Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday 27 August 2017

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, trả lời báo giới về vụ tai nạn tàu USS John S. McCain, căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore, ngày 22/08/2017.



 Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore (Mỹ chưa tìm ra nguyên do của tai nạn nhưng đổ thừa cho Tàu khựa... cần biết là chiếc USS McCain đã từng xâm nhập lãnh hải mà T.C tự cho là của mình) 
navy us mccain accident

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, trả lời báo giới về vụ tai nạn tàu USS John S. McCain, căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore, ngày 22/08/2017.
REUTERS/Calvin Wong


Vụ chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động.

Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay.
Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra.
Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài : « Trung Quốc bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ ».
Báo Úc dẫn lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Quốc, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. 
Các hình ảnh về giao thông hàng hải được ghi lại vào thời điểm đó, cho thấy tàu chở dầu Trung Quốc đã có những chuyển động đáng ngờ, trước khi tai nạn xảy ra.
Một video được Vessel Finder - một trang mạng chuyên theo dõi giao thông hàng hải - cung cấp, cho thấy tàu Trung Quốc đổi hướng bất ngờ, ngay trước khi tàu chở dầu Liberia (thuộc sở hữu của một công ty Hy Lạp, đã đâm vào tàu Mỹ) đột ngột quay ngoắt 90 độ, đâm thẳng vào tàu Mỹ. 
Việc tàu Liberia đổi hướng 90 độ có thể được giải thích theo ít nhất là hai cách, theo viên sĩ quan. Có thể chiếc tàu này đã đổi hướng vì « hoảng hốt » khi thấy tàu chiến Mỹ di chuyển từ hướng đối diện, nhưng cũng có thể chính con tàu này đã chủ động đâm thẳng vào sườn chiếc tàu Mỹ.
Nhận xét về đoạn video này, cựu chỉ huy Hải Quân Anh lưu ý :
« Nếu bạn quan sát chuyển động của tàu Trung Quốc từ đầu, bạn có thể thấy tàu Trung Quốc bám sát đúng theo lộ trình của chiếc Alnic MC. Rồi, ngay trước khi chiếc tàu này quay đầu, tàu Trung Quốc đã chuyển hướng về phía phải… đúng vào lúc vụ va chạm xảy ra ».
Viên cựu sĩ quan hải quân cho rằng có thể « lộ trình » của hai tàu Mỹ và tàu Liberia đã bị đánh cắp, và tàu Trung Quốc « có thể đã » đóng một vai trò trong vụ đụng tàu nói trên.
Hiện tại còn thiếu thông tin để đưa ra kết luận, đặc biệt là khi mà trong đoạn video nói trên không có lộ trình chính xác của tàu chiến Mỹ, do Vessel Finder chỉ là một trang mạng theo dõi hàng hải thương mại dân sự.
Trong khi đó, một cựu sĩ quan khác có một quan điểm khác, ông cho rằng tai nạn xảy ra là do tàu Mỹ đã có một động thái bất thường gây rối loạn giao thông vào thời điểm này.
Vẫn theo báo Úc, hiện tại Hải Quân Mỹ không loại trừ các nguyên nhân do phá hoại, bao gồm cả tấn công tin học, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh cho giả thuyết về một âm mưu tấn công táo tợn như trên.
Vụ đụng tàu ở vùng biển Singapore là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người, và ít nhất là tai nạn thứ tư của Hải Quân Mỹ từ đầu năm đến nay. 
Dù nguyên nhân gì đi chăng nữa, tai nạn nói trên làm gia tăng nghi ngờ vào năng lực của Hải Quân Mỹ, đúng vào lúc Hoa Kỳ đang phải tăng cường lực lượng tại khu vực Đông Bắc Á để sẵn sàng đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên, và liên tục thực hiện nhiều chuyến tuần tiễu bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Cơ hội « tuyệt vời » cho tuyên truyền Trung Quốc
Một loạt các vụ tai nạn tàu chiến Mỹ được báo chí Nhà nước Trung Quốc đăng tải rộng rãi, và được đưa ra như các bằng chứng cho thấy « sự hung hăng » và « những khuyết tật » của Hải Quân Mỹ. 
Trả lời AFP, ông James Char, một chuyên gia về an ninh khu vực, tại Đại học Nanyang, Singapore, nhận xét là : « Đứng từ quan điểm của Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời để tuyên truyền ». 
Vụ đâm tàu vừa xảy ra càng khiến quan điểm chống Mỹ của Trung Quốc có thêm trọng lượng, Bắc Kinh hy vọng thuyết phục được các nước châu Á là « đừng nên tin cậy vào Mỹ » để bảo đảm an ninh cho mình.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, các sự việc này cho thấy khả năng chiến đấu và chất lượng chỉ huy của Mỹ đã « suy yếu đồng loạt ».
Tờ báo có tiếng thân cận với ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc bảo đảm là công chúng tại Trung Quốc hoan nghênh các vụ này, bởi họ « tức giận » trước các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng.
Một chuyên gia Nhật về chính trị quốc tế, tại Đại học Takushoko, cũng thừa nhận là các vụ đụng tàu không để lại những hệ quả cụ thể đáng kể về mặt quân sự, « các tổn thất về tâm lý », về niềm tin là lớn.
Điều này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh Tokyo và Seoul lo ngại về các bảo đảm quân sự từ phía đồng minh Hoa Kỳ.
Hạm đội 7 : Thiệt hại nặng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa
Về phần mình, giới quân sự Mỹ ắt hẳn đang xem xét kỹ lưỡng về những nguyên nhân và hệ quả của các tai nạn vừa qua, đặc biệt là vụ tàu USS John S. McCain bị đâm.
Taskandpurpose.com, một trang mạng của các cựu binh Mỹ, nhận xét : « Bi kịch USS McCain để lại một hệ quả khủng khiếp đối với hệ thống phòng vệ tên lửa Mỹ ».
Hai tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald, gặp nạn ở biển Nhật Bản hồi giữa tháng 6/2017, do đụng phải một tàu hàng Philippines nằm trong số tám khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tức thế hệ tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ, mà Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ phụ trách khu vực Thái Bình Dương được trang bị. 
Các tàu chiến lớp này sở hữu hệ thống tên lửa đạn đạo phòng vệ Aegis, có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung, loại hỏa tiễn mà Bắc Triều Tiên đang dùng để đe dọa các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Việc hai khu trục hạm nói trên phải tạm thời ngừng hoạt động rõ ràng làm suy yếu rõ rệt khả năng tác chiến của Hạm Đội 7, đặc biệt trong lĩnh vực lá chắn tên lửa.
Nguyên nhân sâu xa : Huấn luyện không đủ ?
Military.com, một trang mạng chuyên về quân sự, của các quân nhân Mỹ tại chức cũng như về hưu, thì truy tìm các nguyên nhân căn bản dẫn đến một loạt tai nạn tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương những tháng gần đây.
Nguyên nhân đầu tiên được các chuyên gia nêu ra là Hải Quân Mỹ đứng trước quá nhiều nhiệm vụ phải đáp ứng.
 276 tàu chiến phải thực hiện tổng cộng 355 nhiệm vụ trên toàn cầu.
Số lượng tàu hạn chế đồng nghĩa là ít thời gian cho việc nghỉ ngơi, cũng như tập huấn. Thủy thủ đoàn thường xuyên phải làm việc với nhịp độ căng thẳng.
Tuy nhiên, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các vùng biển Thái Bình Dương, nơi Hải Quân Mỹ đang phải đối phó một loạt thách thức khẩn cấp. 
Một báo cáo hồi 2015 của Cơ Quan Kiểm Toán Chính Phủ Mỹ (Government Accountability Office/GAO), cho biết cụ thể là tàu chiến Mỹ - đồn trú tại Nhật Bản – dành đến 67% thời gian hoạt động cho các chiến dịch, phần còn lại cho các hoạt động bảo dưỡng, mà hoàn toàn không có thời gian cho các hoạt động tập huấn.
Trong lúc các tàu đồn trú tại Mỹ giành đến 60% thời gian cho các hoạt động bảo dưỡng và huấn luyện.
Thiếu huấn luyện hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc xử trí hiệu quả trước các tình huống trên thực địa, đặc biệt trong bối cảnh có đến 100 trên tổng số 300 thủy thủ của mỗi chiến hạm là người mới, theo quy chế luân chuyển thường niên của Hải Quân Mỹ.
Trả lời Military.com về tai nạn đầu tuần tại Singapore, ông Jerry Hendrix, một thuyền trưởng hồi hưu và chuyên gia thuộc một trung tâm nghiên cứu về an ninh (Center for a New Americain Security), nhấn mạnh đến tính chất phức tạp của vùng eo biển Singapore, tuyến đường hàng hải được coi là tấp nập nhất thế giới, đồng thời nêu thêm một lý do quan trọng khác. 
Đó là chỉ huy hạm đội Mỹ, ông Joseph Aucoin, người vừa bị cách chức, xuất thân là phi công của hải quân, chứ không phải là sĩ quan tác chiến trên tàu, điều chắc chắn làm hạn chế khả năng xử lý các tình huống phức tạp.
Trọng Thành

Tranh chấp Mỹ-Trung dưới thời Trump
Bắc Kinh không khỏi thở phào nhẹ nhõm khi được tin hai cố vấn cao cấp Steve Bannon (Chiến lược gia – Chief Strategist) và tỷ phú Carl Icahn (Cố vấn đặc biệt – Special Advisor) cùng rời bỏ tòa Nhà Trắng hôm 08/18/2017. Đây là hai trong số ba nhân vật nòng cốt bày tỏ lập trường diều hâu trong bang giao và thương mại Mỹ-Trung.
Tỷ phú Carl Icahn khi được mời làm Cố vấn đặc biệt (Special Advisor) cho Tổng thống Trump đã trả lời với đài CNBC vào tháng 12/2016 [1] rằng ông không chủ trương tranh chấp với Trung Quốc, nhưng nếu chiến tranh kinh tế giữa hai nước không thể tránh được thì nên khởi động sớm tốt hơn là muộn (Lời người viết: Hoa Lục hiện giống như con cua đang lột vỏ khi chuyển đổi từ đầu tư sang tiêu thụ nội địa nên là lúc yếu thế nhất).
Steve Bannon, người bị đồn đoán bị thất sủng từ nhiều tháng nay, đã trả lời thẳng thừng trong một cuộc phỏng vấn với báo The American Prospect ngày 08/16/2017 [2] rằng Trung Quốc đã từ lâu công khai mở ra cuộc chiến tranh kinh tế với Hoa Kỳ. Theo ông thì đây mới là vấn đề mấu chốt, trong khi Bắc Hàn chỉ là chuyện bên lề (sideshow).
Steve Bannon cho biết ông tranh cãi hàng ngày với các bộ ngành khác nhằm đặt ưu tiên tuyệt đối (maniacally focused) vào cuộc tranh chấp Mỹ-Trung. Ông nhận xét 5-10 năm tới sẽ là khúc quanh quyết định vì sau đó sẽ là quá trễ không thể ngăn chặn đà tiến của Trung Quốc thành siêu cường hàng đầu trong vòng 15-20 năm sau đó.
Steve Bannon chỉ trích hai Bộ Quốc phòng và Ngoại giao trông đợi vào Bắc Kinh giúp đỡ trong vấn đề Bắc Hàn chỉ là hy vọng hão huyền. Ông cũng tranh cãi kịch liệt với Bộ Tài chính và Hội đồng Kinh tế Quốc gia (National Economic Council) vốn sợ xảy ra chiến tranh tiền tệ làm gián đoạn thương mại.
Trong chính quyền Trump hiện chỉ còn một nhân vật từng bày tỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, tức là Giáo sư Peter Navarro hiện đang làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia (National Trade Council). Đây là tác giả quyển sách “Chết vì Trung Quốc” (Death by China). Ông viết bài trên báo Los Angeles Times ngày 07/21/2016 [3] đòi tăng thuế 45% lên hàng hóa nhập cảng từ Hoa Lục [4] và những nước sử dụng vũ khí tiền tệ làm lợi thế [5].
Đại đa số các chuyên viên quốc phòng, kinh tế, tài chính và thương mại của Hoa Kỳ đều không muốn có một cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ-Trung về tiền tệ, mậu dịch hay quân sự. Một số không ít dần dần chấp nhận điều được xem như thực tế không tránh khỏi khi kinh tế Hoa Lục sẽ tiến lên hàng đầu, nên Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị cho một trật tự thế giới trong đó Mỹ bảo vệ quyền lợi của mình mà không xảy ra tranh chấp tàn khốc với Trung Quốc. Học giả Tây Phương gọi đây là vấn nạn Thucydides’s Trap của trận tranh hùng nằm giữa hai thế lực lớn ở Hy Lạp là Athens và Spartan vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Hai ông Bannon và Navarro với lập trường cứng rắn nên bị xem như ngoài lề (fringe elements).
Trái lại các chuyên gia Trung Quốc rút tỉa bài học lịch sử Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài 400 năm từ thế kỷ thứ 3 đến 9 trước Công Nguyên với kết cục là nhà Tần gồm thâu Lục Quốc. Điều này cho thấy sự khác biệt trong bề dày lịch sử vốn hun đúc thế giới quan giữa hai nền văn hóa.
Trở lại với ông Steve Bannon bị xem thuộc thành phần dân tộc cực hữu nay bị đuổi việc. Tranh chấp giữa các quan điểm trong một chính quyền xảy ra bình thường. Nhưng điều mà người viết không thể hiểu được nơi nhân vật chính tức là ông Trump hiện đang đánh “võ khùng”, “vô chiêu thắng hữu chiêu” hoặc ông chính là Tổng thống khùng(!) God Bless America.
Đoàn Hưng Quốc

Chính sách cây gậy, cà rốt của Trung Quốc ở Đông Nam Á

asean china 3okokok icones

Trung Quốc - ASEAN
Ảnh chụp màn hình : Viện CISR





Trước hết xin giới thiệu một phân tích về các diễn biến chính trị mới tại châu Á, với bài « Trung Quốc dứ gậy, nhử cà rốt ở Đông Nam Á », được Le Monde đăng tải.

Thông tín viên tại Đông Nam Á Bruno Philippe mở đầu bài phân tích với nhận định :
 « Trung Quốc kể từ giờ là một thế lực dẫn dắt cuộc chơi tại Đông Nam Á. Sự thiếu nhất quán của tổng thống Trump và sự vắng mặt của một học thuyết chiến lược rõ ràng của Washington tại khu vực này ở Viễn Đông đang giúp cho Bắc Kinh đẩy xa hơn các con tốt của mình trên bàn cờ, nơi đã từ lâu Trung Quốc đã giành phần thắng trong cuộc chơi kinh tế ».

Trước thế thượng phong của Bắc Kinh, tác giả mường tượng là đế chế Trung Hoa đang « thiết lập lại trên thực tế hệ thống quan hệ cống nạp (giữa thiên triều và các chư hầu) xưa kia… với các nước láng giềng ».

Một ví dụ cụ thể là trong hội nghị các ngoại trưởng Đông Nam Á tại Manila, hồi đầu tháng 8/2017, chỉ có Việt Nam là nỗ lực đưa vào thông cáo chung những lời lẽ lên án trực tiếp Bắc Kinh về « các đảo nhân tạo » mà Trung Quốc xây dựng tại khu vực quần đảo Trường Sa tranh chấp, « 9 nước còn lại của ASEAN đã phủ phục trước Trung Quốc ».

Ngay cả Philippines, sau chiến thắng pháp lý tại La Hay, hồi năm ngoái, cũng đã thay đổi chiến lược, dưới thời tổng thống Duterte. 

Ông Duterte thậm chí còn thuật lại cuộc nói chuyện riêng với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó ông Tập Cận Bình (Xi Jin Ping) đã đe dọa chiến tranh với Philippines, nếu Manila cương quyết khoan dầu tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Đổi lại các nhân nhượng, chính quyền Philippines đã nhận được 26 tỉ đô la tín dụng.

Sau Philippines, cả Miến Điện, « ở mức độ ít hơn », cũng ngả về phía Bắc Kinh.
Lý do là vì sự hậu thuẫn mà Trung Quốc dành cho nhiều nhóm nổi dậy vũ trang sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới – các hậu thuẫn mà Trung Quốc « không quá che giấu » - khiến Bắc Kinh có tiếng nói trong các thương lượng với chính phủ Miến Điện.

Theo bài viết, ngay cả Việt Nam cũng buộc phải nhường bước trước Trung Quốc trong một dự án thăm dò dầu khí thuộc « vùng đặc quyền kinh tế », nhưng bị Bắc Kinh phản đối dữ dội, với việc đưa hàng chục tàu thuyền đến khu vực này, trong đó có cả tàu chiến

Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý, trong bối cảnh Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng lấn sân, ngày 08/08, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có chuyến công du Bangkok, để nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không bỏ mặc chính quyền quân sự Thái Lan trong vòng ảnh hưởng Trung Quốc. 

Cũng ngày hôm đó, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch có chuyến công du Washington, nhiều thỏa thuận quân sự Việt – Mỹ đã được ký kết.

Tóm lại, theo chuyên gia quân sự quốc tế Philip Golub, ảnh hưởng của giới quân sự trong chính quyền Trump vẫn còn rất lớn, các « quan hệ ngoại giao và chính trị » từ lâu đời với các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Singapor và Indonesia, vẫn còn « rất mạnh ».
Trong hiện tại, đế chế Trung Hoa vẫn chưa thể mặc sức tung hoành.

Mạng xã hội : Bắc Kinh kiểm duyệt ảnh và tấn công các ứng dụng lách « tường lửa »

Vẫn về Trung Quốc, Le Figaro có bài giới thiệu một nỗ lực mới của Bắc Kinh nhằm « tăng cường kiểm duyệt các mạng xã hội ».
Các chuyên gia tin học của chính quyền vừa tạo ra một kỹ thuật « stopchat » riêng, nhằm ngăn chặn việc trao đổi các bức ảnh bị coi là « nhạy cảm », trên mạng WeChat, được gần 900 triệu dân mạng Trung Quốc sử dụng.

Sau khi nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba – giải Nobel bị Trung Quốc cầm tù - qua đời ngày 13/07, Bắc Kinh ngay lập tức đã cho thí điểm kỹ thuật này nhằm ngăn chặn việc phổ biến ảnh của nhân vật tiêu biểu của phong trào dân chủ tại Trung Quốc, chặn đứng mọi bày tỏ đoàn kết.
Thay cho hoạt động kiểm duyệt thủ công từ trước đến nay, kỹ thuật nói trên mở đường cho « một sự kiểm soát trên quy mô lớn hơn nhiều ».

Cũng dịp này, lần đầu tiên kiểm duyệt Trung Quốc tấn công vào ứng dụng nhắn tin WhatsApp, của Facebook, được coi là một dịch vụ quan trọng cuối cùng trong lĩnh vực này không phải của Trung Quốc, vẫn còn được Bắc Kinh chấp nhận cho tồn tại.
WhatsApp bị đe dọa phải rút khỏi Hoa lục, tương tự như Google, Gmail, Facebook hay Twitter.

Kiểm duyệt trở nên ngày càng quyết liệt trước Đại Hội của Đảng Cộng Sản vào mùa thu này. Cũng trong những ngày gần đây, đến lượt hàng loạt phần mềm VPN (Virtual Personnal Network), như GreenVPN hay Lantern, phương tiện duy nhất cho phép lách kiểm duyệt tại Trung Quốc, đã bị vô hiệu hóa.
 Bắc Kinh cũng ra lệnh cho các nhà mạng cấm sử dụng VPN, từ đây đến trước tháng Giêng 2018.

Theo nhà sử học độc lập Trương Lập Phàm (Zhang Li Fan), sống tại Bắc Kinh, « việc gia tăng kiểm duyệt là một trong những biểu hiện ngày tàn của chế độ ».



Quân sư Bannon

Quân sư là người bầy mưu, hiến kế cho những vị vua chúa ngày xưa; nối nghiệp họ là quý ông advisor -những ngài cố vấn Mỹ mà một số lớn sĩ quan VNCH có kinh nghiệm đắng cay với họ --những vị quân sư Mỹ quyền hạn đầy mình, nhưng lại không biết gì cả về chiến tranh VN.

Quân sư Stephen Bannon không thuộc loại cố vấn Tầu trong chuyện Tam Quốc, mà cũng không thuộc loại cố vấn Mỹ, thích hướng dẫn sĩ quan VN, về cuộc chiến tranh mà họ hiểu biết ít hơn người Việt.

Quân sư Bannon
Bannon là một trong một nhúm người Mỹ trắng nuôi tham vọng người Mỹ gốc Âu châu giữ vai trò chúa tể cai trị những người Mỹ gốc Phi Châu và Á Châu; ông được ứng cử viên Donald Trump trọng dụng vì đã khéo dùng thuyết “Quyền Lực Da Trắng” (QLDT) thuyết phục một số cử tri Mỹ trắng dồn phiếu bầu Trump lên ngôi tổng thống.

Lá phiếu của người Mỹ trắng góp sức đưa ông Trump vào Bạch Cung, được một vài nhóm người Mỹ trắng coi đó như số vốn họ đầu tư vào vị tân tổng thống; với niềm tin tưởng đó, họ xuống đường đòi chính quyền địa phương không thi hành quyết định phá bỏ những bức tượng, tàn tích cuộc nội chiến 155 năm trước, trong đó Liên Bang Hoa Kỳ -gồm 13 tiểu bang chủ trương quyền mua và làm chủ người nô lệ Phi Châu- đánh bại phe chủ trương giải phóng nô lệ.

Cuộc xuống đường đầu tiên của nhóm QLDT diễn ra tại Charlottesville, tiểu bang Virginia; người biểu tình đốt đuốc tại Lee Park vào lúc 9 giờ tối ngày thứ Bảy, 12 tháng 8, và hô ba khẩu hiệu: “You will not replace us,” “Russia is our friend” and “Blood and soil,” (Không ai chiếm địa vị chúng tôi được -Nga là bạn- Máu và Đất.”

Nhóm “thượng tôn người Mỹ Trắng” biểu tình bảo vệ những di tích của cuộc nội chiến.


Một di tích của cuộc nội chiến
Thái độ thân Nga, bênh vực tổ chức KKK và chủ trương bạo lực của nhóm biểu tình, tạo ra phản ứng mãnh liệt của quần chúng; không chỉ riêng người Mỹ đen xuống đường chống biểu tình, mà rất đông người Mỹ trắng cũng tham dự. Một phụ nữ Mỹ trắng chống biểu tình bị phe biểu tình giết chết.

Phẫn nộ nhanh chóng lan rộng, quần chúng không phân biệt đen hay trắng kéo nhau xuống đường chống nhóm QLDT. Thành viên quốc hội, tướng lãnh chỉ huy, giới trí thức, học giả, lên tiếng phản đối nhận xét hàng hai của tổng thống là “trong cả hai phe, phe nào cũng có những người rất tốt.”

Nhiều chính khách trả lời ông là “không có anh KKK nào lương thiện, cũng không có anh QLDT nào tốt.”
Cuối cùng tổng thống phải sa thải cố vấn Bannon -người tạo ra nhóm da trắng hậu thuẫn tổng thống. Bị sa thải, Bannon tuyên bố, “Nền tảng lãnh đạo của Tổng Thống Trump mà chúng ta tranh đấu dựng lên không còn nữa. Tuy nhiên chúng ta đã tạo được một phong trào khổng lồ, và chúng ta sẽ sử dụng chính quyền một cách nào đó. Chính nghĩa Trump đã chấm dứt; nó sẽ biến thể thành một thứ gì khác. Tranh chấp sẽ xảy ra, sẽ có lúc thắng, lúc thua, nhưng chính nghĩa Trump đã cáo chung.”

Hôm thứ Bảy, tháng 19 tháng 8, Tổng Thống Donald Trump đã viết tweet, “Tôi muốn cảm ơn ông Bannon về những việc ông ta giúp tôi; ông ta đến cộng tác với tôi trong thời điểm tôi đang tranh cử với bà Hillary gian xảo -ông ta thật tuyệt! Thậm cảm."

Bannon khẳng định lập trường, “Tôi rời Bạch Cung để tiếp tục tranh đấu ủng hộ tổng thống.”
Trong buổi họp báo hôm thứ Sáu, 18 tháng 8, phát ngôn viên Bạch Cung Sarah Huckabee Sanders nói, “Tham mưu trưởng Bạch Cung John F. Kelly và ông Steve Bannon đồng ý hôm nay là ngày cuối cùng ông Bannon làm việc tại đây. Chúng tôi tri ân sự cộng tác của ông, và chúc ông mọi điều tốt đẹp."
Áp lực đến từ phía tham mưu trưởng Kelly.

Donald Trump từng bày tỏ sự thân mật với Stephen Bannon tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 22 tháng Giêng, 2017, hai ngày sau khi nhậm chức tổng thống.

Tướng John F. Kelly, tham mưu trưởng Bạch Cung
Bannon bị đuổi, nhưng những khó khăn ông tạo ra vẫn chưa rời Tòa Bạch Ốc, những khích động chủng tộc ông khơi dậy, vẫn gây xáo trộn trong xã hội Hoa Kỳ, và làm trì trệ nhiều tiến bộ xã hội, văn hóa.
Nỗ lực bình thường hóa Bạch Cung của Tham Mưu Trưởng John Kelly cũng không thể hiện được bao nhiêu, vì chính vị tổng thống tổng tư lệnh cũng đã là người không bình thường.

Trên nhiều thành phố Mỹ, những cuộc biểu tình của lực lượng “thượng tôn người da trắng” vẫn xảy ra, và lực lượng chống đối đông đến cả chục ngàn người, vẫn xuống đường nghênh đón.

Bên cạnh những cuộc biểu tình đó, nhiều cơ quan từ thiện hủy bỏ khế ước thuê mướn hội quán Mar-a-Lago của Trump tại Florida để tổ chức gây quỹ; chỉ trong năm ngày mới rồi -kể từ khi ông tuyên bố “cả hai bên biểu tình và chống biểu tình cùng có những người rất tốt” đã có đến 14 khách hàng hủy bỏ hợp đồng thuê mướn.

Hội quán Mar-a-Lago của Trump tại Florida
Nhiều tổ chức mời đến 600 tân khách và trả đến $275,000 tiền mướn chỗ trong một đêm.
Quân sư Bannon hứa hẹn tiếp tục ủng hộ tổng thống dù còn làm việc trong Bạch Cung hay không, và Trump cũng không có ý phụ rẩy ông; tuy nhiên nếu tiềm năng chính trị của ông quân sư chỉ gồm những nhóm KKK và nhóm quyền lực da trắng thì đảng Cộng Hòa có cơ nguy mất quyền kiểm soát Quốc Hội trong cuộc bầu cử sang năm, và tổng thống có thể phải dọn ra khỏi Nhà Trắng năm 2020.

Nguyễn Đạt Thịnh


Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Minhduc Ho

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List