Lần
đầu tiên Hạm Đội 3 của Mỹ tham gia tuần tra Biển Đông
Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.Reuters
Ngày 21/10/2016, Hải Quân Mỹ đã phái khu trục hạm USS Decatur đến
vùng biển Hoàng Sa để thách thức Trung Quốc bằng một cuộc tuần tra bảo vệ tự do
hàng hải. Theo tiết lộ của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters ngày 25/10/2016, chiến
hạm Decatur không thuộc Hạm Đội 7 mà thuộc Hạm Đội 3, vốn không hề can thiệp
vào châu Á từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.
Hai nguồn tin Mỹ khác nhau đã khẳng định với Reuters, chiến hạm đã
đến vùng Hoàng Sa thách thức « yêu sách trên biển quá đáng » của Trung Quốc tại
Biển Đông nằm dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ, đặt bản doanh tại
San Diego, California.
Như vậy, đây là lần đầu tiên mà Mỹ cho Hạm Đội 3 đến hoạt động tại
Biển Đông, và cũng là lần đầu tiên một chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng
hải ở Biển Đông lại không do Hạm Đội 7 chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương và
đặt bản doanh tại Nhật Bản tiến hành.
Các nguồn tin trên xác định việc mở cửa cho Đệ Tam Hạm Đội tiến
vào Biển Đông nằm trong mục tiêu tăng cường sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong
khu vực và thử nghiệm chiến lược mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động trên hai
mặt trận ở châu Á cùng một lúc.
Một nguồn tin xin ẩn danh nói rõ hơn : Cho tàu của Hạm Đội 3 đến
hoạt động ở Châu Á có nghĩa là Hải Quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn cùng một
lúc các hoạt vừa ở vùng bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.
Nguồn tin này khẳng định rằng sắp tới đây, các hoạt động của Hạm
Đội 3 tại Châu Á sẽ thường xuyên hơn.
Việc Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ được biệt phái qua hoạt động tại châu
Á sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Lý do
rất đơn giản là lực lượng chủ đạo lo việc bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hạm đội này
hùng hậu hơn Đệ Thất Hạm Đội rất nhiều. Hạm Đội 3 có hơn 100 chiếc tàu, trong
đó bốn tàu sân bay, trong lúc Hạm Đội 7 chỉ có khoảng 80 tàu, trong đó một tàu
sân bay, là chiếc USS Ronald Reagan.
Một phát ngôn viên của Đệ Tam Hạm Đội tại San Diego cho biết khu
trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường Decatur là một trong ba chiếc thuộc
Nhóm Hàng Động Trên Biển (Surface Action Group - SAG) đã được triển khai tới
vùng Biển Đông từ cách nay sáu tháng.
Theo Reuters, năm 2015, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ -
đô đốc Scott Swift - đã dự báo một vai trò quan trọng hơn cho Hạm Đội 3 tại
châu Á, khi ông cho biết là đã bãi bỏ ranh giới hành chính phân định vùng hoạt
động của hai Hạm Đội 3 Ba và Hạm Đội 7, theo đó khi tàu của Hạm đội 3 băng qua
đường phân định trên biển để qua hoạt động trong vùng của Hạm Đội 7 thì phải
được dặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội 7.
Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là tàu từ Đệ
Tam Hạm Đội sẽ được gửi thêm đến khu vực Đông Á.
Việc tổ chức lại hoạt động giữa hai hạm đội Mỹ đã mang đến cho Hạm
đội 3 một vai trò quan trọng hơn trên tuyến đầu, vào lúc mà chính sách xoay
trục qua châu Á của Mỹ có dấu hiệu mất động lực trong khi đối thủ Trung Quốc càng
lúc càng quyết đoán gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông.
Biển Đông: Hải quân Hoa Kỳ 'thách thức' Trung Quốc
- 25
tháng 10 2016
Tàu khu trục USS Decatur của hải quân Hoa Kỳ "tự do di
chuyển" trên Biển Đông gần đây là nhằm thách thức "những tuyên bố
hàng hải quá đáng" của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, theo hãng tin
Reuters.
Bài viết ký tên tác giả Tim Kelly
hôm 25/10 dẫn hai nguồn giấu tên, cho biết hoạt động này do Hạm đội Ba ở San
Diego chỉ huy, để "củng cố sức mạnh hàng hải Hoa Kỳ ở khu vực".
Tàu USS Decatur hôm 21/10 đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa,
mà chỉ huy Gary Ross gọi là hoạt động "thường kỳ, hợp pháp mà không cần có
tàu hộ tống và đã không xảy ra sự cố".
Trung Quốc đã có phản ứng trong cùng ngày, gọi đây là hoạt động
"trái phép" và khiêu khích", và cáo buộc Washington cố tình tạo
căng thẳng khi cho tàu tới sát các hòn đảo mà Bắc Kinh coi là của mình.
Bộ Quốc phòng nước này cho biết hai tàu Trung Quốc trong lúc đi
tuần tra đã cảnh báo tàu của Hoa Kỳ phải rời đi. Trong một thông cáo trên trang
điện tử, cơ quan này nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường tuần tra trên biển và
trên không ở khu vực, theo Al Jazeera.
Đây là lần đầu tiên một chiến dịch tự do di chuyển được thực hiện
mà không có sự chỉ huy từ Hạm đội Bảy đóng ở Nhật, và là một phép thử nhằm cho
phép Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động hàng hải của mình đồng thời ở cả hai mặt ở
châu Á, Reuters dẫn hai nguồn ẩn danh nói.
Việc đưa Hạm đội Ba vào thường xuyên chỉ huy các tàu thuyền ở khu
vực châu Á, là hoạt động vốn đã không được thực hiện kể từ Thế chiến 2 tới
nay, sẽ cho phép hải quân Hoa Kỳ có thể thực hiện các chiến dịch cùng lúc ở cả
bán đảo Triều Tiên và Philippines, một trong hai nguồn nói với Reutes.
Hạm đội Ba có hơn 100 tàu, trong đó có bốn hàng không mẫu hạm,
theo bài báo.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với đa số đảo ở Biển Đông mà
Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Brunei cũng cho là của mình.
Hôm 22/10 Việt Nam đón ba tàu hải quân Trung Quốc ở
cảng quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa.
Hải quân Hoa Kỳ trước đó đã có chuyến ghé thăm lịch sử tới Cam
Ranh, gần 21 năm sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, với tàu khu trục
hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable cập cảng hồi đầu
tháng.
Trước đó, tàu Nhật Bản, Nga và Pháp cũng từng thăm cảng chiến
lược miền Trung này.
Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược gần các tuyến hàng hải quốc tế,
có thể bao quát phần lớn Biển Đông và hai quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa
và Trường Sa.
Đây từng là căn cứ không quân và hải quân của Hoa Kỳ trong thời
Chiến tranh Việt Nam, sau đó, nơi này được Liên Xô quản lý từ 1979 trong gần
25 năm không phải trả tiền thuê, và trao lại cho Hà Nội vào năm 2002.
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh <
No comments:
Post a Comment