Tướng Hoa Kỳ: "Hiểu
lầm" có thể dẫn đến xung đột Mỹ - Trung ở Biển Đông
Cựu đô đốc Mỹ Dennis Blair phát biểu tại Diễn đàn Công nghiệp Hạt
nhân Nhật Bản - JAIF, Tokyo 13/04/2015AFP PHOTO / Yoshikazu TSUNO
Những “hiểu lầm” thông thường có nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột
trên Biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là lời cảnh báo của một cựu sĩ
quan cao cấp Mỹ trên đài phát thanh và truyền hình ABC của Úc, đăng ngày
03/10/2016.
Trả lời phỏng vấn đài ABC, đô đốc về hưu Dennis Blair, từng lãnh
đạo cơ quan tình báo quốc gia và chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho
rằng ông không tin là Mỹ hoặc Trung Quốc muốn đi đến chiến tranh để chấm dứt sự
cách biệt. Nhưng cả hai bên đều bị giam hãm trong thế đối lập mà không thể nào
đạt được một thỏa hiệp.
Ông nói: “ Khi tôi thảo luận với các quan chức
Trung Quốc, tôi không ngờ làm mình nghiêng hẳn theo quan điểm của Hoa Kỳ. Tôi
nghĩ là cả đôi bên đều không có khả năng hiểu được chuyện gì đang xảy ra,
chuyện gì đang diễn ra ở phía bên kia và khó có thể tìm được một đồng thuận để
hai bên cùng chung sống ”.
Theo cựu đô đốc Mỹ, những đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền lãnh
thổ tại Biển Đông, đối với Hoa Kỳ là điều
“không thể chấp nhận”. Và sự bế tắc hiện nay đang tạo ra một tình
huống là không bên nào chịu xuống nước.
Ông nói, “chúng ta dường như phải xử lý bằng
cách hoặc là chấp nhận một loạt các nhượng bộ hoặc phải chiến thắng. Và kiểu
quan hệ này chỉ có thể làm cho tình hình thêm leo thang, có thể dẫn đến xung
đột. Hiểu lầm, gây sợ hãi và đối đầu”.
Khi được hỏi trong trường hợp xảy ra xung đột, đô đốc Dennis Blair
cho rằng quân đội Mỹ chỉ cần mất khoảng 10-15’ để “khống
chế” các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông. Do đó, ông nghĩ là
“Mỹ và Úc nên thường xuyên tập luyện cùng nhau ở Biển Đông, bằng cách chứng tỏ
là khi cần, họ sẽ điều lực lượng vũ trang đến các vùng biển và không phận quốc
tế”.
Kế hoạch an ninh hàng hải mới của Mỹ ở Đông Nam Á
Tàu Trung Quốc tại Đá Vành Khăn - Trường Sa, Biển ĐôngREUTERS
Cuối tuần qua, tại Hawai, Hoa Kỳ và các nước ASEAN đã mở một cuộc
họp không chính thức giữa các bộ trưởng Quốc phòng. Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng
cuộc họp này cho thấy tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách của chính quyền
Obama “xoay trục” sang châu Á. Đây cũng là cuộc họp đầu tiên giữa các bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ và ASEAN kể từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ
kiện Biển Đông, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.
Cuộc họp ở Hawai đã bàn về các vấn đề an ninh, từ khủng bố Hồi
giáo cho đến cứu hộ thiên tai và cứu trợ nhân đạo, nhưng trọng tâm vẫn là vấn
đề an ninh hàng hải, do tình hình căng thẳng tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Nhân dịp này, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố một số
sáng kiến mới về an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, trong đó bao gồm đối thoại về
an ninh hàng hải và thao dượt chung với các nước ASEAN về tăng cường giám sát
vùng biển.
Theo tờ The Diplomat trong bài viết đề ngày 02/10/2016, mặc dù
trong những năm gần Hoa Kỳ đã mở rộng và đa phương hoá các cuộc thao dượt quân
sự với từng nước Đông Nam Á, kế hoạch nói trên rất đáng chú ý. Sự tham gia ngày
càng nhiều của lực lượng tuần duyên Mỹ vào hợp tác với các nước ASEAN cũng đáng
kể.
Hoa Kỳ cũng đang muốn đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thực thi
pháp luật quân sự của Mỹ với những cơ quan của các nước Đông Nam Á, bởi vì các
thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống mà hai bên đang phải đối
phó rất là phức tạp.
Tại cuộc họp ở Hawai, ông Carter cho biết đã nhờ Trung tâm châu Á
Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh, trực thuộc bộ Quốc phòng Mỹ, tổ chức một
hội thảo về năm tới để xác định những lĩnh vực cần đẩy mạnh hợp tác giữa Hoa Kỳ
với ASEAN. Vào năm tới, Washington cũng sẽ mời các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
đến một căn cứ quân sự của Mỹ ở Florida để thảo luận về thảo luận về việc tăng
cường khả năng giám sát vùng biển của các nước Đông Nam Á.
Cũng theo The Diplomat, trước đó, thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Amy
Searight, khi phát biểu khai mạc đối thoại an ninh Mỹ - Philippines ngày 18/03
năm nay, đã cho biết là bộ này đã báo cho Quốc hội rằng họ đang chuẩn bị một
sáng kiến an ninh hàng hải mới cho các quốc gia Đông Nam Á nằm ở khu vực Biển
Đông. Mục tiêu chính của sáng kiến này chính là xây dựng khả năng bảo vệ an ninh
hàng hải của các nước đối tác và đồng minh của Mỹ ở khu vực này.
Thật ra thì trước đó chính quyền Obama cũng đã đẩy mạnh hỗ trợ các
nước Đông Nam Á về an ninh hàng hải trước những hành động của Trung Quốc nhằm độc
chiếm Biển Đông. Cụ thể đó là giúp Philippines xây Trung tâm Giám sát Duyên hải
Quốc gia, giúp Việt Nam xây trung tâm huấn luyện lực lượng tuần duyên, giúp
Indonesia và Malaysia nâng cao khả năng giám sát vùng biển.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment