Vụ kiện Biển
Đông : Trung Quốc lại công kích Philippines
Một tàu treo cờ Philippines ở Biển Đông, khu vực
Trường Sa, ngày 29/03/2015.Reuters
Càng gần đến ngày tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines
kiện đường lưỡi bò Trung Quốc, Bắc Kinh càng có dấu hiệu nóng nảy, bực dọc.
Trong một tuyên bố dài được công bố hôm nay, 08/06/2016, Trung Quốc lại cáo buộc
Philippines là đã phớt lờ các yêu cầu đối thoại liên tiếp về tranh chấp trên
biển mà Bắc Kinh từng đề nghị, mà vẫn cứ nộp đơn kiện Trung Quốc.
Bản tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được Tân Hoa Xã đăng tải
đã khẳng định rằng Philippines đã « đơn phương đóng cửa trước đề nghị
giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc thông qua thương lượng ».
Văn bản tiếp tục đổ lỗi cho Manila là đã làm cho quan hệ song phương xấu đi,
phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Theo bản tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, vào năm 1995, hai
nước đã đồng ý giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và thương lượng, thế nhưng
Manila đã làm ngơ trước các đề nghị của Bắc Kinh về việc thiết lập một cơ chế
tham vấn về tranh chấp trên biển.
Vấn đề được hãng tin Pháp AFP nêu bật là bản tuyên bố của bộ Ngoại
Giao Trung Quốc không nói rõ là « cơ chế tham vấn » mà Bắc
Kinh cho rằng Manila đã phớt lờ có khác biệt ra sao với biết bao cuộc họp mà
hai bên đã tiến hành trên vấn đề này mà không có kết quả.
Năm 1995 là năm Trung Quốc lấn chiếm bãi Vành Khăn (Mischief Reef)
do Philippines kiểm soát trước đó, làm dấy lên căng thẳng, dẫn đến các cuộc đàm
phán giữa ASEAN và Trung Quốc, mà kết quả là bản Tuyên Bố về Ứng Xử tại Biển
Đông DOC ký kết năm 2002.
Chính vì bế tắc trong các cuộc thương thảo đó, và trước hành động
lấn chiếm mới do Trung Quốc tiến hành đối với bãi cạn Scarborough Shoal vào năm
2012, mà Manila đã quyết định đưa các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển
Đông ra nhờ Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tại La Haye phân xử. Trung Quốc đã tẩy
chay các thủ tục tố tụng và xác định rằng sẽ không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào
của tòa quốc tế.
Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất
kể việc các vùng tranh chấp rất xa bờ biển Trung Quốc, và bất chấp các tuyên bố
ngược lại từ phía các nước ven Biển Đông như Philippines, Việt Nam, Malaysia và
Brunei.
TQ: Philippines nên 'dừng ngay' vụ kiện về Biển Đông
Sinh viên
Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc tại Manila, ngày 3/3/2016.
Tin liên hệ
Cuộc họp cấp cao Mỹ-Trung kết thúc,
vấn đề Biển Đông vẫn bế tắc
Ông Kerry nói ông và Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc tái khẳng
định cam kết của hai chính phủ là tôn trọng quyền tự do hàng hải và tự do bay
ngang ở Biển Đông
- Mỹ, Trung: Ai chiếm thế thượng
phong ở Biển Đông?
- Việt Nam ‘mời’ tàu chiến Trung
Quốc vào Cam Ranh
- Trung Quốc thận trọng mở ra
những lĩnh vực cho Mỹ đầu tư
Ðường dẫn
08.06.2016
Trung Quốc mới đây đã kêu gọi Philippines dừng vụ kiện về tranh chấp
lãnh thổ ở Biển Đông để giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được phát đi hôm thứ Tư, chỉ
vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye dự kiến sẽ đưa ra phán
quyết về đơn kiện do Philippines nộp năm 2013 đối với các đảo có tranh chấp với
Trung Quốc ở Biển Đông. Có những dự đoán cho rằng phán quyết sẽ bất lợi cho
Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này kiên định với lập trường
rằng họ không chấp nhận và cũng không tham gia vào việc phân xử qua trọng tài,
và vẫn quyết tâm giải quyết các tranh chấp qua đàm phán song phương.
Tuyên bố của bộ nêu rõ: “Trung Quốc thúc giục Philippines ngừng
ngay hành vi sai trái là thúc đẩy tiến trình phân xử qua trọng tài, và quay trở
lại con đường đúng đắn là giải quyết những tranh chấp liên quan ở Trung Hoa Nam
Hải [tức Biển Đông] thông quan đàm phán song phương với Trung Quốc”.
Trước đó, Tổng thống đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte đã đề xuất
đàm phán đa phương bao gồm cả Mỹ, Nhật Bản và Australia cũng như các nước khác
có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ông Duterte nói đề xuất của ông có tiên liệu
đến phán quyết của tòa trọng tài mà Philippines hy vọng sẽ thách thức tính pháp
lý của tuyên bố chủ quyền do Trung Quốc đưa ra đối với hầu hết Biển Đông.
Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng đòi chủ quyền về
những vùng chồng lấn lên nhau ở Biển Đông.
Theo Scmp.com, Ibtimes.com
__._,_.___
No comments:
Post a Comment