MỜI ĐỌC TIN CỦA HẠNH DƯƠNG TẠI LINK:
SAU KHI TT TRUMP ĐƯA MỸ
TRỞ LẠI THỜI MỎ THAN, TRUNG QUỐC CÔNG BỐ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH
CHỐNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Wednesday, March 29, 2017:
Năng lượng mới của T
Donald Trump cho chạy bằng than xịt khói thoải mái
|
VietPress USA (29/3/2017):
Hôm qua Thứ Ba 28/3/2017 TT
Donald Trump đã ký
ban hành Sắc lệnh Hành pháp hủy bỏ tất cả các quy định của TT Barack Obama ban hành trước đây về bảo vệ môi trường,
năng lượng xanh sạch và chống thay đổi khí hậu toàn cầu để thay vào đó chính
sách mới của TT Trump là đưa Hoa Kỳ trở lại khai hác mỏ than, dùng các nhà máy
nhiệt điện đốt bằng than mà dưới thời TT Obama đã dẹp bỏ để tiến vào năng lượng
Mặt Trời, điện gió.. Xe Hybrid chạy bằng điện.. (http://www.vietpressusa.us/2017/03/tt-trump-ban-hanh-sac-lenh-hanh-phap.html).
Tại
lễ ký sắc lệnh, ông Trump nói: "Chúng
ta sẽ đưa các thợ mỏ trở lại làm việc và sản xuất than thực sự sạch".
Sắc
lệnh chỉ đạo các cơ quan liên bang lọc ra và hủy bỏ các quy định ban hành trước
đây của chính quyền Obama được coi là gây trở ngại cho việc sản xuất năng lượng
trong nước. Hủy bỏ và thu hồi chương trình năng lượng sạch để sẽ sử dụng năng
lược "độc lập" trong nước đó là hai thác, sản xuất và sử dụng
"Than sạch". Theo TT Trump thì đây là bước đầu tiên trong một quá
trình 6 tháng để lập ra kế hoạch chi tiết cho chính sách năng lượng trong tương
lai của chính quyền Hoa Kỳ. Một phần trong việc rà soát sẽ là Kế hoạch Năng
lượng Sạch do TT Obama chủ trương để ngăn cản khí Carbonic CO2 thải ra từ các
nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá hay nguyên liệu hóa thạch.. Hủy bỏ
kế hoạch năng lượng sạch vì kế hoạch nầy tự trói tay Mỹ không cho phát triển
năng lượng than làm cho nhiều thợ khai thác mỏ than mất việc làm.
Sắc
lệnh của TT Trump cũng hủy bỏ nhiều sáng kiến về môi trường của TT Barack Obama
và loại bỏ việc đòi hỏi các quan chức liên bang phải cân nhắc tác động của biến
đổi khí hậu khi đưa ra quyết định.
TT
Trump quyết định rút tên Hoa Kỳ ra khỏi chương trình đã ký kết trong Quy ước Paris 2015 là giảm khí
thải để chống lại thay đổi khí hậu toàn cầu. Điều nầy TT Trump khi tranh cử đã
nói rõ là chuyện khí quyển trái đất nóng lên là bịa đặt và khí hậu thay đổi là
không có, là do Trung Quốc bịa đặt.
Thư
ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sean Spicer cho
hay ông Trump tin rằng ông có thể cân bằng hai mục tiêu song hành là vừa bảo vệ
môi trường vừa thúc đẩy sản xuất năng lượng ở Hoa Kỳ.
Trong
cuộc họp báo hàng ngày của Tòa Bạch Ốc, ông Spicer nói: "Tổng thống tin
tưởng mạnh mẽ là bảo vệ môi trường và thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta không
phải là những mục tiêu loại trừ lẫn nhau. Sắc lệnh hành pháp này sẽ giúp đảm
bảo rằng chúng ta có không khí sạch và nước sạch mà không phải hy sinh tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm".
Sau
khi TT Donald Trump ký và ban hành Sắc lệnh Hành pháp rút tên khỏi chương trình
chống thay đổi khí hậu toàn cầu và không tham gia Quy ước về bảo vệ môi trường
trong Hội nghị Paris 2015, thì lập tức Trung Quốc công bố sẽ thế chân Hoa Kỳ
trong việc lãnh đạo thế giới về năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, chống khí
thải.
Giám
đốc Điều hành Sierra Club là Michael
Brune gọi Sắc lệnh của ông Trump là "cuộc
tấn công lớn nhất vào hành động vì khí hậu trong lịch sử Hoa Kỳ". Ông Brune nói "việc
làm này không chịu nhìn thấy nền kinh tế năng lượng sạch đang phát triển, nền
kinh tế này chính là cách tốt nhất để bảo vệ cả người lao động lẫn môi trường".
Ngân
sách dự kiến năm 2018 của ông Trump cắt 31% ngân sách của Cơ quan Bảo vệ Môi
trường (EPA), trong đó gần như cắt toàn bộ ngân quỹ cho việc nghiên cứu khí
hậu. Các chi tiết của
sắc lệnh bị rò rỉ ra đã làm bùng lên những phản ứng của các nhà khoa học về khí
hậu.
Tim Barnett, nhà nghiên cứu địa vật lý học thuộc Học viện Hải dương học Scripps ở
California, nói rằng: "Tôi là một người ủng hộ Trump, nhưng tôi thấy
việc hủy bỏ những quy định trong Kế hoạch Năng lượng Sạch là vô lý". Ông Tim Barnett nói tiếp: "Tình
trạng ấm lên toàn cầu không phải là một vấn đề của đảng Dân chủ hay một vấn đề
của đảng Cộng hòa. Nếu nhìn vào những gì diễn ra ở Bắc cực, Nam cực, với việc
tiếp tục đưa CO2 vào bầu khí quyển, chúng ta đang làm cho các đại dương có nồng
độ axit cao hơn. Người ta cho rằng đến năm 2040, một nửa sinh vật phù du sẽ gặp
nguy cơ".
Phát
ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc là Lục Khảng nói
rằng "Chống biến đổi khí hậu là một thách thức đối
với toàn thế giới, và Trung Quốc sẽ duy trì cách tiếp cận của mình ngay cả khi
các chính phủ khác thay đổi chính sách của họ Trung Quốc luôn quyết tâm tôn
trọng các cam kết của mình trong khuôn khổ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu."
Trước
hành động của ông Trump, Trung Quốc cho hay đã chuẩn bị sẵn sàng để thay thế
Hoa Kỳ lập một trật tự quốc tế về khí thải. Trước đây Trung Quốc sử dụng nhà
máy nhệt điện chạy bằng than, các nhà máy luyện kim hay mọi ngành kỹ nghệ đều
dùng nhiên liệu hóa thạch khiến bầu khí quyển của Trung Quốc bị khói bụi mịt mù
độc hại nhất thế giới.
Trong
thời gian TT Barack Obama lãnh đạo thế giới tham gia ký kết vào Quy ước Paris
2015 về năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, giảm khí thải hiệu ứng nhà kính để
chống lại thay đổi khí hậu toàn cầu. thì Trung Quôc buộc phải thay đổi chuyển
hướng qua năng lượng sạch. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thải khí CO2 vào khí
quyền thì sẽ bị chế tài và bị phạt không cho xuất khẩu hàng hóa đến các quốc
gia tham dự Quy ước Paris. Chính vì vậy Trung Quốc đã tháo bỏ tất cả các nhà
máy nhiệt điện và bán các nhà máy cũ kỹ xài than nầy qua Việt Nam hay viện trợ
đến nhiều nước nghèo ở Phi Châu.
Nay
nếu như Trung Quốc giữ vị thế lãnh đạo hế giới về kiểm soát khí thải thì
Hoa Kỳ sẽ bị Trung Quốc chế tài số lượng khí thải. Néu Mỹ thải khí CO2
quá mức cho phép tì Trung Quốc sẽ phạt Mỹ về số iền quá mức qui định chp phép
và bị các quốc gia tham gia Quy ước Paris 2015 tẩy chay mua hàng hóa của Mỹ.
Matthew Evans, khoa trưởng của Đại học Hong Kong (HKU), nói: "Đã
có một số vấn đề về môi trường ở Trung Quốc trong vài năm gần đây. Trung Quốc
ngày càng chiếm vị trí của mình trên sân khấu thế giới (như là một siêu cường kinh tế).
Phát
biểu tại New York vào tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Liu Jeyi cho biết "bất
kể thăng trầm của tình hình thế giới ... Trung Quốc vẫn kiên định trong tham
vọng tăng cường các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu".
Liu
cho biết Trung Quốc cam kết "giảm cường độ cácbon xuống 40-45% vào năm 2020
so với năm 2005 và đạt mức phát thải carbon tối đa vào năm 2030 hoặc thậm chí
sớm hơn."
MỜI ĐỌC TIẾP TẠI LINK:
__._,_.___
No comments:
Post a Comment