệ với khối Đông Âu
và vùng Baltic thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, giúp các nước này hội nhập
EU.
Berlin cũng phát triển quan hệ ở vùng
Balkans, Nam Âu và Cận Đông nhằm giải quyết vấn đề di dân.
Với châu Á, trang web của Bộ Ngoại giao Đức
vừa điểm lại toàn bộ sự hiện diện văn hóa, kinh tế của Đức trong vùng, với
các sứ bộ ngoại giao, thương vụ, cơ sở dạy tiếng và truyền bá văn hóa ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác.
Trên thực tế, tuy không công bố rầm rộ, Đức
đã quan tâm đến Biển Đông từ một thời gian qua.
Theo Markus Kaim viết trên trang The
Diplomat (14/01/2020), hải quân Đức đã cử một sĩ quan dự chuyến hải hành FONOP
bảo vệ tự do hàng hải của tàu Pháp ở vùng biển châu Á.
Cùng lúc, Đức là bạn hàng lớn của Trung Quốc
và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp sang Trung Quốc.
Vì thế, việc tiến đến một sự hiện diện
nào đó về quân sự của Đức tại Đông Nam Á sẽ còn cần nhiều thời gian.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment