Saturday, 30 May 2020

Biển Đông : Trung Quốc lấn, Mỹ làm căng, Việt Nam chờ thời





Biển Đông : Trung Quốc lấn, Mỹ làm căng, Việt Nam chờ thờiTầu chở trực thăng HMAS Parramatta của Hải Quân Úc tập trận với tầu đổ bộ Mỹ USS America, khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Barry và tầu USS Bunker Hill, tại Biển Đông, ngày 18/04/2020.

Đăng ngày: 25/05/2020 - 14:49Sửa đổi ngày: 25/05/2020 - 14:49
Phần âm thanh 11:00
Tầu chở trực thăng HMAS Parramatta của Hải Quân Úc tập trận với tầu đổ bộ Mỹ USS America, khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Barry và tầu USS Bunker Hill, tại Biển Đông, ngày 18/04/2020. © REUTERS - Australia Department Of Defence
Thu Hằng
Từ đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với các nước láng giềng Đông Nam Á, được kỳ vọng là sẽ hoàn thiện trong năm nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên của ASEAN. Nhưng trên thực địa, Bắc Kinh liên tiếp mở rộng yêu sách chủ quyền, tăng cường hiện diện ở những vùng biển đang có tranh chấp.
Những sự kiện trên, cùng với những chỉ trích, cáo buộc gay gắt lẫn nhau liên quan đến dịch Covid-19, khiến quan hệ song phương Mỹ-Trung thêm căng thẳng trên mọi phương diện. Quân đội Mỹ huy động đội tầu tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, trong đó có Biển Đông, điều đội oanh tạc cơ B-1B trở lại Guam để hỗ trợ lực lượng tại chỗ của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác trong khu vực Thái Bình Dương. Theo trang South China Morning Post ngày 19/05, Hoa Kỳ đã gia tăng hoạt động quân sự trên không và trên biển « sát cửa » Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 nhiều gấp ba lần so với nguyên một năm 2019.

Có đúng là Trung Quốc đang lợi dụng dịch Covid-19 để thâu tóm Biển Đông ? Việt Nam đối phó thế nào trước những căng thẳng Mỹ-Trung trong khu vực ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).
Image en ligne
Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM). © Lionel Monnier
RFI : Phải chăng Biển Đông đang trở thành khu vực thể hiện sức mạnh và đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ? Những căng này có thể đi đến đâu ?
Benoît de Tréglodé : Năm 2020, chúng ta sống trong giai đoạn rất đặc biệt. Đại dịch Covid-19 đã làm thổi bùng căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do dịch tễ. Nhưng những vấn đề đối nội nảy sinh trong đợt dịch Covid-19 cũng phần nào đó tác động đến cách hoạt động trên trường quốc tế của hai nước.
Những yếu tố trên rất quan trọng để hiểu được những lý do đằng sau một « cuộc chiến thông tin » trong đó các bên Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ hoặc phương Tây nói chung, bảo vệ một đường lối, một lịch trình mang tính chất quốc gia của mình, cũng như để có được một cái nhìn chung về diễn biến của bối cảnh chiến lược trên thực địa. Sự căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Washington và Bắc Kinh là yếu tố chủ đạo để hiểu những sự kiện đang diễn ra ở Biển Đông.
Yếu tố thứ hai mà tôi cho là đóng vai trò trọng tâm để hiểu được mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, đó là phải ngược trở lại bản báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương được bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trình bày vào tháng 06/2019 nhân Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Trong báo cáo gồm ba chủ đề chính này, Hoa Kỳ mô tả mạng lưới ngoại giao và những đối tác của họ ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Chủ đề trọng tâm thứ ba được nêu trong báo cáo, đó là coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất cho an ninh trong khu vực. Sự việc đã rất rõ ràng ngay từ thời điểm đó và đây cũng chính là điểm, về lý thuyết, định hình khuôn khổ chính sách hiện nay của Mỹ ở Đông Nam Á.
Trên đây là hai yếu tố bối cảnh quan trọng để hiểu được những gì đang diễn ra trên thực địa. Vậy chuyện gì đang diễn ra ?
Đúng là có nhiều nhà bình luận, từ vài tuần nay, nhắc đến việc Trung Quốc tái thúc đẩy những hành vi khiêu khích trong bối cảnh khủng hoảng dịch tễ quy mô toàn cầu và Bắc Kinh tranh thủ thời cơ để đẩy các quân cờ trên thực địa, trong đó phải kể đến ba sự kiện. Thứ nhất là vụ tầu cá Việt Nam bị đâm chìm vào đầu tháng 04/2020 ở quần đảo Hoàng Sa. Tiếp theo là việc « thành phố Tam Sa » của Trung Quốc lập hai quận mới : Tây Sa (Xisha) ở Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) ở Trường Sa. Và sự kiện thứ ba là việc tầu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 gần đây tiếp tục hoạt động trong lãnh hải của Malaysia.
Ba sự kiện trên, theo tôi, cần phải đặt chúng vào bối cảnh tổng thể hơn về quan hệ quốc tế, đặc biệt là sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Cả ba yếu tố này không hẳn là đặc biệt trong năm 2020 này bởi chúng đều phụ thuộc vào tính chất liên tục trong chính sách hàng hải của Trung Quốc trong khu vực đã có từ khá lâu. Lấy ví dụ vụ tầu cá của ngư dân Việt Nam bị đâm chìm vào đầu tháng 04/2020, phải đặt biến cố này vào bối cảnh có từ lâu, cụ thể là từ năm 2014 khi xảy ra khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981.
RFI : Dù sao cũng có thể thấy là kiểu xung đột này xảy ra thường xuyên hơn từ đầu năm 2020. Vậy nguyên nhân là gì ?
Benoît de Tréglodé : Kiểu đối đầu, kiểu xung đột này thường xuyên xảy ra và có thể được giải thích với hai yếu tố.
Thứ nhất, phải nhắc lại rằng từ khoảng 10 năm gần đây, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tăng cường đội dân quân biển. Năm 2009, Việt Nam đã áp dụng Luật Dân quân tự vệ biển - lực lượng phòng vệ hàng hải và loại tầu dành cho nhiệm vụ này cũng xuất hiện từ thời điểm đó. Theo tôi nhớ vào năm 2010, chủ tịch nước Việt Nam lúc đó đã khuyến khích lực lượng dân quân biển cùng với các hiệp hội nghề cá đến các khu vực có tranh chấp với Trung Quốc để tăng cường sự hiện diện của Việt Nam. Điều này rất quan trọng để hiểu được tình hình tại chỗ. Phía Trung Quốc cũng làm tương tự, vì thế thường xuyên xảy ra các vụ tranh chấp, đôi khi rất dữ dội, giữa ngư dân, dân quân biển và hải cảnh trong các vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Yếu tố thứ hai là việc lập ra hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa », bao gồm cả không gian biển khu vực quần đảo Trường Sa. Trở lại bối cảnh lịch sử gần đây, chúng ta thấy truyền thông từng nói nhiều về việc Trung Quốc thành lập « thành phố Tam Sa » vào năm 2012. Đây là cách đáp trả của Bắc Kinh về việc Quốc Hội Việt Nam, vào tháng 06/2012, đã thông qua Luật Biển bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kể từ đó, Trung Quốc đòi chủ quyền về hành chính. Và yêu sách đó được cụ thể hóa bằng việc thành lập hai « quận » Tây Sa và Nam Sa mà thực ra, nằm trong kế hoạch « thành phố Tam Sa » đã có từ trước đó. Một điểm quan trọng đáng lưu ý khác, đó là « thành phố Tam Sa » khi được Trung Quốc thành lập năm 2012, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của các đối tác và các nước láng giềng, mà đứng đầu là Việt Nam, chỉ có khoảng 400 dân cư, nhưng giờ có đến 1.800 người, chủ yếu sống ở khu vực bắc Hoàng Sa.
Đúng là chúng ta thấy rõ các chính sách như gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng… nhưng nên nhớ rằng chính sách đó chưa hẳn là nhân cơ hội tình hình dịch bệnh năm nay mà thực ra, là chiến lược lâu dài, mang tính chất liên tục của Trung Quốc từ những năm 2010. Tương tự như việc tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển của Malaysia cũng giống như sự kiện đã xảy ra với Việt Nam.
Vì vậy, tôi không thấy có sự gia tăng vô cùng quan trọng nào trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19, mà thực ra, đó là sự tiếp tục trong chính sách đã có từ khá lâu của Trung Quốc.
RFI : Dường như Trung Quốc biết cách tận dụng chính sách « Bốn Không » của Việt Nam để gia tăng hoạt động ngày càng hung hăng hơn ?
Benoît de Tréglodé : Chính sách « Bốn Không » trước là chính sách « Ba Không » của Việt Nam : Không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Chính sách này được sửa đổi vào tháng 11/2019 trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam với điểm « Không » thứ tư, đó là « không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế », trong đó có việc không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Nội dung vẫn khá mang tính truyền thống, đó là việc đưa ra những tuyên bố phòng thủ để có thể bảo vệ những quyền lợi chủ quyền đang bị đe dọa vì những lấn lướt trên thực địa trong chính sách hàng hải của Trung Quốc mà chúng ta đã nêu ở trên.
Về vấn đề này, nên đề cập một điểm, mang tính rất thời sự : Hà Nội đang nêu ra khả năng đe dọa đối tác Trung Quốc và báo với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam sẵn sàng làm như Philippines từng làm, có nghĩa là viện đến công lý quốc tế để có thể làm nổi rõ những tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là vào năm 2014, chính quyền Việt Nam từng cho thấy dấu hiệu là có thể kiện nhưng từ đó vẫn không có chuyện gì thực sự xảy ra.
Một lần nữa, chúng ta cần chú ý rằng mọi chuyện rất phức tạp. Những mối liên hệ chính trị, kinh tế, quân sự giữa các nước láng giềng và các quốc gia khác trong khu vực không cho phép các nước xây dựng một hướng đi chung.
RFI : Việt Nam có thể thu được lợi ích gì từ việc Hoa Kỳ hiện diện thường xuyên hơn và mạnh hơn trong khu vực, đặc biệt là vào năm đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương Việt-Mỹ ?
Benoît de Tréglodé : Các kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại không giải thích hết về quan hệ quốc tế. Đúng là Việt Nam sẽ kỷ niệm một phần tư thế kỷ tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Đó là sự kiện quan trọng đánh dấu thời kỳ mở cửa của đất nước từ năm 1975. Nhưng cũng đừng quên là 2020 cũng đánh dấu 70 năm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Tiếp theo, cần phải xem xét thực tế hiện diện của Mỹ từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Đông Nam Á và những hoạt động của Trung Quốc trên thực địa. Chúng ta thấy là ngay từ tháng 03/2020 đã có nhiều cuộc họp giữa bộ trưởng Y Tế các nước ASEAN với sự hiện diện của bộ trưởng Y Tế Trung Quốc. Phía Hoa Kỳ cũng tổ chức họp trực tuyến với các đồng nhiệm ASEAN, nhưng không hiện diện thực sự trên thực địa.

Về mặt quân sự, nếu nhìn vào số lượng chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải cho phép hải quân Mỹ được điều tầu đến bảo đảm tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, thì rõ ràng là số lượng các chuyến hải tuần như vậy đã tăng nhiều.
Nhưng nếu nhìn vào mối quan hệ song phương thực sự diễn ra như thế nào giữa các nước, có thể thấy là rất nhiều quốc gia Đông Nam Á bảo vệ một nguyên tắc chủ đạo đối với khu vực : Đó là họ không muốn Washington buộc họ phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Và đây cũng là một trong những nguyên tắc ngoại giao của rất nhiều nước trong vùng và đang được tái khẳng định.
Chính sách của tổng thống Donald Trump đưa đến tham vọng là thuyết phục các đối tác Đông Nam Á của Mỹ chọn một phe. Nhưng đây lại một nguyên tắc không khả thi đối với rất nhiều nước trong khu vực.
RFI : Những tác động về kinh tế từ dịch Covid-19 ảnh hưởng như nào đến hoạt động của Mỹ ở vùng Biển Đông ?
Benoît de Tréglodé : Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung từ một năm nay đã tạo điều kiện thuận lợi rõ ràng cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam cũng không bị thiệt hại nặng nề về kinh tế do dịch Covid-19.
Một điều thú vị cần nêu lên, đó là cách đây khoảng 10 ngày, tổng thống Mỹ chính thức thông báo rằng do cách Trung Quốc xử lý dịch Covid-19, 27 công ty đã rời Trung Quốc chuyển sang hoạt động ở Đông Nam Á, nhưng lại không phải ở Việt Nam mà là ở Indonesia. Chúng ta thấy là mọi chuyện có vẻ tế nhị hơn và Việt Nam không phải là bên chiến thắng duy nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Phải hiểu việc Hoa Kỳ nhắm vào một quốc gia khác, mà không phải Việt Nam trong bối cảnh này như thế nào ? Một số nhà phân tích cho tổng thống Mỹ hẳn vẫn còn nghi ngờ về khả năng Việt Nam thoát hẳn khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc vì lý do kinh tế, chính trị, kể cả lý do lịch sử lâu đời.
Vào thời điểm có thể dẫn đến chiến tranh lạnh với sự chia rẽ giữa các nước chống hoặc ủng hộ chính sách của Trung Quốc và vào lúc mà mọi việc trở nên tế nhị hơn với một số nước vừa phản đối những hành vi xâm lấn của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng vẫn cần đến sự ủng hộ về kinh tế và chính trị, tôi cho rằng khu vực Đông Nam Á vẫn muốn giữ cân bằng giữa các cường quốc.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

"TRÂN CHÂU CẢNG THẾ KỶ 21": SẮP TỚI, SẼ LÀ CHUYỆN GÌ?


 "TRÂN CHÂU CẢNG THẾ KỶ 21": SẮP TỚI, SẼ LÀ CHUYỆN GÌ?

Summer Beach
"TRÂN CHÂU CẢNG THẾ KỶ 21": SẮP TỚI, SẼ LÀ CHUYỆN GÌ?

Người Mỹ tuyên bố họ đang sống trong những thời khắc "Trân Châu Cảng", và TT Trump nói sẽ có hành động trong vài tháng nữa. Nên hiểu hậu ý ra sao, khi người Mỹ dùng chữ "Trân Châu Cảng"?

1/ Đó sẽ là "cuộc chiến" không thể hòa hoãn:
1a) Nhắc lại hồi Đệ nhị thế chiến, Mỹ và Nhựt vẫn bang giao bình thường; tuy nhiên khi quân phiệt Nhựt Bổn bất ngờ đánh vào Trân Châu Cảng, tức đánh ngay vào lãnh thổ nước Mỹ, tấn công nước Mỹ. Hành động đáp trả tương ứng là Mỹ phải giáng đòn vào chính lãnh thổ nước Nhựt!

Những cuộc đổ bộ, tỉ như tại Phi Luật Tân mà Nhựt bấy giờ đang chiếm đóng, không phải là cuộc chiến "so kè, mặc cả" giữa Mỹ với Nhựt - mà là chiến địa bắt buộc phải "xử" để thắt chặt vòng vây, tiến dần đến lãnh thổ Nhựt Bổn.



1b) Cũng vậy, giờ đây, nước Mỹ đã và đang bị giáng đòn "Trân Châu Cảng thế kỷ 21". Theo những cáo buộc từ phía Mỹ thì chế độ Bắc Kinh đã đánh thẳng vào lãnh thổ nước Mỹ, giết chết người Mỹ nhằm làm cho Mỹ rệu rã - bằng võ khí sinh học.


Bắc Kinh đánh thẳng vào Mỹ, chớ không phải "đánh vờn" vào những đồng minh hoặc vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Mỹ, do đó sự đáp trả tương ứng của Mỹ phải là "đánh" thẳng vào nước Tàu!

Sắp tới những chiến địa nổ ra - có thể - tại Ba Tư (Iran), hoặc tại Eo biển Đài Loan, hoặc tại Biển Đông... không còn là cuộc chiến "mặc cả" theo đó hai bên phân chia vùng ảnh hưởng nữa. Bởi vì việc phân chia khu vực ảnh hưởng là sự phân tích chỉ thích hợp cho thời gian trước kia, thậm chí cho tới năm 2019.
Những cuộc chiến tại nơi này nơi kia bên ngoài lãnh thổ nước Tàu nhằm làm kiệt quệ sinh lực đối phương, tiến tới đánh sập cỗ máy đầu não quyền lực của đối phương!
Sẽ thấy có những cuộc "thỏa thuận", nhưng đó chỉ là những chiêu thức, chiến thuật mà thôi.
Bởi vì, xin nhắc lại, Mỹ cho rằng Tàu dùng võ khí sinh học để tiêu diệt người Mỹ ngay trên lãnh thổ nước Mỹ. Tức đã trở thành "cuộc chiến sinh tử" giữa Mỹ với Tàu. Vậy nên Mỹ buộc phải "phản đòn" tới mức Tàu thảm bại.
2/ Đó sẽ là cuộc chiến nhằm làm đối phương giương cờ trắng đầu hàng, hoặc rệu rã tới mức nếu gượng dậy được thì cũng phải mất vài chục năm:
"Rệu rã", tức "đánh" bằng các giải pháp tài chánh / pháp lý, buộc bồi thường thiệt hại tới mức kiệt sức;
Nếu không chấp nhận rệu rã, mà quyết đấu tới cùng thì giải pháp không thể né tránh - đó là giải pháp quân sự, buộc đối phương đầu hàng. Như nước Nhựt buộc phải tuyên bố đầu hàng sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Trường Kỳ (Nagasaki) và Quảng Đảo (Hiroshima).


Ở đây, có gì đáng chú ý?
Quân phiệt Nhựt Bổn bấy giờ dù vỗ ngực về sức mạnh quân sự, nhưng đã phải giựt mình trước sự kích hoạt cỗ máy chiến tranh của Mỹ nhanh tới mức không ngờ! Và, choáng váng vì không thể lường được Mỹ có công nghệ chế tạo võ khí hiện đại bậc nhất - mà sau này chúng ta được biết là "bom nguyên tử"!
Hai thành phố của Nhựt bị sụp đổ tan hoang chỉ trong chớp mắt. Giới quân phiệt Nhựt e rằng Mỹ sẽ bỏ tiếp trái bom "bí hiểm" xuống thủ đô Đông Kinh (Tokyo) nếu Nhựt không đầu hàng.
Tàu dùng võ khí sinh học. Còn Mỹ, "đánh" bằng những võ khí gì? Người Mỹ nhắc tới "Trân Châu Cảng" là hàm ý nước Mỹ đang sở hữu công nghệ võ khí "bí hiểm" để giải quyết chiến tranh. Công nghệ võ khí siêu hiện đại của Mỹ có tác dụng khống chế, vô hiệu hóa đầu đạn hạch tâm mà Bắc Kinh đang có.
"Bí hiểm" tới mức làm cho Bắc Kinh, giống như Nhựt trước kia, sẽ phải choáng váng.
Cả thế giới đang sống trong những thời khắc trước thềm một kỷ nguyên mới, "hậu đại dịch".
Người Mỹ không muốn đánh gục Tàu, cũng như trước kia Mỹ không muốn giao chiến với Nhựt. Nhưng vì Nhựt trước đây, Tàu hiện nay, đã đánh thẳng vào Mỹ nên Mỹ mới buộc phải phản đòn.
(Nguyễn-Chương Mt)

__________________

Kính chuyển

Summer Beach
--
Thân Kính chào quý Vi Hữu:

Tuyệt đối không được dùng từ ngữ thô tục bẩn thỉu để bôi nhọ mạ lỵ: tôn giáo , hội đoàn, đoàn thể, cá nhân, cựu QDCCVNCH, v.v...; Cũng không được vinh danh và ca tụng Cộng Sản. Vi phạm email sẽ bị lấy ra khỏi nhóm.

Thân Kính Chúc tất cả tràn đầy sức khỏe, an vui hạnh phúc, và thành công mỹ mãn.
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "01 Diễn Đàn Tin Tức" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to usaelection+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/usaelection/1484948377.3127605.1590460170199%40mail.yahoo.com.
--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Thursday, 21 May 2020

Việt Cộng - Trung Cộng - Hoa Kỳ - Anh quốc.


Thư số 103a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                         Phạm Bá Hoa
Với Thư này, tôi tổng hợp những tin tức mà tôi thu thập được về hồ sơ Biển Đông, hồ sơ thương mại, và hồ sơ dịch viêm phổi Vũ Hán bên Trung Cộng bùng phát và lây nhiễm đến 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vậy mà, Trung Cộng với bản chất dối trá đã cố gắng che đậy giấu giếm sự lây nhiễm và giết chết người dân của họ và người dân thế giới một cách nhanh chóng. Cùng bản chất dối trá như vậy, nhóm lãnh đạo Việt Cộng đang thống trị quê hương Việt Nam, những tin tức mà tôi thu thập và chọn lọc trình bày trong nội dung, với mục đích giúp Các Anh nhận ra mức độ hèn hạ của lãnh đạo Việt Cộng trước một Trung Cộng lấn át hiếp đáp ngư dân Việt trên hồ sơ Biển Đông, nhưng họ lại gia tăng biện pháp kiểm soát người dân sử dụng internet với những biện pháp trừng phạt bằng tiền, giúp cho Công An càng hăng hái hoạt động vì lợi ích riêng, cũng là giúp Các Anh nhận ra trách nhiệm của người cầm súng khi mà “Quyền Làm Người” của toàn dân -trong đó có Các Anh và thân nhân thân quyến Các Anh- bị nhóm lãnh đạo Việt Cộng tước đoạt từ năm 1954, đến nay vẫn tiếp tục.         
Thứ nhất. Hồ sơ Biển Đông.
1a. Việt Cộng - Trung Cộng - Hoa Kỳ - Anh quốc.
Ngày 30/3/2020, phái đoàn Việt Cộng tại Liên Hiệp Quốc trình Công Hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Cộng lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, với nội dung: “Việt Cộng bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Cộng. Việt Cộng ủng hộ chính trị và pháp lý đối với Malaysia và Philippines, và tái khẳng định đường lối chính trị của Việt Cộng dựa trên nền pháp lý quốc tế trong các vấn đề Biển Đông”.
Sau vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam  bị tàu Hải Cảnh Trung Cộng đâm chìm gần đảo Phú Lâm ngày 2/4/2020, thì ngày 9/4/2020, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng: ”Hành động của Trung Cộng là  trái ngược chính sách của Hoa Kỳ về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trong đó, các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước hợp tác trong mục đích bảo đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương”.
Hình minh hoạ. Một tàu khảo sát Hải Dương của Trung QuốcCùng ngày 9/4/2020, báo Express của Anh quốc có bản tin: “Vương Quốc Anh lên tiếng cảnh báo là sẽ can thiệp khi Trung Cộng tiếp tục gia tăng hành động xâm lược Biển Đông”. Hơn 3 tháng trước đó -tháng 12/2019- Giám Đốc Chương Trình “Nước Anh toàn cầu” thuộc Viện Nghiên Cứu Độc Lập Henry Jackson Society ở London, nói với Express.co.uk rằng: “Vương quốc Anh nên quan tâm nhiều hơn đến khu vực Biển Đông vì lý do kinh tế và chiến lược. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thực hiện sự có mặt của Hải Quân Anh ở Biển Đông. Một số đồng minh và hợp tác thân thiết nhất của Vương quốc Anh - Hoa Kỳ - Australia - Nhật Bản, đều quan tâm sâu rộng khu vực này. Khi chúng ta muốn Hoa Kỳ hỗ trợ Châu Âu, chúng ta cần hỗ trợ Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là các yêu sách phi lý và phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông ...”.
Ngày 13/4/2020, tàu khảo sát “HD 8” được tàu Hải Cảnh Trung Cộng bảo vệ, xuất hiện trở lại cách bờ biển Việt Nam 98 hải lý, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. (trích bản tin của Reuters)
Reuters dẫn lời phát biểu của chuyên gia Hà Hoàng Hợp từ Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, rằng: “Trung Cộng lợi dụng nỗ lực của Hoa Kỳ và Châu Âu  tập trung chống chọi với China virus, để gia tăng hoạt động tại Biển Đông”.
1b. Hoa Kỳ - Trung Cộng.
Ngày 21/4/2020, theo hãng tin Reuters thì khu trục hạm đổ bộ tấn công USS Ameria (LHA 6) Hoa Kỳ đến khu vực giữa Việt Nam với Malaysia trên Biển Đông, nơi mà tàu thăm dò HD8 và nhóm tàu bảo vệ của Trung Cộng dường như đang thực hiện khảo sát cách bờ biển của Malaysia và Brunei khoảng 218 hải lý. Vùng biển này ở phía bắc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia.    
Chiến hạm USS America đang hoạt động trong khu vực chiến dịch của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ, trong mục đích tăng cường phối hợp với các đồng minh và hợp tác, đồng thời sẵn sàng ứng phó nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
photo1587437843854-1587437843954-crop-15874378824552044221538Ngày 28/4/2020, viên chức Hải Quân Hoa Kỳ xác nhận với hãng tin USNI News rằng: “Khu trục hạm hỏa tiễn dẫn đường USS Barry (DDG-52) đã thực hiện một loạt các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.
Cùng ngày 28/4/2020, trong khi Trung Cộng tuyên bố là quân đội của họ đã buộc khu trục hạm Hoa Kỳ rời khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, thì một viên chức Hải Quân Hoa Kỳ khẳng định rằng: “Khu trục hạm Hoa Kỳ vẫn hoạt động bình thường mà không gặp bất kỳ hành động nào từ phi cơ hay chiến hạm Trung Cộng trong khu vực này”.
Vậy là Trung Cộng nói dối. 
Ngày 1/5/2020, Hoa Kỳ điều động bốn oanh tạc cơ chiến lược B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas, đến căn cứ Andersen trên đảo Guam ở Thái Bình Dương. Trong đó, ba oanh tạc cơ chiến lược B-1B bay thẳng đến căn cứ Guam trên Thái Bình Dương, và phi cơ còn lại bay đến Nhật Bản thực tập huấn luyện với Hải Quân Hoa Kỳ ở đó.
Ngày trước đó -30/04/2020- hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer, mang theo nhiều vũ khí hơn B-52, bao gồm bom dẫn đường JDAM và hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota (Hoa Kỳ), với phi vụ diễn tập trong vòng 33 tiếng đồng hồ với trọng tâm là nhắm vào Biển Đông.
Ngày 2/5/2020, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Cộng loan tin rằng: “Lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông từ ngày 29/4/2020 đến ngày 16/8/2020. Mọi hoạt động đánh bắt cá không được phép trong những vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia chúng tôi”.
Sau đó, lực lượng Hải Cảnh & Bộ Nông Nghiệp Trung Cộng thông báo tăng cường tuần tra và giám sát kể từ ngày 01/05/2020, và sẽ bắt giữ tàu thuyền vi phạm.
Ngày 4/5/2020, Hội Nghề Cá Việt Nam có văn thư gửi văn phòng chánh phủ + Bộ Ngoại Giao + Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn + Ban Đối Ngoại trung ương, về việc phản đối Trung Cộng đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, vì vùng biển mà Trung Cộng cấm đánh cá là thuộc chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam. Đến nay là ngày 15/5/2020, lãnh đạo Việt Cộng không một lời nào phản đối Trung Cộng, cũng không một văn thư nào trả lời Hội Nghề Cá Việt Nam.
Ngày 12/5/2020, theo bản tin đài RFA thì Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Cộng lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông mà Trung Cộng phổ biến ngày 2/5/2020, và nói lệnh đó là vô giá trị. Đồng thời Bộ này cũng gởi văn thư đến Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh và thành phố ven biển Việt Nam, tuyên bố vô giá trị lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Cộng, và đề nghị các tỉnh/thành này thông báo cho ngư dân biết về lệnh cấm đánh bắt mà Trung Cộng đưa ra từ ngày 1/5/2020 đến ngày 16/8/2020, và hướng dẫn ngư dân tổ chức thành từng đoàn ra khơi hỗ trợ nhau bám biển sản xuất bình thường tại các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong khi đó, phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Triệu Lập Kiên yêu cầu Việt Cộng không được khuyến khích ngư dân vi phạm quyền lợi của Trung Cộng, cũng như gây phương hại đến nguồn tài nguyên cá ở Biển Đông.
Ngày 8/5/2020, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Cộng Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam.net về lệnh của Trung Cộng cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, như sau: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven Biển Đông và là thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công Ước, đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công Ước”.
Các Anh thấy Bộ Ngoại Giao Việt Cộng nói với người Việt Nam rất mạnh mẽ, thậm chí là khẳng định hẳn hòi, nhưng không có văn kiện nào của Bộ Ngoại Giao chánh thức phản đối Trung Cộng. Thêm nữa, từ yêu cầu của Hội Nghề Cá ngày 4/5/2020 gởi các Bộ liên quan để lên tiếng phản đối Trung Cộng, mãi đến ngày 12/5/2020, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn nói với các tỉnh/thành ven biển là Bộ này phản đối (miệng) và yêu cầu các tỉnh/thành hướng dẫn ngư dân tổ chức hỗ trợ lẫn nhau khi ra khơi.
Được hiểu là, khi từng đoàn tàu cá ra khơi nếu bị Trung Cộng uy hiếp thì ngư dân hỗ trợ nhau chống trả hay tháo chạy, chớ không có lực lượng nào cứu giúp dù trong tay lãnh đạo Việt Cộng có tàu hải cảnh, có chiến hạm trên mặt biển, có tàu lặn trong lòng biển, và có cả phi cơ trinh sát trên không phận của biển.      
Thứ hai. Hồ sơ thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng.
Theo South China Morning Post ở Hong Kong ngày 4/5/2020, trong cuộc trả lời chất vấn của cử tri ngang qua điện thoại của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trên đài truyền hình Fox News, được thu hình tại đài tưởng niệm cố Tổng Thống Abraham Lincoln -Lincoln Memorial- ở thủ đô Washington D.C. ngày 3/5/2020, Tổng Thống Donald Trump nhấn mạnh rằng:
“Trung Cộng chấp nhận thỏa thuận giai đoạn một là từ những lệnh áp thuế của Hoa Kỳ. Chiến lược áp thuế ở mức tối thiểu là công cụ đàm phán tốt nhất mà trước đây chúng ta chưa sử dụng".           
Theo nội dung của thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng giai đoạn một, Hoa Kỳ chấp nhận ngừng kế hoạch áp thuế đối với 155 tỷ mỹ kim hàng nhập cảng từ Trung Cộng, đồng thời giảm thuế quan còn 7,5% đối với 120 tỷ mỹ kim hàng hóa. Hoa Kỳ vẫn duy trì mức thuế 25% đã áp dụng trước đó với 250 tỷ mỹ kim hàng hóa từ Trung Cộng. Đổi lại, Trung Cộng cam kết trong vòng 2 năm tăng mức mua hàng hóa và dịch vụ từ Hoa Kỳ nhiều hơn năm 2017 với tổng chênh lệch ít nhất là 200 tỷ mỹ kim, trong đó phải bao gồm 40 tỷ mỹ kim nông sản.
Tuy nhiên, một số cử tri lo ngại Trung Cộng không giữ cam kết đó, sẽ gây tổn hại nặng nề từ đại dịch. Tổng Thống  đáp: “Chúng ta sẽ xem xét điều gì đang xảy ra -đối với những cam kết mua hàng- sau những chuyện vừa qua. Họ đã lợi dụng đất nước của chúng ta. Giờ đây, họ phải mua, và nếu họ không mua, chúng ta sẽ bỏ thỏa thuận. Rất đơn giản".
Ngày 8/5/2020, khi được Fox News hỏi:  ”Liệu Tổng Thống có ủng hộ việc tái khởi động thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Bắc Kinh hay không, Tổng Thống Donald Trump trả lời rằng: “Trung Cộng ngỏ ý muốn mở lại cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, nhưng trong tình hình này mà mở lại đàm phán sẽ khiến nó trở thành một thỏa thuận có lợi cho họ. Vì vậy mà Hoa Kỳ chưa có quyết định “liệu có nên tiếp tục duy trì thỏa thuận giai đoạn 1 vớì Trung Cộng hay không”.    
Ngày 11/5/2020,  Cố Vấn Thương Mại hàng đầu của Hoa Kỳ -ông Peter Navarro- trả lời phòng vấn của CNBC rằng: “Hoa Kỳ sẽ trả đũa Trung Cộng để trừng phạt trách nhiệm của nhà cầm quyền Trung Cộng khi để xảy ra đại dịch Vũ Hán. Chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt, vấn đề đặt ra bây giờ là phải buộc Trung Cộng chịu trách nhiệm, phải buộc Đảng Cộng sản Trung Hoa chịu trách nhiệm”.
Thứ ba. Hồ sơ dịch Trung Cộng.
2a. Dịch viêm phổi Trung Cộng (trích thống kê của trường đại học Johns Hopkins)
Ngày 14/5/2020, thống kê toàn thế giới như sau:
303.0701 người chết, và 1.702.113 người hồi phục, trong tổng số nhiễm dịch là 4.521.174 người, tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau đây là 5 quốc gia có số người chết từ 20.000 người trở lên:
·        Pháp, 27.425 chết, trong tổng số 178.975 người nhiễm dịch.
·        Tây Ban Nha,  27.321 chết, trong tổng số 272.646 người nhiễm dịch.
·        Ý,31.368 chết, trong tổng số 233.096 người nhiễm dịch.
·        Anh, 33.614 chết, trong tổng số 233.151 người nhiễm dịch.
·        Hoa Kỳ, 86.900 chết, và 317.988 người hồi phục, trong số 1.456.147 người nhiễm dịch.
       Riêng Việt Nam, 271 người nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, không có tin tức gì thêm.

Ngày 15/04/2020, một Nghị Định mới bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam để xử phạt những người nhà Công An gọi là tung tin giả, tung tin sai lạc về dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành khắp thế giới. Nghị Định mới quy định mức phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng Việt Cộng đối với những tổ chức nào có hành vi “cung cấp tin tức giả mạo, tin tức sai sự thật, xuyên tạc, vu khống”. Đối với cá nhân vi phạm, mức xử phạt bằng phân nửa số tiền nói trên. Từ nhiều ngày qua, nhà cầm quyền nhiều địa phương đã phạt tiền hàng trăm người bị cáo buộc là tung tin giả về coronavirus lên internet.
Theo tin Reuters, Nghị Định mới này không phải ban hành nhằm đối phó với các tin giả trên mạng về dịch Vũ Hán, mà thật ra là nhà cầm quyền Việt nhắm vào các tổ chức nhân quyền, vốn đã chỉ trích mạnh mẽ luật an ninh có hiệu lực từ năm 2019.
Reuters trích lời bà Tanya O’Carroll, Giám Đốc Amnesty Tech của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, cho rằng: “Nghị Định này cung cấp một vũ khí mới cho nhà cầm quyền Việt Cộng trong việc trấn áp trên mạng. Nghi Định có những điều khoản vi phạm hiển nhiên các nghĩa vụ của Việt Cộng đối với quốc tế về nhân quyền”.
Chính xác là lãnh đạo Việt Cộng vẫn giữ nguyên bản chất độc tài về truyền thông -như lãnh đạo Trung Cộng- và chính hệ thống truyền thông Việt Cộng là cơ quan chuyên phổ biến toàn tin tức dối trá, tin tức sai lạc, chớ không phải người dân.
2b. Những vấn đề liên quan đến “dịch Trung Cộng”.
Pháp - Trung Cộng.
Ngày 17/4/2020, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng: “Dựa trên những khác biệt, những chọn lựa và những gì Trung Cộng đã bộc lộ, thật sự rất ngây thơ nếu ai đó tin rằng Trung Cộng giải quyết dịch Covid-19 tốt hơn các quốc gia tự do. Chúng ta hoàn toàn không biết rõ được những gì đã và đang xảy ra tại đất nước này (Trung Cộng). Không thể nào so sánh việc này giữa các quốc gia tự do về truyền đạt tin tức, với một quốc gia mà mọi tin tức đều phải qua kiểm duyệt của nhà cầm quyền”. (Financial Times)
Hoa Kỳ - Trung Cộng.
Ngày 25/4/2020, Ông Quách Văn Quý -nhà tỷ phú gốc Trung Cộng đang sống tại Hoa Kỳ- trả lời phỏng vấn của Steve Bannon, cựu chiến lược gia của Tòa Bạch Ốc, rằng: “Các quỹ đầu tư cho Viện Thực Nghiệm Vũ Hán đến từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Nhiều chuyên gia Hoa Kỳ cũng được mời nghiên cứu.  Năm 2012, một sĩ quan tình báo bí mật của Trung Cộng đã hỏi tôi có muốn đầu tư hay không?
“Người đó nói rằng sớm hay muộn, Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng sẽ xảy ra chiến tranh, vậy nên cần dùng phương thức có chi phí thấp nhất để tấn công Hoa Kỳ, đó là một cuộc chiến sinh học. Tôi đã từ chối lời mời đầu tư. Người đến hỏi tôi, hiện là Ủy Viên Ban Thường Vụ Cục Chính Trị Trung Cộng”. Nhưng ông không nói tên người ấy.
Ngày 30/04/2020, thông tín viên đài RFI Eric de Salve từ San Francisco tường trình là khi một nhà báo hỏi Tổng Thống Donald Trump có những bằng chứng nào cho phép tin tưởng một cách chắc chắn rằng, virus Corona xuất phát từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán hay không, thì Tổng Thống Donald Trump không do dự và trả lời rằng: "Vâng, tôi có", nhưng tôi không đi sâu hơn vào chi tiết. Có thể Trung Cộng không có khả năng ngăn chặn virus, nhưng cũng có thể là Trung Cộng để mặc cho siêu virus lây lan."
Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp xúc với cử tri ngang qua điện thoại về hồ sơ dịch Trung Cộng
Theo South China Morning Post ở Hong Kong ngày 4/5/2020, trong cuộc trả lời chất vấn của cử tri ngang qua điện thoại của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trên đài truyền hình Fox News, được thu hình tại Đài tưởng niệm cố Tổng Thống Abraham Lincoln -Lincoln Memorial- ở thủ đô Washington D.C.  ngày 3/5/2020.
Với những thắc mắc của khán giả gửi đến chương trình còn có nghi vấn về nguồn gốc của chủng Virus Corona. Tổng Thống trả lời cử tri rằng:
Cá nhân tôi cho rằng Trung Cộng đã phạm sai lầm khủng khiếp. Rất có thể -khi đó- họ đang tìm cách dập lửa, nhưng đã không thể dập được. Trung Cộng đã đối xử tệ bạc với thế giới, họ ngừng nhận người vào Trung Cộng nhưng không cấm người đi sang Hoa Kỳ và đến khắp nơi trên thế giới. Bạn không thể bay khỏi Vũ Hán để đến Bắc Kinh hay bất kỳ nơi nào khác tại Trung Cộng... nhưng bạn có thể từ Vũ Hán -nơi rắc rối lớn nhất- đến những nơi khác trên thế giới. Vậy là có ý gì đây?"
Vẫn theo báo South China Morning Post, mhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng: “Hoa Kỳ có một báo cáo rất thuyết phục sẽ sớm được công bố, và cho thế giới thấy chính xác điều gì đã xảy ra. Bản báo cáo đó sẽ là kết luận cuối cùng".
Ngày 4/5/2020, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cáo buộc rằng: “Gần như mỗi sinh viên Trung Cộng đến Hoa Kỳ du học đều là một gián điệp. Thậm chí Trung Cộng thu thập và khai thác dữ liệu ở mức độ chưa từng thấy. Trung Cộng đang xây dựng quân đội hùng mạnh và được tài trợ tốt nhất trên thế giới, sau quân đội của chúng ta. Kho vũ khí hạt nhân của họ được tăng cường và đa dạng hóa. Một phần sự bành trướng kinh tế và hiện đại hóa quân sự của Trung Cộng có được, là nhờ họ tiếp cận được nền kinh tế sáng tạo của Hoa Kỳ chúng ta, bao gồm các trường đại học hàng đầu thế giới”.
Ông Stephen Miler nói: “Chính vì vậy mà Tổng Thống đang xem xét đề nghị của Cố Vấn về chính sách ngừng cấp visa cho học sinh Trung Cộng nhập cảnh du học, đồng thời trục xuất hơn 330 000 du học sinh Trung Cộng giai đoạn 2016 - 2017 rời khỏi Hoa Kỳ”.
Cùng ngày 4/5/2020, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Keith Krach, đặc trách phát triển kinh tế + năng lượng và môi trường, chia sẻ tin tức với hãng tin Reuters rằng: “Chúng tôi đã làm việc để giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng từ Trung Cộng trong vài năm qua, nhưng hiện tại chúng tôi đang đẩy nhanh sáng kiến đó. Tôi nghĩ rằng điều cần thiết là phải hiểu các khu vực quan trọng đang ở đâu, và nơi nào đang có tắc nghẽn nghiêm trọng, vấn đề này là chìa khoá đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Toàn bộ chánh phủ đang thúc đẩy xem xét ngành sản xuất nào nên được nói là "trọng yếu" và làm thế nào để sản xuất những hàng hoá này bên ngoài Trung Cộng”.
Một viên chức khác nói: “Thời điểm này là một cơn bão hoàn hảo, đại dịch đã kết tinh tất cả quan ngại mà mọi người có làm ăn với Trung Cộng. Tất cả số tiền mà mọi người nghĩ rằng họ có được khi làm ăn với Trung Cộng, giờ đây họ đã bị thiệt hại gấp nhiều lần bởi tác động kinh tế từ virus corona".
Ngày 7/5/2020, Cơ Quan Quản Trị Thưc Phẩm & Dược Phẩm Mỹ (FDA) tuyên bố, đã rút giấy phép của 66 công ty tại Trung Cộng sản xuất mặt nạ y tế  xuất cảng sang Hoa Kỳ, vì sản phẩm của những công ty này không đạt tiêu chuẩn. Như vậy, chỉ còn lại 14 công ty trong số 80 công ty mà FDA trước đây đã chấp thuận.
Australia - Trung Cộng.
Ngày 28/4/2020, Fox News đưa tin Australia nói đến cuộc điều tra độc lập về vấn đề bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. Chỉ có vậy, mà Đại Sứ Trung Cộng Cheng Jingye tại Australia phản đối dữ dội, khi ông ấy nói rằng: “Cuộc điều tra này sẽ dẫn đến việc người dân Trung Cộng sẽ không mua hàng hóa của Úc nữa, không đến các trường đại học Úc để học tập nữa”.
Ngoại Trưởng Australia đáp trả ngay: “Cách hành sử của Trung Cộng là lừa gạt rồi tống tiền kinh tế để bịt miệng. Australia vẫn thực hiện cuộc điều tra dịch viêm phổi Vũ Hán”. (được hiểu là bác bỏ yêu cầu của Trung Cộng muốn Australia ngưng cuộc điều tra)
Ngày 29/4/2020, truyền thông Anh quốc đưa tin rằng: “Cơ quan tình báo 5 quốc gia thuộc Liên minh Five Eyes bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ, đang thực hiện điều tra nguồn gốc của Coronavirus”.
Tổ Chúc Y Tế Thế Giới - Trung Cộng.
Ngày 6/5/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bất ngờ quay sang ủng hộ việc điều tra Corona virus Vũ Hán. Bà Maria Van Kerkhove -Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của WHO- nói rằng: WHO đang bàn bạc với Trung Cộng về việc cử một nhóm nghiên cứu tới Vũ Hán để điều tra nguồn gốc dịch bệnh tại đây. Tuy nhiên, ông Trần Húc (Chen Xu), Đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc, đã từ chối”.
Ngày 7/5/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh khẳng định: “Trung Cộng sẽ hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó có việc "đi tìm nguồn gốc của virus" với thái độ công khai, minh bạch và có trách nhiệm. Trung Cộng cũng đồng ý sẽ đưa ra kết luận về vấn đề nguồn gốc virus vào thời điểm thích hợp”. Nhưng, cùng ngày 7/5/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh lại khẳng định: “Trung Cộng sẽ hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó có việc "đi tìm nguồn gốc của virus" với thái độ công khai, minh bạch và có trách nhiệm. Trung Quốc cũng đồng ý sẽ đưa ra kết luận về vấn đề nguồn gốc virus vào thời điểm thích hợp”.
Với bản chất dối trá của cộng sản, sự đảo ngược giữa hai bản tin “chống đối, rồi hợp tác trong cùng ngày” của Trung Cộng là không thể nào tin Trung Cộng sẽ minh bạch khi gọi là hợp tác với WHO.
Đức -  Anh - Trung Cộng.
Ngày 20/4/2020, nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói rằng: "Tôi tin rằng khi Trung Cộng minh bạch hơn về nguồn gốc Coronavirus thì càng có lợi cho thế giới, bởi nhiều người sẽ được tìm hiểu về nó".
Nhận xét của Bà Merkel trong khi thế giới có nhiều tranh cãi giữa Trung Cộng với  phương Tây về nguồn gốc của virus corona.
Cùng ngày 20/4/2020, Thủ Tướng Anh yêu cầu tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Cộng rời khỏi quốc gia này, vì Trung Cộng không minh bạch trong vụ dịch Coronavirus. Thủ Tướng Anh tức giận: “Lúc Trung Cộng lâm nguy, cả thế giới cầu nguyện và viện trợ vô số dụng cụ kinh tế và tiền, đến khi Âu Châu và Hoa Kỳ lo chống dịch Corona thì bị họ trục lợi và ăn mừng. Đây là bài học cay đắng cho người phương Tây. Trung Cộng không thể tồn tại vì quốc gia cộng sản này vô nhân đạo, kém văn minh, và man rợ”.
Vẫn cùng ngày 20/4/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Cảnh Sảng lên tiếng: “Những lời buộc tội của phương Tây là xúc phạm đến những nỗ lực và hy sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chúng tôi cũng là nạn nhân bị virus tấn công, không phải thủ phạm tạo ra virus hay là đồng phạm của virus. Công kích và hạ thấp uy tín nước khác, chỉ phí thời gian chớ chẳng cứu được mạng người nào".
Với bản chất độc tài của cộng sản mà lại mạnh miệng tự cho mình là nhân đạo thì chói tai quá.
Hoa Kỳ - Thế Giới.
Ngày 20/4/2020, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo trên Twitter là sẽ ký Sắc Lệnh tạm ngừng toàn bộ nhập cư vào Hoa Kỳ nhằm mục đích ngăn chặn dịch Trung Cộng lây lan, đồng thời bảo vệ việc làm cho người Hoa Kỳ mất việc vì dịch Vũ Hán Trung Cộng.
Nhật Bản - Trung Cộng.
Ngày 25/4/2020, theo báo Nikkei Asian Review thì chánh văn phòng Thủ Tướng Nhật ôngYoshihide Suga nói rằng:Đại dịch Covid-19 đã cho chúng tôi bài học lớn về sự nguy hiểm khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Cộng như nguồn cung chính với nhiều loại sản phẩm, hàng hoá, và linh kiện xe hơi. Đó là lý do mà chánh phủ Nhật Bản dành một ngân khoản lên đến 2 tỷ 200 triệu mỹ kim để hỗ trợ các công ty Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Cộng trở về Nhật Bản, hoặc chuyển đến các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Đây là cách giải quyết khác thường trong giai đoạn bất thường hiện nay”.
Vẫn theo báo Nikkei Asian Review: “Hành động này của Nhật làm cho  Chủ Tịch Trung Cộng không hài lòng, vì ông Tập đang hy vọng tăng cường bang giao với Nhật trong chuyến viếng thăm dự định trong tháng 4/2000, nhưng đã đình hoãn”.
2c. Các quốc gia đòi Trung Cộng bồi thường đại dịch Vũ Hán.
Ngày 27/4/2020, trong  cuộc họp báo tại tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa  Kỳ Donald Trump phát biểu: “Số tiền bồi thường mà Hoa Kỳ yêu cầu từ Trung Cộng sẽ cao hơn nhiều so với Đức. Chúng tôi có nhiều cách để khiến họ phải chịu trách nhiệm".
Trong khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói rằng: "Tôi rất tin tưởng là Trung Cộng sẽ phải trả giá cho hành động của họ, và chính Hoa Kỳ là lực lượng thúc đẩy hành động này".
Đến ngày 29/4/2020,  đã có người dân và viên chức của 8 quốc gia sau đây đưa ra yêu cầu đòi Trung Cộng phải bồi thường, với tổng trị giá gần 77.000 tỷ mỹ kim, như sau:
Một là Hoa Kỳ đòi bồi thường 20.000 tỷ mỹ kim. Hai là Vương quốc Anh với 9.700 tỷ mỹ kim. Ba là Italy với 100 tỷ Euro tương đương 108 tỷ mỹ kim. Bốn là Đức quốc với 149 tỷ Euro tương đương 160 tỷ mỹ kim. Năm là Ấn Độ với 20.000 tỷ mỹ kim. Sáu là Ai Cập với 20.000 tỷ mỹ kim. Bảy là Nigeria với 200 tỷ mỹ kim. Và tám là Australia đòi bồi thường 10.000 tỷ Úc kim tương đương với 6.500 tỷ mỹ kim.  
 Anh + Hoa Kỳ +  Australia cùng quan điểm rằng: “Nếu Trung Cộng không bồi thường thì tịch thu tài sản của các doanh nghiệp Trung Cộng ở ngoại quốc”.
Thứ tư. Việt Nam.
Theo bản tin đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 21/4/2020, thì Facebook đã phải miễn cưỡng nhượng bộ nhà cầm quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các tin tức mà Công An Việt Cộng cáo buộc là “tin tức giả, tin tức sai lạc” trong Nghị Định ngày 15/4/2020 nói trên. Các công ty viễn thông ngoại quốc tại Việt Nam, đã để các máy chủ hoạt động ở dạng offline, khiến việc truy cập vào Facebook bị gián đoạn.
Nguồn tin từ Facebook cung cấp cho hãng tin Reuters, thì: “Chúng tôi tin là hành động này đã gây sức ép lớn lên chúng tôi (Facebook) để buộc chúng tôi gỡ bỏ các nội dung thu hút người Việt Nam sử dụng Facebook của chúng tôi”.
Các Anh hiểu rõ rồi chớ? Nhóm lãnh đạo Việt Cộng vẫn tiếp tục bịt mắt bịt tai bịt miệng mọi người -trong đó có Các Anh và thân nhân thân quyến Các Anh- vì vậy mà mọi người trên toàn cõi Việt Nam không hề biết sự thật nằm ở đâu. Thêm nữa, trong khi cáo buộc người dân tung tin dối trá, sai lạc, thì hệ thống truyền thông của đảng chính là cơ quan mà ngày đêm ra rả phun ra roàn là tin tức dối trá, sai lạc.
Kết luận.
Dịch viêm phổi Vũ Hán là một đại họa trên thế giới -nhưng với tôi- cũng là một cơ hội lớn lao giúp thế giới nhìn rõ bản chất độc tài + dối trá + tự cao của nhóm lãnh đạo Trung Cộng. Chính vì vậy mà tôi tin chắc rằng, những quốc gia dân chủ tự do và phát triển, rồi đây sẽ lần lượt xa lánh nhóm lãnh đạo Trung Cộng (không xa lánh người dân Trung Hoa lục địa). Cũng từ đó, Trung Cộng chỉ còn lại những quốc gia nghèo và kém phát triển -gọi là bạn- để Trung Cộng hà hiếp, trong đó có Việt Nam thời Việt Cộng.
Các Anh phải nhớ là nhóm lãnh đạo Việt Cộng không bao giờ sợ mất nước đâu, mà họ chỉ sợ mất đảng thôi. Vì mất đảng thì họ mất quyền lực và quyền lợi, còn mất nước thì họ chỉ “di tản” qua Nga qua Tàu sống được rồi. Vì vậy mà đồng bào đang chờ Các Anh đứng dậy, để cùng nhau làm nên lịch sử lưu danh mãi mãi đến ngàn năm sau, bằng cách loại trừ đảng cộng sản Việt Nam, rồi trong nước cùng hải ngoại bắt tay xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị phục vụ nguyện vọng người dân.   
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, trung tuần tháng 5 năm 2020
Phạm Bá Hoa                                                              
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Image removed by sender.
Virus-free. www.avast.com
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "NHOM TU HAI".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến hoiquantuhai+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoiquantuhai/00f101d62b85%24a607c4a0%24f2174de0%24%40com.
__._,_.___

Posted by: "Tran Van Long