Tư lệnh Mỹ
thăm tàu sân bay nguyên tử ở Biển Đông
Hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis của
hải quân Mỹ.AFP
Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng
không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày
05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên
Mỹ-Trung tại Bắc Kinh.
Hàng không mẫu hạm John C.Stennis có mặt tại Biển Đông trong suốt
tháng Năm. Theo các chuyên gia, đây là thông điệp khôn khéo cho Trung Quốc, cho
thấy Hoa Kỳ luôn hiện diện tại vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là ao nhà của mình.
Đô đốc Richardson tuyên bố : «
Tất cả mọi người trong khu vực đều quan tâm đến sự ổn định, hòa bình và thịnh
vượng. Khi nói chuyện với họ, tôi biết rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa vì chúng ta
có hàng không mẫu hạm John C. Stennis trấn giữ tại Biển Đông ». Ông
khẳng định đây là bảo đảm cho sự cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh châu Á.
John C.Stennis là tàu sân bay đa năng thuộc lớp Nemitz chạy bằng
năng lượng nguyên tử, một trong mười hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân
Hoa Kỳ và là soái hạm của nhóm tàu sân bay tác chiến Carrier Strike Group 3 (CSG-3).
Khẩu hiệu của hàng không mẫu hạm này là « Peace
through strength » (Hòa bình nhờ sức mạnh).
Trong thời gian gần đây, tàu sân bay John C.Stennis hầu như hoàn
toàn hoạt động tại Biển Đông. Đến nơi vào đầu tháng Ba để tập trận với Hàn
Quốc, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này không ngừng tuần tra tại vùng biển sôi
động này. Ngày 19/4 John C.Stennis thăm Singapore sau khi tập trận với
Philippines, và đến ngày 26/4 Bắc Kinh từ chối cho tàu sân bay này cùng với các
tàu hộ tống ghé thăm Hồng Kông.
Nhà phân tích Bryan Clark của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và
Chiến lược cho rằng : « Rõ ràng đây là một sự phô trương
sức mạnh. Hoa Kỳ cố gắng đẩy lui ý nghĩ là Washington không can dự vào khu vực
mà một thế lực khác đã đặt chân vào để thống trị ».
Chiếc John C.Stennis đã rời cảng xuất phát Bremerton ở Washington
từ ngày 15/1 trong đợt hoạt động kéo dài bảy tháng. Sau đó có thể hàng không
mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan thuộc Đệ thất Hạm đội, vừa mới bảo trì xong
ở Nhật và đã lên đường tuần tra, có thể đến thay chân tại Biển Đông.
Đối thoại Mỹ-Trung : Bắc Kinh không khoan
nhượng về chủ quyền Biển Đông
Ông Dương Khiết Trì (T) tiếp ngoại trưởng Mỹ
John Kerry nhân cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ Bắc Kinh ngày
06/06/ 2016.SAUL LOEB / POOL / AFP
Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Phía Trung Quốc hôm nay 07/06/2016 đã nhấn mạnh như trên, và như vậy cuộc đối
thoại thường niên Mỹ-Trung kết thúc mà không có tiến bộ nào trong vấn đề này.
Trong hai ngày đàm phán tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Mỹ John Kerry
khuyến khích Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nhưng cố
vấn chính phủ Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), quan chức cao cấp nhất của Trung
Quốc về ngoại giao, lại nói rằng Hoa Kỳ không nên dính dáng vào các xung đột
diễn ra ở rất xa bờ biển nước mình, kể cả vụ kiện của Philippines tại Tòa án
Trọng tài Thường trực La Haye.
Dương Khiết Trì khằng định quan điểm của Bắc Kinh « phù
hợp với luật quốc tế », nhấn mạnh rằng « đã
và sẽ không thay đổi ». Ông Dương nói vấn đề Biển Đông cần được các
bên liên quan trực tiếp giải quyết, và kêu gọi Washington « nghiêm túc tôn
trọng lời hứa không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ».
Theo Dương Khiết Trì, Biển Đông «
là lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời cổ đại », và Bắc Kinh « có
toàn quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền hàng hải hợp pháp, chính đáng
».
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Hoa Kỳ không thiên về nước nào
trong vấn đề chủ quyền, nhưng tất cả các bên đều phải tỏ ra kềm chế. Ông tuyên
bố : « Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ về thương
lượng và giải quyết một cách hòa bình, dựa trên luật pháp. Đồng thời cũng rất
quan ngại trước bất kỳ hành động đơn phương của bên nào nhằm làm thay đổi nguyên
trạng ».
Trước đó, hôm thứ Bảy 5/6 bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter
tuyên bố, các hoạt động của Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương luôn là «
một trong những cam kết, quyết tâm và hòa nhập », và cảnh cáo Bắc
Kinh « không nên có thái độ khiêu khích tại Biển Đông ».
Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và ồ
ạt xây dựng các đảo nhân tạo có thể sử dụng vào mục đích quân sự. Hoa Kỳ đáp trả
bằng cách điều các chiến hạm đến tuần tra gần các đảo này, gây giận dữ cho Bắc
Kinh.
Đối thoại Kinh tế và Chiến lược thường niên đã kết thúc một cách
gay gắt, cho dù hai bên có nỗ lực làm dịu bớt những bất đồng. Tuyên bố trước
báo chí, cả hai phía đều kêu gọi giải quyết hòa bình và tự do hàng hải, hàng
không trong khu vực, nhưng cách nhìn rất khác nhau.
Cuộc đối thoại cũng trở nên u ám vì Hoa Kỳ quan ngại trước môi
trường bất lợi cho kinh doanh ở Trung Quốc, tình trạng sản xuất dư thừa thép,
và siết chặt hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment