Friday, 9 September 2016

Biển Đông: Obama Ra Đi, Mỹ Vẫn Ở Lại



 
Biển Đông: Obama Ra Đi, Mỹ Vẫn Ở Lại
Vi Anh

Lieu co xay ra chien tranh Trung-My vi Bien Dong?

Có người lo ngại TT Obama hết nhiệm kỳ hai ra đi khỏi Toà Bạch Ốc, Mỹ có thể rời khỏi Á châu Thái bình dương, đặc biệt là Biển Đông vùng biển TC đang bành trướng, xâm lấn nhiều biển đảo của các nước láng giềng. Lo như vậy vì có những dấu chỉ. Như ứng cử viên tổng thống Dân Chủ Hillary một trong những kiến trúc sư của chính sách «chuyển trục», lại tuyên bố chống hiệp ước TPP, mà TT Obama đã cố gắng liên kết với 12 nước ở hai bờ của Thái bình dương, có VNCS và loại TQ CS ra ngoài, để bao vây kinh tế TC song song với bao vây quân sự bằng chuyển trục quân sự Mỹ về đây. Và ứng cử viên đối thủ Cộng hoà Trump còn mạnh miệng hơn, vừa chống TPP, vừa đòi các đồng minh của Mỹ trong vùng là Hàn Quốc và Nhật Bản phải tự lo thân hoặc phải «trả tiền» nếu muốn được bảo vệ. Còn Phi luật tân, đồng minh của Mỹ bị TC xâm lấn nhiều hạng nhì trong vùng, tân Tổng Thống Duterte bạo mồm bạo miệng tuyên bố lung tung, sẽ đàm phán song phương với TC, có lúc thoá mạ Đại sứ Mỹ nữa, nên TC đang tìm cách chia rẽ, tách Phi ra khỏi Mỹ.

Nhưng phân tích cùng ký lý cho thấy dù ứng cử viên tổng thống Dân Chủ Hillary hay Cộng Hoà Trump lên, chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương do TT Obama chủ trương và chánh quyền Mỹ thực hiện gần 8 năm trời cũng không dễ dàng thay đổi. Chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương là chiến lược toàn cầu dài hạn, bên vững của Mỹ. Cứu cánh là bảo vệ tự do hàng hải, hàng không là quyền lợi cốt yếu, cốt lõi của Mỹ. Tổng thống nào, Cộng Hoà hay Dân chủ đều cũng có nhiệm vụ thực hiện, bảo vệ. Tổng thống tuy là lãnh đạo quốc gia, chấp chương quyền hành pháp, tư lịnh tối cao quân lực Mỹ, cũng không tự chuyên quyết định theo ý kiến cá nhân, theo cảm hứng nhứt thời, mà thường phải có ý kiến của bộ tham mưu trong đó các cơ quan, các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Những lời tuyên bố, những đề tài tranh cử không nhứt thiết là đường lối hành động, sách lược của chánh quyền khi làm tổng thống. Như TT Obama mạnh mẽ chống Chiến Tranh Afghanistan, nhưng khi lên làm tổng thống được tường trình đầy đủ từ các giới chức và cơ quan tham mưu, Ông tăng thêm 50.000 sang Afghanistan. Nên TT Obama hết nhiệm kỳ ra đi khỏi chức vụ tổng thống, quân lực Mỹ vẫn ở lại Á châu Thái bình dương.

Một, vì chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thế kỷ 21 là thế kỷ phát triển của Á châu Thái bình dương. Mỹ là nước nằm trên bờ của Tây Thái bình dương. Mỹ có một tiểu bang Hawaii nằm giữa Đông và Tây Thái bình dương. Đây là căn cứ chiến lược Hải Quân và Không Quân Mỹ của Mỹ.Á châu Thái bình dương là vùng biển mỗi năm hàng hoá của Mỹ chuyển qua đây, trị giá 5.000 tỷ USA. Phía Bắc TBD Mỹ còn gần 100.000 quân đang trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn. Nếu Mỹ để TC cắm chốt hai ngõ ra, làm tiền đồn ở Trường sa của VN và ở bãi cạn Scarborough của Phi Luật tân, thì coi như TC đã không chế Á châu Thái bình dương. Đó là điều không có bất cứ tổng thống nào, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên quân, Lưỡng viện Quốc Hội Cộng hoà hay Dân chủ đa số nào có thế chấp nhận được. Mà muốn giữ được an toàn cho quyền lợi của nước Mỹ, phải có quân đội Mỹ và cho đồng minh Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh để củng cố hoà bình.Quân lực của Mỹ luôn được cơ cấu, đào tạo trong thế sẵn sàng hai hay ba mặt trận, hà cớ gì Mỹ phải rút quân ơ Á châu Thái bình dương.

Hai, vì quân lực của TC chưa đủ sức đương đầu với Mỹ. Ngay ở Á châu TBD, sát bên nách TC, dù TC dùng chiến thuật gọi là biển tàu đối với Mỹ, TC cũng thất bại thê thảm vì số lượng tàu chiến và máy bay của TC còn phải 20 năm nữa hoạ mai mới so với Mỹ nổi, nếu Mỹ không tăng cường quân lực.

Ba, vì TC càng làm hùm làm hổ ơ Á châu Thái binh dương, TC càng cô đơn. Các nước Á châu TBD càng ngày càng xích lại gần Mỹ, phát triển đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện, đồng minh, liên minh với Mỹ. Như Nhựt, Nam Hàn, Phi Luật tân, Mã Lai, Nam dương, Ấn độ, Úc đều ủng hộ lập trường Mỹ. Có nước tuần tra chung với Mỹ như Nhựt, Úc.

Kể cả CSVN đồng chí với TC nhưng vẫn không bằng lòng TC về vấn đề Biển Đông. Ấn độ nước bị TC thường khuấy rối biên giới kết thân với VNCS nạn nhân bị TC xâm lấn biển đảo nhiều nhứt. Thủ Tương Ấn đến VN trước khi dư hội nghị G20, cho VN vay 500.000 triệu Mỹ kim mua tàu tuần tra và hoả tiễn của Ấn để bảo vệ biển đảo VN.

Bốn và sau cùng, thế mà TT Obama còn tranh thủ chuyến đi Á châu cuối cùng của Ông để củng cố sách lược chuyển trục này của Mỹ. Ông sẽ dành thì giờ viếng thăm và làm việc với Lào trong ngày 05/09 để phát triển tương quan tốt với Mỹ vì lãnh đạo nhà nước Lào mới lên muốn xích lại gần Mỹ. TT Obama sau hội nghi G 20, bay sang Lào, Ông tuyên bố viện trợ cho Lào 90 triệu đô la trong vòng ba năm, thêm vào số 100 triệu đô la mà Washington hỗ trợ từ 20 năm qua để rà soát, phá hủy bom mìn còn sót lại. Ông định dành thì giờ gặp để nói phải quấy với tân tổng thống Phi Duterte có tánh ăn nói bạt mạng, tiền hậu bất nhứt liên quan đến tương quan giữa Phi và TC, khiến TC tìm cách chia rẻ Mỹ và Phi. Nhưng TT Duterte lo ngại TT Obama can thiệp về hành động của Ông giết cả ngàn người mua bán ma tuý mà không thông qua pháp luật, nên Ô Duterte có những lời khiếm nhã, như dùng chữ chó đẻ khi nhắc tới TT Obama. Nên TT Obama huỷ bỏ cuộc gặp gỡ riêng Ô Duterte này. Và sau đó TT Duterte biết mình quen miệng chưởi thế, chười dồng bậy bạ, nên đả dich thân công khai xin lỗi.

Quan trọng có tính quốc tế nhứt, là TT Obama sẽ cật lực vận động khối G 20 trong hai ngày 03 và 04/09 họp do TC tới phiên đứng ra tổ chức tại Hằng Châu. Dù TC cố loại vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình, nhưng TT Obama ra đòn trước, tiện hạ thủ vi cường. Tin RFI ngày 3/9, “Hôm qua, 02/09/2016, trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho đài CNN, dự trù được phát sóng vào ngày mai Chủ nhật 4/9, trùng với ngày khai mạc thượng đỉnh G20, tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần phải hành xử như một cường quốc có trách nhiệm vào lúc ảnh hưởng trên thế giới của Trung Quốc ngày càng gia tăng, không nên phô trương sức mạnh trong các vụ tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn như ở Biển Đông chẳng hạn.”

Và theo tin Reuters được RFI của Pháp trich dẫn ngày 4/8, “trong cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng «các nghĩa vụ» chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực”. “TT Obama đã nhấn mạnh quyết tâm không hề lay chuyển của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh.”. Còn “theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, về phần mình, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố là Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ «chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc ở biển Hoa Nam»– tức Biển Đông. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc lại là sẽ «giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại tham khảo với các bên liên quan», đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ này”./.(Vi Anh)



__._,_.___

Posted by: truc nguyen

No comments:

Post a Comment