Thursday 2 November 2017

Dấu hiệu chứng tỏ Mỹ đang rất muốn "làm gỏi" Triều Tiên

Dấu hiệu chứng tỏ Mỹ đang rất muốn "làm gỏi" Triều Tiên 



Cho tới lúc này việc lo lắng chiến tranh sẽ xảy ra giữa Mỹ và Triều Tiên là hoàn toàn có cơ sở. Căng thẳng giữa 2 nước đang được đẩy lên mức đỉnh điểm nhất là khi Mỹ đã huy động rất nhiều lực lượng tới khu vực để tập trận. Trong phát biểu mới đây Bộ trưởng quốc phòng Mỹ không ngận ngại dấu giếm ý muốn đánh Triều Tiên của ông Trump.Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 31/10 đã lên tiếng khẳng định rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn có thể ban hành sắc lệnh thực hiện đòn tấn công hạt nhân phủ đầu mà không cần Quốc hội Mỹ phê chuẩn.Giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng hơn bao giờ hết thì tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm góc đã khiến dư luận lo ngại về viễn cảnh kịch bản Mỹ dội tên lửa Tomahawk vào Syria lặp lại ở Triều Tiên, sẽ thổi bùng chiến tranh khu vực.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về việc sử dụng lực lượng vũ trang của Mỹ ở nước ngoài, ông Mattis thừa nhận rằng có thể tưởng tượng ra bối cảnh mà trong đó Tổng thống Donald Trump có thể ban hành sắc lệnh về thực hiện đòn tấn công hạt nhân phủ đầu mà không cần sự cho phép của Quốc hội Mỹ.

Theo đó, Mỹ sẽ bắn thẳng vũ khí hạt nhân về phía Triều Tiên trong hai trường hợp: Một là một cuộc tấn công từ Triều Tiên và hai là “một cuộc tấn công trực diện đang đến”.

“Bất kỳ cuộc tấn công nào vào Mỹ hoặc các đồng minh của chúng ta sẽ bị đánh bại và bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Triều Tiên sẽ gặp phải một phản ứng quân sự vừa có hiệu quả vừa áp đảo của chúng ta. Việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân chỉ phản tác dụng và chỉ làm giảm mức độ an toàn của chính họ”, ông Mattis nhấn mạnh.

Những tuyên bố của ông Mattis đưa ra sau khi trả lời câu hỏi của thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Edward Markey về “bối cảnh giả định” để Mỹ thực hiện đòn tấn công phủ đầu Triều Tiên.

Trước đó, thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Edward Markey đã không ít lần muốn nhận được câu trả lời của ông Mattis nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã từ chối bình luận.Ông chủ Lầu Năm Góc chỉ nhấn mạnh rằng, việc thực hiện đòn tấn công phủ đầu mà không tiến hành xin ý kiến Quốc hội Mỹ chỉ xảy ra trong trường hợp xảy ra “đòn tấn công không thể tránh khỏi” vào Mỹ và chỉ khi “nếu như đó là cách thức duy nhất để ngăn chặn cuộc tấn công này”.

Những phát biểu trên của ông Mattis được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang cao độ. Nguồn cơn của tình trạng này xuất phát từ việc Triều Tiên tiến hành liên tiếp các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong thời gian vừa qua.

Căng thẳng leo thang đã dẫn đến cuộc khẩu chiến gay gắt nhất từ trước đến nay giữa Mỹ và Triều Tiên. Giới chức hai nước tung ra những lời cảnh báo, đe dọa lẫn nhau. Tổng thống Donald Trump từng đe dọa sẽ có đòn quân sự “thảm khốc” nhằm vào Triều Tiên hay như “phá hủy hoàn toàn Triều Tiên” nếu buộc phải hành động để bảo vệ Mỹ và các đồng minh.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảnh báo Mỹ về “biện pháp đáp trả cứng rắn ở mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử”.

Luật Mỹ quy định, Tổng thống cần phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội mới được tiến hành một hành động quân sự nhằm vào một nước bên ngoài.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã từng lách luật trên. Điển hình là việc ông Donald Trump ra lệnh cho quân đội bắn ồ ạt tên lửa Tomahawk từ các tàu chiến của Hải quân Mỹ nhằm vào một căn cứ không quân của chính quyền Damascus.

Động thái này được tiến hành khi có tin máy bay chiến đấu của nước này thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào một thị trấn nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria bất chấp chính quyền của ông al-Assad và Nga đều phủ nhận sự liên quan đến cuộc tấn công này.

Trong bối cảnh như vậy, người ta bắt đầu lo ngại về viễn cảnh kịch bản Tomahawk ở Syria sẽ lặp lại ở Triều Tiên./.


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Post a Comment