Sunday 2 April 2017

Ấn Độ - Malaysia: Trung Quốc nên tôn trọng Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển

 

Ấn Độ - Malaysia: Trung Quốc nên tôn trọng Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển

Tú Anh
media
Thủ tướng Malaysia, Najib Razak (T) và đồng nhiệm Ấn Độ, Narendra Modi, trong buổi họp báo chung, tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 01/04/2017.REUTERS/Adnan Abidi
Một lần nữa hành động lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh bị láng giềng lên án. Trong bản thông cáo chung công bố ngày thứ Bảy 01/04/2017 tại New Delhi, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Malaysia Najib Razak kêu gọi các quốc gia phải tôn trọng Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS, theo đó, mọi đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là không có cơ sở.
Báo The Economics Times của Ấn Độ trong bản tin Chủ Nhật 02/04/2017 nêu lên hai sự kiện đáng chú ý trong cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai nước Ấn Độ và Malaysia tại New Delhi. Khác với cuộc gặp gỡ vào năm 2015, ngoài 7 thỏa ước hợp tác hàng không, đây là lần đầu tiên thủ tướng Narendra Modi và Najib Razak tỏ ra quan ngại về tình hình căng thẳng tại Biển Đông và nhấn mạnh trong bản thông cáo chung.
Tuy không gọi đích danh Trung Quốc nhưng hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Malaysia kêu gọi "các bên giải quyết xung khắc bằng giải pháp ôn hòa, không dùng vũ lực, không đơn phương tiến hành các hoạt động gây thêm căng thẳng". Sự kiện thứ hai là hai thủ tướng cam kết "tôn trọng tự do hàng hải theo cơ sở của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS", ban hành từ năm 1982.
Theo The Economics Times, bản tuyên bố trên đây là nhắm vào Trung Quốc bởi vì hồi tháng 7/2016, theo đơn kiện của Philippines, những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết diện tích Biển Đông đã bị Toà Án Trọng Tài La Haye phủ nhận. Mà phán quyết của toà trọng tài thì dựa trên cơ sở của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS.

 

Indonesia phá hủy 81 tàu đánh cá xâm nhập lãnh hải

Tú Anh
media
Hai tàu đánh cá nước ngoài đăng ký tại Papoua bị hải quân Indonesia phá hủy . Ảnh ngày 21/12/2014.Reuters
Hãng tin AP ngày 02/04/2017 cho biết tiếp tục thi hành biện pháp mạnh của tổng thống Joko Widodo, trong một ngày, Djakarta phá hủy hàng chục tàu đánh cá của ngư dân nước ngoài, bị bắt khi xâm nhập vào vùng biển của Indonesia.
Theo bộ trưởng bộ Ngư Nghiệp Susi Pudjjiastuti, trong ngày cuối tuần, 81 chiếc tàu cá, đa phần là của Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines bị phá hủy tại 12 địa điểm. Tính từ cuối năm 2014, từ khi Indonesia « tuyên chiến » chống đánh cá lậu, để bảo vệ nguồn lợi kinh tế biển, tổng cộng 317 tàu đánh cá của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á bị đánh đắm bằng đại bác hoặc bằng chất nổ.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <

No comments:

Post a Comment