So sánh hai
cuộc hải chiến với Trung cộng: Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988.
Năm 1958, Phạm văn Đồng
theo lệnh của Hồ chí Minh ký kết nhìn nhận chủ quyền của Trung cộng (TC) trên
biển đông. Đây là 1 tài liệu bán nước của VC mà chúng ta tìm thấy được.
Vào năm 1974, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam, hải quân Trung cộng tiến chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hải quân VNCH chống trả mãnh liệt và đã bị thiệt hại nặng nề với 74 chiến sĩ hải quân hy sinh. Hải quân Trung cộng cũng bị thiệt hại nặng nề, trong khi bọn Việt cộng (VC) bán nước im lặng đứng nhìn.
Vào năm 1988, hải quân Trung cộng tiến đánh Trường Sa lúc đó thuộc về Việt cộng. Hải quân VC bị bắn giết tàn nhẫn, chết tổng cộng 64 người. Trung cộng không bị thiệt hại vì gần như không có chống trả.
Chúng ta thử phân tích chi tiết của 2 cuộc hải chiến nói trên:
++++++++++++++++++++
Cuộc
hải chiến giữa VNCH với Trung cộng 1974:
Tài liệu:
http://www.vietlist.us/VietHistory/haichienhoangsa.shtml
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hoangsa_hovankythoai.htm
Lúc đó, năm 1974, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng duyên hải của Quân khu I, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Cựu Phó Đề Đốc HVK Thoại đã nhận báo cáo tình hình có thuyền bè Trung Cộng xuất hiện ở vùng đảo này từ đầu và đã trực tiếp trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là người trực tiếp nhận thủ bút từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh đối phó với tình trạng xâm nhập bất hợp pháp của Trung Cộng và cũng chính Cựu Phó Đế Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc, Sĩ quan Chỉ huy chiến thuật khai hỏa trong trận Hải chiến Hoàng Sa.
Theo Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: "Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có đài khí tượng quốc tế với bốn nhân viên làm việc. Hai mươi bốn Địa Phương Quân thuộc tỉnh Quảng Nam trú đóng trên bốn đảo, họ di chuyển bằng xuồng cao su. Theo tôi biết thì trước năm 1974 không có sự đụng chạm nào đáng kể với Trung Cộng. Đến đầu năm 1974 Trung Cộng thấy Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam thì họ có kế hoạch xâm chiếm rõ ràng, như cấm cờ hay ồ ạt đổ bộ một số người lên đảo. Khi chúng ta bắt đầu dùng biện pháp đối phó thì họ đưa hạm đội rất mạnh mẽ ra đây... Lúc đó tôi đang ở Đà Nẳng. Trước khi khai hỏa , Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc cũng đã trình cho tôi rất chi tiết mọi hành động, mọi sự di chuyển của chiến hạm Trung Cộng cũng như của các ngư thuyền cùng mọi chuyện xảy ra trên đảo. Tôi đã ra lệnh mỗi chiến hạm cho một toán đổ bộ lên đảo để thám sát, cho nên chúng tôi nắm rất vững tình hình. Trước khi khai hỏa thì Đại Tá Ngạc có nói với tôi rằng, sự khiêu khích đã đến cái độ thế nào rồi cũng phải nổ súng. Nếu để Trung Cộng nổ súng trước thì bên HQVN sẽ bị thiệt hại nặng nề vì chiến hạm của họ rất tối tân, trong lúc chiến hạm của HQVN to và chậm, lúc đó sẽ không xoay xở kịp. Đại Tá Ngạc có bàn với tôi và tôi đồng ý là khi tình hình không thể nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước, và chúng ta nổ súng đồng loạt thì địch phải phân tán hải pháo của họ ra".
Ngày 19 Tháng Giêng, 1974, biệt hải và hải kích Việt Nam Cộng Hòa từ HQ5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng Hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên HQ5.
Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút. Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.
Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận. Ngụy Văn Thà ở lại biển Ðông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản...
Vào năm 1974, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam, hải quân Trung cộng tiến chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hải quân VNCH chống trả mãnh liệt và đã bị thiệt hại nặng nề với 74 chiến sĩ hải quân hy sinh. Hải quân Trung cộng cũng bị thiệt hại nặng nề, trong khi bọn Việt cộng (VC) bán nước im lặng đứng nhìn.
Vào năm 1988, hải quân Trung cộng tiến đánh Trường Sa lúc đó thuộc về Việt cộng. Hải quân VC bị bắn giết tàn nhẫn, chết tổng cộng 64 người. Trung cộng không bị thiệt hại vì gần như không có chống trả.
Chúng ta thử phân tích chi tiết của 2 cuộc hải chiến nói trên:
++++++++++++++++++++
Tài liệu:
http://www.vietlist.us/VietHistory/haichienhoangsa.shtml
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hoangsa_hovankythoai.htm
Lúc đó, năm 1974, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng duyên hải của Quân khu I, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Cựu Phó Đề Đốc HVK Thoại đã nhận báo cáo tình hình có thuyền bè Trung Cộng xuất hiện ở vùng đảo này từ đầu và đã trực tiếp trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là người trực tiếp nhận thủ bút từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh đối phó với tình trạng xâm nhập bất hợp pháp của Trung Cộng và cũng chính Cựu Phó Đế Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc, Sĩ quan Chỉ huy chiến thuật khai hỏa trong trận Hải chiến Hoàng Sa.
Theo Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: "Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có đài khí tượng quốc tế với bốn nhân viên làm việc. Hai mươi bốn Địa Phương Quân thuộc tỉnh Quảng Nam trú đóng trên bốn đảo, họ di chuyển bằng xuồng cao su. Theo tôi biết thì trước năm 1974 không có sự đụng chạm nào đáng kể với Trung Cộng. Đến đầu năm 1974 Trung Cộng thấy Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam thì họ có kế hoạch xâm chiếm rõ ràng, như cấm cờ hay ồ ạt đổ bộ một số người lên đảo. Khi chúng ta bắt đầu dùng biện pháp đối phó thì họ đưa hạm đội rất mạnh mẽ ra đây... Lúc đó tôi đang ở Đà Nẳng. Trước khi khai hỏa , Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc cũng đã trình cho tôi rất chi tiết mọi hành động, mọi sự di chuyển của chiến hạm Trung Cộng cũng như của các ngư thuyền cùng mọi chuyện xảy ra trên đảo. Tôi đã ra lệnh mỗi chiến hạm cho một toán đổ bộ lên đảo để thám sát, cho nên chúng tôi nắm rất vững tình hình. Trước khi khai hỏa thì Đại Tá Ngạc có nói với tôi rằng, sự khiêu khích đã đến cái độ thế nào rồi cũng phải nổ súng. Nếu để Trung Cộng nổ súng trước thì bên HQVN sẽ bị thiệt hại nặng nề vì chiến hạm của họ rất tối tân, trong lúc chiến hạm của HQVN to và chậm, lúc đó sẽ không xoay xở kịp. Đại Tá Ngạc có bàn với tôi và tôi đồng ý là khi tình hình không thể nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước, và chúng ta nổ súng đồng loạt thì địch phải phân tán hải pháo của họ ra".
Ngày 19 Tháng Giêng, 1974, biệt hải và hải kích Việt Nam Cộng Hòa từ HQ5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng Hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên HQ5.
Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút. Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.
Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận. Ngụy Văn Thà ở lại biển Ðông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản...
Kết quả
Theo tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa thì phía Trung Cộng Liệp Tiềm Ðĩnh 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, Liệp Tiềm Ðĩnh 271 và 389 bị chìm tại trận. Liệp Tiềm Ðĩnh 389 và 391 bị hư hại nặng.
Phía Việt Nam Cộng Hòa chiến hạm HQ10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ5 và HQ4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ10 tử vong. Ngoài ra HQ5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.
Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 Tháng Giêng, tàu chở dầu Hòa Lan “Kopionella” vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của chiến hạm HQ10 đang trôi dạt trên biển.
Ðến mười ngày sau, ngày 29 Tháng Giêng, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng Hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.
Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Số tù binh đó sau này được trao trả tại Hồng Kông qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Sau trận chiến, Việt Nam Cộng Hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được chính phủ Cộng Hòa Pháp ủng hộ vì trước đây theo hòa ước Pháp-Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt để áp đặt chủ quyền của họ trên quần đảo này.
+++++++++++++++++++++++++++
Cuộc hải chiến giữa Hải quân VC với Trung cộng 1988:
Tài liệu:
http://nguyentandung.org/hai-chien-truong-sa-1988-ky-1-cuoc-xam-luoc-cua-trung-quoc.html
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-22-hai-chien-1988-bat-tu-tren-dao-gac-ma-ky-2-
http://www.youtube.com/watch?v=Ymjjb9Db1Z8
http://www.youtube.com/watch?v=adVFnR43vqU
http://www.youtube.com/watch?v=YFxLeNVLRoM
Theo bài viết đăng trên website nguyentandung.org, phóng viên phỏng vấn anh Dương Văn Dũng và anh Phan Văn Đức đã từng chiến đấu ở Gạc Ma năm 1988. Họ nhập ngũ cùng thời gian. Sau 6 tháng huấn luyện ở Hội An, họ được giao về Trung đoàn 83 công binh (Vùng 3 Hải quân) đóng tại Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Anh Dũng kể, 20h ngày 11/3, anh cùng mọi người lên tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh. Khoảng 15h ngày 13/3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng. Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ-604, dùng loa yêu cầu tàu HQ-604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.
Đến 21h cùng ngày, tàu HQ-604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó. Lúc 3h sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc (?) lên bãi đá Gạc Ma.
Anh Đức kể, đến 4h sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20-30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK-47. Hai khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí...
Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.
“Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết. Ngay lúc ấy, anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo”, anh Đức thuật lại.
“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi.
Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức: “Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ-604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ-604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.
Cùng đường, anh Đức ôm
một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về
đảo Sinh Tồn.
Còn về phần anh Dũng, tàu HQ-604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì tàu bị đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.
Còn về phần anh Dũng, tàu HQ-604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì tàu bị đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.
Lần lượt anh với tìm
được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi
lên trên. Họ trôi dạt đến 18h cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với
6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông.
Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao...
Bài tường thuật khác có tên "Hải chiến 1988: bất tử trên đảo Gạc Ma (KỲ 2)" viết:
Sáng ngày 14, Trung Quốc đưa 5 xuồng nhôm cùng vài chục lính thủy, dương AK lưỡi lê quây vòng tròn tiến lên đảo.
Những chiến sĩ trên đảo lùi dần về phía lá cờ, tạo thành ‘vòng tròn bất tử’. Anh Lê Thanh Miễn có mặt trong nhóm chiến sĩ đó. Anh chứng kiến thiếu úy Trần Văn Phương trúng đạn đầu tiên và gục xuống. Lá cờ được chuyển sang cho anh Nguyễn Văn Lanh. Hai lính Trung Quốc áp sát anh Lanh giành giật. Cán cờ bị văng mất, anh Lanh cuốn lá cờ vào ngực và đạp vào bụng hắn. Lính Trung Quốc đâm bằng lưỡi lê, báng súng vào anh Lanh nhưng anh vẫn kiên quyết giữ cờ.
Anh Lê Văn Dũng lúc đó vừa chở được một xuồng vật liệu vào, đang định bơi ra tàu thì gặp lúc lính Trung Quốc tấn công phải lui trở lại. Trong thời điểm anh Phương và anh Lanh giành giật lá cờ với lính Trung Quốc, anh Dũng và anh Miễn cũng đang chiến đấu với những lính Trung Quốc khác, chỉ cách chỗ thiếu úy Phương hy sinh vài mét.
Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao...
Bài tường thuật khác có tên "Hải chiến 1988: bất tử trên đảo Gạc Ma (KỲ 2)" viết:
Sáng ngày 14, Trung Quốc đưa 5 xuồng nhôm cùng vài chục lính thủy, dương AK lưỡi lê quây vòng tròn tiến lên đảo.
Những chiến sĩ trên đảo lùi dần về phía lá cờ, tạo thành ‘vòng tròn bất tử’. Anh Lê Thanh Miễn có mặt trong nhóm chiến sĩ đó. Anh chứng kiến thiếu úy Trần Văn Phương trúng đạn đầu tiên và gục xuống. Lá cờ được chuyển sang cho anh Nguyễn Văn Lanh. Hai lính Trung Quốc áp sát anh Lanh giành giật. Cán cờ bị văng mất, anh Lanh cuốn lá cờ vào ngực và đạp vào bụng hắn. Lính Trung Quốc đâm bằng lưỡi lê, báng súng vào anh Lanh nhưng anh vẫn kiên quyết giữ cờ.
Anh Lê Văn Dũng lúc đó vừa chở được một xuồng vật liệu vào, đang định bơi ra tàu thì gặp lúc lính Trung Quốc tấn công phải lui trở lại. Trong thời điểm anh Phương và anh Lanh giành giật lá cờ với lính Trung Quốc, anh Dũng và anh Miễn cũng đang chiến đấu với những lính Trung Quốc khác, chỉ cách chỗ thiếu úy Phương hy sinh vài mét.
Trong trận chiến không cân sức, như
anh Dũng nói, giữa nhóm chiến sĩ mặc độc quần đùi áo may ô đánh giáp lá cà với
hàng loạt lính mang súng AK lưỡi lê, ‘như trẻ con chơi vật nhau’. Sau trận giáp
lá cà, quân Trung Quốc rút lui về tàu rồi dập pháo vào đảo Gạc Ma và tàu
HQ-604, thảm sát gần như toàn bộ các chiến sĩ trên đảo và tàu.
Trong lúc tàu HQ-604 và
đảo Gạc Ma bị tấn công dữ dội thì bên đảo Len Đao và Cô Lin, tàu HQ-605 và
HQ-505 cũng đồng thời bị bắn. Khi thấy tàu HQ-604 bị bắn chìm, thuyền trưởng
tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ cho tàu lùi ra lấy đà và ủi lên đảo Cô Lin. Khi tàu HQ-505
trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đảo thì bốc cháy. Thủy thủ tàu vừa dập
lửa vừa đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604.
Nhưng ngay khi hai tàu
Việt Nam đã bị bắn chìm và cháy (tàu HQ-605 bị bắn bên phía đảo Len Đao, sáng
hôm sau 15/7 chìm). Người thương vong quá nhiều, phía Trung Quốc vẫn cho 3 tàu
chiến ngáng chặn, không cho tàu Việt Nam và tàu Hội Chữ Thập Đỏ vào ứng cứu.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam, người gắng gượng bơi được vào bãi đá Cô Lin, người
bị thương nằm trên xuồng, thậm chí trên lưng đồng đội. Người ôm những mảnh tàu
vỡ lênh đênh trên mặt biển nhiều tiếng liền...
++++++++++++++++++++++++++++++
++++++++++++++++++++++++++++++
So sánh 2 cuộc hải chiến:
- Cuộc hải chiến 1974: Lịnh chỉ huy thống nhất từ cấp Tổng Tư Lệnh Quân Đội Quốc Gia (Tổng thống) đến cấp chỉ huy Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải ra lệnh đối phó với tình trạng xâm nhập bất hợp pháp của Trung Cộng. Khi tình hình không thể nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước tiêu diệt địch. Và kết quả cũng rất rõ ràng, với vũ lực kém hơn, các anh đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ thù. Tinh thần chiến đấu, tinh thần hy sinh, tinh thần yêu mến đồng đội cũng thể hiện rất rõ ràng, cao độ. Nhất là sự hy sinh của thuyền trưởng Ngụy Văn Thà rất đáng ghi vào sử sách, lưu danh thiên cổ.
- Cuộc hải chiến 1988: Không thấy một lịnh chiến đấu nào cho hải quân VC được nêu ra. Dù là vào thời điểm 1988, 9 năm sau cuộc tấn công hàng loạt của TC vào miền Bắc năm 1979 giết hại hàng vạn dân Việt, chúng ta thấy hải quân không có chuẩn bị, không sẵn sàng chiến đấu. Trong các bài viết, chỉ thấy nói công binh và 3 tàu hải quân HQ505, HQ604, HQ605 được điều ra đảo, nhưng không nói lịnh từ đâu, cấp nào, trách nhiệm thuộc về ai ! Đảng CS Việt nam tự cho là đảng lãnh đạo, sao không thấy nhắc tới trong trường hợp nầy ? Chúng ta thấy VC đưa công binh ra xây dựng nhà trên đảo nhưng không tìm thấy sự hổ trợ tích cực nào của hải quân. Trong 2 bài viết, không thấy các chiến hạm của VC bắn 1 viên đạn nào, chỉ chờ cho tàu TC bắn, rồi chìm, thế thôi.
- Cuộc hải chiến 1974: Hải
quân VNCH sẳn sàng chiến đấu, biết phân tích tình hình tương quan lực lượng
địch ta và biết rõ họ phải làm gì khi đương đầu với đối phương đang có lực
lượng mạnh hơn. Dù phải hy sinh, nhưng hải quân VNCH vẫn gây tổn thất nặng nề
cho địch.
- Cuộc hải chiến 1988: Chúng ta chỉ thấy bộ đội VC phản kháng yếu ớt như trẻ con, như những cái bia thịt cho Trung cộng bắn vào. Trên hòn đảo chủ quyền của VN, vào thời điểm 1988 mà hải quân ăn mặc chỉ có "mặc độc quần đùi áo may ô". Khi lên đảo chỉ dám mang theo 2 cây súng AK thì lại dấu biến đi. Chiến hạm HQ505, HQ604, HQ605 đậu ngoài dàn trận thì không thấy nói là bắn 1 quả đạn nào. Theo video của TC cung cấp thì lính công binh của hải quân VC đang xếp hàng ngang ngay ngắn trước tầm súng đại liên của địch để cho địch tha hồ nả đạn như đang tập trận. Theo hình ảnh trên video, chiến hạm HQ 604 từ lúc bị bắn tới khi chìm không thấy bắn 1 viên đạn nào. Trong 2 bài viết, ba chiến hạm trên đều bị bắn và có 2 chiếc bị chìm, HQ604 và HQ605. Tại sao không có 1 chiếc nào khai hỏa. Tại sao tàu hải quân bị tấn công đến chìm mà không có 1 sự phản kháng yếu ớt nào cả?
- Cuộc hải chiến 1988: Chúng ta chỉ thấy bộ đội VC phản kháng yếu ớt như trẻ con, như những cái bia thịt cho Trung cộng bắn vào. Trên hòn đảo chủ quyền của VN, vào thời điểm 1988 mà hải quân ăn mặc chỉ có "mặc độc quần đùi áo may ô". Khi lên đảo chỉ dám mang theo 2 cây súng AK thì lại dấu biến đi. Chiến hạm HQ505, HQ604, HQ605 đậu ngoài dàn trận thì không thấy nói là bắn 1 quả đạn nào. Theo video của TC cung cấp thì lính công binh của hải quân VC đang xếp hàng ngang ngay ngắn trước tầm súng đại liên của địch để cho địch tha hồ nả đạn như đang tập trận. Theo hình ảnh trên video, chiến hạm HQ 604 từ lúc bị bắn tới khi chìm không thấy bắn 1 viên đạn nào. Trong 2 bài viết, ba chiến hạm trên đều bị bắn và có 2 chiếc bị chìm, HQ604 và HQ605. Tại sao không có 1 chiếc nào khai hỏa. Tại sao tàu hải quân bị tấn công đến chìm mà không có 1 sự phản kháng yếu ớt nào cả?
Kết luận
Qua những tài liệu và nhận định nêu trên chúng tôi thấy ý nghĩa của hai cuộc hải chiến hoàn toàn khác nhau. Một đằng các chiến sĩ hải quân VNCH tinh nhuệ và anh dũng chiến đấu bảo vệ đất nước. Dù các anh phải hy sinh, nhưng vẫn gây tổn thất nặng nề cho kẻ thù. Một đằng bộ đội VC rất mơ hồ khi ra trận, họ hoàn toàn không sẵn sàng chiến đấu. Họ chỉ làm bia cho địch bắn và không thấy nói gây thiệt hại gì cho quân địch.
Chúng tôi nghĩ rằng bộ đội VC dù có dở đi nữa cũng không tồi tệ đến thế. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng chính do sự tuyên truyền của các tên chỉ huy cấp cao bán nước lúc nào cũng coi TC là đàn anh, là đồng chí kính yêu, mà các bài viết không dám nêu ra ở đây. Điều đó làm cho bộ đội VC không dám phản kháng, không dám chuẩn bị khi đứng trước kẻ thù cướp nước. Sự việc nguy hiểm nầy vẫn còn xảy ra cho đến ngày hôm nay. Tàu TC liên tục bắn giết ngư dân VN, nhưng VC không dám lên tiếng phản đối. Tệ hơn nữa, chúng không dám nói rõ ai là thủ phạm, chỉ dám gọi mơ hồ là "tàu lạ", "quân đội lạ"... Ai biểu tình phản đối TC chiếm nước thì họ lại thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập như kẻ thù. Tại sao đối với kẻ thù cướp nước là Trung cộng thì VC lại quá dễ dãi, tâng bốc như anh em ruột thịt. Trong khi đối với nhân dân VN thì VC lại đối xử ác độc, lúc nào cũng dùng công an, bộ đội với đủ mánh khóe để đàn áp, bắt bớ, cướp của, giết người. Đảng CSVN đứng ở vị trí nào trong đất nước Việt nam?
Nhiều người đề nghị vinh danh binh sĩ trong 2 trận chiến vì họ đều tử thương trước họng súng của TC. Nhưng sau khi xem xét các lịnh chỉ huy, cách tổ chức, chuẩn bị, diễn tiến trận đánh và kết quả của trận đánh, cá nhân chúng tôi không tìm thấy sự tương đương nào giữa bộ đội VC và chiến sĩ hải quân VNCH.
Qua những tài liệu và nhận định nêu trên chúng tôi thấy ý nghĩa của hai cuộc hải chiến hoàn toàn khác nhau. Một đằng các chiến sĩ hải quân VNCH tinh nhuệ và anh dũng chiến đấu bảo vệ đất nước. Dù các anh phải hy sinh, nhưng vẫn gây tổn thất nặng nề cho kẻ thù. Một đằng bộ đội VC rất mơ hồ khi ra trận, họ hoàn toàn không sẵn sàng chiến đấu. Họ chỉ làm bia cho địch bắn và không thấy nói gây thiệt hại gì cho quân địch.
Chúng tôi nghĩ rằng bộ đội VC dù có dở đi nữa cũng không tồi tệ đến thế. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng chính do sự tuyên truyền của các tên chỉ huy cấp cao bán nước lúc nào cũng coi TC là đàn anh, là đồng chí kính yêu, mà các bài viết không dám nêu ra ở đây. Điều đó làm cho bộ đội VC không dám phản kháng, không dám chuẩn bị khi đứng trước kẻ thù cướp nước. Sự việc nguy hiểm nầy vẫn còn xảy ra cho đến ngày hôm nay. Tàu TC liên tục bắn giết ngư dân VN, nhưng VC không dám lên tiếng phản đối. Tệ hơn nữa, chúng không dám nói rõ ai là thủ phạm, chỉ dám gọi mơ hồ là "tàu lạ", "quân đội lạ"... Ai biểu tình phản đối TC chiếm nước thì họ lại thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập như kẻ thù. Tại sao đối với kẻ thù cướp nước là Trung cộng thì VC lại quá dễ dãi, tâng bốc như anh em ruột thịt. Trong khi đối với nhân dân VN thì VC lại đối xử ác độc, lúc nào cũng dùng công an, bộ đội với đủ mánh khóe để đàn áp, bắt bớ, cướp của, giết người. Đảng CSVN đứng ở vị trí nào trong đất nước Việt nam?
Nhiều người đề nghị vinh danh binh sĩ trong 2 trận chiến vì họ đều tử thương trước họng súng của TC. Nhưng sau khi xem xét các lịnh chỉ huy, cách tổ chức, chuẩn bị, diễn tiến trận đánh và kết quả của trận đánh, cá nhân chúng tôi không tìm thấy sự tương đương nào giữa bộ đội VC và chiến sĩ hải quân VNCH.
Trần Long, Vietlist.us
__._,_.___
No comments:
Post a Comment