Subject:
Hải Dương 8 TC quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS.
Hải Dương 8 TC quay trở lại vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS.
Tàu khảo sát TC Hải Dương Địa Chất 8 đã quay trở lại khu vực Bãi
Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS hôm 13/8, chưa đầy một tuần từ
khi tàu này rời khỏi khu vực sau một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài một tháng
giữa hai nước, Reuters trích dẫn dữ liệu theo dõi cho biết.
Hành động mới nhất đã được các Chuyên gia dự đoán ngay từ lúc
tàu Hải Dương 8 rời khỏi Bãi Tư Chính và di chuyển đến Bãi Chữ Thập, nơi tranh
chấp chủ quyền với Philippines và cũng là nơi TC đã xây dựng thành đảo nhân tạo.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng
tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói với VOA từ ngày 8/8 rằng:“Nếu mà
chỉ để thay người, lấy dầu, kiểm tra máy móc, lương thực, nước… thì khả năng lớn
là nó sẽ quay lại !”.
Dự đoán này cũng được một Chuyên gia nghiên cứu cao cấp khác của
ISEAS, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đưa ra vào cùng thời điểm.
Bắt đầu căng thẳng vòng 2?
Tàu Hải Dương 8, với sự hộ tống của các tàu hải giám TC, đã đi
vào khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS từ ngày 3/7 với lý do là để
thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng biển đầy tiềm năng mà TC và các nước
láng giềng, trong đó có Việt Nam CS, đang tranh chấp chủ quyền.
“Thực ra thì nó không phải là thăm dò gì cả, mà nó biết trước là
dưới đó có khí, dầu hay không là nó biết thừa rồi. Nhưng nó muốn khẳng định nó
có chủ quyền ở đấy nên cho tàu vào và đơn phương thực hiện các hoạt động kinh tế”, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định với VOA.
Theo ông, việc đưa tàu Hải Dương 8 đến hoạt động ở Bãi Tư Chính
đã được CS Bắc Kinh “cảnh báo” từ hồi tháng 6, sau khi đã “trao đổi với một số
nơi ở Việt Nam CS” và “đòi CS Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải
rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút thì họ sẽ có hành động mạnh !”.
Theo nguồn tin mới nhất từ các tài khoản Twitter chuyên cập nhật
tình hình Biển Đông IndoPacific_SCS_Info, thì ngoài việc đưa con tàu thăm dò với
tổng trọng tải 6.918 tấn trở lại Bãi Tư Chính vào ngày 13/8, TC còn thay thế
tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, biển Nam Côn Sơn,
phía Tây bắc Bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật, và công
ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty chi nhánh của Công ty Rosneft của Nga) vừa
gia hạn hoạt động cho đến hết ngày 15/9, bất chấp yêu cầu của CS Bắc Kinh là phải
dừng hoạt động.
"Vòng 2 của hải chiến năm 2019 bắt đầu...", trang
IndoPacific_SCS_Info nhận định sau khi thông báo về sự hiện diện trở lại của Hải
Dương 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS.
Nguy cơ xung đột vũ trang:
Sự kiện tàu Hải Dương 8 hoạt động trong khu vực gần Bãi Tư Chính
đã đẩy căng thẳng trong quan hệ CS Việt-TC lên đến cao điểm, kể từ sau vụ CS Bắc
Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.
Đây cũng là lần đầu tiên CS Hà Nội liên tục lên tiếng phản đối
nhiều lần và gửi công hàm chính thức tới CS Bắc Kinh. Tuy nhiên, các Chuyên gia
lo ngại về khả năng cao sẽ xảy ra xung đột vũ trang nếu TC tiếp tục “lấn tới” với
những hành động mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây gọi là “cưỡng ép” láng
giềng trên Biển Đông.
Theo phân tích của TS. Hà Hoàng Hợp, do tương quan lực lượng giữa
CS Việt Nam và TC khá chênh lệch, nên một khi “các biện pháp hòa bình” của CS
Việt Nam không cản được CS Bắc Kinh đưa tàu thăm dò, thậm chí cả giàn khoan,
quay trở lại hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS, thì chỉ
với “mấy chục tàu hải cảnh nhỏ”, lực lượng chấp pháp của CS Việt Nam không thể
“xua đuổi” tàu thăm dò hay giàn khoan của TC, dễ dẫn đến khả năng “nổ súng” trước
sự lấn áp và khiêu khích của TC.
TS. Hà Hoàng Hợp dự đoán nếu tình huống xấu trên xảy ra, CS Việt
Nam chắc chắc sẽ phản ứng lại, mặc dù Lãnh đạo CS hai bên đều đã nói rõ với
nhau rằng: Phải “nhìn vào đại cục mà xử lý các bất đồng”.
“Việt Nam vẫn biết rằng lực lượng của mình mỏng hơn, yếu hơn,
nhưng khi đã bị tấn công thì họ sẽ phản ứng lại. Đấy là điều có thể khẳng định
chắc chắn, không khác được. CS Việt Nam không để xảy ra bị động như hồi năm
1988, để cho TC chiếm đảo Gạc Ma đâu !”.
Theo TS. Hà Hoàng Hợp, ngoại giao và pháp lý vẫn là những biện
pháp tốt nhất để tránh xung đột vũ trang giữa các bên, và cũng là giải pháp được
cộng đồng ASEAN và quốc tế ủng hộ.
Hiện CS Việt Nam chưa lên tiếng chính thức về hành động mới
nhất này của TC.
Diễn đàn Facebook. ./.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment