Chiến hạm Mỹ tập trận
« diệt tàu ngầm và phòng không » tại Biển Đông
Chiến hạm Mỹ USS Bonhomme Richard (LHD-6) trên đường tới thăm cảng
Hồng Kông, ngày 29/10/2012REUTERS/Tyrone Siu
Trong hai ngày 03 và 04/10 vừa qua, một đơn vị hải quân tác chiến
Mỹ, gồm ba chiến hạm tối tân, đã tập trận bằng đạn thật tại Biển Đông. Mục tiêu
là để chuẩn bị đưa vào khu vực một hạm đội đa năng «
phòng không, diệt hạm, săn tàu ngầm ».
Theo tin từ bộ tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, cuộc
tập trận huy động khu trục hạm thuộc nhóm
« xung kích viễn chinh ESG » USS Bonhomme Richard và hai chiến hạm
trang bị tên lửa đẫn đường USS Spruance và USS Decatur thuộc «
Lực lượng Hành động trên mặt biển SAG » của Hạm đội Thái Bình
dương. Cuộc tập trận bằng đạn thật theo kịch bản chống chiến thuật tấn công từ
dưới mặt biển và từ trên không của đối phương.
Theo giải thích của đô đốc Scott H.Smith, tư lệnh hạm đội 7, cuộc
tập trận này « mở đường » cho kế hoạch
bố trí một lực lượng hải chiến đa năng «
diệt hạm, săn tàu ngầm và phòng không » đối phó với chiến thuật
« ba mủi giáp công ».
Lực lượng đa năng sẽ được trang bị chiến đấu cơ F-35 lên thẳng có
thể cất cánh, hạ cánh trên khu trục hạm. Bộ chỉ huy Lực lượng Thái Bình dương sẽ
có trong tay vũ khí đa hiệu, uyển chuyển đương đầu với mọi tình huống.
Ngoài các chiến hạm, đơn vị
« xung kích viễn chinh » còn có một số tàu đổ bộ
« lội nước » và vận tải.
Manila thông báo với
Mỹ dừng tuần tra chung ở Biển Đông
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Bộ chỉ huy
quân đội Philippines ngày 04/10/2016.REUTERS/Romeo Ranoco
Chính quyền Manila rốt cuộc đã thực hiện những lời đe dọa giảm bớt
hợp tác quân sự với Mỹ mà tổng thống Philippines đã liên tiếp nêu lên trong
thời gian gần đây. Phát biểu với báo chí ngoại quốc vào hôm nay, 07/10/2016, bộ
trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana xác nhận quân đội Mỹ đã được
phía Philippines thông báo là các kế hoạch tuần tra và tập trận hỗn hợp của hai
bên trên Biển Đông đã bị đình chỉ theo yêu cầu của tổng thống Duterte.
Theo hãng tin Mỹ AP, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines còn cho biết
thêm hai quyết định khác liên quan đến việc giảm bớt sự hiện diện quân sự của
Hoa Kỳ trên lãnh thổ Philippines.
Trước hết, số lượng 107 lính Mỹ hiện đang đồn trú tại miền Nam
Philippines để điều khiển các chiếc drone – tức là máy bay không người lái – có
nhiệm vụ theo dõi hành tung của phiến quân Hồi Giáo, sẽ phải rời khỏi
Philippines sau khi quân đội Philippines tiếp thu xong năng lực sử dụng các
phương tiện thu thập thông tin tình báo đó.
Ngoài ra, cũng theo ông Lorenzana, tổng thống Duterte còn muốn đình
chỉ số 28 cuộc tập trận quân sự mà quân đội Philippines tiến hành mỗi năm với
lực lượng Mỹ. Vào tuần trước, tại Hà Nội, tổng thống Philippines đã tuyên bố
rằng ông muốn cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines đang diễn ra trong khu vực đảo
Luzon là cuộc tập trận với Mỹ cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông.
Cho đến nay, bất chấp những tuyên bố chống Mỹ của tổng thống
Duterte, cả các quan chức quân đội lẫn bộ trưởng Quốc Phòng Philippines luôn
tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của những phát biểu đó. Tuy nhiên, tuyên bố
của bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho thấy là chính quyền Manila bắt đầu
thực hiện các « chỉ thị » của tổng
thống Duterte.
Song song với bộ trưởng Quốc Phòng, vào hôm qua, ngoại trưởng
Philippines Perfecto Yasay cũng lên tiếng hậu thuẫn mạnh mẽ cho quan điểm rời
xa Mỹ của tổng thống Duterte.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, trên trang Facebook của
mình, ông Yasay khẳng định rằng Philippines cần phải thoát ra khỏi tình trạng «
lệ thuộc » vào Mỹ để « giải quyết hiệu quả những mối đe
dọa ở cả trong lẫn ngoài nước ».
Đối với Reuters, tuyên bố trên đây là hậu thuẫn mạnh mẽ nhất của
người lãnh đạo ngành ngoại giao Philippines cho lập trường chống Mỹ một cách
cứng rắn của đương kim tổng thống Duterte.
Riêng về Biển Đông, ông Perfecto Yasay không ngần ngại chỉ trích
thái độ không mặn mà của Mỹ trong việc giúp Philippines bảo vệ chủ quyền của
minh khi cho rằng Mỹ không thể bảo đảm trợ giúp Philippines bảo vệ chủ quyền
theo tinh thần hiệp định phòng thủ chung giữa hai bên, ký kết năm 1951.
Ông Yasay nhận định nguyên văn như sau :
« Lực lượng phòng vệ của chúng ta – tức là Philippines - nói chung vẫn chưa đủ
khả năng đối phó với những mối đe dọa an ninh từ những đối thủ tiềm tàng… Tệ
hại hơn là đồng minh duy nhất của chúng ta lại không thể bảo đảm rằng bằng một
lập trường kiên quyết giúp củng cố quyền chủ quyền của chúng ta theo luật pháp
quốc tế, họ sẽ nhanh chóng đển bảo vệ chúng ta căn cứ vào các hiệp định và thỏa
thuận quân sự hiện có ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment