"TRÂN
CHÂU CẢNG THẾ KỶ 21": SẮP TỚI, SẼ LÀ CHUYỆN GÌ?
Người
Mỹ tuyên bố họ đang sống trong những thời khắc "Trân Châu Cảng",
và TT Trump nói sẽ có hành động trong vài tháng nữa. Nên hiểu hậu ý ra
sao, khi người Mỹ dùng chữ "Trân Châu Cảng"?
1/
Đó sẽ là "cuộc chiến" không thể hòa hoãn:
1a)
Nhắc lại hồi Đệ nhị thế chiến, Mỹ và Nhựt vẫn bang giao bình thường; tuy
nhiên khi quân phiệt Nhựt Bổn bất ngờ đánh vào Trân Châu Cảng, tức đánh
ngay vào lãnh thổ nước Mỹ, tấn công nước Mỹ. Hành động đáp trả tương ứng
là Mỹ phải giáng đòn vào chính lãnh thổ nước Nhựt!
Những
cuộc đổ bộ, tỉ như tại Phi Luật Tân mà Nhựt bấy giờ đang chiếm đóng,
không phải là cuộc chiến "so kè, mặc cả" giữa Mỹ với Nhựt - mà
là chiến địa bắt buộc phải "xử" để thắt chặt vòng vây, tiến dần
đến lãnh thổ Nhựt Bổn.
1b)
Cũng vậy, giờ đây, nước Mỹ đã và đang bị giáng đòn "Trân Châu Cảng
thế kỷ 21". Theo những cáo buộc từ phía Mỹ thì chế độ Bắc Kinh đã
đánh thẳng vào lãnh thổ nước Mỹ, giết chết người Mỹ nhằm làm cho Mỹ rệu
rã - bằng võ khí sinh học.
Bắc
Kinh đánh thẳng vào Mỹ, chớ không phải "đánh vờn" vào những đồng
minh hoặc vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Mỹ, do đó sự đáp trả tương ứng
của Mỹ phải là "đánh" thẳng vào nước Tàu!
Sắp
tới những chiến địa nổ ra - có thể - tại Ba Tư (Iran), hoặc tại Eo biển
Đài Loan, hoặc tại Biển Đông... không còn là cuộc chiến "mặc cả"
theo đó hai bên phân chia vùng ảnh hưởng nữa. Bởi vì việc phân chia khu vực
ảnh hưởng là sự phân tích chỉ thích hợp cho thời gian trước kia, thậm chí
cho tới năm 2019.
Những
cuộc chiến tại nơi này nơi kia bên ngoài lãnh thổ nước Tàu nhằm làm kiệt
quệ sinh lực đối phương, tiến tới đánh sập cỗ máy đầu não quyền lực của đối
phương!
Sẽ
thấy có những cuộc "thỏa thuận", nhưng đó chỉ là những chiêu thức,
chiến thuật mà thôi.
Bởi
vì, xin nhắc lại, Mỹ cho rằng Tàu dùng võ khí sinh học để tiêu diệt người
Mỹ ngay trên lãnh thổ nước Mỹ. Tức đã trở thành "cuộc chiến sinh tử"
giữa Mỹ với Tàu. Vậy nên Mỹ buộc phải "phản đòn" tới mức Tàu thảm
bại.
2/
Đó sẽ là cuộc chiến nhằm làm đối phương giương cờ trắng đầu hàng, hoặc rệu
rã tới mức nếu gượng dậy được thì cũng phải mất vài chục năm:
"Rệu
rã", tức "đánh" bằng các giải pháp tài chánh / pháp lý, buộc
bồi thường thiệt hại tới mức kiệt sức;
Nếu
không chấp nhận rệu rã, mà quyết đấu tới cùng thì giải pháp không thể né
tránh - đó là giải pháp quân sự, buộc đối phương đầu hàng. Như nước Nhựt
buộc phải tuyên bố đầu hàng sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Trường Kỳ
(Nagasaki) và Quảng Đảo (Hiroshima).
Ở
đây, có gì đáng chú ý?
Quân
phiệt Nhựt Bổn bấy giờ dù vỗ ngực về sức mạnh quân sự, nhưng đã phải giựt
mình trước sự kích hoạt cỗ máy chiến tranh của Mỹ nhanh tới mức không ngờ!
Và, choáng váng vì không thể lường được Mỹ có công nghệ chế tạo võ khí hiện
đại bậc nhất - mà sau này chúng ta được biết là "bom nguyên tử"!
Hai
thành phố của Nhựt bị sụp đổ tan hoang chỉ trong chớp mắt. Giới quân phiệt
Nhựt e rằng Mỹ sẽ bỏ tiếp trái bom "bí hiểm" xuống thủ đô Đông
Kinh (Tokyo) nếu Nhựt không đầu hàng.
Tàu
dùng võ khí sinh học. Còn Mỹ, "đánh" bằng những võ khí gì? Người
Mỹ nhắc tới "Trân Châu Cảng" là hàm ý nước Mỹ đang sở hữu công
nghệ võ khí "bí hiểm" để giải quyết chiến tranh. Công nghệ võ
khí siêu hiện đại của Mỹ có tác dụng khống chế, vô hiệu hóa đầu đạn hạch
tâm mà Bắc Kinh đang có.
"Bí
hiểm" tới mức làm cho Bắc Kinh, giống như Nhựt trước kia, sẽ phải
choáng váng.
Cả
thế giới đang sống trong những thời khắc trước thềm một kỷ nguyên mới,
"hậu đại dịch".
Người
Mỹ không muốn đánh gục Tàu, cũng như trước kia Mỹ không muốn giao chiến với
Nhựt. Nhưng vì Nhựt trước đây, Tàu hiện nay, đã đánh thẳng vào Mỹ nên Mỹ
mới buộc phải phản đòn.
(Nguyễn-Chương
Mt)
__________________
Kính chuyển
|
No comments:
Post a Comment