Diễn biến mới ở Biển Đông, ai hưởng lợi?
Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ
2017-01-03
2017-01-03
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ảnh chụp hôm 23/12/2016
tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận trong vùng biển Hoàng Hải, ngoài
khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc.
Diễn biến mới ở
Biển Đông, ai hưởng lợi?
00:00/00:00
Biển Đông tiếp tục là một trong những khu vực nóng của thế giới.
Một số diễn biến mới nhất có mang tính bất ngờ không, ai được hưởng lợi nhất vào
lúc này và Việt Nam đang có những động thái gì để bảo vệ lãnh hải?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Khoa Sử, Đại học Maine ở Hoa Kỳ nhận định:
Bây giờ vẫn còn sớm để nói chắc chắn là ai có thể hưởng lợi nhất
bởi vì hiện nay còn đang cạnh tranh về chuyện của nước Mỹ như chuyện sắp lên làm
tổng thống của ông Trump, nên chính sách ngoại giao chưa rõ ràng, thành ra Trung
Quốc có vẻ đang ‘nắn gân’ ông ấy, như đưa tàu sân bay vào Biển Đông. Tôi nghĩ
là về lâu về dài, các nước trong khu vực họ sẽ phản ứng. Thế nên cũng rất là
khó, Đông Nam Á chẳng hạn, hay tổng thống Duterte khi Philippines làm chủ
nhà ASEAN lúc đó có thái độ như thế nào, thì mình sẽ hiểu và sẽ biết tình hình
như thế nào. Nhưng mà tôi nghĩ rằng sau phán quyết của tòa án PCA, Trung Quốc
có làm dữ cũng không có thể làm gì hơn, tôi nghĩ thế giới sẽ phản ứng.
Gia Minh: Như giáo sư vừa nhắc rằng Trung Quốc
sẽ làm chủ tịch luân phiên của ASEAN, thái độ của tổng thống Duterte cũng bất chừng,
nhưng mà mới ngày đầu năm tân đại sứ của Philippines ở Bắc Kinh nói rằng Manila
cần có những thay đổi cơ bản về chiến lược, có nghĩa là phải cân bằng chứ không
thể để nghiêng về phía Mỹ như lâu nay?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Ông ấy nói thì cũng đúng, thật ra lâu nay không có Mỹ bảo vệ
Philippines thì sẽ rất nguy hại cho Philippines, cho nên tôi nghĩ là lúc này
chưa có gì thì nói như vậy được, nhưng khi có sự cố tôi nghĩ là Philippines sẽ
chạy lại với Mỹ, chứ không thì khó có ai có thể bảo vệ Philippines lắm, nhất là
vùng sát đất liền nếu Duterte hay Philippines mà nhượng bộ thì sẽ rất nguy
hiểm.
Gia Minh: Còn phía Việt Nam vừa qua cũng có
những thông tin, những hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã trang bị vũ
khí ở những đảo đá mà Việt Nam đang chiếm giữ. Giáo sư có thấy những động thái của
Việt Nam như vậy chứng tỏ sự cương quyết của chính phủ Hà Nội trong việc bảo vệ
chủ quyền trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ rằng đây chỉ là hành động chứng tỏ rằng nếu Trung Quốc
đẩy mạnh thì Việt Nam sẽ sẵn sàng bảo vệ mình, và khi Việt Nam bảo vệ thì lẽ
đương nhiên cả biển Đông sẽ dậy sóng, mà khi biển Đông dậy sóng thì sẽ ảnh
hưởng tới rất nhiều nước chứ không phải mình Việt Nam. Khi Việt Nam bị ép lắm
thì Việt Nam cần có sự bảo vệ, nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam chỉ làm như vậy
thôi, ngoài cái động thái để cho thế giới để ý này, động thái này cũng để cho
mọi người biết rằng Việt Nam sẵn sàng bảo vệ anh ninh của Việt Nam, mà thật ra
là bảo vệ an ninh tốt nhất trên đất liền của Việt Nam chứ không phải ở trên biển
Đông. Biển Đông rất lớn, bảo vệ an ninh của Việt Nam ở biển Đông chỉ là sự nhỏ
thôi. Tôi nghĩ là cách gây sự chú ý của nhân dân Việt Nam ra khỏi các vấn đề
gây khó khăn cho dân các nước.
Việt Nam chuẩn bị gì?
Máy bay chiến đấu
của Trung Quốc J-15 trên boong tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập quân sự trên Biển
Đông hôm 2/1/2017. AFP
photo
Gia Minh: Trung Quốc cũng triển khai vũ khí ở
7 đảo nhân tạo mà họ xây dựng lên, mà nó rất gần nhau như vậy thì so sánh lực
lượng giữa 2 phía thì giáo sư thấy rằng nếu mà cùng chạy đua trang bị quân sự hóa
thì có hiệu quả không ạ?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Những máy bay mà Trung Quốc sử dụng thì có thể bắn phá những vùng
mà Việt Nam đang chiếm một cách rất là nhanh. Nhưng mà nhìn chung về vũ khí mà
Trung Quốc đưa lên những đảo mà Trung Quốc bồi đắp thì tôi nghĩ cách này để nói
cho Mỹ biết rằng nếu mà các anh vẫn còn đi vào khu vực này của tôi đây thì
chúng tôi sẽ làm lớn đó, để thị oai với Mỹ, nếu mà được thì cũng làm cho các
nước khác sợ không dám để ý tới vấn đề phán quyết của PCA.
Trung Quốc có sẵn dự tính là những vùng nào Trung Quốc đã chiếm và
bồi đắp thì nghĩa là với Trung Quốc, những vùng đó không có ai đe dọa được. Tôi
nghĩ trong tương lai gần Việt Nam phải kiện Trung Quốc, kiện Trung Quốc về vấn
đề Trung Quốc không theo phán quyết của PCA.
Gia Minh: Giáo sư căn cứ vào những dấu hiệu gì
để có thể đưa ra khả năng này, thưa giáo sư?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tháng 8 vừa qua khi tôi về Việt Nam họp một hội thảo về biển Đông
thì tôi có gặp một số người làm chính sách Việt Nam, họ cho tôi biết là Việt
Nam đã chuẩn bị rất là nhiều tình huống nhưng mà trong lúc mà tôi đang nói
chuyện với họ thì họ thấy là chưa đúng lúc. Ngược lại thì tôi nói rằng phải làm
nhanh chứ chờ tới lúc nào. Theo như nói chuyện với những người này thì tôi
thấy việc chuẩn bị là khá kỹ. Vấn đề mà Reuters đưa về chuyện Việt Nam đưa các
hỏa tiễn mua của Israel ra các đảo, những người có chức lớn nhất của Việt Nam, tôi
không nói tên làm gì, nói là có nhưng chỉ là tập thôi chứ không dại gì đặt hỏa
tiễn ở đó, họ vào thả bom, bắn vào là mất hết. Thì nếu mà họ tập thì họ cũng có
chuẩn bị, nhưng còn chính sách như thế nào thì mình chưa rõ.
Gia Minh: Chân thành cám ơn giáo sư Ngô Vĩnh
Long.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment