Saturday, 31 December 2016

Cách ứng xử nào cho Biển Đông?


Cách ứng xử nào cho Biển Đông?

Dương Danh Huy gửi cho BBCVietnamese.com từ Anh quốc
  • 29 tháng 12 2016
Tàu Coconut Princess đưa khách ra Hoàng Sa
Tàu Coconut Princess đưa khách ra Hoàng Sa
Báo Giáo dục vừa đăng bài của TS Trần Công Trục bình luận về bài "Philippines phá hư thế trận Biển Đông" của tôi. Trong bài này, tôi sẽ bàn về những vấn đề hữu quan.

Đàm phán là không đủ

Trước hết, cần khẳng định rằng việc đàm phán với Trung Quốc tuy cần thiết nhưng không đủ cho việc bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền Việt Nam.
Thí dụ, do Trung Quốc khăng khăng rằng không tồn tại tranh chấp Hoàng Sa, không có cửa ngỏ cho việc đàm phán. Trong trường hợp này, Việt Nam cần phải đấu tranh. Như một thí dụ khác, khi Trung Quốc đòi quyền lợi bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trong những khu vực Nam Côn Sơn, Tư Chính, vv, vì đòi hỏi đó hoàn toàn vô lý, Việt Nam cũng không thể đàm phán. Trong trường hợp này, Việt Nam cần phải phải kháng cự.
Ngay cả đối với những vấn đề được đàm phán, Trung Quốc sẽ chèn ép Việt Nam và đàm phán có thể bị bế tắc, cho nên Việt Nam vẫn phải củng cố khả năng để kháng cự và đấu tranh vì có thể sẽ cần.
Do đó, dù có đàm phán hay tiến đến đàm phán trong một số lãnh vực, đối sách của Việt Nam không thể thiếu hai yếu tố kháng cự và đấu tranh. Đấu tranh và kháng cự không phải là duy ý chí hay không biết người biết ta, mà là vì sự ngang ngược của Trung Quốc không để cho Việt Nam lựa chọn nào khác nếu muốn bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền.

Cần sự ủng hộ của thế giới

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khai trương tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo cho hải quân nước này
Tổng thống Philippines khai trương tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo cho hải quân nước này
Với tương quan thực lực Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam cần tăng cường và bổ sung cho khả năng kháng cự và đấu tranh bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của thế giới, và đặc biệt là của Mỹ.
"Ủng hộ" ở đây không có nghĩa Việt Nam dựa vào Mỹ, không có nghĩa Mỹ hy sinh xương máu cho Việt Nam. Do đó các luận điểm của TS Trần Công Trục như dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc có thể sẽ trả giá đắt, Mỹ không sẵn sàng hy sinh xương máu cho Việt Nam, không phải là phản biện về sự ủng hộ tôi nói đến. Cần lưu ý rằng "ủng hộ" đa dạng hơn và tế nhị hơn "hy sinh xương máu" rất nhiều, và sự ủng hộ phi xương máu có thể có hiệu quả hơn cả hy sinh xương máu.
Không nên xem vấn đề là dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc, vì vấn đề là tận dụng yếu tố quốc tế và Mỹ nhằm bổ xung cho khả năng tự vệ.
Cũng cần lưu ý rằng Trung Quốc ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Nếu đến việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới mà Việt Nam còn quan ngại rằng nó sẽ "tạo cho Trung Quốc cái cớ để độc chiếm Biển Đông", thì điều đáng quan ngại chính là Việt Nam sẽ ngày càng mất thêm vì quá thụ động.
Tất nhiên nếu các nước nhỏ trong tranh chấp có cùng một quan điểm trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới thì sẽ hữu hiệu hơn trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Cần gác mâu thuẫn để đoàn kết

TS Trục cho rằng khả năng tạo lập thế trận đoàn kết giữa các nước nhỏ trong bối cảnh hiện nay là không cao. Tất nhiên hiện nay khả năng này là không cao. Tôi đã nói rằng thế trận đó đã bị phá hư từ khi còn phôi thai.
Nhưng nỗ lực và các thành tích của Việt Nam và Philippines trong việc xây dựng sự đoàn kết trong những năm qua cho thấy trên nguyên tắc việc đó là khả thi. Dù là hai nước Đông Nam Á có mâu thuẫn lớn nhất ở Trường Sa, Việt Nam và Philippines đã là hai nước đoàn kết nhất. Dù Việt Nam và Malaysia cũng có mâu thuẫn về Trường Sa, việc hai nước nộp đệ trình chung về thềm lục địa lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa UNCLOS cũng cho thấy trên nguyên tắc việc xây dựng sự đoàn kết là khả thi.
Ngoài ra, luận điểm "giữ gìn hòa bình và ổn định cho Biển Đông" không phải là hợp lý để phản biện chủ trương xây dựng sự đoàn kết đó. Khó cho rằng những nỗ lực như trên không phải là giữ gìn hòa bình và ổn định trong cho Biển Đông.

Giữ gìn hòa bình và ổn định?

Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình
Lãnh đạo Việt-Trung tuyên bố tiếp tục làm sâu quan hệ
Không người Việt nào không muốn hòa bình và ổn định cho Biển Đông, nhưng vấn đề là Trung Quốc có chủ trương phá vỡ chúng, và chúng ta nên làm gì để phòng chống. Khả năng Trung Quốc manh động sẽ cao hơn nếu các nước nhỏ trong tranh chấp không đoàn kết dựa trên một nền tảng chung nào đó, và nếu thế giới không có nhiều quan tâm đến Biển Đông. Trước một Trung Quốc muốn xâm lấn, việc Việt Nam bổ xung cho khả năng kháng cự bằng cách vận động sự ủng hộ của thế giới chính là giữ gìn hòa bình và ổn định.
Ngoài ra, cần cân bằng luận điểm của TS TC Trục về giảm tối đa việc "tạo ra những cái cớ Trung Quốc mong muốn [để manh động]" bằng truyện Sói và Cừu của La Fontaine. Sói không cần cừu tạo ra những cái cớ; cừu có giảm tối đa việc "tạo ra những cái cớ" cũng vẫn chết dưới tay sói. Trung Quốc bắt thiết bị ngầm của Mỹ, xây đảo nhân tạo, đặt giàn khoan HD 981, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking, đuổi ExxonMobil và BP, chiếm đá Vành Khăn, ký hợp đồng với Crestone về bãi Tư Chính, chiếm những đảo ở Trường Sa, chiếm Hoàng Sa, có cần nước nào tạo ra những cái cớ?

Phán quyết Trọng tài

TS Trần Công Trục phản biện rằng rằng tuyệt đối hóa vai trò của Phán quyết, xem nó như chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề, là không phù hợp với thực tế. Nhưng điều tôi nói là phán quyết là cơ hội vàng cho các nước nhỏ trong tranh chấp, và điều đó khác với "tuyệt đối hóa" hay "chìa khóa vạn năng".
TS Trục cho rằng vấn đề kế tiếp và quan trọng nhất là làm thế nào để thực hiện được Phán quyết, và ông trả lời rằng gác phán quyết sang một bên để đối thoại và đàm phán là phù hợp hơn cả.
Nhưng sẽ ngây thơ nếu tin rằng đối thoại và đàm phán có thể dẫn đến việc thực hiện được Phán quyết. Nếu trong trong tranh chấp và đàm phán Trung Quốc tung ra hành động và yêu sách đi ngược với phán quyết thì Philippines và Việt Nam phải làm gì? Sẽ chấp nhận một phần yêu sách của họ? Không thể được. Sẽ thuyết phục được họ từ bỏ yêu sách và chấm dứt hành động, không tái phạm? Không khả thi.
Do đó, chúng ta không nên nghĩ về Phán quyết như một mục đích, kiểu "làm sao để thực hiện được nó". Thay vào đó, nên nghĩ về nó như một phương tiện, kiểu "làm sao để vận dụng nó để hỗ trợ công cuộc phòng chống những bước xâm lấn kế tiếp từ Trung Quốc". Nếu gác Phán quyết sang một bên thì đó là gác sang một bên một phương tiện có lợi cho Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia.
Tất nhiên Philippines không hủy bỏ Phán quyết, nhưng vấn đề là khi đến ngày nào đó họ đem nó ra đặt vấn đề với Trung Quốc và để kêu gọi sự ủng hộ của thế giới thì lúc đó có thể không còn thời cơ nữa.

Cách ứng xử của Duterte

TS Trục cho rằng ông Duterte "đã rất khéo léo nếu không muốn nói là 'tinh quái'"" trong ứng xử với hai siêu cường Mỹ-Trung để "tối đa hóa lợi ích cho đất nước".
Tôi nghĩ không thể cho cách ông Duterte ứng xử với Mỹ là khéo léo hay tinh quái. Không nước nào muốn trung lập giữa hai siêu cường lại ứng xử như thế. Ông Duterte cũng khó có thể "tinh quái" đủ để "chơi trên" Trung Quốc và Mỹ.
Về ông có tối đa hóa lợi ích cho Philippines hay không, tôi xin trích lời cựu Ngoại trưởng Philippines Abert del Rosario:
"Sự thay đổi trong chính sách ngoại giao mà [Tổng thống Duterte] tuyên bố, bỏ qua một bên một đồng minh lâu đời và đáng tin cậy để ôm lấy một cách hấp tấp một nước láng giềng hung hăng vốn bác bỏ luật quốc tế một cách kịch liệt, vừa không khôn ngoan, vừa không thể hiểu được."
Ông cũng cho rằng:
"Hiện nay chúng ta có vẻ như đang trên đường đi đến việc từ bỏ những thắng lợi mà chúng ta đã đạt được [trong Phán quyết] cho lợi ích của nhân dân chúng ta."
Ngay cả cựu Tổng thống Fidel Ramos, người được ông Duterte chọn làm sứ giả đặc biệt với Trung Quốc, đã hỏi:
"Chẳng lẽ chúng ta vứt bỏ một cách dễ dàng như thế hàng chục năm là đối tác quân sự [với Mỹ], sự thành thạo chiến thuật, vũ khí tương thích, hậu cần đáng tin cậy, tình đồng đội giữa những người lính [Mỹ và Philippines]? Tổng thống Duterte nói thì chúng ta làm?"
Tổng thống Rodrigo DuterteReuters
Ông còn viết trên báo rằng ông Duterte "tự bắn súng vào miệng mình và vào cả miệng tất cả chúng ta, 101.5 triệu người Philippines".
Khi tôi đưa ra quan điểm cho rằng cách ứng xử của ông Duterte là quy phục Trung Quốc, và nếu Việt Nam theo cách ứng xử đó thì cũng là quy phục Trung Quốc, TS Trục phản biện bằng cách nhắc về cách ứng xử của vua Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông với nhà Nguyên.
Nhưng cách ứng xử như của ông Duterte rất khác với cách ứng xử của hai vị vua này cho nên, theo ý tôi, không thể dùng cách của họ để biện minh cho cách như của ông.
Tương tự, dù có khi đối sách của Việt Nam được ví với của hai vị vua này, lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần luôn luôn tự xét xem trong tranh chấp Biển Đông khả năng lèo lái của họ có giống của vua Tự Đức hơn không.
Bài phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, nhà nghiên cứu hiện sống tại Anh quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 28 December 2016

Lần đầu tiên thủ tướng Nhật đến Trân Châu Cảng tưởng niệm nạn nhân

 

Lần đầu tiên thủ tướng Nhật đến Trân Châu Cảng tưởng niệm nạn nhân

media
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm trước nghĩa trang ở Honolulu, Hawai, Mỹ, ngày 26/12/2016.REUTERS/Hugh Gentry

Trong một chuyến thăm được đánh giá là lịch sử, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến Hawaii từ hôm qua để chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại hôm nay 27/12/2016 : Ông là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến tưởng niệm các nạn nhân trong trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) cách nay 75 năm, khi không quân Nhật bất ngờ tấn công vào hạm đội Mỹ tại cảng này, thúc đẩy Mỹ lào vào cuộc Thế Chiến Thứ II. Cùng tham gia buổi tưởng niệm là tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama.

Vào lúc mà tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump sắp bước vào Nhà Trắng (ngày 20/01/2017), và có những tuyên bố bất ngờ cũng như trái ngược nhau về đường lối đối ngoại tương lai, hai ông Abe và Obama như muốn nhấn mạnh trên liên minh rất đặc biệt giữa Mỹ và Nhật.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI, Frédéric Charles phân tích :
Trước khi đến viếng Đài Tưởng Niệm Arizona, đặt theo tên của thiết giáp hạm Mỹ đã bị máy bay Nhật đánh chìm ngay tại Trân Châu Cảng vào năm 1941, ông Shinzo Abe có cuộc tiếp xúc lần cuối với tổng thống Mỹ Obama.
Theo theo tin từ Tokyo, tổng thống Mỹ mãn nhiệm sẽ cố vấn cho thủ tướng Nhật về thái độ cần có đối với tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump liên quan đến hiệp định an ninh Mỹ-Nhật.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử của mình, ông Donald Trump nhiều lần đánh giá là Tokyo chưa sẵn sàng chi trả thêm cho sự hiện diện của các căn cứ Mỹ tại Nhật. Theo ông Trump, Tokyo phải nghĩ đến việc tự lo phòng thủ, và có thể tự trang bị vũ khí nguyên tử.
Ông Donald Trump có vẻ không biết là Tokyo đã trả toàn bộ chi phí sinh hoạt của số 50.000 lính Mỹ trên lãnh thổ Nhật – 2 tỷ đô la/năm- thậm chí các hóa đơn tiền điện cũng thanh toán.

Dù đang tìm cách diễn giải lại Hiến Pháp chủ hòa của Nhật, cấm nước này tiến hành chiến tranh, ông Shinzo Abe cũng biết là dẫu sao thì Nhật Bản và các láng giềng cũng vẫn cần đến Mỹ cho vấn đề an ninh, trong bối cảnh khu vực không có một định chế kiểu như NATO Châu Á, và nhất là trước một nước Trung Quốc ngày càng bị coi là một mối đe dọa.
Theo giáo sư André Kaspi, một chuyên gia Pháp về Hoa Kỳ, « Mỹ và Nhật trước hết muốn có một quan hệ thương mại cân bằng, nhưng mặt khác, hai bên cũng cần có một mặt trận chung trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Hai nước cùng quan điểm trên vấn đề này. »



__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com

Tuesday, 27 December 2016

Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Trường Sa


Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Trường Sa

2016-12-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
File photo
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng với đoàn tầu hộ tống đã vào Trường Sa, sau khi đi ngang qua vùng biển phía Nam ở ngoài hải phận của Đài Loan.
Tin này được Bộ Quốc Phòng Đài Loan đưa ra trong bản thông cáo phổ biến hồi chiều nay, nói rằng địa điểm chiếc tầu sân bay Liêu Ninh và đoàn tầu hộ tống đi qua chỉ cách Đài Loan có 90 hải lý.

Bản tin cũng nói rằng Bộ Quốc Phòng Đài Loan vẫn đang theo dõi sat1` đường đi của đoàn chiến hạm Trung Quốc, nhưng không cho biết chính phủ Đài Bắc co đưa chiến đấu cơ hay tầu ngầm để quan sát hay không.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng tầu sân bay Liêu Ninh và những chiến hạm hộ tống hoạt động theo đúng với quy định của luật hàng hải và hàng không quốc tế.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng kêu gọi mọi quốc gia nên tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, là những quyền mà bà nói là Trung Quốc được hưởng.

Thách thức Hoa Kỳ?

Cũng tại Bắc Kinh, bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo có đoạn viết rằng cuộc tập trận với sự tham dự của tầu sân bay Liêu Ninh nhắm vào mục đích tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc, đồng thời còn viết với đại ý cho rằng sẽ có ngày đoàn tầu xuất hiện ở vùng biển quốc tế ngay phía ngoài hải phận của Hoa Kỳ, để cho nước Mỹ hiểu thế nào là quyền tự do hàng hải và hàng không.
Bài bình luận này cho thấy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa giảm, đặc biệt qua những lời chỉ trích nặng nề mà Tổng Thống Đắc Cử Mỹ Donald Trump đưa ra khi nói về chính sách ông sẽ thực hiện đối với Hoa Lục sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm tới.

Ông Trump còn khiến cho Bắc Kinh bực bội khi nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn, đồng thời nêu thắc mắc tại sao Hoa Kỳ lại phải tôn trọng quy định Bắc Kinh đặt ra là chỉ có một nước Trung Hoa, Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.

Cũng cần nhắc lại trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên lên án hoạt động của hải quân và không quan Hoa Kỳ ở Biển Đông, sát với những hòn đảo Bắc Kinh tự nhận là có chủ quyền. Mới đây, hải quân Trung Quốc đã tịch thu một thiết bị lặn của hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở biển Đông, vài ngày sau mới trả lại.

Cũng trong tháng này, không quân Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc thao diễn ở biển Hoa Đông và Biển Đông, được xem là nhắm vào Nhật và Đài Loan.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, 26 December 2016

Tàu sân bay Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận, Nhật cảnh giác



Tàu sân bay Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận, Nhật cảnh giác

media
Trung Quốc : Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong cuộc tập trận ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 11/12/2016.Reuters

Trong một thông cáo công bố hôm qua, 24/12/2016, Hải Quân Trung Quốc cho biết là hàng không mẫu hạm duy nhất của nước này là chiếc Liêu Ninh đã bắt đầu hành trình ra tập trận ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Động thái của Trung Quốc đã khiến cho quân đội Nhật Bản và Đài Loan đề cao cảnh giác, nhất là khi ra Thái Bình Dương, hạm đội Trung Quốc buộc phải sử dụng eo biển Miyako của Nhật Bản hoặc eo biển Ba Sĩ (Bashi) giữa Đài Loan và Philippines.

Thông cáo của Hải Quân Trung Quốc cho biết là tháp tùng theo chiếc Liêu Ninh sẽ là một đội chiến hạm, nhưng không đi vào chi tiết, không nói gì về tuyến đường mà hạm đội tàu sân bay Trung Quốc sẽ sử dụng, cũng như thời gian và vị trí cụ thể của cuộc tập trận.

Theo giới quan sát, đây sẽ là lần đầu tiên mà hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc ra tập trân ở Thái Bình Dương, vì từ khi được Hải Quân Trung Quốc đưa vào hoạt động năm 2012 đến nay, chiếc Liêu Ninh chỉ hoạt động quanh quẩn trong các vùng biển sát Trung Quốc, như ở Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và đặc biệt là ở Biển Đông.
Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã hôm 22/12 vừa qua đã trích dẫn Hải Quân Trung Quốc cho biết từ đầu tháng 12 năm 2013 đến nay, chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc đã tiến hành hơn 100 cuộc thử nghiệm và tập trận trên Biển Đông, phối hợp với phi cơ, chiến hạm và tàu ngầm.

Tokyo và Đài Loan đề cao cảnh giác
Các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan đã theo dõi rất sát các động thái của chiếc Liêu Ninh.
Bộ Quốc Phòng Nhật Bản vào hôm nay đã xác nhận rằng một khu trục hạm của họ ngay từ chiều hôm qua đã phát hiện đội tàu sân bay của Trung Quốc, bao gồm 3 tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường, 3 tàu hộ tống và một tàu hậu cần ở khu vực trung tâm của Biển Hoa Đông.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, Hải Quân Nhật đang theo dõi chặt chẽ các động thái của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc vì lẽ để đi ra Thái Bình Dương, chiếc Liêu Ninh có thể đi qua eo biển Miyako nằm giữa quẩn đảo Miyako và đảo Okinawa của Nhật.

Đài Loan cũng nâng cao cảnh giác. Theo hãng tin Anh Reuters, Bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm nay cho biết là họ đang giám sát hành trình cũng như cuộc tập trận của chiếc Liêu Ninh. Theo nguồn tin này, khi ra Thái Bình Dương, hạm đội Trung Quốc đi ngang eo biển Miyako, nhưng khi trở về, chiến hạm Trung Quốc có thể sử dụng eo biển Ba Sĩ nằm giữa Đài Loan và Philippines.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump đang căng thẳng trên hồ sơ Đài Loan, giới quan sát không loại trừ khả năng Trung Quốc cho hạm đội của mình đi qua eo biển Ba Sĩ sát Đài Loan để thị uy.


Nhật tăng ngân sách quốc phòng trong lúc có căng thẳng với TQ

  • 22 tháng 12 2016
Nhật defence
Thủ tướng Shinzo Abe ký bản ngân sách quốc phòng cho năm tài chính từ 01/04/2017.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa thông qua ngân sách quốc phòng cao kỷ lục trong bối cảnh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và sự đe dọa vũ khí và tên lửa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.
Ngân sách quốc phòng vừa được thông qua tăng 1,4% lên mức 5,13 nghìn tỷ yen, tương đương 35,2 tỉ bảng hay 43,6 tỉ usd, với phần tăng thêm chủ yếu là do chi phí của chiến đấu cơ và tàu ngầm.
Một ngân sách riêng dành cho hoạt động tuần duyên cũng sẽ tăng đáng kể.
Nhật defence
Tàu tuần duyên Trung Quốc thường xuyên có mặt ở khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
Các kế hoạch chi tiêu trên là một phần trong toàn bộ ngân sách trị giá 97,5 nghìn tỷ yen cho năm tài chính bắt đầu từ 01 tháng Tư 2017.
Ngân sách này cần phải được Quốc hội Nhật Bản thông qua, nhưng nếu được phê duyệt, đây là lần thứ năm liên tiếp Nhật tăng ngân sách quốc phòng.
Chi phí bảo hiểm xã hội tăng cao nhằm đáp ứng phí tổn dịch vụ cho nền dân số già cỗi đã gây nhiều áp lực cho nền kinh tế Nhật Bản, và việc tăng ngân sách quốc phòng và tuần duyên sẽ càng làm tăng thêm nợ công của nước này.

Lo ngại trong tranh chấp với Trung Quốc

Căng thẳng tăng lên trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông cũng là nguyên nhân khiến ngân sách tuần duyên của Nhật Bản tăng lên 210 tỉ yen, tương đương 1,8 tỉ đô la kể từ năm tới - so với mức 187,7 tỉ yen của năm 2016.
Các tàu tuần duyên của cả hai quốc gia thường xuyên theo sát nhau như hình với bóng ở khu vực quần đảo không có người sinh sống, hiện thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản nhưng cũng được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Nhật defence
Khu vực quần đảo tranh chấp Sensaku theo tiếng Nhật và Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc.
Năm tàu tuần duyên cỡ lớn với 200 nhân viên lực lượng hải cảnh sẽ nằm trong các khoản được chi trả trong ngân sách mới.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản cũng sẽ được nâng cấp để có thể đối phó với sự đe dọa từ các chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Sunday, 25 December 2016

VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ nước cờ mới của Donald Trump



Show original message

On Saturday, December 24, 2016 1:42 AM, "HungThe
 
        Kính chuyển quývị nhận định, ht


----- Forwarded Message -----
From: Luong Mai <luongkathymai> wrote
From: Lucky Nguyen <
Date: 2016-12-23 19:36 GMT-08:00
Subject: Nước cờ mới của Donald Trump : Vũ khí nguyên tử
To:

VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ
nước cờ mới của Donald Trump
Author: Hữu Nguyên
Source: Saigon Times
Posted on: 2016-12-23
Một lần nữa, thế giới lo ngại, Chiến Tranh Lạnh sẽ tái diễn, khi tổng thống vừa đắc cử Donald Trump, tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn MSMBC, hôm Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016: Hoa Kỳ hãy sẵn sàng cho cuộc chạy đua võ trang!

Lời tuyên bố của ông, một lần nữa khẳng định quan điểm, được ông diễn tả trên Twitter vào hôm trước, Thứ Năm, 22 tháng 12: “Hoa Kỳ phải tăng cường nhiều hơn nữa số lượng và khả năng của vũ khí nguyên tử, cho đến khi nào, mỗi khi nghĩ tới vũ khí nguyên tử, thế giới phải nghĩ tới sức mạnh nguyên tử của Hoa Kỳ” (The United States must greatly strengthen and expand its nuclear capability until such time as the world comes to its senses regarding nukes).

Ngạc nhiên và đáng lo ngại hơn, cùng ngày, tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố, nước Nga cần gia tăng sức mạnh vũ khí nguyên tử.

Trần an dư luận, trong những lần trả lời phỏng vấn trên truyền hình vào ngày Thứ Sáu, Sean Spicer, phát ngôn viên của Donald Trump, đã nói: “Chắc chắn Mỹ sẽ không chạy đua võ trang vũ khí nguyên tử, nếu Nga và Trung Cộng có thiện chí”. Ông nhấn mạnh:Tuyên bố như vậy, Trump chỉ muốn cho các quốc gia hiểu rõ, Hoa Kỳ sẽ không thể ngồi yên, để các nước khác thi nhau chế tạo vũ khí nguyên tử. Một khi hiểu được như vậy, các nước sẽ biết hành xử khôn ngoan để tất cả đều có lợi.

Nhiều người cho rằng, những lời tuyên bố của Donald Trump chỉ là bốc đồng, hù doạ, giật gân, nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Sự thực, không hẳn vậy.

Thương trường là chiến trường. Là một thương gia thành công với hơn nửa thế kỷ kinh nghiệm, chắc chắn Donald Trump hiểu khi nào hù doạ và khi nào hăm doạ. Hù doạ – chỉ nói mà không làm. Hăm doạ – nói mà không nghe là phải làm. Khi hăm doạ, phải sẵn sàng có đầy đủ 3 yếu tố: Một, sức mạnh thực hiện lời hăm doạ; hai, lòng quyết tâm sử dụng sức mạnh đó; ba, phải cho kẻ thù hiểu rõ yếu tố 1 và 2. Khi đó, lời hăm doạ sẽ có sức mạnh và đạt được mục tiêu mà ít khi tốn công sức. Vì vậy, lời tuyên bố, “Hoa Kỳ cần tăng cường sức mạnh vũ khí nguyên tử”, chắc chắn phải là sự hăm doạ. Không những thế, nó còn báo hiệu một sự răn đe, một quyết tâm, trong sứ mạng MAKE AMERICAN GREAT AGAIN của Donald Trump.

Tại sao có thể nói như vậy?
Nhìn vào cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử của thế giới trong thời gian gần đây, nhiều người lo ngại khi thấy, Hoa Kỳ mất quá nhiều thì giờ và công sức, đi thương lượng với Trung Cộng để ngăn chặn không cho Bắc Hàn tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử. Trong khi đó, chính Trung Cộng tiếp tay Bắc Hàn thủ đắc vũ khí nguyên tử, để một mặt Trung Cộng tạo sức mạnh nguyên tử cho quốc gia Bắc Hàn chư hầu, đe doạ Nam Hàn, Nhật Bản và ngay cả Hoa Kỳ; mặt khác tạo vị thế quan trọng cho Trung Cộng tại LHQ, cũng như với Mỹ trên phương diện chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao…

Phải chăng, vì hiểu rõ âm mưu thâm độc của Trung Cộng, đồng thời hiểu rõ, thế quân bình sức mạnh nguyên tử tại vùng Đông Á, sẽ ngăn chặn nguy cơ chiến tranh (Nuclear Deterrence Theory of War), nên Donald Trump tin rằng, đã đến lúc phải để Nam Hàn và Nhật Bản thủ đắc vũ khí nguyên tử?

Trong chương trình Fox News Sunday, ngày 3 tháng 4, 2016, khi được Chris Wallace hỏi, “Ông muốn một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử tại vịnh Cao Ly?” (You want to have a nuclear arms race on the Korean peninsula?), Donald Trump xác nhận: “Trên nhiều phương diện, thế giới đang thay đổi. Hiện tại, Pakistan, Bắc Hàn, Trung Cộng, Ấn Độ, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác có vũ khí nguyên tử. Vì vậy, sẽ tốt hơn cho Nam Hàn và Nhật Bản, nếu họ có vũ khí nguyên tử”.

Ngày 4 tháng 5, 2016, khi Wolf Blitzer (CNN) hỏi, “Ông sẵn sàng để Nhật Bản và Nam Hàn có vũ khí nguyên tử”, Donald Trump trả lời: “Tôi chuẩn bị cho chuyện đó, vì nếu họ không chịu đóng góp phí tổn để Hoa Kỳ bảo vệ họ, chúng ta không có đủ khả năng bảo vệ trật tự an ninh cho họ”.
Hiển nhiên, Donald Trump biết rất rõ, với khả năng tài chánh, kỹ thuật khoa học và vật liệu sẵn có, Nhật Bản và Nam Hàn đều có thể chế tạo vũ khí nguyên tử bất cứ khi nào (Nuclear-capable state). 

Theo Japan Times ngày 24 tháng 6, 2016, phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với chủ tịch Tập Cận Bình, Nhật Bản có khả năng thủ đắc vũ khí nguyên tử trong vòng 24 giờ (U.S. Vice President Joe Biden has told Chinese President Xi Jinping that Japan has the capacity to acquire nuclear weapons virtually overnight.)

Như vậy, nếu Nam Hàn và Nhật Bản có vũ khí nguyên tử, tham vọng bành trướng và đe doạ thế giới bằng vũ khí nguyên tử của Trung Cộng và Bắc Hàn sẽ bị kiềm toả. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho Donald Trump và Hoa Kỳ, rảnh tay thực hiện sứ mạng MAKE AMERICAN GREAT AGAINMuốn vậy, Donald Trump một mặt tỏ vẻ theo chủ nghĩa tân biệt lập (neo-isolationism), để đẩy Nam Hàn, Nhật Bản vào vị thế phải lo tự bảo vệ, mặt khác ông bật đèn xanh cho hai quốc gia chế tạo vũ khí nguyên tử.

Nếu đúng, đây là một nước cờ rất khôn ngoan của Donald Trump. Nhưng chắc chắn, nước cờ này sẽ khiến cho thế giới chống đối. Vì vậy, khi báo New York Times đăng những tin này vào ngày 13 tháng 11 năm 2016, Donald Trump đã bác bỏ trên Tweetter: “The @nytimes states today that DJT believes ‘more countries should acquire nuclear weapons.’ How dishonest are they. I never said this!”

Ngay sau đó, nhiều tờ báo đã vội vã đăng bài, chê Donald Trump “dám nói mà không dám nhận”.

Họ quên mất hoặc họ không hiểu, nước cờ Donald Trump đi, đã tác động mạnh mẽ đến Nam Hàn, Nhật Bản, Bắc Hàn, Trung Cộng… Vì thế, bây giờ đến lúc Donald Trump phủ nhận. Phủ nhận, để mọi người càng thêm tin tưởng vào những gì ông đã nói. Nói rồi phủ nhận, với Donald Trump, không phải là chuyện dám hay không dám, mà là một nghệ thuật, nhằm thực hiện mục tiêu bằng chiến tranh tâm lý, đối với đồng minh cũng như kẻ thù.

Hữu Nguyên ( huunguyen@saigontimes.org)



__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen

Putin nói Nga 'mạnh hơn bất kỳ kẻ gây hấn nào'


Putin nói Nga 'mạnh hơn bất kỳ kẻ gây hấn nào'

  • 23 tháng 12 2016
Russian President Vladimir Putin at press conference, 23 Dec 16Tổng thống Putin ưu tiên cho chi phí quân sự, gồm cả việc đầu tư và kho vũ khí hạt nhân
Tổng thống Vladimir Putin nói Nga "mạnh mẽ hơn bất kỳ kẻ nào định gây hấn" bởi nước này đã hiện đại hóa hệ thống tên lửa hạt nhân và các sức mạnh khác.
Ông cũng nói rằng việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo (Hiệp ước ABM) hồi 2001 đã "tạo điều kiện cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới".
Hiệp ước này được Nga và Mỹ ký hồi 1972.
Về chiến thắng của Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, ông Donald Trump, ông Putin nói rằng "không ai tin ông ấy sẽ thắng, trừ chúng tôi".
Ông Trump đã nồng nhiệt tán dương ông Putin.
Nhà lãnh đạo Nga đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc họp báo thường niên quan trọng, kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ.
Ông nói rằng "không có gì đặc biệt" trong lời kêu gọi mới nhất của ông Trump, theo đó muốn nước Mỹ "tăng cường và mở rộng một cách mạnh mẽ" sức mạnh hạt nhân của mình.
Khi được hỏi liệu ông có tranh cử trong kỳ bầu tổng thống Nga vào năm 2018 nữa hay không, ông Putin không khẳng định rõ ràng. "Tôi sẽ xem xem diễn biến ở nước này và trên thế giới thế nào đã," ông nói.

'Chạy đua vũ trang'

"Chẳng có gì là bí mật khi chúng tôi nỗ lực cải thiện sức mạnh tên lửa của mình," ông Putin nói.
Kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước ABM, ông nói, "chúng tôi đã hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ của mình".
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng quân đội Mỹ hùng mạnh nhất thế giới.
"Nếu như có ai đó mở ra một cuộc chạy đua vũ trang thì đó không phải là chúng tôi," ông nói. "Chúng tôi sẽ không bao giờ chi phí cho cuộc đua vũ trang ở mức mình không kham nổi."
Iskander M system, Sept 2016Việc Nga triển khai tên lửa Iskander tại Kaliningrad khiến Ba Lan cảnh giác
Một nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Nga, đăng trên Bản tin Khoa học Nguyên tử (Bulletin of the Atomic Scientists), nói rằng tuy ông Putin nói vậy nhưng việc ngân sách gặp khó khăn đang làm chậm các nỗ lực hiện đại hóa.
Ông Putin đã bác bỏ các cáo buộc của chính phủ Hoa Kỳ theo đó nói Nga có liên quan trong việc tấn công tin tặc vào hệ thống máy tính của đảng Dân chủ trong quá trình vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ.

'Nhiều người Mỹ cũng nghĩ giống vậy'

"Phe thua cuộc đang tìm cách đổ lỗi cho người ngoài. Họ nên nhìn lại những vấn đề nằm trong chính họ đi thì hơn."
Ông cũng nhắc rằng phe Dân chủ thua cả trong kỳ bầu cử quốc hội. "Cũng là do tôi hay sao?" ông nói.
"Vấn đề quan trọng ở đây là những thông tin mà các tin tặc cung cấp... Họ đã phóng đại điều gì chăng? Không, họ chỉ tiết lộ những thông tin xác thực."
Một phóng viên nói với ông Putin rằng theo một kết quả khảo sát, 37% ủng hộ viên đảng Cộng hòa ở Mỹ có cảm giác tích cực đối với ông.
"Điều đó có nghĩa là nhiều người Mỹ có cùng quan điểm về việc cần điều hành thế giới này thế nào, cần xử lý các vấn đề chung ra sao," ông Putin trả lời.
"Đó là một cơ sở tốt để xây dựng những mối quan hệ giữa hai cường quốc chúng ta."

'Vấn đề dopping'

Khi được hỏi về vụ bê bối doping trong làng thể thao Nga, ông Putin đã công kích Grigory Rodchenkov, người từng đứng đầu phòng xét nghiệm chống doping của Nga và cũng là người đã cáo giác vấn đề.
Grigory Rodchenkov, 2007 file photoGrigory Rodchenkov từng đứng đầu cơ quan phòng chống doping của Nga (hình chụp năm 2007)
"Quý vị có biết ông ta trước đó làm việc ở đâu không?" ông Putin hỏi.
"Tại Canada! Và ông ta làm gì khi đó? Ông ta tới Nga và... đem theo mọi thứ bẩn thỉu. Tôi khó lòng tưởng tượng được rằng không ai từng phát hiện ra trước đó ông ta đã mang theo những chất bị cấm qua lại biên giới của Canada hoặc Mỹ."
Theo ông Putin, "ông ta đã biến chuyện này thành chuyện làm ăn cá nhân - ông ta khiến mọi người dùng các chất bị cấm đó".
Tiết lộ của ông Rodchenkov đã dẫn tới cuộc điều tra của Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (Wada), và cơ quan này nói Nga đã tài trợ việc sử dụng doping ở tầm quốc gia trong thời gian bốn năm đối với hầu hết các môn thể thao dự thi Olympics.
Vụ bê bối khiến các vận động viên Nga bị cấm thi đấu trong một số môn ở Thế vận hội Rio 2016, và cấm toàn bộ việc tham dự Đại hội Thể thao Khuyết tật diễn ra trong cùng năm.
Ông Putin thừa nhận Nga "có vấn đề đối với doping", nhưng Nga "chưa bao giờ tạo ra vấn đề về doping".
Ông nói các xét nghiệm của Wada cần phải "minh bạch và có thể giám sát được".
"Thể thao cần được tách bạch khỏi mọi ảnh hưởng chính trị," ông nói thêm.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tên lửa đến các vùng tranh chấp ở Biển Đông



Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tên lửa đến các vùng tranh chấp ở Biển Đông

media
Ảnh vệ tinh của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (CSIS) công bố tháng 12/2016, cho thấy dường như Trung Quốc đã đặt tên lửa trên Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), ở Biển ĐôngReuters/路透社
Các quan chức Hoa Kỳ nói với truyền hình Mỹ Fox News là Trung Quốc đã đưa thêm nhiều tên lửa phòng không tới vùng Biển Đông và các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng các vũ khí này, lần đầu tiên, sẽ được bố trí tại các khu vực đang có tranh chấp.
Đài truyền hình Mỹ Fox News, ngày hôm qua, 23/12/2016 đưa tin, các ảnh vệ tinh tình báo Mỹ cho thấy nhiều tên lửa phòng không của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Thế nhưng, Hải Nam không nằm trong vùng lãnh thổ có tranh chấp. Theo các quan chức Hoa Kỳ, đây chỉ là nơi trung chuyển, trước khi các tên lửa này được triển khai trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) hoặc trong vùng quần đảo Trường Sa.
Hai loại tên lửa nhìn thấy ở đảo Hải Nam là tên lửa phòng không CSA-6b có tầm bắn 10 hải lý và tên lửa HQ-9, gần giống tên lửa S-300 của Nga và có tầm bắn 125 hải lý.
Hồi tháng Hai, đài truyền hình Fox News đã đưa tin là Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).
Các nay vài tuần, các ảnh vệ tinh dân sự do một cơ quan tư vấn Hoa Kỳ công bố, cho thấy các công sự đặt pháo đã được xây dựng trên bẩy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp trong vùng quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chưa thấy có tên lửa ở đây.
Đầu tháng 12, đài Fox News đã đưa tin là Bắc Kinh sẵn sàng đưa tên lửa phòng không từ một cảng ở đông nam Trung Quốc ra vùng Biển Đông. Mặt khác, lần đầu tiên kể từ tháng 03/2015, máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc cũng đã bay vào vùng Biển Đông, chỉ vài ngày sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Fox News, ông David Deptula, nguyên lãnh đạo cơ quan tình báo không quân Mỹ nhận định : « Đây là một ví dụ về phiêu lưu và hung hăng của Trung Quốc trước một loạt các chính sách bạc nhược và vô hiệu quả mà chúng ta đã chứng kiến trong tám năm qua ».
Trong tháng này, ảnh vệ tinh tình báo Hoa Kỳ còn cho thấy các bộ phận của tên lửa phòng không SA-21, tại cảng Yết Dương (Jieyang), tỉnh Quảng Đông (Guangdong), nơi mà Trung Quốc tập kết các thiết bị quân sự để chuyển tới các đảo trong vùng Biển Đông.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc

RFA
2016-12-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc.
TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc.
Courtesy of nhandan.com
Chiều hôm qua tại trụ sở Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc đang có chuyến thăm Hà Nội.
Thông tấn xã nhà nước Việt Nam loan báo tin này và cho biết là đoàn đại biểu đảng cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam lần này là để tham dự Hội thảo lý luận giữa hai đảng lần thứ 12.
Được biết cuộc hội thảo lần này, ngoài vấn đề xây dựng đảng cộng sản như những lần trước, hai bên sẽ có trao đổi những kinh nghiệm về việc chống tham nhũng. Cả hai ông Nguyễn Phú Trọng và Lưu Kỳ Bảo đều nói đến việc phát triển quan hệ Việt Trung đang tốt đẹp và ổn định.
Việt Nam và Trung Quốc có chế độ chính trị giống nhau, nhưng có những xung đột về lãnh hải rất căng thẳng ở biển Đông. Trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không thấy hai vị lãnh đạo đề cập đến những bất đồng này.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh