Mỹ và Liên Âu sẽ tìm
biện pháp đối phó chung với Trung Quốc
Đăng ngày: 26/06/2020 - 12:07Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 12:07
Bắc Kinh bị coi là mối đe dọa ngày càng lớn đối với Liên
Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, thế nhưng hai bên lại có quan điểm rất khác nhau về
cách thức đối phó. Những ngày gần đây, Washington và Bruxelles đang tìm cách vượt
qua bất đồng. Ngoại trưởng Mỹ ngày 25/06/2020, cho biết có thể sẽ đến châu
Âu trong những tuần tới để đối thoại về chủ đề này.
Theo AFP,
trong một diễn đàn trên mạng về quan hệ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, do quỹ
German Marshall Fund của Hoa Kỳ tổ chức, lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo
thông báo chấp thuận đề nghị của đồng nhiệm châu Âu Josep Borell, được nêu ra hồi
tuần trước, về việc tổ chức « một
đối thoại song phương về Trung Quốc ». Ngoại trưởng Mỹ cũng
bày tỏ hy vọng sẽ sớm đến châu Âu để khởi sự cuộc đối thoại này.Trong thời gian gần đây, ngoại trưởng Mỹ liên tục kêu gọi các nước châu Âu cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đứng hẳn về phía « tự do », thay vì chấp nhận « nền độc tài tàn bạo » do một chính quyền « côn đồ » áp đặt.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết cơ chế mới này sẽ cho phép hai bên « thảo luận về các lo ngại trước những đe dọa Trung Quốc đối với phương Tây và đối với các giá trị dân chủ » mà Hoa Kỳ và Liên Âu cùng chia sẻ. Ông Pompeo hy vọng là cuộc đối thoại này sẽ là một « chất xúc tác » cho phép thúc đẩy hợp tác, với kết quả là hai bên sẽ đưa ra các biện pháp chung.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc vốn đã nghiêm trọng trong nhiều hồ sơ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, lại càng trở nên trầm trọng hơn với đại dịch Covid-19. Tổng thống Mỹ quy trách nhiệm cho Bắc Kinh đã để dịch bệnh bùng phát toàn cầu. Gần đây, việc Bắc Kinh ra luật về an ninh quốc gia cho Hồng Kông, bị Washington lên án như là một quyết định báo tử « quy chế tự trị » của cựu thuộc địa Anh Quốc, mà theo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Luân Đôn, Hồng Kông sẽ được hưởng cho đến năm 2047.
Hồng Kông hiện cũng là điểm đối đầu gay gắt nhất giữa Liên Âu với Trung Quốc. Trong dịp thượng đỉnh giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc lần thứ 22, ngày 22/06/2020, Liên Hiệp Châu Âu để ngỏ khả năng là các hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới, cho phép chính quyền trung ương can thiệp trực tiếp vào Hồng Kông.
Trước đó, ngày 20/06, Nghị Viện Châu Âu ra một nghị quyết yêu cầu Liên Âu và các quốc gia thành viên kiện Trung Quốc ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế, có trụ sở tại La Haye, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh với Hồng Kông. Ngoại trưởng các cường quốc khối G7 cũng ra một thông cáo chung, yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ việc áp dụng luật an ninh với Hồng Kông, bị tố cáo là xâm phạm nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ », do chính Trung Quốc chủ trương.
|
Dù bị chỉ trích, Bắc
Kinh vẫn muốn Donald Trump tái đắc cử
Đăng ngày: 26/06/2020 - 15:00Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 15:00
Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng giới lãnh đạo Trung Quốc,
bị Hoa Kỳ đả kích mạnh mẽ từ hơn ba năm qua, chỉ mong muốn Donald Trump ra đi
thật sớm. Việc Donald Trump, mà Trung Quốc cho là một đối thủ « bất tài »,
tái đắc cử sẽ mang lại cho nước này nhiều cơ may chiến lược.
Joe Biden,
77 tuổi, cựu phó tổng thống Mỹ, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, sẽ
chính thức được công nhận tư cách ứng viên trong kỳ đại hội đại biểu toàn quốc
vào trung tuần tháng 8/2020. Trái với suy đoán của nhiều người, ông không phải
là người Bắc Kinh muốn thấy đắc cử.Thoảng nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đây chính là những gì một số lãnh đạo Trung Quốc đang tại chức hay đã về hưu thừa nhận khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Bloomberg của Mỹ ngày 15/06/2020. Đối với Trung Quốc, cũng như đối với một số chế độ độc tài, việc một lãnh đạo theo kiểu giao dịch đứng đầu nước Mỹ là một « món lộc trời ban ».
Đơn giản chỉ vì Bắc Kinh nghĩ rằng bất kể chủ nhân Nhà Trắng là ai, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc. Trong trường hợp này, tốt hơn hết nên có một đối thủ « dị thường », có thể mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ may chiến lược.
Nhìn lại ba năm cầm quyền đã qua của Donald Trump, chính sách co cụm « Nước Mỹ trước đã » của ông đã tạo thuận lợi cho Bắc Kinh từng bước thiết lập một trật tự thế giới mới theo cách của mình: Từ việc áp đặt cách giải quyết các xung đột, tranh chấp, cho đến các mô hình hợp tác kinh tế, thương mại, y tế, đầu tư, kể cả trong chính trị, và sắp tới đây có thể cả về việc ban hành các tiêu chí quốc tế về chuẩn mực sản phẩm, mà châu Âu đang dồn sức đối phó trong trận chiến sắp tới với Trung Quốc.
Nhờ Donald Trump mà Tập Cận Bình có thể xuất hiện như là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, không chỉ ở trong nước mà với cả thế giới. Donald Trump rút đóng góp tài chính cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Trung Quốc thông báo tăng gấp đô. mức đóng góp. Trump áp thuế các đồng minh, Bắc Kinh ký các thỏa thuận thương mại với họ.
Chuyên gia Allison Sherlock, thuộc Eurasia Group, giải thích với Le Figaro rằng « từ lâu, nhiều quan chức chính trị Trung Quốc xem nhiệm kỳ tổng thống Trump như là cơ hội để khẳng định vị thế một tác nhân có trách nhiệm cho trật tự thế giới ».
Do vậy, với Bắc Kinh, nếu Joe Biden đắc cử thì đấy có thể sẽ là một ác mộng. Ông Zhou Xiaoming, nguyên là một nhà đàm phán thương mại, nhận định với Bloomberg rằng việc ông Biden đắc cử có thể sẽ là một mối nguy hiểm cho Bắc Kinh, bởi vì, ông ấy « sẽ liên kết với các đồng minh để chống Trung Quốc, trong khi Trump đang phá hủy các liên minh của Mỹ ».
Theo Le Figaro, chính quyền Bắc Kinh không tin rằng tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ sẽ có những nhượng bộ về vấn đề thặng dư mậu dịch và giảm lệ thuộc thương mại của Mỹ vào Trung Quốc. Vì là một vấn đề đòi hỏi sự đồng thuận của các chính đảng, Bắc Kinh đánh giá là chính quyền Joe Biden (nếu ông đắc cử) có lẽ sẽ làm tốt hơn chính quyền Donald Trump và sẽ hiệu quả hơn, gây thiệt hại cho Trung Quốc.
Dù vậy, việc đặt cược vào ông Trump cũng không phải là không có rủi ro. Giới chính trị Trung Quốc cũng bị chia rẽ thành hai phe. Giới lãnh đạo phụ trách an ninh quốc gia thì có lẽ sẽ vỗ tay hài lòng khi nhìn thấy thêm bốn năm hỗn loạn, sự suy yếu của nền dân chủ và sự nản lòng của các đồng minh ở châu Á dưới sự lãnh đạo của Trump nếu ông tái đắc cử.
Ngược lại, giới lãnh đạo kinh tế cũng phập phồng lo rằng, vì là người dị thường, khó đoán khó lường, chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế và chính trị của ông, Donald Trump cũng có khả năng phá hủy trật tự thương mại vốn dĩ đã làm cho Trung Quốc trở nên phồn thịnh và đưa nước này lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Donald Trump có thể thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình giảm bớt lệ thuộc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế nên, Joe Biden đắc cử có lẽ sẽ giúp hãm bớt tiến trình tháo lỏng mối dây liên hệ kinh tế với Trung Quốc, thời gian đủ để Bắc Kinh thích ứng, đa dạng hóa và củng cố dần thế tự chủ kinh tế
|
Mỹ điều một phần lực
lượng từ châu Âu qua châu Á để “ngăn chặn” Trung Quốc
Đăng ngày: 26/06/2020 - 15:24Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 15:24
Đối phó với quân đội Trung Quốc là lý do khiến Washington
phải rút bớt một phần lớn lực lượng quân đội Mỹ tại Đức. Ấn Độ và Biển Đông là
hai địa bàn chủ yếu mà Washington sẽ tập trung quân đội, để sẵn sàng ngăn chặn
các hoạt động gây hấn của Trung Quốc.
Theo báo
chí Ấn Độ, hôm qua, 25/06/2020, phát biểu tại Diễn đàn Bruxelles 2020, một đối
thoại quan trọng thường niên giữa Hoa Kỳ và Liên Âu, ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo khẳng định: mối đe dọa Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam
Á là một trong các lý do chính đã khiến Hoa Kỳ quyết định giảm bớt sự hiện diện
quân sự tại châu Âu.Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh các hành động của chính quyền đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay đang đe dọa “Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines”, Trung Quốc là một thách thức đối với sự ổn định của khu vực Biển Đông. Ông Pompeo nói rõ: “Chúng tôi phải bảo đảm là quân đội Mỹ có mặt ở đúng vị trí, để có thể hóa giải các thách thức”.
Phát biểu của lãnh đạo ngoại giao Mỹ được đưa ra đúng vào lúc ASEAN chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 33 của khối. Trước thềm thượng đỉnh, ngày thứ Tư 24/06, ASEAN tổ chức hội nghị Cộng đồng Chính trị - An ninh của khối, với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN, dưới sự chủ trì của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, đại diện quốc gia chủ nhà. Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông đã được nêu bật tại hội nghị. Đây là điều mà nhiều lãnh đạo ngoại giao ASEAN coi là thách thức an ninh hàng đầu của khối.
Philippines lên án ý đồ lập vùng ADIZ của Trung Quốc trên
Biển Đông
Hôm qua,
thứ Năm, 25/06, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines ra thông cáo lên án dự định lập
vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) tại Biển Đông là “bất hợp
pháp”. Theo báo chí Philippinnes, bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana nhấn mạnh
dự án lập vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của các quốc
gia ven bờ, vi phạm chính Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà
Trung Quốc là một bên tham gia.Nhật Bản không phải là thành viên ASEAN, nhưng tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, và một số khu vực khác tại châu Á, cũng khiến Tokyo rất quan ngại. Hôm qua, 25/06, trong một cuộc tiếp xúc với báo giới tại Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài ở Nhật Bản, ngoại trưởng Tara Kono khẳng định “Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi nguyên trạng tại biển Hoa Đông, Biển Đông, cũng như tại vùng biên giới với Ấn Độ, và Hồng Kông”.
|
Thượng Viện Mỹ thông
qua luật để bảo vệ quyền tự trị Hồng Kông
Đăng ngày: 26/06/2020 - 11:33Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 11:33
Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 25/06/2020 đã thông qua dự luật
nhằm trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị xem là vi phạm các nghĩa vụ quốc
tế mà Bắc Kinh đã cam kết đối với Hồng Kông.
Luật này
còn phải được Hạ Viện thông qua và tổng thống Donald Trump chuẩn y mới có hiệu
lực. Tuy nhiên cả hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều ủng hộ, nhằm tạo thêm áp lực
lên Bắc Kinh, ngoài các biện pháp đã được chính quyền đưa ra kể từ khi Trung Quốc
loan báo áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông.Theo dự luật trên, Washington có thể trừng phạt tất cả các định chế hoặc cá nhân có tham gia cụ thể. Chẳng hạn « các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông », hoặc các đơn vị công an đàn áp người biểu tình ở đặc khu. Đặc biệt các ngân hàng tiến hành « các giao dịch đáng kể » với các định chế và cá nhân trên cũng bị trừng phạt.
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Chris Van Hollen, một trong những người bảo trợ dự luật, tuyên bố : « Những gì mà chính quyền Trung Quốc đang làm đối với Hồng Kông là không thể chấp nhận được : họ hủy bỏ các quyền của người dân đặc khu ». Theo ông, cần chứng tỏ cho Bắc Kinh rằng « nếu họ cứ tiếp tục thì sẽ phải trả giá ».
Trong khi đó theo Reuters, sự ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đã giảm xuống, trong lúc đặc khu đang chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Kết quả cuộc điều tra do Viện nghiên cứu dư luận Hồng Kông tiến hành cho thấy đại đa số phản đối luật an ninh, tuy nhiên số người ủng hộ phong trào phản kháng từ 58% hồi tháng Ba giảm xuống còn 51%.
Đa số các cuộc biểu tình trong những tuần qua cũng chỉ có vài trăm người tham gia, và nhanh chóng giải tán. Cảnh sát lấy cớ hạn chế tụ tập vì dịch virus corona, không cho phép tổ chức biểu tình và bắt một số lớn người đấu tranh.
Giáo sư Thành Danh (Ming Sing), trường đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông, lý giải tỉ lệ ủng hộ giảm có thể do người dân thấy Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn, khó thể tiếp tục nhấn mạnh các yêu sách. Còn theo phó giáo sư Viên Vĩ Hy (Samson Yuen), trường đại học Lĩnh Nam (Lingnan), thật ra sự ủng hộ dân chủ vẫn cao, nhưng do luật an ninh đã trở thành chủ đề thời sự chính, vượt qua đề tài biểu tình trong các cuộc thảo luận.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment