Tuesday, 2 May 2017

Cuối Cùng Ô. Trump Vẫn Cần Đông Nam Á


 
Nhật Ký Biển Đông:
Cuối Cùng Ô. Trump Vẫn Cần Đông Nam Á

Đào Văn BìnhImage result for Cuối Cùng Ô. Trump Vẫn Cần Đông Nam Á
Image result for Cuối Cùng Ô. Trump Vẫn Cần Đông Nam Á
Chiến tranh nguyên tử Bắc Triều Tiên-Mỹ và chiến tranh nguyên tử giữa Anh với Nga chưa biết nổ ra lúc nào. Anh Quốc sẽ bị xóa tên trên bản đồ theo như lời đe dọa trả đũa của một nghị sĩ quốc hội Nga. Bắc Triều Tiên và Thủ Đô Hán Thành có thể trở thành bình địa và không biết Mỹ có lãnh một hỏa tiễn nguyên tử nào không? 

Còn dân Nhật thì đổ xô đặt hầm chống bom nguyên tử và máy lọc phóng xạ. Phó Tổng Thống Mike Pence trong chuyến công du Nam Triều Tiên và Nhật Bản đã tuyên bố, “Sự kiên nhẫn có tính chiến lược không còn nữa và mọi giải pháp hiện nằm trên bàn của Tổng Thống Donald Trump.” Ngày 26/4/2017, Tổng Thống Donald Trump cho mời tất cả 100 Thượng Nghị Sĩ tới Tòa Bạch Ốc để nghe thuyết trình về tình hình.

Thật chưa có một quốc gia nào trên hành tinh này dám đe dọa bắn hỏa tiễn nguyên tử vào Hoa Kỳ, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Khi một người, một nước không sợ chết, thì khỏi cần phải nói thêm. Và cũng thật dễ hiểu, nếu Hoa Kỳ bắn hỏa tiễn Tomahaw vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên mà Bình Nhưỡng không phản ứng lại, tức đầu hàng thì chế độ sẽ xụp đổ vì không còn uy tín để lãnh đạo đất nước. 

Do đó, bằng mọi giá, kể cả dùng vũ khí nguyên tử (nếu có) Bình Nhưỡng sẽ đánh trả. Vào ngày 28/4/2017, chủ tọa một phiên họp bao gồm các bộ trưởng ngoại giao của Hội Đồng Bảo An  LHQ, Ô. Tillerson kêu gọi áp đặt thêm những cấm vận mới lên Bắc Triều Tiên và nói rằng nếu không hành động ngay bây giờ để đối phó với vấn đề an ninh thúc bách, sẽ là thảm họa cho thế giới. (failing to act now on the most pressing security issue in the world may bring catastrophic consequences.) Thế nhưng Ngoại Trưởng Vương Nghị lại nói rằng Trung Quốc muốn giữ nguyên nghị quyết cũ của LHQ và không nghĩ tới biện pháp cấm vận mới và cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên không nằm trong tay Trung Quốc, ám chỉ Hoa Kỳ phải trực tiếp thương thảo với Bình Nhưỡng. 

Còn Thứ Trưởng Ngoại Giao Nga Gennady Gatilov nói rằng, những lời nói hung hăng chủ chiến cộng thêm với việc phô diễn sức mạnh quân sự tại Bắc Triều Tiên sẽ đưa tới lo sợ rất lớn là chiến tranh sẽ nổ ra. (Combative rhetoric coupled with reckless muscle-flexing on North Korea has led to serious fears of war). Chưa biết Hoa Kỳ và Ô. Kim-Jong-Un điên khùng có chịu nói chuyện với nhau không, hay Hoa Kỳ sẽ đơn phương hành động mà không cần bất cứ ai, kể cả Trung Quốc theo như lời đe dọa của Tổng Thống Donald Trump.
Giữa tình hình vô cùng hiểm nguy của thế giới đó, Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:


Tình hình thế giới
:
-Reuters ngày 15/4/2017, “Cựu Tổng Thống Hamid Karzai của A Phú Hãn cáo buộc người kế nhiệm ông đã phạm tội phản quốc khi cho phép Hoa Kỳ lần đầu tiên ném quả bom có sức công phá lớn nhất trong một cuộc thành quân tiêu diệt nhóm Nhà Nước Hồi Giáo ở tại phía đông của Tỉnh Nangarhar, A Phú Hãn.” Theo AP ngày 17/4/2017, Ô. Karzai còn nói rằng, “Việc ném quả bom “mẹ của các loại bom” là một cuộc thảm sát lớn đối với dân tộc A Phú Hãn.” Theo tuần báo Newsweek, Ô. Karzai còn tố thêm, ISIS là công cụ (tool) của Mỹ.

Chắc chắn ISIS không phải là công cụ của Mỹ rồi. Nhưng nhìn lại lịch sử, khi Nga tiến vào A Phú Hãn, thành lập chính phủ thân Nga tại đây thì Mỹ hỗ trợ cho Taliban – lực lượng chống đối để lật đổ chính quyền Kabul. Khi Nga chịu không thấu phải rút lui thì chính quyền này xụp đổ. Khi Taliban lên nắm quyền lại quay qua chống Mỹ và không chịu giao nạp Osama Bin Laden là người mà Mỹ cho rằng đã chủ mưu trong vụ tấn công Twin Tower ở Nữu Ước ngày 11/9/2001. Dưới mạng lệnh của LHQ, Ô. Bush- Con lập liên minh tấn công tiêu diệt Taliban trong chớp nhoáng. Nhưng sau 16 năm vẫn chưa bình định được lãnh thổ. Thừa cơ hội đất nước A Phú Hãn bất ổn, ISIS bắt rễ tại đây. Truy nguyên thì chính Mỹ (Ô. Bush Con) đã tạo ra ISIS như lời Ô. Trump tố cáo trong lúc tranh cử. Theo tin Reuters ngày 22/4/2017, Taliban mặc giả quân phục chính phủ, tấn công vào một doanh trại, giết chết 140 binh sĩ chính phủ. Đây là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay. 

Đã có khá nhiều bình luận cho rằng A Phú Hãn có thể là một Việt Nam thứ hai - tức cuối cùng Mỹ phải rút đi và chính quyền Kabul thân Mỹ xụp đổ. Theo CBS News ngày 24/4/2017, lực lượng Taliban đã thực hiện một cuộc tấn công vào Trại Chapman là nơi có một số đáng kể tình báo CIA và lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ trú đóng, giữa lúc Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis bất ngờ viếng thăm Kabul. Sau cuộc họp với tổng thống A Phú Hãn, Ô. Mattis nói rằng không còn nghi ngờ gì nữa, năm 2017 sẽ là năm gay go cho lực lượng an ninh A Phú Hãn và liên quân. Nhu cầu xin gia tăng quân số của viên tướng Mỹ John Nicholson- chỉ huy chiến trường A Phú Hãn - vẫn chưa được giải quyết. Hiện chưa có tin tức gì về số thương vong của Hoa Kỳ tại Trại Chapman.
-AP ngày 16/4/2017: Trong bài viết nhan đề “Nhãn quan mới của Ô. Trump: Cứng rắn hơn với Nga và hòa dịu hơn với Tàu” (Harder on Russia and softer on China, Trump's views evolving) tác giả bài báo viết, “Đã có lúc Ô. Trump tỏ ra hòa dịu với Nga và cứng rắn với Tàu nhưng giờ đây đã đảo ngược đường lối đó một cách mau lẹ trong vài tuần lễ, từ đó có thể kết luận rằng sẽ có nhiều chuyện sẽ tiến hành với Tàu hơn là Nga Sự thay đổi nhãn quan của Ô. Trump đối với hai cường quốc (Nga và Tàu) đã đưa nước Mỹ trở lại chính sách giống hệt như Tổng Thống Obama về ‘mô thức chính trị giữa các cường quốc’ “ (Once soft on Russia and hard on China, President Donald Trump rapidly reversed course in the last weeks, concluding there's more business to be done with Beijing than with Moscow. Trump's evolving views on those two world powers have brought the US. back into alignment with former President Barack Obama's pattern of "great power" politics.)

Rõ ràng cho tới ngày hôm nay, về chính sách ngoại giao, chúng ta chứng kiến một Ô. Trump không giống Ô. Trump trong lúc tranh cử, trong khi đọc diễn văn nhậm chức và trong những cuộc tập họp cử tri sau khi đã là tổng thống:
-NATO đã lỗi thời, nay trở thành “NATO không lỗi thời”.
-Hòa dịu, cải thiện bang giao với Nga, nay trở thành “Mối bang giao với Nga ở vào thời kỳ còn tệ hơn thời Ô. Obama” và thời Chiến Tranh Lạnh.
-Giải quyết vũng lầy Trung Đông, không can thiệp, không làm cảnh sát quốc tế, không lật đổ nay trở thành “Dùng hỏa tiễn Tomahawk bắn phá vào phi trường Syria và chuẩn bị thành lập liên minh tiến vào lật đổ Ô. Assad”.

-Trung Quốc là kẻ lường đảo hối xuất đồng bạc và trục lợi 800 tỉ đô-la ngoại thương với Hoa Kỳ, nay trở thành “Trung Quốc không phải là người nhào nặn hối xuất và thương mại với Hoa Lục OK.”
-Hứa di chuyển tòa đại sứ Hoa Kỳ về Jerusalem, nay “êm ru”. Sở dĩ “êm ru” là vì khi hứa không tiên liệu được hoặc không nhìn thấy phản ứng của thế giới Hồi Giáo. Nếu Mỹ di chuyển tòa đại sứ về Jerusalem, thế giới Hồi Giáo sẽ cắt đứt bang giao với Hoa Kỳ. Đó là thảm họa.
-Nhận 1250 dân tỵ nạn phần lớn từ Ba Tư đang tạm trú tại Đảo Manus Island, Papua New Guinea mà trước đây trong cuộc điện đàm với thủ tướng Úc, Ô. Trump nói đó là chuyện đần độn (dumb deal).

Thay đổi chính sách ngoại giao nhanh như thế chưa hẳn đã là xấu nhưng khiến thế giới điên đầu và có thể gây bất mãn cho cử tri đã bỏ phiếu cho mình. Khi tái cử, người ta sẽ không tin những gì mình hứa hẹn nữa. Ngoài ra, nếu Ô. Trump cứ thức giấc lúc nửa đêm rồi gửi nhận định, phê bình, chỉ trích, tuyên bố lên Twitter thì thế giới sẽ hoang mang, hỗn loạn vì không biết nước Mỹ muốn gì và làm gì. Theo Ô. Jean-Pierre Raffarin - cựu thủ tướng Pháp đang là cố vấn cao cấp cho ứng cử viên tổng thống Francois Fillon, tính tình bất định và lập trường của Tổng Thống Donald Trump đối với Bắc Triều Tiên và Nga sẽ tạo bất ổn toàn cầu.” (U.S. President Donald Trump’s unpredictability and his positions on North Korea and Russia could bring global instability, said Jean-Pierre Raffarin, a former French prime minister and a top aide to presidential candidate Francois Fillon.) Ngoài ra, Bà Nikki Haley- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đang bị các nhà bình luận chỉ trích là bà thường xuyên nói ngược lại chính sách ngoại giao của Ô. Trump và Ô.Tillerson khiến thế giới lại thêm hoang mang.

-AP ngày 16/4/2017: “Theo nhiều nguồn tin của chính phủ Nhật tiết lộ cho tờ The Yomiuri Shimbun, Nga và Trung Quốc đã phái các tàu tuần thám bám theo HKMH Carl Vinson đang tiến về vùng biển thuộc Bán Đảo Triều Tiên trong lúc căng thẳng gia tăng và Phó Tổng Thống Mike Pence viếng thăm Nam Triều Tiên. Còn Ngoại Trưởng Lavrov của Nga nói rằng vấn đề Bán Đảo Triều Tiên cần giải quyết bằng đường lối chính trị và ngoại giao.”

Nếu tàu Nga và Trung Quốc theo sát chiến hạm Mỹ như thế này thì khi hỏa tiễn Tomahawk khai hỏa, họ chỉ cần bấm “tít” một cái thì Bắc Triều Tiên đã biết để đề phòng hoặc đánh trả.

-AP ngày 18/4/2017: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cuối cùng đã đạt được tham vọng gia tăng quyền lực sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/4/2017 đã cho ông quyền cai trị đất nước. Nhưng sự thành công không phải là không có giá. Chiến thắng của ông khiến đất nước chia rẽ nặng nề và gia tăng căng thẳng với các đồng minh NATO trong lúc các nhà giám sát quốc tế và đảng đối lập nói rằng có rất nhiều trường hợp bất hợp lệ.” Tổng Thống Donald Trump đã chúc mừng Ô. Erdogan nhưng bị tờ New York Post chỉ trích,
“ Không một tổng thống nào lại chúc mừng chiến thắng của một nhà độc tài” ( No president should congratulate a tyrant on victory)
Như một căn bệnh truyền kiếp từ ngàn đời nay, lãnh đạo nào cũng muốn gia tăng quyền hạn, thâu tóm quyền lực, muốn quyết định của mình không có ai ngăn cản, không ai chống đối…như ông vua vậy. 

Thâu tóm quyền lực, dù làm tốt cho đất nước cũng là sai trái chứ đừng nói tới làm bậy. Mà thâu tóm quyền lực có nghĩa là độc tài. Thâu tóm quyền lực thể hiện qua các hình thức: Dùng sắc luật, sắc lệnh để cai trị thay vì các đạo luật do quốc hội ban hành. Khi đó quốc hội trở thành bù nhìn, dân biểu trở thành “gia nô’, “nghị gật”. Sắc luật về an ninh được ban hành không phải để bảo vệ đất nước mà để đàn áp báo chí, đảng đối lập và tiếng nói của người dân. Khi đó nhà tù sẽ giam giữ toàn những người tốt, những người có lòng với đất nước. 

Chưa từng thấy nhà lãnh đạo nào thâu tóm quyền lực mà làm tốt cho đất nước bao giờ. Cuối cùng, có lẽ Ô. Erdogan cũng sẽ đi vào vết xe đổ của các nhà độc tài khét tiếng trên thế giới. Tin mới nhất cho biết Ô. Erdogan vừa ra lệnh bắt giam hơn 1000 viên chức cảnh sát, sa thải 4000 công chức trong đợt thanh trừng lớn lao nhắm vào những người nghi ngờ có dính líu tới giáo sĩ Fethullah Gulen mà Ô. Erdogan cho rằng đã âm mưu thực hiện cuộc đảo chính vùa qua.

Một lãnh đạo tốt là lãnh đạo biết tham khảo với quốc hội và lắng nghe tiếng nói của người dân và nhất là có khả năng thuyết phục quần chúng. Mà khả năng thuyết phục quần chúng chính là thành quả phục vụ đất nước. Khi đã phục vụ đất nước rồi thì lãnh đạo trở thành “phụ mẫu chi dân” tức “cha mẹ dân” Khổng Tử dạy rằng, “Dân chi sở ố, ố chi. Dân chi sở hiếu, hiếu chi. Xử chi bỉ, dân chi phụ mẫu.” tức là, “Dân ghét cái gì thì mình ghét cái đó Dân thích cái gì thì mình thích cái đó. Làm được như vậy là cha mẹ dân.” Dân ghét tham nhũng, bất công thì mình diệt tham nhũng, bất công. Dân thích được tự do đi lại, làm ăn buôn bán thì mình cho dân tự do đi lại, làm ăn buôn bán. 

Làm được như thế thì mình là cha mẹ dân, bảo gì dân cũng nghe. Lúc đó khỏi cần độc tài, khỏi cần thâu tóm quyền lực mà người xưa gọi là Thánh Đức hay Đức Trị. Đức Trị không có nghĩa là lãnh đạo phải ăn chay, tụng kinh niệm Phật mà là phục vụ đất nước bằng tấm lòng thành, không riêng tư, bè phái. Đức Trị cũng có nghĩa là luật pháp phải nghiêm minh, nhưng có nặng có nhẹ và không bao giờ để vợ con, đảng viên của mình phá nát luật pháp. 

Phá nát luật pháp là nguyên do của “thiên hạ đại loạn”. Cho nên thời đại của Thánh Đức là thời đại thái bình, thịnh trị. Một khi đã là lãnh đạo gương mẫu rồi thì khi về hưu, dù có muốn ở nhà tranh vách đất thì người dân cũng không cho. Họ sẽ kiến nghị với quốc hội để cấp cho lãnh đạo một căn nhà tương xứng để bảo vệ tính tôn nghiêm của chức vụ lãnh đạo quốc gia. Do đó, Thánh Đức khỏi cần tham nhũng, khỏi lo không có tiền dưỡng già. Người xưa nói, “Có đức mặc sức mà ăn” là như thế.

-AP ngày 19/4/2017: “Bộ tham mưu của Ô. Trump thông báo cho Quốc Hội biết Ba Tư đã tuân thủ những điều khoản của thỏa hiệp hạt nhân 2015 ký kết dưới thời Tổng Thống Obama và nói rằng Hoa Kỳ vừa giải tỏa thêm một số cấm vận nước Hồi Giáo này để hạn chế chương trình hạt nhân của họ.” Cũng theo AP, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư là một thất bại tuy nhiên vẫn lưu giữ nó.

Như vậy sau hơn một năm đe dọa hủy bỏ thỏa hiệp và gia tăng cấm vận làm dấy lên lo ngại một cuộc đối đầu Mỹ-Ba Tư sẽ xảy ra, cuối cùng Ô. Trump cũng phải đi theo chiến lược của Ô. Obama. Ba Tư tuyên bố, nếu Hoa Kỳ đẩy Ba Tư vào con đường cùng, họ sẽ tiến hành chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử và khi đó cuộc chiến tranh Mỹ-Ba Tư sẽ xảy ra.

-CNN News ngày 20/4/2017: “Các giới chức quân sự Hoa Kỳ nhìn thấy bằng chứng là Hoa Lục đã đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng để đối phó với trường hợp bất ngờ tại Bắc Triều Tiên. Lực lượng không quân tấn công mặt đất, phi cơ ném bom có trang bị hỏa tiễn hành trình được đặt trong tình trạng báo động cao vào ngày 19/4/2017.” Trong khi đó, giới chức quân sự Hoa Kỳ cho hay Tổng Thống Putin đã điều động binh sĩ và vũ khí tới biên giới Bắc Triều Tiên giữa lúc tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng thêm. Thế nhưng Nga đã bác bỏ tin này. 

Theo AP ngày 24/4/2017, “Trong cuộc điện đàm với Tổng Thống Donald Trump, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ tự chế trong khi đối phó với Bắc Triều Tiên. Ô. Tập Cận Bình cũng nói rằng Hoa Lục chống đối mạnh mẽ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên vì nó vi phạm nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ và hy vọng các bên kiềm chế và tránh làm trầm trọng thêm tình hình. Đây là lần thứ hai Ô. Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Ô. Trump.”

-Reuters ngày 21/4/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Fikri Isik của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết những cuộc thương thảo giữa Nga và Thổ đã bước vào giai đoạn cuối cùng để mua hệ thống hỏa tiễn phòng không

S-400 tối tân nhất của Nga. Tuy nhiên thỏa hiệp không phải vì thế mà được ký kết ngay.”

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao Thổ - một thành viên Ả Rập duy nhất trong khối NATO lại mua vũ khí của kẻ thù nghịch với NATO? Chẳng lẽ mua vũ khí tối tân này để chống lại Nga? Và Nga có điên khùng để bán vũ khí theo kiểu “gậy ông đập lưng ông” không? Vậy kẻ thù trong tương lai của Thổ là ai? Chắc chắn cũng không phải Syria vì không quân của Thổ dư sức áp đảo không quân Syria. 

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong một tương lai rất gần có thể Thổ rút chân ra khỏi NATO hoặc Tây Phương trục xuất Thổ vì nhiều lý do. Khi đó NATO có thể trở thành kẻ thù của Thổ cho nên Thổ cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Nếu đúng như thế thì ô hô tình đời? Liên minh là vì lợi ích quốc gia. 

Nay lợi ích quốc gia thay đổi thì liên minh cũng chẳng cần thiết nữa. Vậy xin đừng hỏi tại sao. Có thể trong tương lai Thổ sẽ theo đuổi chính sách Trung Lập để tập trung phát triển đất nước thay vì đứng trong NATO để chống lại Nga, nếu Nga không chống Thổ.

-Newsweek ngày 21/4/2017:”Nga sẽ hỗ trợ Ba Tư gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Sanghai Coopertation Organization) - một liên minh về kinh tế và chính trị mới nổi lên do Trung Quốc đứng đầu và được coi như đối trọng với các tổ chức của liên minh Tây Phương (Mỹ và Âu Châu). Tổ chức này được thành lập năm 1996 có tên Shangai Five bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajistan sau thêm Uzbekistan năm 2001 rồi Hồi Quốc và Ấn Độ năm 2015. Mục tiêu của tổ chức là hợp tác qua các lãnh vực quân sự, an ninh, kinh tế và văn hóa. “

-The Verge ngày 22/4/2017: “Theo Reuters, sáng sớm ngày hôm nay, phi thuyền chở hàng tự động của Trung Quốc đã thành công trong việc đậu vào/cặp vào trạm không gian Thiên Cung-2. Nhiệm vụ của Thần Châu 1 là như vậy và là một phần của chương trình nhắm hiện diện thường trực trong quỹ đạo trái đất.” Theo CNN ngày 23/4/2017, Hoa Lục đã qua được cuộc thử nghiệm cất cánh rất quan trọng của loại phi cơ phản lực lớn C-919 chở khách khiến Hoa Lục trở thành một trong những nhà chế tạo phi cơ dân sự lớn của thế giới. 

Theo USA Today ngày 26/4/2017, Hoa Lục vừa hạ thủy một HKMH trọng tải 50,000 tấn tự đóng lấy tại Cảng Đại Liên, chưa được đặt tên và sẽ tham gia lực lượng hải quân vào năm 2020. Đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Lục gia tăng sức mạnh hải quân cho xứng với sức mạnh kinh tế hiện tại.”

Khi bạn có HKMH thì quốc phòng của bạn không còn ở thế phòng ngự nữa mà là ở thế tấn công hoặc can thiệp quân sự trên quy mô toàn cầu. Hiện nay thành tựu về khoa học không gian của Hoa Lục gần ngang ngửa với Hoa Kỳ và có thể qua mặt luôn cả Nga.
                -UPI ngày 24/4/2017: “Chính quyền Libya được LHQ hỗ trợ vừa kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp khẩn cấp để tránh một cuộc nội chiến giữa lúc lực lượng vũ trang của những phe nhóm chính đang đánh nhau để giành kiểm soát một căn cứ không quân trọng yếu. Những cuộc giao tranh phát khởi ngày 12/4/2017 sau khi Thống Tướng Khalifa Haftar- người lãnh đạo khu vực phía đông nhưng có tham vọng lãnh đạo đất nước tấn công dân quân trung thành với Chính Quyền Hòa Giải Quốc Gia được LHQ (Tây Phương) hỗ trợ để chiếm căn cứ không quân Tamenhant.”
            Đây là “di sản” của Ô. Obama thành lập liên minh, đem hàng không mẫu hạm tới đây để giết Ô. Gaddafi khiến đất nước Libya hỗn loạn như ngày hôm nay.

            -Newsweek ngày 26/4/2017: “Một giới chức cao cấp của Thượng Nghị Viện Nga nói rằng Anh Quốc sẽ bị xóa sạch khỏi mặt đất khi Nga phản công để trả lời tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Anh Quốc Michael Fallon nói rằng Anh Quốc có thể dùng vũ khí nguyên tử để đánh phủ đầu (pre-emptive) Nga.” Thật kinh khủng quá! Lời lẽ của Anh giống hệt như Bắc Hàn vậy. Thôi thì cũng nên choảng nhau bằng vũ khí nguyên tử xem ai sống ai chết. Anh là một đế quốc khổng lồ đến nỗi “Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh” đã tạo nên bao tội ác trên thế giới này, cũng nên lãnh một vài quả bom nguyên tử để cho biết chiến tranh và khổ đau như thế nào. Hoa Kỳ là “ông Trùm” về vũ khí nguyên tử mà cũng không tuyên bố hung hăng như thế. Anh chỉ là “cường quốc hạng nhì” chạy theo đuôi Hoa Kỳ sao lại tuyên bố hiếu chiến như vậy?
            -Washington Post ngày 27/4/2017: “Trong chuyến công du Mạc Tư Khoa, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đã thảo luận với Tổng Thống Putin về những dự án cho những hòn đảo còn đang tranh chấp Kurin, từ đó có thể lót đường cho việc ký kết một hiệp ước hòa bình  chấm dứt Thế Chiến II.”

            -Reuters ngày 28/4/2017: “Tổng Thống Donald Trump nói rằng ông sẽ xét lại hoặc chấm dứt cái mà ông gọi là tự do ‘mậu dịch khủng khiếp’(horrible free trade) với Nam Triều Tiên và Hán Thành phải trả 1 tỉ đô-la cho việc triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn THAAD.”
            Ô. Trump là một thương gia cho nên mọi chuyện đều phải tính toán bằng tiền chứ không còn “viện trợ cho không” (free) như trước đây nữa. Đối với Nam Triều Tiên, một tỉ đô-la chẳng ăn thua gì, nhưng đối với các nước nghèo thì quả là vấn đề khó khăn. Có lẽ rồi đây một số nước nhỏ, khi Mỹ đem quân hay đem vũ khí tới giúp thì cũng nên hỏi, “Sau này ông có tính tiền không? Và giá bao nhiêu để chúng tôi tính.”
            -International Business Times ngày 28/4/2017: “Một thanh niên Saudi Arabia (tiếng Anh) - người không thừa nhận và chê bai nhà tiên tri Mohammad vừa bị kết tội tử hình. Các giới chức Ả Rập Saoudite (tiếng Pháp) theo dõi Ahmad Al-Shamri năm 2014 khi anh ta đưa lên hệ thống liên mạng toàn cầu một loạt những đoạn phim ngắn trình bày quan điểm của anh về nhà tiên tri này. Sau đó anh bị bắt và bị kết tội phỉ báng, truy tố ra tòa và kết tội tử hình vào Tháng Hai, 2015. Sau một thời gian dài kháng cáo, Tối Cao Pháp
Viện đã y án tử hình vào ngày 25/4/2017.”

Kinh khủng quá! Không biết Hoa Kỳ có lên án hoặc cấm vận ông bạn đồng minh - một nước đã mua cả chục tỉ đô-la vũ khí của Hoa Kỳ vì vi phạm nhân quyền không? Chúng ta ngồi ở đây phê bình, chỉ trích Hồi Giáo rất dễ, nhưng tới các xứ Hồi Giáo mà chê bai Ô. Mohammad thì sẽ “không còn chỗ đội nón”. Ông Mỹ ơi! Dân chủ hóa các xứ Hồi Giáo khó lắm đó ông. Ngay như Thổ Nhĩ Kỳ, trong nhiều thập niên đã được Tây Phương ca ngợi như một quốc gia có nền dân chủ kiểu mẫu cho thế giới Hồi Giáo, nay đang trở thành một quốc gia độc tài.

Tình hình Syria
:
            -International Business Times ngày 17/4/2017: “Viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu nói rằng hơi độc Khan Sheikhoun sử dụng tại Syria là dàn dựng, khiến nêu lên câu hỏi ai chịu trách nhiệm về vụ này. Giáo Sư Danh Dự Theodore Postol tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã đưa ra một loạt ba báo cáo để trả lời về khám phá của Tòa Bạch Ốc là Tổng Thống Bashar Al-Assad đã thực hiện vụ tấn công hóa học vào ngày 4/4/2017.

 Ông kết luận rằng chính quyền Hoa Kỳ đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào là Ô. Assad phải chịu trách nhiệm và nói thêm rằng chắc chắn vụ nổ vũ khí hóa học này được thực hiện ở ngay mặt đất (chứ không phải do không kích).”(A leading weapons academic has claimed that the Khan Sheikhoun nerve agent attack in Syria was staged, raising questions about who was responsible.
Theodore Postol, a professor emeritus at the Massachusetts Institute of Technology (MIT), issued a series of three reports in response to the White House's finding that Syrian President Bashar Al-Assad perpetrated the attack on 4 April. Trending: MIT expert claims latest chemical weapons attack in Syria was staged. He concluded that the US government's report does not provide any "concrete" evidence that Assad was responsible, adding it was more likely that the attack was perpetrated by players on the ground.)
            Ô. Trump, Bộ Quốc Phòng và CIA Hoa Kỳ nghĩ sao về bản báo cáo này? Cho nên chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên là ngay sau khi Hoa Kỳ tiến hành cuộc bắn phá vào phi trường Shayrat, cả Nga và Syria đều nói đây là một vụ dàn dựng giống như CIA dưới thời Ô. Bush Con nói Ô. Saddam Hussein cất dấu một kho vũ khí khổng lồ giết người hàng loạt. Một vài dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa cũng đã nghi ngờ cáo buộc của Ô. Trump vì cho rằng trên đà chiến thắng, Ô. Assad không có lý do gì và không có lợi gì khi dùng loại vũ khí này. Ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng không hỗ trợ cáo buộc của Hoa Kỳ và đòi hỏi phải điều tra thêm. Tin tức sau cùng cho biết hai ngoại trưởng Lavrov và Tillerson đã đồng ý thành lập một nhóm điều tra khách quan về vụ này.

            -CNN News ngày 18/4/2017: Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Thượng Nghị Sĩ Raul Paul (Cộng Hòa) đã phát biểu như sau: “Quân đội Hoa Kỳ không thể hành động khinh xuất. Cần phải có nghiên cứu, tính toán, hành động hợp hiến…và dứt khoát phải có chiến thắng. Hai thập niên qua, chúng ta đã hành động như một ông cảnh sát điều khiển giao thông ở Trung Đông…nào là cấm vận, bỏ bom, lập vùng cấm bay, xâm lược, chiếm đóng, làm cảnh sát và bỏ tiền ra tái thiết. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ngày nay cần phải thay đổi lớn lao. Nó chỉ được hình thành khi đã đặt câu hỏi: Đây có phải là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ không? 

Tổng Thống Donald Trump được bầu ra không phải vì chuyện nhỏ vì ông đã trách cứ bộ tham mưu của vị tiền nhiệm đã gây ra thảm họa chiến tranh và bất ổn ở Iraq. Ông đã đả kích quyết định của Obama và Clinton đã ra lệnh bỏ bom Libya và đẩy đất nước này vào hỗn loạn. Và Ô. Trump đã cảnh cáo, đúng như thế, Syria là một bãi lầy, đầy những cơ hội/nguy cơ sai lầm và hậu quả thảm khốc cho hòa bình thế giới. Trong nhiều năm, tôi đã chống lại cuộc can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria và tôi đã làm thế dưới các đời tổng thống Cộng Hòa và Dân Chủ…Hơn thế nữa, nước Mỹ không có quyền lợi gì trong cuộc chiến Syria. Không có gì bảo đảm/không rõ là phe phiến quân Hồi Giáo là người thay thế Assad có là bạn của chúng ta không. Tuy nhiên có điều chắc chắn/rõ ràng là 2 triệu người Thiên Chúa Giáo đang được Assad bảo vệ rất lo sợ nếu ông ta bị lật đổ.”
Ít ra trong Đảng Cộng Hòa cũng phải có một thượng nghị sĩ có cái nhìn như thế này, chứ không phải sốc nổi và hiếu chiến như hai “con diều hâu” John McCain và Lindsey Graham đòi bỏ bom Ba Tư và đem quân vào Syria.

-CNN News ngày 19/4/2017: “Hai giới chức quốc phòng Hoa Kỳ đã nói với CNN rằng chính phủ Syria đã đã chuyển phần lớn phi cơ chiến đấu tới căn cứ không quân thuộc Phi Cảng Quốc Tế Bassel Al-Assad do Nga kiểm soát ngay sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ ngày 6/4/2017 để phòng ngừa một cuộc bắn phá khác của Mỹ.” 
   
-AFP ngày 26/4/2017, “Hoa Kỳ bày tỏ lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã giết chết 28 chiến binh người Kurd (Kurdish People's Protection Units) (YPG) ở Iraq và bắc Syria trong những cuộc không kích vốn là lực lượng được Mỹ cung cấp vũ khí, yểm trợ không quân để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.” Tin tức cuối cùng cho biết Mỹ đã giàn quân dọc biên giới Thổ-Syria để ngăn ngừa hai phe đồng minh của Mỹ giết nhau. Thế nhưng vào ngày hôm nay 30/4/2017, Tổng Thống Erdogan của Thổ tuyên bố Thổ sẽ tiếp tục những vụ oanh kích và yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ cho lực lượng người Kurd mà Thổ coi đó là tổ chức khủng bố.

    Tình hình Syria và đông bắc Iraq vô cùng phức tạp. Nếu lực lượng người Kurd mạnh lên qua mục tiêu chống Nhà Nước Hồi Giáo do Mỹ hỗ trợ thì bắc Syria sẽ trở thành một vùng tự trị tách rời khỏi Syria và nó sẽ là căn cứ địa cho lực lượng Kurdistan Workers' Party (PKK) đang chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở phía nam. Cho nên nỗ lực của Thổ trong ba năm qua không phải là tiêu diệt ISIS mà là tiêu diệt sắc tộc người Kurd. Đôi khi Thổ còn thỏa hiệp với ISIS để nhóm Nhà Nước Hồi Giáo giết chết người Kurd dùm họ. Tình hình rối beng như  thế thì Ông Trời xuống đây cũng không giải quyết được chứ đừng nói Ô. Trump. Thổ cũng là một nhân tố gây hỗn loản tại vùng này nhưng Anh, Pháp và Mỹ không biết phải làm sao vì vẫn muốn níu kéo Thổ ở lại NATO để đối đầu với Nga. Tình hình Syria lại càng thêm phức tạp khi Do Thái mới vừa phóng hỏa tiễn vào cơ sở quân sự ở Phi Cảng Quốc Tế Damascus nói là để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho nhóm Hezbollah ở Li-băng.

Tình hình Biển Đông:
-AFP ngày 16/4/2017: “Giới chức quân sự Phi Luật Tân nói rằng họ sẽ tổ chức cuộc thao diễn quân sự hằng năm với Hoa Kỳ vào tháng tới, tái khẳng định cam kết với đồng minh, cho dù đang có mối liên hệ lạnh nhạt với Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Duterte. Cuộc diễn tập 10 ngày là cuộc hợp tác đầu tiên mà Ô. Duterte đã có lần đề nghị ngưng và kêu gọi Hoa Kỳ rút binh sĩ ra khỏi Phi Luật Tân. “ Rồi vào ngày 20/4/2017, Phi Luật Tân lại cho phép tàu chiến Nga ghé thăm và Nga đang nhắm tới những thương lượng về quốc phòng và hạ tầng cơ sở. Tổng Thống Duterte đã lên thăm chiến hạm này và nói rằng, “Người Nga đi với tôi. Tôi không có gì phải sợ cả.” (The Russians are with me, I shall not be afraid)

Qua hành động này ai dám nói Ô. Duterte điên khùng? 

Rõ ràng Ô. Duterte theo đuổi chính sách “đu dây” giống hệt như Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của đất nước, đi với Hoa Kỳ nhưng không gắn bó với Hoa Kỳ và giao hảo với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là khuynh hướng chung của Đông Nam Á bây giờ. Mình là nước nhỏ tại sao phải thù nghịch với các nước lớn? Hãy để các nước lớn “choảng” nhau. Dính vào thì từ chết tới bị thương, theo phe nào cũng chết. Hãy độc lập, tự chủ để từ từ phát triển đất nước. Nhận viện trợ cũng là một hình thức của nô lệ. 

Nước nhỏ muốn sống yên thì phải “khôn” mà Lão Tử gọi là “biết”. Không biết, không tỏ tường mọi vấn đề thì lãnh đạo sẽ đưa đất nước tới diệt vong. Ấn Độ là một đại cường nhưng chưa đủ sức “tranh thiên hạ” với Nga, Mỹ và Tàu cho nên từ thời Thủ Tướng Nehru tới giờ đều theo đuổi chính sách Trung Lập. Đó là lẽ sống còn và khôn ngoan của Ấn Độ.

-The Economist ngày 20/4/2017: Trong bài báo nhan đề “Việt Nam dùng căn cứ hải quân cũ (Cam Ranh) để kết thêm bạn mới” (Vietnam uses an old naval base to make new friends) tác giả viết, “Trên lý thuyết Cảng Quốc Tế Cam Ranh mở ra hoàn toàn vì mục đích thương mại, mở cửa cho bất cứ quốc gia nào sẵn sàng trả tiền để được bảo trì và tiếp liệu cho tàu bè. Nhưng nó cũng phục vụ cho mục đích chiến lược khác là gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới một Trung Quốc đang trỗi dậy và bành trướng, nó cho phép Việt Nam tăng cường mối liên hệ quân sự và có nhiều nhiều nhóm bạn khác nhau thuộc nhiều quốc gia khác nhau.” (In theory it is (Cam Ranh) a purely commercial venture, open to the ships of any country willing to pay for the maintenance and refuelling it provides. But it also serves a strategic purpose: sending a defiant message to a resurgent and expansionist China by allowing Vietnam to strengthen military ties with an increasingly diverse group of countries.)

Lịch sử chứng tỏ một nước nhỏ dễ bị tấn công, lật đổ hay bắt nạt nếu nó cô lập và không có “đại ca” đỡ đầu. Một chính sách ngoại giao đa phương, ai cũng giao hảo tạo nên thế mạnh chính trị rất lớn. Việc các tàu chiến của Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Úc  Đại Lợi, Tân Tây Lan và các nước Đông Nam Á thường xuyên ghé thăm Cam Ranh gây trở ngại cho Hoa Lục nếu Hoa Lục có ý định tấn công Việt Nam bằng hải quân. 

Dĩ nhiên Hoa Lục rất khó chịu với chiến lược này của Việt Nam nhưng cũng chẳng làm được gì cả.

-AP ngày 22/4/2017: “Hoa Lục cố gắng ngăn chặn chiếc máy bay chở Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Lorenzana và 40 phóng viên ghé thăm Đảo Pag-asa (ĐảoThị Tứ) nhưng không thành công. Đảo Thị Tứ nằm cách Bãi Đá Chữ Thập (Subi Reef) 25 cây số do Trung Quốc chiếm đóng. Ô. Lorenzana nói rằng Phi Luật Tân sẽ xây một bến đậu và tân trang lại phi đạo đã quá cũ.

Nhận Định:
Theo The Hill ngày 20/4/2017,  “Phó Tổng Thống Mike Pence cho hay Tổng Thống Donald Trump sẽ đi Việt Nam và Phi Luật Tân vào Tháng 11 để tham dự ba diễn đàn quốc tế. Tại trụ sở của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) Jakarta, Nam Dương Ô. Pence nói rằng Ô. Trump sẽ dự Thượng Đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ, Thượng Đỉnh Đông Á tổ chức tại Phi Luật Tân, Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam (Đà Nẵng) vào Tháng 11. Ô. Pence cho biết thêm, Tổng Thống Donald Trump hy vọng sẽ làm việc với khối ASEAN về các vấn đề anh ninh, thương mại và tự do hàng hải tại Biển Đông.”

Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh cũng đã có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, gặp gỡ Ngoại Trưởng Tillerson và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia McMaster, đồng thời chuyển thư của Ô. Trần Đại Quang mời Ô. Trump thăm Việt Nam nhân Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC). Ngoài ra cũng có tin Ô. Nguyễn Xuân Phúc- thủ tướng chính phủ Việt Nam cũng sẽ thăm Hoa Kỳ.

Những chuyển động cho thấy Việt Nam rất trân trọng với mối liên hệ Hợp Tác Toàn Diện với Hoa Kỳ và nhất là sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Như vậy, việc hủy bỏ Hiệp Định TTP của Ô. Trump không làm thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chứ không như những lời bàn tán trước đây. Theo New York Post ngày 21/4/2017: “Hai chính quyền Việt-Mỹ đã bày tỏ ý muốn xúc tiến thêm và tăng cường mối liên hệ mối liên hệ kể từ khi Ô. Trump thắng cử vào Tháng 11.” (The two governments have expressed desire to further promote ties and strengthen their relationship since Trump’s election win last November.)

Chúng ta nhớ lại những giây phút căng thẳng và lo âu của toàn thế giới sau khi nghe tin Ô. Trump thắng cử. Khác với Âu Châu, phần lớn chê bai và chỉ trích Ô. Trump. Còn Á Châu thì im lặng chờ đợi.  Ô. Abe rất khôn ngoan, hối hả gặp Ô. Trump tại nhà riêng của Ô. Trump ở Nữu Ước dù Ô. Trump chưa tuyên thệ nhậm chức. Còn Ô. Nguyễn Xuân Phúc thì gọi điện thoại chúc mừng. Là lãnh đạo một nước nhỏ hoặc yếu hơn, mình không có quyền lựa chọn.

 Tổng thống Mỹ dù Đen, Đỏ, Trắng, Vàng, Xấu, Tốt…mình đều phải chơi thôi. Ông tổng thống Mỹ nào cũng có quyền chơi với ông này, hoặc cấm vận, lật đổ, o ép ông kia…vì Mỹ là “võ lâm chí tôn”, còn  mình chỉ là “chưởng môn một bang phải nhỏ” thì phải nhẫn nhục và chịu đứng Đó là sự thực đau lòng, nhưng phải biết. Trong lúc tranh cử, Ô. Trump nói toàn chuyện dễ sợ. Rồi sau khi nhậm chức lại ký lệnh rút lui khỏi hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng tôi vẫn giữ quan điểm là trong lúc tranh cử Ô. Trump phải cường điệu và mị dân để kiếm phiếu. Nhưng khi đã ngồi vào ghế tổng thống rồi, ông phải có nhãn quan toàn cầu. Nếu ông chỉ tập trung vào “America First”, Nhà Nước Hồi Giáo, thỏa hiệp với Hoa Lục và bỏ rơi Đông Nam Á thì nước Mỹ tiêu vong. Đông Nam Á là chiến lũy cuối cùng để chiến tranh không nổ ra ngay trên nước Mỹ. Đó là lý do tại sao Ô. Trump tham dự diễn đàn thượng đỉnh tổ chức tại Việt Nam và Phi Luât Tân và Tháng 11 năm nay.

Thế nhưng chuyến đi của Ô. Trump không phải dễ. Ông phải nói thế nào để trấn an các quốc gia Đông Nam Á mà không làm mếch lòng “mối liên hệ tuyệt vời” (outstanding friendship) với Ô. Tập Cận Bình? Và ông phải mang theo bao nhiêu tỉ đô-la để viện trợ, đầu tư vào những quốc gia này hầu lấp đi khoảng trống vì hủy bỏ TPP. Ngoài ra, do ảnh hưởng quá lớn của Hoa Lục tại Đông Nam Á, không phải tất cả các quốc gia trong vùng đều hoan nghênh ông Theo tôi khuynh hướng có thể phân chia ra như sau:
-Thái độ ân cần và hoan nghênh: Việt Nam và Tân Gia Ba.
-Thái độ bình thường: Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện, Brunei.
-Thái độ lạnh nhạt: Thái Lan, Lào và Kampuchea.
-Còn Phi Luật Tân thì bất thường, chưa biết thái độ như thế nào.

            Đây là chuyến đi đầy khó khăn của Ô. Trump và khó khăn hơn cả Ô. Obama chứ không phải chuyện chơi. Theo RFI ngày 29/4/2017, “Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Manila, thủ đô Philipines, các lãnh đạo ASEAN đã đạt được một bản tuyên bố chung trong đó có nêu lên vấn đề Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực gây tác động để gạt bỏ những vấn đề đó ra khỏi văn kiện của ASEAN.” Đây là một dấu hiệu đáng mừng.

Có lẽ rồi đây chiến lược của Ô. Trump tại Biển Đông cũng vẫn chỉ là gửi tàu chiến tới, thường xuyên tuần tra để “Tái Cân Bằng Lực Lượng” (Rebalance Power) giống hệt như Ô. Obama chứ chẳng có gì khác. Còn chuyện giữ gìn, tranh chấp biển đảo thì Việt Nam và Phi Luật Tân phải lo liệu lấy vì Mỹ không đứng về phe nào. Thế nhưng với bản tính bất thường, nay rày mai khác của Ô. Trump, không ai biết tương lai thế giới đi về đâu. Chúng ta chờ xem.

Đào Văn Bình
(California ngày 30/4/2017)
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

No comments:

Post a Comment