Tuesday, 29 August 2017

Nước Tàu Đại Loạn


---------- Forwarded message ----------
From: Ngoc Tran <
Date: 2017-08-26 13:55 GMT-07:00
Subject: & Nước Tàu Đại Loạn


Subject: Nước Tàu Đại Loạn




From: hoa pham <phh421@gmail.com>
Date: 2017-08-25 23:23 GMT-07:00
Subject: Nước Tàu Đại Loạn
To: 



Nước Tàu Đại Loạn

Từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên nắm  quyền tại Hoa lục năm 1949, chưa bao giờ nước Tầu hay đúng ra là Trung Cộng lại rơi vào tình trạng hỗn loan như thời gian vừa qua về mọi phương diện:
Chính Trị:
1.-Giang Trạch Dân âm mưu thanh tóan Tập Cận Bình thất bại, cả gia đình vợ con đều bị quản thúc. Bao nhiêu tướng lãnh trong Quân Ủy TC đều là người theo phe của Giang Trạch Dân. Các Tướng này đã bị bắt, bị cách chức, giam giữ hoặc một số đã tự sát. Lần đầu tiên Tập Cận Bình bôi xấu Giang Trạch Dân (lý lịch là cháu ba đời của Uông Tinh Vệ là tên Đại Hán Gian thời Nhật).
2.-Bí Thư Thường Trực của Tập Cận Bình đào tỵ tại Mỹ:
-Chỉ biết đã đến San Francisco nhưng tung tích hòan toàn bí mật. TCB đã yêu cầu Mỹ dẫn độ tay Bí Thư này về Hoa Lục. Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị vì trước kia tên Edward Snowden đào thóat qua Hồng Kong Mỹ đã yêu cầu TC dẫn độ nhưng TC nói TC - Mỹ không có hiệp ước dẫn độ nên từ chối. Bây giờ gậy ông đập lưng ông, Hoa Kỳ cũng từ chối dẫn độ.
-TC đã phái các toán đặc công xâm nhập vào Mỹ để tìm diệt tay Bí Thư này vì anh ta biết quá nhiều bí mật của Hoa Lục. Phía Hoa Kỳ đã bí mật tăng cường an ninh tại các sân bay tìm cách ngăn chặn các tay đặc công này vào Mỹ.
-TT Obama yêu cầu TC thả vợ con của tay Bí Thư này ra nếu không Hoa Kỳ sẽ cấm tòan bộ hàng TC không được vào Mỹ. Bước thứ hai sẽ nói châu Âu cũng cấm hàng TC nhập vào.
Kinh Tế:
-Thị Trường Chứng Khóan Hoa Lục sụp đổ tại Thượng Hải và Shenzen, khoảng 200 triệu người Hoa Lục chơi stock bị phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa. Người ta cho rằng chính Mỹ đã gây ra nạn sụp đổ này để cảnh cáo TC đã có âm mưu và lời tuyên bố muốn thay đồng Mỹ Kim bằng đồng Yuan của TC/và tìm mọi cách đánh đổ đồng Đô La. Hâu quả của sự sụp đổ này chưa có thể tiên đóan được nhưng rõ ràng là Hoa Lục đã kịêt quệ về tài chánh và sẽ ảnh hưởng đến Quân Sự và mộng bá quyền tại Biển Đông.
-Kinh Tế Nga-Tầu chao đảo:
Mỹ đang đánh thẳng vào nên kinh tế hai nước này bằng chiêu Dầu Hỏa như sau:
-Hôm qua đột nhiên Anh Quốc mở lại đại sứ quán tại Teheran (Iran) và Iran đã mở lại các kho dầu (bị ứ đọng không bán được thời gian qua) và xuất cảng dầu qua Châu Âu với giá hạ hơn thị trường (để thâu ngọai tệ về nhanh). Đây là đòn nặng vào dầu khí của Nga. Giá dầu đã hạ xuống chỉ còn $34USD/thùng (không còn có lời nữa qua chi phí sản xuất. Phải trên $40USD mới có lợi nhuận). Dầu khí của Nga đang bị đe dọa vì Châu Âu không cần nữa.
-Bất thình lình và lần đầu tiên trong lịch sử, TT Obama đã ra lệnh cho khai thác mỏ dầu hỏa dự trữ lớn nhất của Hoa Kỳ tại Alaska và giao cho công ty Shell (của Anh Quốc) được tòan quyền khai thác, làm cho giá dầu thô càng sút giảm mạnh.
Quân Sự:
-Trước tình hình TC bành trướng ở Biển Đông: Xây phi đạo dài 1,200 mét trên đảo Chữ Thập (Trường Sa). Nối dài phi đạo cho phi cơ hạng nặng có thể chở vũ khí đầu đạn hạt nhân bắn đi xa 6,500km (kéo dài một phi đạo từ 2km thành trên 3km) trên Hoàng Sa,
-Mỹ đã đổ bộ quân và vũ khí máy bay hạng nặng vào 8 điểm trên đất  Phi (trên đảo Luzon có Manila và căn cứ Clark/và Palawan).
-Mỹ đã bí mật ký kệt hiệp ước quân sự với Cộng Sản VN (chi tiết chưa được ông bố) nhưng CSVN đã để cho Mỹ sử dụng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ HQ. Mỹ đang đưa các SQ HQ gốc Việt về Cam Ranh để họat động và chỉ huy. Mỹ vừa hạ thủy Hàng Không Mẫu Hạm Gerald Ford đặc biệt có dàn phóng phi cơ tối tân nhất (không dùng máy đẩy phi cơ như trước/nên HKMH nhẹ hơn). Trong khi đó thế giới đang chê cười TC khoe chế tạo được HKMH (thực chất chỉ là cái bè  nổi khổng lồ bằng các thùng phuy, kim lọai) mục đích làm các trạm tiếp tế nhiên liệu cho phi cơ mà thôi, không có khả năng tấn công.

Chưa bao giờ Trung Cộng bị những đòn nặng trên nhiều phương diện như vậy. Cũng chưa bao giờ Nga bị chao đảo vì dầu hỏa đi xuống và trước viễn ảnh dư thừa dầu trong thế giới tư bản như vậy.
Tình hình sẽ còn biến chuyển mạnh trong thời gian tới, cần theo dõi.
(Theo các nguồn tin ngoại quốc mới nhất)

PGĐ




--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Monday, 28 August 2017

Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore



 

Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore

Trọng Thành
Image result for USS John S. McCain, căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore,
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, trả lời báo giới về vụ tai nạn tàu USS John S. McCain, căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore, ngày 22/08/2017.REUTERS/Calvin Wong
Vụ chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động. Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay. Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra. Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài : « Trung Quốc bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ ».
Báo Úc dẫn lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Quốc, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. Các hình ảnh về giao thông hàng hải được ghi lại vào thời điểm đó, cho thấy tàu chở dầu Trung Quốc đã có những chuyển động đáng ngờ, trước khi tai nạn xảy ra.
Một video được Vessel Finder - một trang mạng chuyên theo dõi giao thông hàng hải - cung cấp, cho thấy tàu Trung Quốc đổi hướng bất ngờ, ngay trước khi tàu chở dầu Liberia (thuộc sở hữu của một công ty Hy Lạp, đã đâm vào tàu Mỹ) đột ngột quay ngoắt 90 độ, đâm thẳng vào tàu Mỹ. Việc tàu Liberia đổi hướng 90 độ có thể được giải thích theo ít nhất là hai cách, theo viên sĩ quan. Có thể chiếc tàu này đã đổi hướng vì « hoảng hốt » khi thấy tàu chiến Mỹ di chuyển từ hướng đối diện, nhưng cũng có thể chính con tàu này đã chủ động đâm thẳng vào sườn chiếc tàu Mỹ.
Nhận xét về đoạn video này, cựu chỉ huy Hải Quân Anh lưu ý : « Nếu bạn quan sát chuyển động của tàu Trung Quốc từ đầu, bạn có thể thấy tàu Trung Quốc bám sát đúng theo lộ trình của chiếc Alnic MC. Rồi, ngay trước khi chiếc tàu này quay đầu, tàu Trung Quốc đã chuyển hướng về phía phải… đúng vào lúc vụ va chạm xảy ra ».
Viên cựu sĩ quan hải quân cho rằng có thể « lộ trình » của hai tàu Mỹ và tàu Liberia đã bị đánh cắp, và tàu Trung Quốc « có thể đã » đóng một vai trò trong vụ đụng tàu nói trên. Hiện tại còn thiếu thông tin để đưa ra kết luận, đặc biệt là khi mà trong đoạn video nói trên không có lộ trình chính xác của tàu chiến Mỹ, do Vessel Finder chỉ là một trang mạng theo dõi hàng hải thương mại dân sự.
Trong khi đó, một cựu sĩ quan khác có một quan điểm khác, ông cho rằng tai nạn xảy ra là do tàu Mỹ đã có một động thái bất thường gây rối loạn giao thông vào thời điểm này.
Vẫn theo báo Úc, hiện tại Hải Quân Mỹ không loại trừ các nguyên nhân do phá hoại, bao gồm cả tấn công tin học, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh cho giả thuyết về một âm mưu tấn công táo tợn như trên.
Vụ đụng tàu ở vùng biển Singapore là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người, và ít nhất là tai nạn thứ tư của Hải Quân Mỹ từ đầu năm đến nay. Dù nguyên nhân gì đi chăng nữa, tai nạn nói trên làm gia tăng nghi ngờ vào năng lực của Hải Quân Mỹ, đúng vào lúc Hoa Kỳ đang phải tăng cường lực lượng tại khu vực Đông Bắc Á để sẵn sàng đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên, và liên tục thực hiện nhiều chuyến tuần tiễu bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Cơ hội « tuyệt vời » cho tuyên truyền Trung Quốc
Một loạt các vụ tai nạn tàu chiến Mỹ được báo chí Nhà nước Trung Quốc đăng tải rộng rãi, và được đưa ra như các bằng chứng cho thấy « sự hung hăng » và « những khuyết tật » của Hải Quân Mỹ. Trả lời AFP, ông James Char, một chuyên gia về an ninh khu vực, tại Đại học Nanyang, Singapore, nhận xét là : « Đứng từ quan điểm của Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời để tuyên truyền ». Vụ đâm tàu vừa xảy ra càng khiến quan điểm chống Mỹ của Trung Quốc có thêm trọng lượng, Bắc Kinh hy vọng thuyết phục được các nước châu Á là « đừng nên tin cậy vào Mỹ » để bảo đảm an ninh cho mình.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, các sự việc này cho thấy khả năng chiến đấu và chất lượng chỉ huy của Mỹ đã « suy yếu đồng loạt ». Tờ báo có tiếng thân cận với ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc bảo đảm là công chúng tại Trung Quốc hoan nghênh các vụ này, bởi họ « tức giận » trước các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng.
Một chuyên gia Nhật về chính trị quốc tế, tại Đại học Takushoko, cũng thừa nhận là các vụ đụng tàu không để lại những hệ quả cụ thể đáng kể về mặt quân sự, « các tổn thất về tâm lý », về niềm tin là lớn. Điều này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh Tokyo và Seoul lo ngại về các bảo đảm quân sự từ phía đồng minh Hoa Kỳ.
Hạm đội 7 : Thiệt hại nặng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa
Về phần mình, giới quân sự Mỹ ắt hẳn đang xem xét kỹ lưỡng về những nguyên nhân và hệ quả của các tai nạn vừa qua, đặc biệt là vụ tàu USS John S. McCain bị đâm.
Taskandpurpose.com, một trang mạng của các cựu binh Mỹ, nhận xét : « Bi kịch USS McCain để lại một hệ quả khủng khiếp đối với hệ thống phòng vệ tên lửa Mỹ ».
Hai tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald, gặp nạn ở biển Nhật Bản hồi giữa tháng 6/2017, do đụng phải một tàu hàng Philippines nằm trong số tám khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tức thế hệ tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ, mà Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ phụ trách khu vực Thái Bình Dương được trang bị. Các tàu chiến lớp này sở hữu hệ thống tên lửa đạn đạo phòng vệ Aegis, có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung, loại hỏa tiễn mà Bắc Triều Tiên đang dùng để đe dọa các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Việc hai khu trục hạm nói trên phải tạm thời ngừng hoạt động rõ ràng làm suy yếu rõ rệt khả năng tác chiến của Hạm Đội 7, đặc biệt trong lĩnh vực lá chắn tên lửa.
Nguyên nhân sâu xa : Huấn luyện không đủ ?
Military.com, một trang mạng chuyên về quân sự, của các quân nhân Mỹ tại chức cũng như về hưu, thì truy tìm các nguyên nhân căn bản dẫn đến một loạt tai nạn tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương những tháng gần đây.
Nguyên nhân đầu tiên được các chuyên gia nêu ra là Hải Quân Mỹ đứng trước quá nhiều nhiệm vụ phải đáp ứng. 276 tàu chiến phải thực hiện tổng cộng 355 nhiệm vụ trên toàn cầu Số lượng tàu hạn chế đồng nghĩa là ít thời gian cho việc nghỉ ngơi, cũng như tập huấn. Thủy thủ đoàn thường xuyên phải làm việc với nhịp độ căng thẳng.
Tuy nhiên, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các vùng biển Thái Bình Dương, nơi Hải Quân Mỹ đang phải đối phó một loạt thách thức khẩn cấp. Một báo cáo hồi 2015 của Cơ Quan Kiểm Toán Chính Phủ Mỹ (Government Accountability Office/GAO), cho biết cụ thể là tàu chiến Mỹ - đồn trú tại Nhật Bản – dành đến 67% thời gian hoạt động cho các chiến dịch, phần còn lại cho các hoạt động bảo dưỡng, mà hoàn toàn không có thời gian cho các hoạt động tập huấn. Trong lúc các tàu đồn trú tại Mỹ giành đến 60% thời gian cho các hoạt động bảo dưỡng và huấn luyện.
Thiếu huấn luyện hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc xử trí hiệu quả trước các tình huống trên thực địa, đặc biệt trong bối cảnh có đến 100 trên tổng số 300 thủy thủ của mỗi chiến hạm là người mới, theo quy chế luân chuyển thường niên của Hải Quân Mỹ.
Trả lời Military.com về tai nạn đầu tuần tại Singapore, ông Jerry Hendrix, một thuyền trưởng hồi hưu và chuyên gia thuộc một trung tâm nghiên cứu về an ninh (Center for a New Americain Security), nhấn mạnh đến tính chất phức tạp của vùng eo biển Singapore, tuyến đường hàng hải được coi là tấp nập nhất thế giới, đồng thời nêu thêm một lý do quan trọng khác. Đó là chỉ huy hạm đội Mỹ, ông Joseph Aucoin, người vừa bị cách chức, xuất thân là phi công của hải quân, chứ không phải là sĩ quan tác chiến trên tàu, điều chắc chắn làm hạn chế khả năng xử lý các tình huống phức tạp.


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Sau các vụ tàu chiến bị nạn, Mỹ có tiếp tục tuần tra Biển Đông?

        Thưa quýhữu, trong cuộc chiến chôńg laị những giá trị tinh thần cuả HoaKỳ cuả phe giả hình mơ ước XHCN, ThếGiới đại đồng, người bình dân nghĩ vụ Charlottesville là khởi đầu đã đang dần tới đỉnh điểm ? Vậy không cần phaỉ yêu nước Mỹ, nhưng nghĩ tới tương lai cuả thế hệ con chaú, xin haỹ cùng hợp ý cầu nguyện God Bless America phù hộ cho chính quyền Donald Trump có đầy đủ thần khí sáng suốt hầu dẹp tan những âm mưu tiếp theo cuả nội thù làm suy yếu tiềm năng quân sự và kinh tế <từ đầu năm tới nay đã 4 vụ xảy ra chắc không phaỉ là khinh thường địch mà phaỉ có nguyên nhân xâu kín từ bên trong> , ht 


From: "Thiec Hoang t
Sent: Friday, August 25, 2017 9:33 PM
Subject: Re: [TiengGoiNonSong] Fw: Sau các vụ tàu chiến bị nạn, Mỹ có tiếp tục tuần tra Biển Đông?

 
Tôi rất thất vọng khi biết "Từ đầu năm 2017 đến nay, đã xảy ra 4 vụ tàu chiến Mỹ bị đâm trên vùng biển Thái Bình Dương."

USA của tôi tệ quá.

Tôi đã từng nghĩ nếu có chiến tranh xảy ra, China chỉ cần tung ra hàng ngàn thuyền tàu nhỏ bé đâm vào các hạm đội USA thì các hạm đội USA bị chết thôi. Một người tầm thường như tôi còn nhìn ra thế trận, những bộ óc siêu việt của Hải Quân USA ở đâu, hay quá khinh thường để thành ngu đần.

HCT


From: "Truc Chi t>
To:
Sent: Friday, August 25, 2017 7:04 PM
Subject: [TiengGoiNonSong] Fw: Sau các vụ tàu chiến bị nạn, Mỹ có tiếp tục tuần tra Biển Đông?


Từ đầu năm 2017 đến nay, đã xảy ra 4 vụ tàu chiến Mỹ bị đâm trên vùng biển Thái Bình Dương. Đây là một tổn thất lớn lao của Mỹ, nó còn làm mất uy tín của quân đội Mỹ. Vậy liệu Mỹ có còn tuần tra Biển Đông nữa không?

Tướng Mỹ khẳng định vẫn tiếp tục hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực, bất chấp các vụ tai nạn gần đây.
Tướng Terrence O’Shaughnessy, tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, hôm nay khẳng định các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông sẽ không bị gián đoạn bởi các vụ tai nạn tàu chiến gần đây, Reuters đưa tin.


alt
alt

Tư lệnh Mỹ O'Shaughnessy. Ảnh: AFP.

"Không có chuyện giảm hoạt động sau những sự cố này. Chúng tôi khẳng định chắc chắn là sẽ tiếp tục tuần tra bằng tàu và máy bay ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ông O’Shaughnessy nói tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Tư lệnh Mỹ nhắc đến vụ chiến hạm USS John S. McCain va chạm với tàu chở dầu gần Singapore hôm 21/8. Sự cố xảy ra không lâu sau khi tàu khu trục USS Fitzgerald bị một tàu hàng đâm thủng ngoài khơi biển Nhật Bản giữa tháng 6.

Trước khi bị tai nạn, tàu USS John S. McCain đã đi vào vùng 12 hải lý gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, ngày 24/5, tàu khu trục USS Dewey của hải quân Mỹ cũng tuần tra tự do hàng hải xung quanh đá Vành Khăn.

Các vụ tai nạn liên tiếp liên quan đến tàu chiến đã buộc hải quân Mỹ phải ngừng hoạt động các chiến hạm trong 24 giờ để kiểm tra lại toàn bộ quy trình hoạt động. Những sự cố này từng gây lo ngại rằng sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị suy giảm.




__._,_.___

Posted by: hungthe 

Sunday, 27 August 2017

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, trả lời báo giới về vụ tai nạn tàu USS John S. McCain, căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore, ngày 22/08/2017.



 Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore (Mỹ chưa tìm ra nguyên do của tai nạn nhưng đổ thừa cho Tàu khựa... cần biết là chiếc USS McCain đã từng xâm nhập lãnh hải mà T.C tự cho là của mình) 
navy us mccain accident

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, trả lời báo giới về vụ tai nạn tàu USS John S. McCain, căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore, ngày 22/08/2017.
REUTERS/Calvin Wong


Vụ chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động.

Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay.
Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra.
Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài : « Trung Quốc bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ ».
Báo Úc dẫn lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Quốc, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. 
Các hình ảnh về giao thông hàng hải được ghi lại vào thời điểm đó, cho thấy tàu chở dầu Trung Quốc đã có những chuyển động đáng ngờ, trước khi tai nạn xảy ra.
Một video được Vessel Finder - một trang mạng chuyên theo dõi giao thông hàng hải - cung cấp, cho thấy tàu Trung Quốc đổi hướng bất ngờ, ngay trước khi tàu chở dầu Liberia (thuộc sở hữu của một công ty Hy Lạp, đã đâm vào tàu Mỹ) đột ngột quay ngoắt 90 độ, đâm thẳng vào tàu Mỹ. 
Việc tàu Liberia đổi hướng 90 độ có thể được giải thích theo ít nhất là hai cách, theo viên sĩ quan. Có thể chiếc tàu này đã đổi hướng vì « hoảng hốt » khi thấy tàu chiến Mỹ di chuyển từ hướng đối diện, nhưng cũng có thể chính con tàu này đã chủ động đâm thẳng vào sườn chiếc tàu Mỹ.
Nhận xét về đoạn video này, cựu chỉ huy Hải Quân Anh lưu ý :
« Nếu bạn quan sát chuyển động của tàu Trung Quốc từ đầu, bạn có thể thấy tàu Trung Quốc bám sát đúng theo lộ trình của chiếc Alnic MC. Rồi, ngay trước khi chiếc tàu này quay đầu, tàu Trung Quốc đã chuyển hướng về phía phải… đúng vào lúc vụ va chạm xảy ra ».
Viên cựu sĩ quan hải quân cho rằng có thể « lộ trình » của hai tàu Mỹ và tàu Liberia đã bị đánh cắp, và tàu Trung Quốc « có thể đã » đóng một vai trò trong vụ đụng tàu nói trên.
Hiện tại còn thiếu thông tin để đưa ra kết luận, đặc biệt là khi mà trong đoạn video nói trên không có lộ trình chính xác của tàu chiến Mỹ, do Vessel Finder chỉ là một trang mạng theo dõi hàng hải thương mại dân sự.
Trong khi đó, một cựu sĩ quan khác có một quan điểm khác, ông cho rằng tai nạn xảy ra là do tàu Mỹ đã có một động thái bất thường gây rối loạn giao thông vào thời điểm này.
Vẫn theo báo Úc, hiện tại Hải Quân Mỹ không loại trừ các nguyên nhân do phá hoại, bao gồm cả tấn công tin học, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh cho giả thuyết về một âm mưu tấn công táo tợn như trên.
Vụ đụng tàu ở vùng biển Singapore là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người, và ít nhất là tai nạn thứ tư của Hải Quân Mỹ từ đầu năm đến nay. 
Dù nguyên nhân gì đi chăng nữa, tai nạn nói trên làm gia tăng nghi ngờ vào năng lực của Hải Quân Mỹ, đúng vào lúc Hoa Kỳ đang phải tăng cường lực lượng tại khu vực Đông Bắc Á để sẵn sàng đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên, và liên tục thực hiện nhiều chuyến tuần tiễu bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Cơ hội « tuyệt vời » cho tuyên truyền Trung Quốc
Một loạt các vụ tai nạn tàu chiến Mỹ được báo chí Nhà nước Trung Quốc đăng tải rộng rãi, và được đưa ra như các bằng chứng cho thấy « sự hung hăng » và « những khuyết tật » của Hải Quân Mỹ. 
Trả lời AFP, ông James Char, một chuyên gia về an ninh khu vực, tại Đại học Nanyang, Singapore, nhận xét là : « Đứng từ quan điểm của Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời để tuyên truyền ». 
Vụ đâm tàu vừa xảy ra càng khiến quan điểm chống Mỹ của Trung Quốc có thêm trọng lượng, Bắc Kinh hy vọng thuyết phục được các nước châu Á là « đừng nên tin cậy vào Mỹ » để bảo đảm an ninh cho mình.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, các sự việc này cho thấy khả năng chiến đấu và chất lượng chỉ huy của Mỹ đã « suy yếu đồng loạt ».
Tờ báo có tiếng thân cận với ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc bảo đảm là công chúng tại Trung Quốc hoan nghênh các vụ này, bởi họ « tức giận » trước các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng.
Một chuyên gia Nhật về chính trị quốc tế, tại Đại học Takushoko, cũng thừa nhận là các vụ đụng tàu không để lại những hệ quả cụ thể đáng kể về mặt quân sự, « các tổn thất về tâm lý », về niềm tin là lớn.
Điều này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh Tokyo và Seoul lo ngại về các bảo đảm quân sự từ phía đồng minh Hoa Kỳ.
Hạm đội 7 : Thiệt hại nặng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa
Về phần mình, giới quân sự Mỹ ắt hẳn đang xem xét kỹ lưỡng về những nguyên nhân và hệ quả của các tai nạn vừa qua, đặc biệt là vụ tàu USS John S. McCain bị đâm.
Taskandpurpose.com, một trang mạng của các cựu binh Mỹ, nhận xét : « Bi kịch USS McCain để lại một hệ quả khủng khiếp đối với hệ thống phòng vệ tên lửa Mỹ ».
Hai tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald, gặp nạn ở biển Nhật Bản hồi giữa tháng 6/2017, do đụng phải một tàu hàng Philippines nằm trong số tám khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tức thế hệ tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ, mà Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ phụ trách khu vực Thái Bình Dương được trang bị. 
Các tàu chiến lớp này sở hữu hệ thống tên lửa đạn đạo phòng vệ Aegis, có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung, loại hỏa tiễn mà Bắc Triều Tiên đang dùng để đe dọa các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Việc hai khu trục hạm nói trên phải tạm thời ngừng hoạt động rõ ràng làm suy yếu rõ rệt khả năng tác chiến của Hạm Đội 7, đặc biệt trong lĩnh vực lá chắn tên lửa.
Nguyên nhân sâu xa : Huấn luyện không đủ ?
Military.com, một trang mạng chuyên về quân sự, của các quân nhân Mỹ tại chức cũng như về hưu, thì truy tìm các nguyên nhân căn bản dẫn đến một loạt tai nạn tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương những tháng gần đây.
Nguyên nhân đầu tiên được các chuyên gia nêu ra là Hải Quân Mỹ đứng trước quá nhiều nhiệm vụ phải đáp ứng.
 276 tàu chiến phải thực hiện tổng cộng 355 nhiệm vụ trên toàn cầu.
Số lượng tàu hạn chế đồng nghĩa là ít thời gian cho việc nghỉ ngơi, cũng như tập huấn. Thủy thủ đoàn thường xuyên phải làm việc với nhịp độ căng thẳng.
Tuy nhiên, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các vùng biển Thái Bình Dương, nơi Hải Quân Mỹ đang phải đối phó một loạt thách thức khẩn cấp. 
Một báo cáo hồi 2015 của Cơ Quan Kiểm Toán Chính Phủ Mỹ (Government Accountability Office/GAO), cho biết cụ thể là tàu chiến Mỹ - đồn trú tại Nhật Bản – dành đến 67% thời gian hoạt động cho các chiến dịch, phần còn lại cho các hoạt động bảo dưỡng, mà hoàn toàn không có thời gian cho các hoạt động tập huấn.
Trong lúc các tàu đồn trú tại Mỹ giành đến 60% thời gian cho các hoạt động bảo dưỡng và huấn luyện.
Thiếu huấn luyện hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc xử trí hiệu quả trước các tình huống trên thực địa, đặc biệt trong bối cảnh có đến 100 trên tổng số 300 thủy thủ của mỗi chiến hạm là người mới, theo quy chế luân chuyển thường niên của Hải Quân Mỹ.
Trả lời Military.com về tai nạn đầu tuần tại Singapore, ông Jerry Hendrix, một thuyền trưởng hồi hưu và chuyên gia thuộc một trung tâm nghiên cứu về an ninh (Center for a New Americain Security), nhấn mạnh đến tính chất phức tạp của vùng eo biển Singapore, tuyến đường hàng hải được coi là tấp nập nhất thế giới, đồng thời nêu thêm một lý do quan trọng khác. 
Đó là chỉ huy hạm đội Mỹ, ông Joseph Aucoin, người vừa bị cách chức, xuất thân là phi công của hải quân, chứ không phải là sĩ quan tác chiến trên tàu, điều chắc chắn làm hạn chế khả năng xử lý các tình huống phức tạp.
Trọng Thành

Tranh chấp Mỹ-Trung dưới thời Trump
Bắc Kinh không khỏi thở phào nhẹ nhõm khi được tin hai cố vấn cao cấp Steve Bannon (Chiến lược gia – Chief Strategist) và tỷ phú Carl Icahn (Cố vấn đặc biệt – Special Advisor) cùng rời bỏ tòa Nhà Trắng hôm 08/18/2017. Đây là hai trong số ba nhân vật nòng cốt bày tỏ lập trường diều hâu trong bang giao và thương mại Mỹ-Trung.
Tỷ phú Carl Icahn khi được mời làm Cố vấn đặc biệt (Special Advisor) cho Tổng thống Trump đã trả lời với đài CNBC vào tháng 12/2016 [1] rằng ông không chủ trương tranh chấp với Trung Quốc, nhưng nếu chiến tranh kinh tế giữa hai nước không thể tránh được thì nên khởi động sớm tốt hơn là muộn (Lời người viết: Hoa Lục hiện giống như con cua đang lột vỏ khi chuyển đổi từ đầu tư sang tiêu thụ nội địa nên là lúc yếu thế nhất).
Steve Bannon, người bị đồn đoán bị thất sủng từ nhiều tháng nay, đã trả lời thẳng thừng trong một cuộc phỏng vấn với báo The American Prospect ngày 08/16/2017 [2] rằng Trung Quốc đã từ lâu công khai mở ra cuộc chiến tranh kinh tế với Hoa Kỳ. Theo ông thì đây mới là vấn đề mấu chốt, trong khi Bắc Hàn chỉ là chuyện bên lề (sideshow).
Steve Bannon cho biết ông tranh cãi hàng ngày với các bộ ngành khác nhằm đặt ưu tiên tuyệt đối (maniacally focused) vào cuộc tranh chấp Mỹ-Trung. Ông nhận xét 5-10 năm tới sẽ là khúc quanh quyết định vì sau đó sẽ là quá trễ không thể ngăn chặn đà tiến của Trung Quốc thành siêu cường hàng đầu trong vòng 15-20 năm sau đó.
Steve Bannon chỉ trích hai Bộ Quốc phòng và Ngoại giao trông đợi vào Bắc Kinh giúp đỡ trong vấn đề Bắc Hàn chỉ là hy vọng hão huyền. Ông cũng tranh cãi kịch liệt với Bộ Tài chính và Hội đồng Kinh tế Quốc gia (National Economic Council) vốn sợ xảy ra chiến tranh tiền tệ làm gián đoạn thương mại.
Trong chính quyền Trump hiện chỉ còn một nhân vật từng bày tỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, tức là Giáo sư Peter Navarro hiện đang làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia (National Trade Council). Đây là tác giả quyển sách “Chết vì Trung Quốc” (Death by China). Ông viết bài trên báo Los Angeles Times ngày 07/21/2016 [3] đòi tăng thuế 45% lên hàng hóa nhập cảng từ Hoa Lục [4] và những nước sử dụng vũ khí tiền tệ làm lợi thế [5].
Đại đa số các chuyên viên quốc phòng, kinh tế, tài chính và thương mại của Hoa Kỳ đều không muốn có một cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ-Trung về tiền tệ, mậu dịch hay quân sự. Một số không ít dần dần chấp nhận điều được xem như thực tế không tránh khỏi khi kinh tế Hoa Lục sẽ tiến lên hàng đầu, nên Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị cho một trật tự thế giới trong đó Mỹ bảo vệ quyền lợi của mình mà không xảy ra tranh chấp tàn khốc với Trung Quốc. Học giả Tây Phương gọi đây là vấn nạn Thucydides’s Trap của trận tranh hùng nằm giữa hai thế lực lớn ở Hy Lạp là Athens và Spartan vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Hai ông Bannon và Navarro với lập trường cứng rắn nên bị xem như ngoài lề (fringe elements).
Trái lại các chuyên gia Trung Quốc rút tỉa bài học lịch sử Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài 400 năm từ thế kỷ thứ 3 đến 9 trước Công Nguyên với kết cục là nhà Tần gồm thâu Lục Quốc. Điều này cho thấy sự khác biệt trong bề dày lịch sử vốn hun đúc thế giới quan giữa hai nền văn hóa.
Trở lại với ông Steve Bannon bị xem thuộc thành phần dân tộc cực hữu nay bị đuổi việc. Tranh chấp giữa các quan điểm trong một chính quyền xảy ra bình thường. Nhưng điều mà người viết không thể hiểu được nơi nhân vật chính tức là ông Trump hiện đang đánh “võ khùng”, “vô chiêu thắng hữu chiêu” hoặc ông chính là Tổng thống khùng(!) God Bless America.
Đoàn Hưng Quốc

Chính sách cây gậy, cà rốt của Trung Quốc ở Đông Nam Á

asean china 3okokok icones

Trung Quốc - ASEAN
Ảnh chụp màn hình : Viện CISR





Trước hết xin giới thiệu một phân tích về các diễn biến chính trị mới tại châu Á, với bài « Trung Quốc dứ gậy, nhử cà rốt ở Đông Nam Á », được Le Monde đăng tải.

Thông tín viên tại Đông Nam Á Bruno Philippe mở đầu bài phân tích với nhận định :
 « Trung Quốc kể từ giờ là một thế lực dẫn dắt cuộc chơi tại Đông Nam Á. Sự thiếu nhất quán của tổng thống Trump và sự vắng mặt của một học thuyết chiến lược rõ ràng của Washington tại khu vực này ở Viễn Đông đang giúp cho Bắc Kinh đẩy xa hơn các con tốt của mình trên bàn cờ, nơi đã từ lâu Trung Quốc đã giành phần thắng trong cuộc chơi kinh tế ».

Trước thế thượng phong của Bắc Kinh, tác giả mường tượng là đế chế Trung Hoa đang « thiết lập lại trên thực tế hệ thống quan hệ cống nạp (giữa thiên triều và các chư hầu) xưa kia… với các nước láng giềng ».

Một ví dụ cụ thể là trong hội nghị các ngoại trưởng Đông Nam Á tại Manila, hồi đầu tháng 8/2017, chỉ có Việt Nam là nỗ lực đưa vào thông cáo chung những lời lẽ lên án trực tiếp Bắc Kinh về « các đảo nhân tạo » mà Trung Quốc xây dựng tại khu vực quần đảo Trường Sa tranh chấp, « 9 nước còn lại của ASEAN đã phủ phục trước Trung Quốc ».

Ngay cả Philippines, sau chiến thắng pháp lý tại La Hay, hồi năm ngoái, cũng đã thay đổi chiến lược, dưới thời tổng thống Duterte. 

Ông Duterte thậm chí còn thuật lại cuộc nói chuyện riêng với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó ông Tập Cận Bình (Xi Jin Ping) đã đe dọa chiến tranh với Philippines, nếu Manila cương quyết khoan dầu tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Đổi lại các nhân nhượng, chính quyền Philippines đã nhận được 26 tỉ đô la tín dụng.

Sau Philippines, cả Miến Điện, « ở mức độ ít hơn », cũng ngả về phía Bắc Kinh.
Lý do là vì sự hậu thuẫn mà Trung Quốc dành cho nhiều nhóm nổi dậy vũ trang sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới – các hậu thuẫn mà Trung Quốc « không quá che giấu » - khiến Bắc Kinh có tiếng nói trong các thương lượng với chính phủ Miến Điện.

Theo bài viết, ngay cả Việt Nam cũng buộc phải nhường bước trước Trung Quốc trong một dự án thăm dò dầu khí thuộc « vùng đặc quyền kinh tế », nhưng bị Bắc Kinh phản đối dữ dội, với việc đưa hàng chục tàu thuyền đến khu vực này, trong đó có cả tàu chiến

Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý, trong bối cảnh Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng lấn sân, ngày 08/08, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có chuyến công du Bangkok, để nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không bỏ mặc chính quyền quân sự Thái Lan trong vòng ảnh hưởng Trung Quốc. 

Cũng ngày hôm đó, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch có chuyến công du Washington, nhiều thỏa thuận quân sự Việt – Mỹ đã được ký kết.

Tóm lại, theo chuyên gia quân sự quốc tế Philip Golub, ảnh hưởng của giới quân sự trong chính quyền Trump vẫn còn rất lớn, các « quan hệ ngoại giao và chính trị » từ lâu đời với các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Singapor và Indonesia, vẫn còn « rất mạnh ».
Trong hiện tại, đế chế Trung Hoa vẫn chưa thể mặc sức tung hoành.

Mạng xã hội : Bắc Kinh kiểm duyệt ảnh và tấn công các ứng dụng lách « tường lửa »

Vẫn về Trung Quốc, Le Figaro có bài giới thiệu một nỗ lực mới của Bắc Kinh nhằm « tăng cường kiểm duyệt các mạng xã hội ».
Các chuyên gia tin học của chính quyền vừa tạo ra một kỹ thuật « stopchat » riêng, nhằm ngăn chặn việc trao đổi các bức ảnh bị coi là « nhạy cảm », trên mạng WeChat, được gần 900 triệu dân mạng Trung Quốc sử dụng.

Sau khi nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba – giải Nobel bị Trung Quốc cầm tù - qua đời ngày 13/07, Bắc Kinh ngay lập tức đã cho thí điểm kỹ thuật này nhằm ngăn chặn việc phổ biến ảnh của nhân vật tiêu biểu của phong trào dân chủ tại Trung Quốc, chặn đứng mọi bày tỏ đoàn kết.
Thay cho hoạt động kiểm duyệt thủ công từ trước đến nay, kỹ thuật nói trên mở đường cho « một sự kiểm soát trên quy mô lớn hơn nhiều ».

Cũng dịp này, lần đầu tiên kiểm duyệt Trung Quốc tấn công vào ứng dụng nhắn tin WhatsApp, của Facebook, được coi là một dịch vụ quan trọng cuối cùng trong lĩnh vực này không phải của Trung Quốc, vẫn còn được Bắc Kinh chấp nhận cho tồn tại.
WhatsApp bị đe dọa phải rút khỏi Hoa lục, tương tự như Google, Gmail, Facebook hay Twitter.

Kiểm duyệt trở nên ngày càng quyết liệt trước Đại Hội của Đảng Cộng Sản vào mùa thu này. Cũng trong những ngày gần đây, đến lượt hàng loạt phần mềm VPN (Virtual Personnal Network), như GreenVPN hay Lantern, phương tiện duy nhất cho phép lách kiểm duyệt tại Trung Quốc, đã bị vô hiệu hóa.
 Bắc Kinh cũng ra lệnh cho các nhà mạng cấm sử dụng VPN, từ đây đến trước tháng Giêng 2018.

Theo nhà sử học độc lập Trương Lập Phàm (Zhang Li Fan), sống tại Bắc Kinh, « việc gia tăng kiểm duyệt là một trong những biểu hiện ngày tàn của chế độ ».



Quân sư Bannon

Quân sư là người bầy mưu, hiến kế cho những vị vua chúa ngày xưa; nối nghiệp họ là quý ông advisor -những ngài cố vấn Mỹ mà một số lớn sĩ quan VNCH có kinh nghiệm đắng cay với họ --những vị quân sư Mỹ quyền hạn đầy mình, nhưng lại không biết gì cả về chiến tranh VN.

Quân sư Stephen Bannon không thuộc loại cố vấn Tầu trong chuyện Tam Quốc, mà cũng không thuộc loại cố vấn Mỹ, thích hướng dẫn sĩ quan VN, về cuộc chiến tranh mà họ hiểu biết ít hơn người Việt.

Quân sư Bannon
Bannon là một trong một nhúm người Mỹ trắng nuôi tham vọng người Mỹ gốc Âu châu giữ vai trò chúa tể cai trị những người Mỹ gốc Phi Châu và Á Châu; ông được ứng cử viên Donald Trump trọng dụng vì đã khéo dùng thuyết “Quyền Lực Da Trắng” (QLDT) thuyết phục một số cử tri Mỹ trắng dồn phiếu bầu Trump lên ngôi tổng thống.

Lá phiếu của người Mỹ trắng góp sức đưa ông Trump vào Bạch Cung, được một vài nhóm người Mỹ trắng coi đó như số vốn họ đầu tư vào vị tân tổng thống; với niềm tin tưởng đó, họ xuống đường đòi chính quyền địa phương không thi hành quyết định phá bỏ những bức tượng, tàn tích cuộc nội chiến 155 năm trước, trong đó Liên Bang Hoa Kỳ -gồm 13 tiểu bang chủ trương quyền mua và làm chủ người nô lệ Phi Châu- đánh bại phe chủ trương giải phóng nô lệ.

Cuộc xuống đường đầu tiên của nhóm QLDT diễn ra tại Charlottesville, tiểu bang Virginia; người biểu tình đốt đuốc tại Lee Park vào lúc 9 giờ tối ngày thứ Bảy, 12 tháng 8, và hô ba khẩu hiệu: “You will not replace us,” “Russia is our friend” and “Blood and soil,” (Không ai chiếm địa vị chúng tôi được -Nga là bạn- Máu và Đất.”

Nhóm “thượng tôn người Mỹ Trắng” biểu tình bảo vệ những di tích của cuộc nội chiến.


Một di tích của cuộc nội chiến
Thái độ thân Nga, bênh vực tổ chức KKK và chủ trương bạo lực của nhóm biểu tình, tạo ra phản ứng mãnh liệt của quần chúng; không chỉ riêng người Mỹ đen xuống đường chống biểu tình, mà rất đông người Mỹ trắng cũng tham dự. Một phụ nữ Mỹ trắng chống biểu tình bị phe biểu tình giết chết.

Phẫn nộ nhanh chóng lan rộng, quần chúng không phân biệt đen hay trắng kéo nhau xuống đường chống nhóm QLDT. Thành viên quốc hội, tướng lãnh chỉ huy, giới trí thức, học giả, lên tiếng phản đối nhận xét hàng hai của tổng thống là “trong cả hai phe, phe nào cũng có những người rất tốt.”

Nhiều chính khách trả lời ông là “không có anh KKK nào lương thiện, cũng không có anh QLDT nào tốt.”
Cuối cùng tổng thống phải sa thải cố vấn Bannon -người tạo ra nhóm da trắng hậu thuẫn tổng thống. Bị sa thải, Bannon tuyên bố, “Nền tảng lãnh đạo của Tổng Thống Trump mà chúng ta tranh đấu dựng lên không còn nữa. Tuy nhiên chúng ta đã tạo được một phong trào khổng lồ, và chúng ta sẽ sử dụng chính quyền một cách nào đó. Chính nghĩa Trump đã chấm dứt; nó sẽ biến thể thành một thứ gì khác. Tranh chấp sẽ xảy ra, sẽ có lúc thắng, lúc thua, nhưng chính nghĩa Trump đã cáo chung.”

Hôm thứ Bảy, tháng 19 tháng 8, Tổng Thống Donald Trump đã viết tweet, “Tôi muốn cảm ơn ông Bannon về những việc ông ta giúp tôi; ông ta đến cộng tác với tôi trong thời điểm tôi đang tranh cử với bà Hillary gian xảo -ông ta thật tuyệt! Thậm cảm."

Bannon khẳng định lập trường, “Tôi rời Bạch Cung để tiếp tục tranh đấu ủng hộ tổng thống.”
Trong buổi họp báo hôm thứ Sáu, 18 tháng 8, phát ngôn viên Bạch Cung Sarah Huckabee Sanders nói, “Tham mưu trưởng Bạch Cung John F. Kelly và ông Steve Bannon đồng ý hôm nay là ngày cuối cùng ông Bannon làm việc tại đây. Chúng tôi tri ân sự cộng tác của ông, và chúc ông mọi điều tốt đẹp."
Áp lực đến từ phía tham mưu trưởng Kelly.

Donald Trump từng bày tỏ sự thân mật với Stephen Bannon tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 22 tháng Giêng, 2017, hai ngày sau khi nhậm chức tổng thống.

Tướng John F. Kelly, tham mưu trưởng Bạch Cung
Bannon bị đuổi, nhưng những khó khăn ông tạo ra vẫn chưa rời Tòa Bạch Ốc, những khích động chủng tộc ông khơi dậy, vẫn gây xáo trộn trong xã hội Hoa Kỳ, và làm trì trệ nhiều tiến bộ xã hội, văn hóa.
Nỗ lực bình thường hóa Bạch Cung của Tham Mưu Trưởng John Kelly cũng không thể hiện được bao nhiêu, vì chính vị tổng thống tổng tư lệnh cũng đã là người không bình thường.

Trên nhiều thành phố Mỹ, những cuộc biểu tình của lực lượng “thượng tôn người da trắng” vẫn xảy ra, và lực lượng chống đối đông đến cả chục ngàn người, vẫn xuống đường nghênh đón.

Bên cạnh những cuộc biểu tình đó, nhiều cơ quan từ thiện hủy bỏ khế ước thuê mướn hội quán Mar-a-Lago của Trump tại Florida để tổ chức gây quỹ; chỉ trong năm ngày mới rồi -kể từ khi ông tuyên bố “cả hai bên biểu tình và chống biểu tình cùng có những người rất tốt” đã có đến 14 khách hàng hủy bỏ hợp đồng thuê mướn.

Hội quán Mar-a-Lago của Trump tại Florida
Nhiều tổ chức mời đến 600 tân khách và trả đến $275,000 tiền mướn chỗ trong một đêm.
Quân sư Bannon hứa hẹn tiếp tục ủng hộ tổng thống dù còn làm việc trong Bạch Cung hay không, và Trump cũng không có ý phụ rẩy ông; tuy nhiên nếu tiềm năng chính trị của ông quân sư chỉ gồm những nhóm KKK và nhóm quyền lực da trắng thì đảng Cộng Hòa có cơ nguy mất quyền kiểm soát Quốc Hội trong cuộc bầu cử sang năm, và tổng thống có thể phải dọn ra khỏi Nhà Trắng năm 2020.

Nguyễn Đạt Thịnh


Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Minhduc Ho

Tuesday, 15 August 2017

Nhật Ký Biển Đông: Việt-Mỹ Chuẩn Bị Cho Chuyến Đi Của Ô. Trump


Nhật Ký Biển Đông: Việt-Mỹ Chuẩn Bị Cho Chuyến Đi Của Ô. Trump
Vào tối ngày Thứ Sáu 11/8/2017,  một nhóm quốc gia da trắng cực hữu (white nationalist ) khoảng vài ngàn người, bao gồm Tân-Quốc Xã (neo-Nazis) đầu trọc và Ku Klux Klan) cầm đuốc, tập họp tại khuôn viên Đại Học Virginia thuộc thành phố Charlotttesville đã đụng độ dữ dội với nhóm phản biểu tình khiến thống đốc Tiểu Bang Virginia phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi những người thiện chí nên về nhà. Còn Tổng Thống Donald Trump nói rằng đó là chuyện đáng buồn. Khi cuộc xung đột tạm lắng yên, vào sáng ngày 12/8/2017 một chiếc xe lao vào đám đông khiến một người chết và 19 bị thương. Nước Mỹ đang rơi vào tình chia rẽ trầm trọng.

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
-Business Insider ngày 1/8/2017: “Theo tờ New York Times, Moscow tập họp tới 100,000 binh sĩ trong một cuộc triển khai dọc theo biên giới NATO. Việc tăng cường binh bị này là một phần của cuộc diễn tập có tên Zapad được tổ chức bốn năm một lần theo tờ Washington Post. Năm nay cuộc thao diễn được tổ chức tại Belarus, Biển Baltic, những khu vực phía tây của Nga và Kaliningrad.”
-Reuters ngày 2/8/2017: “Sự  nghi ngờ của Tổng Thống Donald Trump đã dẫn tới việc trì hoãn việc hoàn tất kế hoạch cho Nam Á. Sự hoài nghi đó bao gồm việc vị tư lệnh chiến trường Afghanistan có thể bị cất chức.”  Theo ABC News ngày 8/8/2017,  “Khoảng 100 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được gửi tới Tỉnh Helmand của A Phú Hãn đang gặp khốn khó để trợ giúp 300 binh sĩ đã có mặt ở đây,  đã cố vấn, trợ giúp cho binh sĩ A Phú Hãn.”

Không phải ông tướng bốn sao John Nicholson bất tài. Không có ông tướng Mỹ nào bất tài nhưng tình hình không làm khác hơn được. Trong binh bị, khi lâm vào tình trạng khốn khó, gặp một cường địch… thì mạnh như Hạng Võ cũng phải tự sát ở Bến Ô Giang. Tăng thêm vài trăm ngàn quân thì quốc hội không đồng ý và người dân chống đối. Còn tăng quân nhỏ giọt thì không giải quyết được cuộc chiến. Thôi thì đi tìm một “Kissinger thứ hai” mật đàm với Taliban, “Afghanistan hóa” chiến tranh rồi sau đó rút lui trong danh dự, theo kiểu Nixon-Kissinger làm năm 1973 rồi mặc cho số phận Kabul muốn ra sao thì ra. Ô. Bush Con đã để lại một di sản nhức nhối cho nước Mỹ kéo dài đã 16 năm. Đừng tưởng siêu cường rồi thì muốn làm gì thì làm. Đồng ý là Mỹ muốn đánh ai cũng được, kể cả Nga và Tàu, nhưng sau đó hậu quả ra sao thì không ai biết được.  

Hiện nay khuynh hướng rút lui, nôm na là “tháo chạy” (Khi Đồng Minh Tháo Chạy) khỏi A Phú Hãn đang lớn dần trong đầu bộ tham mưu của Ô. Trump. Theo Newsweek, “Sau 16 năm chiến đấu, khoảng 2400 binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng, hơn 20,000 binh sĩ bị thương, 1200 nhân viên khế ước dân sự bỏ mạng và một số tiền khổng lồ 500 tỉ đô-la đổ vào bãi lầy này.” (Thus, after 16 years of fighting, approximately 2,400 American military deaths, more than 20,000 wounded, 1,200 U.S. civilian contractor deaths, and a whopping half trillion dollars wasted in this quagmire.) Trong lịch sử, muốn làm “đại đế” thì phải có nhiều chư hầu. Để chư hầu giải quyết những vấn đề của địa phương. Đế quốc mà dính vào nhiều cuộc viễn chinh… là tự làm suy yếu mình. Hầu hết các đế chế xụp đổ vì thực hiện quá nhiều những cuộc viễn chinh (quá xa đất nước) như các đế quốc La Mã, Hung Nô cận đại có Phát Xít Đức, Quân Phiệt Nhật.

            -The Independence ngày 4/8/2017: “Hai nhân vật thân cận với GH. Francis vừa lên án khối Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ cực kỳ bảo thủ đã cùng với với giáo hội Phúc Âm thành lập ‘liên minh thù hận’ để ủng hộ Ô. Donald Trump. Hai giáo sĩ Antonio Spadaro (Catholic) và Marcelo Figuerora (Protestant) đã đưa lên tờ La Civilta Catholica của các giáo sĩ dòng Jesuit ở Rome và được Vatican giám sát - một bài viết tố cáo Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ đã ủng hộ lập trường cực đoan của nhóm bảo thủ và nói rằng quan điểm của các thành viên Thiên Chúa Giáo này không khác nhóm thánh chiến Hồi Giáo bao nhiêu. Bài báo cũng đăng lại tấm hình Ô. Trump, bà vợ và cô con gái chụp tấm hình lưu niệm với GH. Francis tại Vatican. Ô. Trump thì tươi cười, còn Giáo Hoàng thì nghiêm và buồn, chứng tỏ GH. Francis không thích Ô. Trump ngay từ lúc Ô. Trump ra tranh cử với câu nói, “Xây cầu chứ đừng xây tường”. Trong khi đại thi hào của Mỹ Robert Frost (1874-1963) lại nói rằng, “Good fences make good neighbors” tức “Tường càng kiên cố, càng tạo láng giềng tốt” tức là nhà ai nấy ở, không xâm lấn, xập xí xập ngầu, tranh cãi lôi thôi…thì là láng giềng tốt.
            -Sputnik News ngày 4/8/2017: ” Tờ Daily Star của Anh đã đưa ra một danh sách năm quốc gia hàng đầu với những trung tâm du lịch tình dục/vừa du lịch vừa thưởng thức gái điếm/ đĩ đực… phát triển nhất như: Những khu du lịch của Thái Lan, Thủ Đô Rio de Janeiro của Ba Tây, Quần Đảo Canary của Tây Ban Nha, các khu nghỉ mát của Cộng Hòa Dominica và Phi Luật Tân.” Thật nhục nhã cho những quốc gia này!

-RFI ngày 5/8/2017 đã đi một tiêu đề không mấy vui cho nước Mỹ, “Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á ?”
Khi phải lui về cố thủ ở Guam, cửa ngõ để tiến vào bờ biển California cách đó 9000km chứng tỏ tuyến “phòng thủ từ xa” của Mỹ đã co cụm lại. Nhớ lại sau Đệ II Thế Chiến cho tới năm 1975, tuyến phòng thủ của Mỹ nằm trải dài từ Bắc Á tới Đông Nam Á bao gồm: Nam Triều Tiên, Nhật Bản với căn cứ Okinawa xuất phát B-52 trong Chiến Tranh Việt Nam, căn cứ hải quân và không quân khổng lồ ở Subic và Clark thuộc Phi Luật Tân, Nam Việt Nam với  Cam Ranh, Thái Lan với căn cứ B-52 tại U Tapao và Udon (Bắc Thái). Nay các căn cứ khổng lồ của Mỹ tại Thái Lan và Phi Luật Tân không còn nữa. Việt Nam chỉ hợp tác quân sự với Mỹ ở mức độ không gây nguy hiểm cho Hoa Lục và không thể đóng quân ở Cam Ranh. Trong khi đó sức mạnh hải quân và hệ thống hỏa tiễn phòng không lẫn diệt hạm của Hoa Lục quá lớn cho nên Biển Đông và Đông Nam Á không còn là nơi an toàn của Mỹ. Cho nên Mỹ phải lập tuyến phòng thủ mới ở Guam.

-Reuters ngày 7/8/2017: “Tại Thủ Đô Manila, nhân cuộc họp của ASEAN, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng Hoa Thịnh Đốn và Nga có thể tìm cách làm giảm căng thẳng vì chẳng có lợi ích gì để cắt đứt ngoại giao chỉ vì nghi ngờ Nga can dự vào cuộc bầu cử. “
Bộ Tham Mưu của Ô. Trump đang ở vào thế khó xử. Quốc hội giáng một búa cấm vận Nga và không cho phép tổng thống nhúc nhích gì cả. Trong khi nhu cầu hợp tác với Nga để giải quyết một số vấn đề quan trọng của thế giới lại bức thiết. Khi tổng thống bị trói tay thì vận mệnh của nước Mỹ sẽ không nằm trong chiến lược mà chỉ “cuốn theo chiều gió”, tức mặc cho số phận muốn ra sao thì ra.
-AP ngày 7/8/2017: “Ba Tư vừa ký một thỏa thuận đầu tư lớn nhất từ trước tới giờ nhằm chế tạo cả trăm ngàn chiếc xe hơi với Hãng Renault của Pháp, cảm thấy tự tin về nền kỹ nghệ chế tác, thách thức những hành động cô lập đất nước này của Tổng Thống Donald Trump.”
Nếu Ô. Trump và một số thượng nghị sĩ diều hâu không chủ trương triệt hạ Ba Tư thì hãng Ford có thể đầu tư vào dự án này. Nhưng nay anh không chơi với tôi thì tôi chơi với người khác. Kế hoạch cô lập Ba Tư của Mỹ có khi chỉ lợi cho Nga, Trung Quốc và Âu Châu.
-AP ngày 7/8/2017: “Nam Dương nói rằng họ sẽ trao đổi cà-phê, dầu cọ và những hàng hóa khác để lấy 11 chiến đấu cơ Sukhoi của Nga và cho rằng biện pháp cấm vận Nga của Âu Châu và Hoa Kỳ là cơ hội để Nga gia tăng buôn bán với Đông Nam Á. “

Cấm vận là vũ khí kinh tế của những nước mạnh để buộc những nước yếu phải quỳ gối. Thế nhưng Nga lại có thể lách cấm vận bằng buôn bán với những quốc gia không liên minh hay về phe với Hoa Kỳ. Chưa biết các biện pháp cấm vận Nga của Mỹ và Âu Châu sẽ kéo dài bao lâu?
-Newsweek ngày 12/8/2017: “Nga vừa chính thức trình làng Sukhoi-57 thế hệ sắp tới của máy bay chiến đấu siêu thanh, đối thủ F-22 của Hoa Kỳ và J-20, J-31 của Hoa Lục.
Tình hình Syria:
-AP ngày 5/8/2017: “Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại là những cuộc hành quân vượt biên giới vào lãnh thổ Syria đang được tiến hành khi Thổ gia tăng sự hiện diện quân sự dọc theo biên giới để ngăn ngừa những chiến binh người Kurd nằm trong lãnh thổ Syria. Tổng Thống Erdogan quyết định tung ra những chuyển động mới giống như đã làm vào Tháng Tám năm ngoái và nói rằng  tình hình Syria đã vượt qua cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố, bóng gió ám chỉ mong muốn độc lập của người Kurd.”
            -Reuters ngày 12/8/2017: “Quân đội Syria đã kiểm soát toàn bộ một thị trấn cuối cùng của Tỉnh Homs nằm trong tay Nhà Nước Hồi Giáo. Quân chính phủ còn kiểm soát một số khu vực tại Thành Phố Deir al-Zor và một căn cứ quân sự gần đó.”
            -AFP ngày 13/8/2017: “Hoa Kỳ bày tỏ đau buồn và kinh sợ về việc bảy nhân viên cứu cấp thuộc Nhóm Mũ Trắng ở Syria bị giết ở thị trấn gần Idlib do nhóm thánh chiến trấn giữ. Người ta chưa biết nhóm người này là ai và đã giết chết bảy nhân viên khi tấn công vào căn cứ của họ tại Samin- 9 cây số về phía đông của Idlib.”
            Syria là một thảm kịch, một “lò nướng thịt” khổng lồ! Bất cứ ai cũng có thể oanh kích, pháo kích, bắn giết ở đây với lý do “chống khủng bố”, chống lại Ô. Assad “ giải phóng” Syria để thành lập một Syria Tự Do, một Nhà Nước Hồi Giáo. Kẻ thù giết đã đành mà nhân viên Hồng Thập Tự, nhân viên cứu cấp của Liên Hiệp Quốc  cũng giết luôn vì nghi ngờ CIA, biệt kích, tình báo trá hình. Không cần tìm kiếm địa ngục ở đâu xa. Chỉ cần tới Syria là nhìn thấy địa ngục ngay. Ở đây, giết được nhiều, chặt đầu được nhiều là “thành tích”, bất kể lương dân vô tội!
Tình hình Biển Đông:
            -Newsweek ngày 2/8/2017: “Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân lại đưa ra lời tuyên bố gây tranh cãi nhắm vào chế độ Bắc Triều Tiên chỉ vài ngày trước khi Phi Luật Tân đứng ra tổ chức phiên họp của ASEAN. Với cách nói vô cùng đụng chạm, Ô. Duterte cho rằng mình vốn ghét chiến tranh, mô tả lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un như điên khùng và là chó đẻ, mặt chè bè đang chơi trò chơi nguy hiểm.”
Trong khi đó theo Washington Post, Tổng Thống Nam Dương dường như cũng muốn bắt chước cuộc chiến chống ma túy của Ô. Duterte khi nói rằng, “Phải kiên quyết, đặc biệt đối với những kẻ chuyện vận ma túy người nước ngoài kháng cự khi bị bắt, hãy bắn chúng vì chúng ta thật sự ở vào tình thế khẩn cấp.” Thế nhưng khi tiếp Ngoại Trưởng Mỹ Tillerson tại phủ tổng thống nhân hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN, Ô. Duterte tỏ ra thận trọng hơn khi nói, “Tôi biết ông lo lắng ở đây vì ông cũng có những rắc  rối ở trong nước. Chúng ta là bạn. Chúng ta là đồng minh. Tôi là người bạn khiêm tốn của nước Mỹ ở Đông Nam Á”.

Như tôi đã nói trước đây, khi đất nước lâm nguy thì phải phá luật lệ. Cũng giống như xe cứu thương trong trường hợp khẩn cấp, để cứu người bệnh, phải vượt đèn đỏ, tức có quyền vi phạm luật lệ lưu thông. Cứ theo cái kiểu “con rùa hành chánh”, luật sư kiện tụng, kháng cáo, phản đối lung tung, Ân Xá Quốc Tế, Mỹ và Âu Châu can thiệp… thì đất nước “từ chết tới bị thương”. Khi nào trật tự vãn hồi thì mới có thể  thượng tôn luật pháp. Xin Ân Xá Quốc Tế, Hoa Kỳ và Âu Châu thông cảm cho. Lấy lý do “vi phạm nhân quyền” để can dự vào những cuộc trấn áp ma túy là dung dưỡng tội phạm…vô tình phạm tội ác với nhân loại. Một kẻ buôn bán xì ke ma túy có thể hủy diệt cuộc đời cả ngàn người, nhất là các thanh thiếu niên. Chúng ta phải tận diệt tội ác này.
            -CNBC ngày 4/8/2017: Thủ Tướng Hun Sen của Kampuchia – một đất nước đang có mối liên hệ không tốt đẹp với Hoa Kỳ là nước đã can dự vào nhiều cuộc chiến tranh, vấn đề di dân và Kampuchia thỉnh thoảng lại có những bất ổn chính trị …đã không muốn người cháu nội 14 tuổi mang quốc tịch Hoa Kỳ vì cậu bé này trong tương lai sẽ phải chiến đấu trong quân đội Mỹ.”
            Ô. Hun Sen lo lắng cũng phải Khi cậu bé này lớn lên, nó phải gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Mỹ là một quốc gia can dự vào nhiều cuộc chiến tranh kể cả chiến tranh lật đổ trên khắp thế giới. Nếu Mỹ và Kampuchia bất hòa, thằng cháu nội cưng của ông, vì quân lệnh, nó có thể sẽ dội bom lên đầu ông nội nó (nếu nó là không quân) và nó có thể bắn hỏa tiễn Tomahaw vào thủ đô Phnom Penh hay làng quê cũ của nó từ một khu trục hạm (nếu nó là hải quân).

Hồi còn nhỏ - tôi cứ tưởng Tổ Quốc là thiêng liêng bất tử qua câu nói “Chim Việt đậu cành nam. Ngựa Hồ hí gió bắc”. Lịch sử chứng tỏ rằng rất nhiều người sống ở ngoại bang xa xôi muôn dặm, hoặc bị lưu đày viễn xứ nhưng vẫn nhớ thương quê cha đất tổ. Nay mới thấy nếu chúng ta định cư vào một quốc gia khác và nhận nơi này làm quê hương…thì chúng ta có thể có một Tổ Quốc mới, hy sinh cho Tổ Quốc mới và không còn luyến nhớ, tiếc thương gì Tổ Quốc cũ nữa. Ôi cõi đời này là Vô Thường!  Không có gì vĩnh viễn, kể cả cái linh thiêng nhất là Tổ Quốc.
Mới đây một số bà Nam Hàn mang thai, sắp tới ngày sinh nở, đã tìm cách du lịch Hoa Kỳ, đẻ con ở đây để có quốc tịch Mỹ. Nếu có quốc tịch Mỹ, con bà sẽ không phải đi lính cho Nam Hàn. Mình sống và lớn lên trong một đất nước, với bao vui buồn, kỷ niệm và bao nhiêu lịch sử của cha ông. Nay lại không muốn con mình xả thân bảo vệ đất nước khi đất nước nguy biến, mà là lại muốn kẻ khác chết thế cho mình. Ô hô tình đời!

-AP ngày 6/8/2017: “Chỉ vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo An LHQ đồng thanh chấp thuận nghị quyết mới ban hành cấm vận trừng phạt Bắc Triều Tiên, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thúc giục ngoại trưởng Bắc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết này và ngưng khiêu khích thiện chí của cộng đồng quốc tế với việc phóng hỏa tiễn liên lục địa và thử nghiệm nguyên tử. Ô. Vương Nghị đã nói như vậy với báo chí sau khi gặp Ngoại Trưởng Ri Yong Ho của Bắc Triều Tiên bên lề cuộc họp của Khối ASEAN. Ô. Vương Nghị cũng thúc giục Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên không làm căng thẳng thêm tình hình và nói rằng tất cả các bên phải quay về bàn hội nghị.”
Trong khi đó các ngoại trưởng của ASEAN đang tụ họp ở Manila cũng kêu gọi Bắc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của LHQ và đóng góp tích cực vào sự ổn định của khu vực. Ngoại Trưởng Bắc Triều Tiên cũng có mặt trong cuộc họp của Khối ASEAN.

Thế nhưng theo Fox News ngày 11/8/2017, “Chính quyền Trung Quốc nói rằng họ sẽ đứng trung lập nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hoa Kỳ. Nhưng họ sẽ bảo vệ láng giềng Á Châu này nếu Hoa Kỳ tấn công trước và định lật đổ chế độ của Ô. Kim Jong Un.” Đây là lời tuyên bố rất thẳng thừng của Bắc Kinh. Bắc Triều Tiên dù điên khùng như thế nào đi nữa vẫn là chiếc “lá chắn” bảo vệ Hoa Lục. Bắc Kinh sẽ không bao giờ để ai, dù là Hoa Kỳ lật đổ chế độ này. Một Bán Đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự cai trị của Nam Tiều Tiên, với hệ thống hỏa tiễn Patriot của Mỹ đặt sát biên giới Trung Hoa sẽ là thảm hoạc cho Bắc Kinh. Cho nên theo tôi, Hoa Kỳ phải nhìn thấy thế “địa lý chính trị” và tìm cách trực tiếp thương thảo với Bắc Triều Tiên. Họ muốn theo chế độ nào, dân sướng khổ ra sao kệ họ, đừng dính vào, đừng làm “cảnh sát quốc tế”. Theo The Independence ngày 11/8/2017, hơn 60 dân biểu quốc hội đã ký một bức thư lên án lời bình luận của Tổng Thống Donald Trump về Bắc Triều Tiên là ông sẽ gửi “lửa và sự thịnh nộ tới Bắc Triều Tiên”. (Mr Trump had recently declared that he would send “fire and fury” to North Korea if they did not cease their threats to the United States). Căn cứ theo ngôn từ này thì Ô. Trump sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để hủy diệt Bắc Triều Tiên. 

Ô. Trump không phải là chính trị gia cho nên ông không có lối nói khéo léo của ngoại giao, mà lại không để bộ trưởng ngoại giao hoặc bộ quốc phòng nói, cho nên liên tục bị chống đối. Theo AP ngày 14/8/2017, để trấn an đồng minh và cũng để cảnh cáo Bắc Triều Tiên, tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc đã nói rằng Hoa Kỳ muốn giải quyết vấn đề bằng giải pháp hòa bình nhưng cũng sẵn sàng dùng chiến tranh tổng lực nếu bị khiêu khích. Có lẽ Ô. Kim Jong Un cũng nên chấm dứt trò chơi điên điên khùng khùng, nguy hiểm quá. Ngày hôm nay 15/8/2017, có lẽ do áp lực từ Hoa Lục, dư luận quốc tế và sự kiên quyết của Hoa Kỳ, Ô. Kim Jong Un tuyên bố “hoãn lại” kế hoạch đánh bom nguyên tử Đảo Guam.

-Reuters ngày 7/8/2017: “Trong dịp viếng thăm Tokyo, Thủ Tướng Hunsen của Cambodia sẽ kêu cầu Nhật Bản đầu tư 800 triệu Mỹ Kim vào hệ thống xe điện tự động cho Thủ Đô Phnom Penh. Yếu kém về hạ tầng cơ sở, đặc biệt là vùng nông thôn một phần gây trở ngại cho việc đầu tư ở Căm Bốt- một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đường xe điện này sẽ nối liền thủ đô và phi trường quốc tế.”

Ít ra Ô. Hun Sen cũng phải thăm viếng Nhật Bản chứ. Cứ bó rọ ở trong nước, không giao tiếp với ai, ngoài Trung Quốc thì đất nước làm sao khá được?

-Reuters ngày 9/8/2017: “Bộ trưởng ngoại giao Phi Luật Tân cho biết Hoa Lục thúc đẩy việc hình thành một quy tắc hành sử tại Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á nhưng lại đe dọa không bị ràng buộc bởi những quy tắc này khiến Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Châu lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ một khi thỏa hiệp được ký kết và mạnh mẽ chống đối những hành động đơn phương cưỡng ép.”

Từ sự can dự của các cường quốc như Mỹ, Úc Châu, Anh Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, chúng ta thấy điểm bùng nổ (flash point)  của thế giới hiện nay không phải Iraq, Syria hay A Phú Hãn mà chính là Biển Đông. Những cuộc chiến ở Ukraina hay Trung Đông chỉ là những cuộc chiến khu vực. Chính sự lớn mạnh và bành trướng quân sự của Hoa Lục tại Biển Đông mới là nguy cơ toàn cầu.

-Fox News ngày 10/8/2017: “Khu trục hạm John S. McCain trang bị hỏa tiễn đạn đạo đã tiến vào bên trong 12 hải lý của Bãi Đá Vành Khăn- một trong những hòn đảo tân tạo trên đó có một phi đạo và những pháo đài xây dựng cách đây vài năm. Đây là lần thứ ba Ngũ Giác Đài tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, thách thức tuyên bố chủ quyền của Hoa Lục từ khi Ô. Trump nhậm chức tổng thống.” Trong một tuyên bố đầy bất ngờ, ngày 11/8/2017, phát ngôn viên của Tổng Thống Duterte nói rằng Phi Luật Tân thấy không có gì sai trái khi Hoa Kỳ vừa rồi cho tiến hành chiến dịch tự do hàng hải tại Biển Đông. Chắc chắn Ô. Tập Cận Bình nhức đầu khi nghe lời tuyên bố này. Rõ ràng Ô. Duterte không hy sinh sự an ninh của đất nước để đổi lấy hợp tác kinh tế với Bắc Kinh. Mới đây tại Bắc Kinh, Ô. Vương Nghị nói rằng đây thời kỳ hoàng kim của phát triển nhanh (golden period of fast development) giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc.

Có thể Ô. Duterte “chịu” Ô. Trump hơn là Ô. Obama khi ông này đe dọa dùng LHQ điều tra chiến dịch tiêu diệt ma túy của ông. Thế mới hay, ôm lấy nhân quyền thì mất đồng minh Mà mất đồng minh chiến lược thì vị thế và an ninh của đất nước lâm nguy.
-Reuters ngày 11/8/2017: “Thủ Tướng Căm Bốt Hun Sen các buộc nước láng giềng Lào đã gửi binh sĩ vào đất Căm Bốt từ Tháng Tư và nói rằng họ phải rút đi vào thời hạn cuối cùng 17 Tháng Tám. Trong một buổi lễ tại Thủ Đô Phnom Penh, Ô. Hun Sen nói rằng khoảng 30 binh sĩ đã từ Lào đã tiến vào khu vực và một số đã ở lại lúc ban ngày. Ông cũng đã tiếp xúc với chính quyền Lào và nói rằng tôi không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Thật là điều không đúng khi chúng ta đánh nhau những nếu họ không rút lui, tôi buộc phải làm vậy. Tôi không tuyên chiến và chỉ yêu cầu họ rút lui.”

Ô. Hun Sen đang bị phe đối lập có chủ trương “bài Việt” vu cáo ông “bán đất ” cho Việt Nam. Nhân dịp này, từ bé ông xé ra to để chứng tỏ với nhân dân Căm Bốt là ông là người bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Cuối cùng thì mọi việc cũng êm xuôi vì chắc chắn Đông Nam Á sẽ không bao giờ để hai quốc gia hội viên “choảng” nhau. Quả đúng như vậy, chưa đầy 24 giờ sau, ông bay qua Vạn Tượng và tuyên bố đã tìm được giải pháp hòa bình, Lào đồng ý rút binh sĩ ở khu vực này. Thường thường, các nhà lãnh đạo khi gặp khó khăn nội bộ, thường tìm cách gây chiến, hoặc có những lời lẽ hiếu chiến để chinh phục tình cảm của quần chúng. Thủ đoạn này được dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Nhận Định:
Một trong những diễn biến vô cùng bất lợi cho Hoa Lục là hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao của ASEAN họp tại Manila. Dù có những khó khăn lúc ban đầu, theo Reuters, cuối cùng các ngoại trưởng ASEAN đã vượt qua những bất đồng để đưa ra bản tuyên bố chung kêu gọi tránh quân sự hóa Biển Đông và bày tỏ lo ngại về việc xây dựng đảo nhân tạo làm sói mòn sự tin cậy cũng như an ninh, hòa bình và sự ổn định của khu vực. Đây là một thất bại về ngoại giao và chính trị của Bắc Kinh Chính vì những lời lẽ trong bản tuyên bố chung mà vào giờ phút chót, Ngoại Trưởng Vương Nghị đã hủy bỏ cuộc gặp riêng với Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh theo kiểu “giận cá chém thớt” tức đổ lỗi lên đầu Việt Nam. Cộng thêm với việc đụng độ về giàn khoan dầu Lô 136/3 mới đây, cũng đã khiến Hoa Lục hủy bỏ một cuộc họp về quốc phòng với Việt Nam. Tình hình cho thấy mối liên hệ Việt-Hoa đang là những đợt sóng ngầm. Bề mặt thì hai bên tỏ ra kiềm chế nhưng bên trong chưa biết cái gì sẽ xảy ra. Xin nhớ, hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc đã đóng xong và sẵn sàng tác chiến. Sức mạnh quân sự khổng lồ của Trung Quốc đang là mối đe dọa lớn cho Việt Nam. Trước tình thế đó:

Về mặt đối nội, vào ngày 6/8/2017, Việt Nam đã cho toàn bộ Quân Khu 1- quân khu bảo vệ biên giới phía bắc, chuyển qua tình trạng ứng chiến/sẵn sàng chiến đấu.
Về mặt ngoại giao, Việt Nam gửi Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch đi Mỹ. Theo thông báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ngày 8/8/2017, “Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis đã hội kiến với Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch để thảo luận về việc gia tăng mối liên hệ quốc phòng và những thách thức về an ninh của khu vực. Hai bộ trưởng đã đồng ý về những việc phải làm để mở rộng hợp tác quốc phòng, bao gồm việc tiếp đón một hàng không mẫu hạm viếng thăm Việt Nam vào năm tới, mở rộng hợp tác hải quân và gia tăng trao đổi tin tức. Bộ Trưởng Mattis nhấn mạnh đến mức độ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình mạnh mẽ của Việt Nam, trợ giúp nhân đạo, hợp tác về phòng vệ bờ biển bao gồm việc chuyển giao một tàu tuần duyên cho Việt Nam để cải thiện khả năng thi hành luật pháp trên biển của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng mối liên hệ mạnh mẽ về quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bảo đảm an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này xây dựng trên nền tảng tương kính lẫn nhau và vì quyền lợi chung của hai quốc gia, bao gồm việc tự do hàng hải trên Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng công pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia. 

Bộ Trưởng Mattis hoan nghênh việc Việt Nam càng ngày càng mạnh mẽ tham gia vào vai trò lãnh đạo tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.” (The two leaders agreed a strong U.S.-Vietnam defense relationship promotes regional and global security. This relationship is based on mutual respect and common interests, including the freedom of navigation in the South China Sea and globally; respect for international law; and recognition of national sovereignty. The Secretary welcomed Vietnam's engagement and growing leadership in the Asia-Pacific region.)

Do việc Hoa Lục quân sự hóa Biển Đông, rõ ràng từng bước, Việt Nam đã xích gần lại Hoa Kỳ về mặt quân sự. Việc Ô. Mattis tiếp đón Ô. Ngô Xuân Lịch cùng những tiến bộ mới về hợp tác quốc phòng cho thấy chuyến đi Việt Nam của Ô. Trump vào Tháng 11 này sẽ diễn ra tốt đẹp. Có thể Ô. Trump sẽ ghé Cam Ranh cũng giống như Ô. Leon Panetta trước đây vì từ Nha Trang ra Cam Ranh cũng rất gần, có thể đi bằng trực thăng. Một sự hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ là bước đi vô cùng gai góc của Việt Nam vì không thể biết Hoa Lục sẽ hành động như thế nào. Nằm bên cạnh một kẻ thù truyền kiếp khổng lồ mà hợp tác quân sự với một siêu cường ở xa, là một toan tính vô cùng táo bạo. Song Việt Nam không còn con đường nào khác nếu muốn bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của đất nước. Tôi tiên đoán rồi đây HKMH mới nhất của Anh Quốc cũng sẽ ghé Cam Ranh.

Lịch sử Đại Việt chứng tỏ rằng muốn bảo vệ nền độc lập đôi khi cũng cần phải đổ máu và đánh bại âm mưu xâm lược của phương bắc. Và chỉ khi đó các ông “Con Trời” mới học được bài học. Thế nhưng có điều bất hạnh là thế hệ lãnh đạo sau của Trung Hoa lại mau chóng quên mất những thất bại ô nhục của tổ tiên và tiếp tục nuôi mộng hiếp đáp và thôn tính Việt Nam. Và tham vọng này cứ diễn đi, diễn lại suốt chiều dài lịch sử hơn mấy ngàn năm. Muôn đời, Đại Việt chỉ muốn sống yên và chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đụng tới sợi lông chân của người Tàu. Nhưng giấc mơ nhỏ bé ấy không bao giờ đạt được, ngoại trừ khi nào Trung Hoa bị xâu xé hoặc chia năm xẻ bảy. Bất cứ khi nào, một Trung Hoa thống nhất và yên ổn, sẽ là thảm họa cho dân tộc Việt Nam.

Do đó, chiến lược muôn đời của Việt Nam… dù ở thể chế nào… là hòa hiếu với Trung Quốc nhưng quốc phòng và kinh tế phải mạnh- mạnh như Do Thái ở Trung Đông để không một “thằng Tàu” nào dám đụng tới sợi lông chân của Việt Nam. Và chính sách ngoại giao phải hết sức khiêm tốn chứ không kiêu căng, phách lối như Do Thái hoặc điên điên khùng khùng như Bắc Triều Tiên hoặc dở dở ương ương như  Ô. Duterte. Và phải nắm vững liên minh Việt-Miên-Lào. Liên minh Việt-Miên-Lào và Biển Đông là yết hầu, là tài nguyên, là sinh mệnh của Việt Nam.
Đào Văn Bình
(California ngày 15/8/2017)

__._,_.___

Posted by: Binh Dao <