Thursday, 30 June 2016

Indonesia đẩy mạnh thăm dò dầu khí, đánh bắt cá ở Biển Đông

Indonesia đẩy mạnh thăm dò dầu khí, đánh bắt cá ở Biển Đông

29.06.2016

Tổng thống Indonesia Joko Widodo trên tàu Hải quân Indonesia KRI Imam Bonjol trong chuyến thăm tới các vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, ngày 23/6/2016.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo trên tàu Hải quân Indonesia KRI Imam Bonjol trong chuyến thăm tới các vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, ngày 23/6/2016.
Tổng thống Indonesia hôm 29/6 ra lệnh mở rộng việc thăm dò dầu khí và đánh cá thương mại ở vùng biển gần quần đảo Natuna. Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch của Indonesia nhằm khẳng định chủ quyền ở một phần của Biển Đông.
Tuần trước, Indonesia đã tiến hành bước đi chưa từng có với việc Tổng thống Widodo lần đầu tiên đi tới Natuna để đòi chủ quyền về chuỗi đảo xa xôi, nơi Trung Quốc nói có “tuyên bố chủ quyền chồng lấn”.
Ông đã họp nội các trên một chiến hạm và các quan chức Indonesia đã mô tả đó là thông điệp mạnh nhất gửi đến Trung Quốc.
Ông Rizal Ramli, bộ trưởng điều phối các vấn đề biển, nói Indonesia muốn khu vực Natuna trở thành một trung tâm về chế biến khí và các ngành liên quan.
Trước đó, Tổng thống Widodo nói mới chỉ có 5 trong 16 lô ở Natuna đang sản xuất và nước ông muốn thúc đẩy để các lô còn lại đi vào sản xuất sớm hơn. Mỏ khí Đông Natuna được coi là một trong những mỏ khí chưa khai thác lớn nhất thế giới.
Chính phủ Indonesia cũng muốn phát triển ngành đánh cá thương mại ở Natuna. Vùng biển này thường có các tàu của Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và một số nước khác đến đánh bắt. Ông Widodo nói ngành ngư nghiệp quanh Natuna mới chỉ đạt 9% tiềm năng.
Hải quân Indonesia đã gia tăng tuần tra quanh quần đảo sau một loạt các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân Indonesia và tàu cá Trung Quốc. Hiện Indonesia có 800 quân nhân ở vùng Natuna, trong năm nay con số đó sẽ tăng lên 2000.
Hôm 28/6, quốc hội Indonesia đã duyệt việc tăng chi tiêu quốc phòng thêm 10% và một số biện pháp nâng cấp đáng kể các cơ sở quân sự ở Natuna. Theo đó, ngân sách quốc phòng năm 2016 là 8,25 tỷ đôla.
Indonesia phản đối việc Trung Quốc đưa quần đảo kể trên vào đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Hai nước Việt Nam và Philippines cũng có nhiều tranh chấp với Trung Quốc và phản đối đường lưỡi bò.
Theo Dailymail, Beitbart.com, Japantimes.com.jp

Nguyễn Phú Trọng
Sau khi Đại hội XII đã chỉ giải quyết được vấn đề nhân sự chủ chốt nhưng vẫn không giải quyết được bất kỳ một vấn đề trầm kha nào về kinh tế, xã hội và càng không biết làm sao để cải thiện tình trạng rỗng ruột của ngân sách, những dấu hiệu và biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên và trong hệ thống các đơn vị vệ tinh xoay quanh trục đảng vẫn tiếp tục đà gia tăng khá ấn tượng.
‘Nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ’
Trong tình hình ngân sách cạn kiệt vào nửa đầu năm 2016, một hiện tượng dư luận xã hội và truyền thông đáng chú ý đang diễn ra: những chỉ trích không tránh khỏi đối với hiệu quả hoạt động của một số tổ chức chính trị – xã hội lớn – còn có cách ví von như “cánh tay nối dài của đảng” – bao gồm các nhân tố Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Nếu trước đây kinh phí dành cho các tổ chức chính trị – xã hội trên thường không được lôi ra bình phẩm, thì nay ngay cả một số tờ báo nhà nước cũng bắt đầu bình luận mang màu sắc giễu cợt, châm biếm và chỉ trích.
Không phải “chỉ có” 14.000 tỷ đồng được ngân sách vung cho các tổ chức chính trị – xã hội như một số báo đài đưa tin, mà một đánh giá của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) còn cho biết nguồn lực xã hội được rót vào các tổ chức công chiếm tới 1,7% GDP của cả nước, tức là tương đương với hơn 71.000 tỷ đồng.
Một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam bức bối: đã đến lúc các tổ chức chính trị – xã hội trên nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ.
Mặt Trận Tổ QuốcNhiều người đánh giá rằng so với nguồn kinh phí rất lớn nhận được hàng năm từ bầu sữa nhà nước, công sức và hiệu quả của các tổ chức chính trị – xã hội trên bỏ ra là hoàn toàn bất tương xứng. Còn nếu nhìn từ góc độ ngân sách được cấu tạo bằng tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn nước ngoài mà các đời dân chúng phải nai lưng gánh chịu, sự thể còn trở nên tàn nhẫn hơn nhiều.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống – một tiếng nói bất đồng ở Việt Nam – còn nói thẳng rằng cần suy nghĩ đến việc giải thể Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Vì sao lại ra nông nỗi ấy? Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm được gì để “đoàn kết các tầng lớp trí thức và nhân dân xây dựng một đất nước phồn vinh”?
Mặt thật
Trong thực tế, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã “phát huy” vai trò hiệp thương của cơ quan này đúng như tuyên bố “Dân chủ đến thế là cùng!” của Tổng Bí thư Trọng. Bằng chứng gần gũi và sống động nhất là trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyệt đại đa số các ứng cử viên độc lập đã bị loại thẳng thừng, chủ yếu qua những màn đấu tố thô bạo không khác mấy so với thời Cải cách ruộng đất cách đây đến bảy chục năm.
Thời gian tiến về trước nhưng lịch sử cứ bị kéo lui. Cũng trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa kể, thậm chí tỷ lệ người ngoài đảng đã rớt xuống chỉ còn khoảng 4%, so với “10% theo tiêu chí”. Nghịch lý quá bất nhẫn là trong khi kinh phí dành cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng gấp đôi so với những năm trước, số người tự ứng cử lọt vào Quốc hội lại giảm đi phân nửa so với những kỳ bầu cử Quốc hội trước đó. Nhưng ngay cả những người “trúng cử” cũng bị dư luận coi là “gà” của các cơ quan chính quyền và hội đoàn nhà nước.
Một bằng chứng sống sượng khác: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hầu như không chia sẻ với bất kỳ tổ chức và nhân vật tôn giáo nào khác thể hiện tiếng nói và hành dộng khác với chủ ý độc trị của đảng cầm quyền. Thậm chí ngược lại, giới lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tự nguyện biến thành cánh tay đắc lực giúp cho đảng bóp nghẹt hơn quyền tự do tôn giáo của người dân – được hiến định qua các hiến pháp nhưng còn lâu mới được khẳng định trong một văn bản luật về tôn giáo.
Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng trở nên vô tích sự và phản cảm không kém. Từ khi có luật Lao động, tổ chức này đã chưa hề chủ động tổ chức một cuộc đình công hoặc lãn công nào cho công nhân, bất chấp vô số khó khăn và bất công trùm phủ lên đầu lớp công nhân vừa nghèo vừa đói cùng hàng ngàn cuộc đình công tự phát của công nhân nổ ra hàng năm.Tổng Liên Đoàn Lao Động VN
Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để “khoanh vùng đối tượng” và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công.
Từ rất nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đương nhiên trở thành một khâu trung gian hưởng ít nhất 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp. Số tiền không nhỏ này, cộng với khoản ngân sách mập mạp hàng năm, đã biến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành một gã trọc phú ngồi mát ăn bát vàng.
Chỉ đến gần đây khi chính thể Việt Nam không giấu nổi nỗi thèm muốn Hiệp định TPP và bắt buộc phải dần chấp nhận định chế Công đoàn độc lập trong TPP, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới có chút hơi hướng thay đổi. Tuy nhiên cho đến giờ, tổ chức này vẫn hầu như chưa từ bỏ ý muốn tự nguyện là “cánh tay nối dài của đảng”.
Hội Nông Dân VNHầu như tương tự, một tổ chức chính trị – xã hội khác là Hội Nông dân Việt Nam đã không hề lên tiếng trước cảnh nạn hàng triệu nông dân bị mất đất, bị cướp đất và chịu rủi ro về những bất công đất đai. Trong bối cảnh nạn trưng thu đất đai quá bất công vọt lên từ 10-20 lần, thậm chí hàng trăm lần giữa giá bán lẻ ra thị trường và giá bồi thường mỗi mét vuông đất cho nông dân, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành một trong những tổ chức chính trị – xã hội “khiếm thính” và “khiếm thị” nhất, bất chấp không khí tang tóc của lớp nông dân bị bần cùng hóa tuyệt đối đè nặng trên mọi vùng đất nước.
Đoàn Thanh Niên CS HCMHội Liên Hiệp Phụ Nữ VN
Còn với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hai tổ chức này chỉ chuyên chú tổ chức công tác “vận động” những người mang tinh thần phản kháng Trung Quốc không đi biểu tình với lý do “đã có đảng và nhà nước lo”. Thậm chí, một số cán bộ đoàn – được dư luận xã hội nhận dạng – còn trở thành những nhân viên công an không sắc phục khi theo dõi, tiếp tay cho công an bắt bớ người dân yêu nước…
Tự nhiên rút ngắn
Một trong những nguồn lực lớn nhất mà các tổ chức quần chúng công sử dụng là các khoản chi cho nguồn nhân lực. Theo Tổng cục Thống kê, vào năm 2012 Việt Nam có 246.144 người làm việc cho 34.378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước đãi ngộ theo chế độ.
Số cán bộ, công chức làm việc cho các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước trả lương chiếm 7,2% nhân lực làm việc cho nhà nước và 1,1% tổng lực lượng lao động xã hội. Nếu tính cả số cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thôn, xóm (hoạt động trong các tổ chức quần chúng công cấp cơ sở), tổng số người hoạt động trong lĩnh vực tổ chức quần chúng công (có biên chế và không có biên chế) ước tính vào khoảng 337.981 người.
Tổ chức VEPR đã tính toán với ước tính trung bình: tổng chi phí kinh tế của xã hội cho các tổ chức quần chúng công là 52.688,91 tỷ đồng, và ước tính thấp là 45.670,59 tỷ đồng. Với ước tính “lạc quan”, tổng chi phí kinh tế của xã hội cho các tổ chức quần chúng công năm 2014 ước bằng 1,7% GDP của cả nước, tức là tương đương 71.151,40 tỷ đồng.
Thế nhưng tình hình kinh tế hiện thời có lẽ đang ứng vào “ước tính thấp” của VEPR. Ngân sách khốn quẫn đang bị siết lại nhanh chóng và bầu sữa dành cho các tổ chức chính trị – xã hội cũng cạn kiệt nhanh không kém. Nghe nói một số nơi đã phải xài đến “quỹ đen”.
Bây giờ thì chẳng cần đến dư luận kêu gào, những cánh tay nối dài ấy vẫn tự nhiên bị rút ngắn.
Vậy họ – những cánh tay của đảng và vì đảng ấy – sẽ làm gì nếu “thất nghiệp”?
Trở về với nhân dân chăng?
Nhưng “nhân dân” nào?
Phạm Chí Dũng
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Tòa trọng tài ra phán quyết ngày 12/7


Tòa trọng tài ra phán quyết ngày 12/7

  • 29 tháng 6 2016
Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, Hà Lan
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vào ngày 12/7 tới.
Thông cáo từ PCA gửi cho BBC cho hay phán quyết sẽ được đưa ra vào khoảng 11:00 giờ sáng giờ CEST (16:00 giờ chiều giờ Hà Nội) thứ Ba, 12/7/2016.
Ngày 22/1/2013, Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Quốc trước Tòa Trọng tài PCA về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”.
Tây Philippines là tên mà Philippines đặt cho vùng biển tranh chấp, Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong khi tên gọi quốc tế tiếng Anh là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa).
Sau đó chưa đầy một tháng, ngày 19/2/2013 Trung Quốc nộp note verbale “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Nam Hải”, từ chối tham gia vụ kiện và trả lại thông báo của Philippines.
Tuy nhiên theo điều 9 Phụ lục VII UNCLOS, việc một bên từ chối không tham gia không thể là rào cản cho Tòa Trọng tài tiến hành xét xử và Tòa PCA thụ lý vụ kiện này.
Các thẩm phán Tòa Trọng tài xét xử vụ kiện
Tòa PCA đã tổ chức một số phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc tại La Haye.
Ngày 29/10/2015, Tòa đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines.
Sau khi đưa ra phán quyết này và tiếp tục tìm hiểu ý kiến của các bên, Tòa PCA đã có phiên điều trần cuối cùng từ 24 tới 30/11/2015.
Thông cáo mới nhất của Tòa PCA nói trong phán quyết cuối cùng, Tòa "sẽ đề cập các vấn đề pháp lý đã tiếp tục được xem xét sau Phán quyết về quyền tài phán và thừa nhận, cũng như giá trị của các tuyên bố chủ quyền trong khuôn khổ pháp lý của Philippines".



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Wednesday, 29 June 2016

Biển Đông: Các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài và hệ lụy đối với Việt Nam


Biển Đông: Các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài và hệ lụy đối với Việt Nam

clip_image002
Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực, La Haye, Hà Lan (wikipedia.org)
Theo nhiều nguồn tin báo chí, có thể vào đầu tháng Bảy 2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ ra các phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines.

Kể từ khi đệ đơn khởi kiện vào tháng Giêng năm 2013, theo yêu cầu của Tòa, các chuyên gia của Philippines đã nhiều lần bổ sung hồ sơ và ra điều trần để giải thích lập trường của Manila.
Chính quyền Philippines nhấn mạnh là buộc phải sử dụng phương thức này sau khi các cuộc đàm phán với Trung Quốc đều thất bại.

Ngay từ đầu, Trung Quốc đã tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực và không tham gia vụ kiện. Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục chỉ trích Philippines đơn phương có hành động pháp lý và nhiều lần khẳng định không chấp nhận phán quyết của tòa.

Việt Nam là một trong các bên có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không chỉ với Trung Quốc, Đài Loan mà còn cả với Philippines, tại quần đảo Trường Sa. Do vậy, các vấn đề mà Philippines đệ trình xin phán quyết của Tòa liên quan đến quyền và lợi ích của Việt Nam.

Giới phân tích đã có nhiều bình luận về phản ứng của Trung Quốc và Philipines về những phán quyết mà Tòa Án Trọng Tài có thể đưa ra, nhưng chưa từng nói tới thái độ của Việt Nam.
Vậy các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài là gì ? Các quyết định này tác động ra sao đối với quyền và lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông ?
Qua thư điện tử, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, trả lời các câu hỏi của RFI.

Trước tiên, ông nêu ra các kịch bản về quyết định của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực trong vụ Philippine kiện Trung Quốc :
Tháng 10 năm ngoái, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đã quyết định là có thẩm quyền xem xét 7 trong số 15 vấn đề tranh chấp mà Philippines đệ trình và giờ đây, tòa đang quyết định liệu có thẩm quyền hay không đối với các tranh chấp khác qua việc xem xét các nội dung.

Khi đưa ra quyết định như vậy vào năm ngoái, Tòa Án Trọng Tài đã nêu rõ là cả Philippines và Trung Quốc đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS và các hình thức bắt buộc giải quyết tranh chấp là một phần của UNCLOS. Cả hai nước đã chấp nhận rang buộc này khi tham gia UNCLOS. Và Tòa Án Trọng Tài đã khẳng định là chính định chế này – chứ không phải Trung Quốc hay một bên nào khác – có quyền quyết định xem Tòa có thẩm quyền hay không đối với các tranh chấp được đệ trình lên. Ngoài ra, Tòa Án Trọng Tài cũng quyết định là tất cả các bên ký kết Công ước « không được tự do nhặt chọn những phần trong Công ước mà họ muốn chấp nhận hoặc bác bỏ ».

Tòa Án Trọng Tài có thể ra phán quyết về bốn loại vấn đề: (1) quy chế và quyền, chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, của các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng; (2) bảo vệ và giữ gìn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và Đá Vành Khăn – Mischief Reef; (3) việc ngăn cản trái phép các hoạt động của ngư dân, máy bay và tàu quân sự của Philippines; (4) quy chế pháp lý của « quyền lịch sử » cũng như bản đồ chín đoạn của Trung Quốc.

Nếu ra phán quyết về quy chế các thực thể tại Biển Đông, Tòa Án Trọng Tài sẽ tuyên bố là những thực thể nào thuộc loại nửa chìm nửa nổi, là đá, là đảo. 

Đây sẽ là phán quyết quan trọng nhất trong vụ kiện này. Những thực thể nửa chìm nửa nổi thì không có bất kỳ vùng lãnh hải hay không phận nào cả. Đá và đảo có lãnh hải 12 hải lý và đảo thì có thêm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. 

Việc xác định này sẽ giúp làm rõ các lãnh hải của từng thực thể và có thể là một bước hướng tới việc giải quyết các đòi hỏi lãnh thổ chồng lấn.

Nếu Tòa Án Trọng Tài ra phán quyết là Trung Quốc đã vi phạm các trách nhiệm của họ chiểu theo UNCLOS liên quan đến việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển xung quanh Scarborough và Mischief Reef thì điều này có thể buộc Trung Quốc phải lùi bước và tạo ra một lý do có tiếng vang lớn cho các nước khác chỉ trích bất kỳ hành động xây dựng nào của Trung Quốc.

Tòa Án Trọng Tài có thể phán quyết rằng Trung Quốc đã ngăn cản trái pháp luật các ngư dân Philippins thực hiện quyền truyền thống đánh bắt hải sản trong vùng biển của nước này, đặc biệt là trong vùng Scarborough, cũng như Trung Quốc đã ngăn chặn trái pháp luật việc qua lại của tàu bè và máy bay Philippines. Phán quyết này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Hoa Kỳ và các nước khác trong việc ủng hộ Philippines.

Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài có thể tuyên bố rằng bản đồ chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Điều này liên quan đến việc xác định yêu sách của Trung Quốc về « các quyền lịch sử » và liệu đòi hỏi này có còn có giá trị hay không sau khi Trung Quốc tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Về điểm này, Việt Nam có lợi nhất bởi vì không hề có tranh chấp đối với các đảo trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và phán quyết của Tòa Án Trọng Tài sẽ xóa bỏ những vùng lãnh thổ chồng lấn mà Trung Quốc vẫn đòi hỏi.

- Nếu phán quyết của Tòa không có lợi cho Philippines thì Việt Nam có thể làm gì?
Dường như Tòa Án Trọng Tài sẽ không ra phán quyết đơn lẻ nào bởi vì có một loạt các vấn đề pháp lý nẩy sinh. Các vấn đề này được chia thành những lĩnh vực mà Tòa Án Trọng Tài quyết định là có thẩm quyền xem xét, còn các vấn đề khác sẽ được quyết định theo nội dung. Thắng, thua hay hòa thì trường hợp của Philippines sẽ cho thấy là tất cả các bên ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đều liên quan đến các cơ chế giải quyết tranh chấp theo luật định.

Quyết định quan trọng nhất có ảnh hưởng tới Philippines là phải chăng Tòa Án Trọng Tài sẽ tuyên bố Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình – tên quốc tế Itu Aba) là một đảo và như vậy có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Quyết định này có thể gây ra các vùng biển chồng lấn.

 Tòa Án Trọng Tài không có thẩm quyền đối với các hoạt động thực thi pháp luật trên biển liên quan đến các hoạt động đánh bắt hải sản hoặc nghiên cứu khoa học trong những vùng biển này. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục quấy nhiễu các tàu cá của Philippines và Việt Nam trong vùng này, cho dù đảo Ba Bình (Itu Aba) hiện do Đài Loan chiếm giữ.

- Trong trường hợp phán quyết của tòa có lợi cho Philippines, thì Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao?
Việt Nam sẽ chịu áp lực là chỉnh sửa các đường cơ sở cho phù hợp với luật pháp quốc tế, ví dụ như đường cơ sở có hình « người đàn bà mang bầu » ở phía đông-đông nam. Việt Nam cũng chịu áp lực là phải tuyên bố thực thể nào thuộc loại nửa chìm nửa nổi, đá hay đảo.

- Vậy Hà Nội sẽ phản ứng ra sao vì Việt Nam và Philippines có các tranh chấp đối với một số thực thể ở quần đảo Trường Sa?
Vì Việt Nam và Philippines đều có những đòi hỏi chồng lấn tại một số thực thể, một phán quyết của Tòa Án Trọng Tài có thể làm cho một số thực thể của Việt Nam bị xếp trong cùng loại với các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Cả hai nước, Việt Nam và Philippines, đều bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là phải tiến hành đàm phán để giải quyết tranh chấp hoặc nếu đàm phán thất bại thì phải đưa ra « những biện pháp có tính thực tế » để tránh xung đột.

- Nếu Tòa Án Trọng Tài tuyên bố Ba Bình (Itu Aba) chỉ là đá chứ không phải là đảo thì theo giáo sư, Việt Nam có ở vị thế khó khăn hay không?
Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn nếu như Tòa Án Trọng Tài tuyên bố Ba Bình (Itu Aba) là đá. Không có các tranh chấp đối với những đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Việt Nam có thẩm quyền không thể tranh cãi đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Nếu là đá, Ba Bình (Itu Aba) sẽ có vùng biển xung quanh hạn chế (chỉ có lãnh hải 12 hải lý chứ không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý) và điều này sẽ thu nhỏ vùng tranh chấp giữa Đài Loan và các bên đòi hỏi chủ quyền.

- Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam phải xem xét lại Luật Biển của mình để cho phù hợp với phán quyết của Tòa Án Trọng Tài?
Việt Nam có thể phải xem xét lại làm thế nào áp dụng được Luật Biển của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của một nước đã ký kết UNCLOS, ví dụ như chỉnh sửa lại đường cơ sở cho phù hợp với luật pháp quốc tế và không mở rộng thẩm quyền của mình đối với các thực thể nửa chìm nửa nổi. Tùy thuộc xem liệu Tòa Án Trọng Tài có ra phán quyết về các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế như thế nào mà Việt Nam có thể phải xem xét lại việc yêu cầu các tàu bè nước ngoài phải thông báo trước, khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Theo một số nhà phân tích, nếu như Tòa Án Trọng Tài ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, điều này sẽ khuyến khích các nước đang có tranh chấp theo gương Philippines. Giáo sư có nghĩ là Việt Nam sẽ đưa hồ sơ này ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực?

Nếu Trung Quốc tiếp tục phớt lờ các yêu cầu tôn trọng các quyết định của Tòa Án Trọng Tài và tiếp tục quấy nhiễu ngư dân và các tàu tiếp vận của Việt Nam tại Biển Đông, Việt Nam và các nước khác như Indonesia và Malaysia có thể khởi kiện. Tuy nhiên, quyết định của mỗi nước dựa trên các vấn đề chính trị đối nội cũng như quan hệ với Trung Quốc. Trong quá khứ, các lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng hành động pháp lý là bước cuối cùng. Ứng xử của Trung Quốc đối với quyết định của Tòa Án Trọng Tài sẽ là yếu tố quyết định.
*
Đa số các nhà quan sát cho rằng có nhiều khả năng Tòa Án Trọng Tài Thường Trực sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines.
Do vậy, trong những tuần qua, Trung Quốc đã mở chiến dịch vận động ngoại giao và tuyên truyền là có nhiều nước ủng hộ.
Tuy tuyên bố không chấp nhận các phán quyết của Tòa, nhưng việc không tôn trọng các quyết định của Tòa sẽ làm tổn hại hình ảnh Trung Quốc.

Trong một động thái gần như là tuyệt vọng, theo Kyodo, Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa bằng cách rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu Tòa ra phán quyết trái ngược với lập trường của Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 28 June 2016

Dương Khiết Trì đến Việt Nam vì Biển Đông ?


Làng nướng của Nước lạ
Làng nướng của Nước lạ

Dương Khiết Trì đến Việt Nam vì Biển Đông ?

mediaPhó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ đặc trách ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội ngày 27/10/2014.REUTERS/Kham
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 /06 « để thắt chặt » quan hệ song phương trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng.
Theo Reuters, chuyến đi Việt Nam của nhân vật cấp trên của bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc diễn ra vào lúc Bắc Kinh tung chiến dịch làm mất uy tín của Tòa án Trọng tài Thường Trực La Haye, và phán quyết về đơn kiện của Manila tố Trung Quốc lấn chiếm biển đảo của Philippines ở Biển Đông.
Tại Hà Nội, ông Dương Khiết Trì đồng chủ tọa « ủy ban chỉ đạo » hợp tác song phương và tránh xung khắc. Sau cuộc họp, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết là « quan hệ hai bên tiếp tục phát triển tốt tuy còn một số vấn đề cần phải giải quyết », theo bản tin của Reuters từ Hà Nội.
Giới phân tích không tin là ông Dương Khiết Trì sẽ được Việt Nam lắng nghe vì Hà Nội mất sự tin cậy ở Bắc Kinh và trong thời gian gần đây Việt Nam thân thiết hơn với Philippines, lên án các hành động củng cố bãi đá thành căn cứ quân sự.
Một chuyên gia Việt Nam, tư vấn của chính phủ, được Reuters trích dẫn cho là Việt Nam không « thỏa hiệp » với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông.
Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định không công nhận phán quyết của Tòa án La Haye, có lẽ sẽ được công bố trong một hai tuần tới đây, và khoe rằng lập trường này đã được 47 nước ủng hộ.

TẠP CHÍ VIỆT NAM Podcast

Biển Đông : Các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài và hệ lụy đối với Việt Nam

Theo nhiều nguồn tin báo chí, có thể vào đầu tháng Bẩy 2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ ra các phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines.

Kể từ khi đệ đơn khởi kiện vào tháng Giêng năm 2013, theo yêu cầu của Tòa, các chuyên gia của Philippines đã nhiều lần bổ sung hồ sơ và ra điều trần để giải thích lập trường của Manila.
Chính quyền Philippines nhấn mạnh là buộc phải sử dụng phương thức này sau khi các cuộc đàm phán với Trung Quốc đều thất bại.
Ngay từ đầu, Trung Quốc đã tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực và không tham gia vụ kiện. Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục chỉ trích Philippines đơn phương có hành động pháp lý và nhiều lần khẳng định không chấp nhận phán quyết của tòa.
Việt Nam là một trong các bên có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không chỉ với Trung Quốc, Đài Loan mà còn cả với Philippines, tại quần đảo Trường Sa. Do vậy, các vấn đề mà Philippines đệ trình xin phán quyết của Tòa liên quan đến quyền và lợi ích của Việt Nam.
Giới phân tích đã có nhiều bình luận về phản ứng của Trung Quốc và Philipines về những phán quyết mà Tòa Án Trọng Tài có thể đưa ra, nhưng chưa từng nói tới thái độ của Việt Nam.
Vậy các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài là gì ? Các quyết định này tác động ra sao đối với quyền và lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông ?
Qua thư điện tử, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, trả lời các câu hỏi của RFI.
Trước tiên, ông nêu ra các kịch bản về quyết định của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực trong vụ Philippine kiện Trung Quốc :
Tháng 10 năm ngoái, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đã quyết định là có thẩm quyền xem xét 7 trong số 15 vấn đề tranh chấp mà Philippines đệ trình và giờ đây, tòa đang quyết định liệu có thẩm quyền hay không đối với các tranh chấp khác qua việc xem xét các nội dung.
Khi đưa ra quyết định như vậy vào năm ngoái, Tòa Án Trọng Tài đã nêu rõ là cả Philippines và Trung Quốc đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS và các hình thức bắt buộc giải quyết tranh chấp là một phần của UNCLOS. Cả hai nước đã chấp nhận rang buộc này khi tham gia UNCLOS. Và Tòa Án Trọng Tài đã khẳng định là chính định chế này – chứ không phải Trung Quốc hay một bên nào khác – có quyền quyết định xem Tòa có thẩm quyền hay không đối với các tranh chấp được đệ trình lên. Ngoài ra, Tòa Án Trọng Tài cũng quyết định là tất cả các bên ký kết Công ước « không được tự do nhặt chọn những phần trong Công ước mà họ muốn chấp nhận hoặc bác bỏ ».
Tòa Án Trọng Tài có thể ra phán quyết về bốn loại vấn đề: (1) quy chế và quyền, chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, của các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng; (2) bảo vệ và giữ gìn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và Đá Vành Khăn - Mischief Reef; (3) việc ngăn cản trái phép các hoạt động của ngư dân, máy bay và tàu quân sự của Philippines; (4) quy chế pháp lý của « quyền lịch sử » cũng như bản đồ chín đoạn của Trung Quốc.
Nếu ra phán quyết về quy chế các thực thể tại Biển Đông, Tòa Án Trọng Tài sẽ tuyên bố là những thực thể nào thuộc loại nửa chìm nửa nổi, là đá, là đảo. Đây sẽ là phán quyết quan trọng nhất trong vụ kiện này. Những thực thể nửa chìm nửa nổi thì không có bất kỳ vùng lãnh hải hay không phận nào cả. Đá và đảo có lãnh hải 12 hải lý và đảo thì có thêm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Việc xác định này sẽ giúp làm rõ các lãnh hải của từng thực thể và có thể là một bước hướng tới việc giải quyết các đòi hỏi lãnh thổ chồng lấn.
Nếu Tòa Án Trọng Tài ra phán quyết là Trung Quốc đã vi phạm các trách nhiệm của họ chiểu theo UNCLOS liên quan đến việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển xung quanh Scarborough và Mischief Reef thì điều này có thể buộc Trung Quốc phải lùi bước và tạo ra một lý do có tiếng vang lớn cho các nước khác chỉ trích bất kỳ hành động xây dựng nào của Trung Quốc.
Tòa Án Trọng Tài có thể phán quyết rằng Trung Quốc đã ngăn cản trái pháp luật các ngư dân Philippins thực hiện quyền truyền thống đánh bắt hải sản trong vùng biển của nước này, đặc biệt là trong vùng Scarborough, cũng như Trung Quốc đã ngăn chặn trái pháp luật việc qua lại của tàu bè và máy bay Philippines. Phán quyết này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Hoa Kỳ và các nước khác trong việc ủng hộ Philippines.
Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài có thể tuyên bố rằng bản đồ chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Điều này liên quan đến việc xác định yêu sách của Trung Quốc về « các quyền lịch sử » và liệu đòi hỏi này có còn có giá trị hay không sau khi Trung Quốc tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Về điểm này, Việt Nam có lợi nhất bởi vì không hề có tranh chấp đối với các đảo trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và phán quyết của Tòa Án Trọng Tài sẽ xóa bỏ những vùng lãnh thổ chồng lấn mà Trung Quốc vẫn đòi hỏi.
- Nếu phán quyết của Tòa không có lợi cho Philippines thì Việt Nam có thể làm gì?
Dường như Tòa Án Trọng Tài sẽ không ra phán quyết đơn lẻ nào bởi vì có một loạt các vấn đề pháp lý nẩy sinh. Các vấn đề này được chia thành những lĩnh vực mà Tòa Án Trọng Tài quyết định là có thẩm quyền xem xét, còn các vấn đề khác sẽ được quyết định theo nội dung. Thắng, thua hay hòa thì trường hợp của Philippines sẽ cho thấy là tất cả các bên ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đều liên quan đến các cơ chế giải quyết tranh chấp theo luật định.
Quyết định quan trọng nhất có ảnh hưởng tới Philippines là phải chăng Tòa Án Trọng Tài sẽ tuyên bố Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình – tên quốc tế Itu Aba) là một đảo và như vậy có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Quyết định này có thể gây ra các vùng biển chồng lấn. Tòa Án Trọng Tài không có thẩm quyền đối với các hoạt động thực thi pháp luật trên biển liên quan đến các hoạt động đánh bắt hải sản hoặc nghiên cứu khoa học trong những vùng biển này. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục quấy nhiễu các tàu cá của Philippines và Việt Nam trong vùng này, cho dù đảo Ba Bình (Itu Aba) hiện do Đài Loan chiếm giữ.
- Trong trường hợp phán quyết của tòa có lợi cho Philippines, thì Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao?
Việt Nam sẽ chịu áp lực là chỉnh sửa các đường cơ sở cho phù hợp với luật pháp quốc tế, ví dụ như đường cơ sở có hình « người đàn bà mang bầu » ở phía đông-đông nam. Việt Nam cũng chịu áp lực là phải tuyên bố thực thể nào thuộc loại nửa chìm nửa nổi, đá hay đảo.
- Vậy Hà Nội sẽ phản ứng ra sao vì Việt Nam và Philippines có các tranh chấp đối với một số thực thể ở quần đảo Trường Sa?
Vì Việt Nam và Philippines đều có những đòi hỏi chồng lấn tại một số thực thể, một phán quyết của Tòa Án Trọng Tài có thể làm cho một số thực thể của Việt Nam bị xếp trong cùng loại với các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Cả hai nước, Việt Nam và Philippines, đều bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là phải tiến hành đàm phán để giải quyết tranh chấp hoặc nếu đàm phán thất bại thì phải đưa ra « những biện pháp có tính thực tế » để tránh xung đột.
- Nếu Tòa Án Trọng Tài tuyên bố Ba Bình (Itu Aba) chỉ là đá chứ không phải là đảo thì theo giáo sư, Việt Nam có ở vị thế khó khăn hay không?
Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn nếu như Tòa Án Trọng Tài tuyên bố Ba Bình (Itu Aba) là đá. Không có các tranh chấp đối với những đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Việt Nam có thẩm quyền không thể tranh cãi đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Nếu là đá, Ba Bình (Itu Aba) sẽ có vùng biển xung quanh hạn chế (chỉ có lãnh hải 12 hải lý chứ không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý) và điều này sẽ thu nhỏ vùng tranh chấp giữa Đài Loan và các bên đòi hỏi chủ quyền.
- Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam phải xem xét lại Luật Biển của mình để cho phù hợp với phán quyết của Tòa Án Trọng Tài?
Việt Nam có thể phải xem xét lại làm thế nào áp dụng được Luật Biển của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của một nước đã ký kết UNCLOS, ví dụ như chỉnh sửa lại đường cơ sở cho phù hợp với luật pháp quốc tế và không mở rộng thẩm quyền của mình đối với các thực thể nửa chìm nửa nổi. Tùy thuộc xem liệu Tòa Án Trọng Tài có ra phán quyết về các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế như thế nào mà Việt Nam có thể phải xem xét lại việc yêu cầu các tàu bè nước ngoài phải thông báo trước, khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Theo một số nhà phân tích, nếu như Tòa Án Trọng Tài ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, điều này sẽ khuyến khích các nước đang có tranh chấp theo gương Philippines. Giáo sư có nghĩ là Việt Nam sẽ đưa hồ sơ này ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực?
Nếu Trung Quốc tiếp tục phớt lờ các yêu cầu tôn trọng các quyết định của Tòa Án Trọng Tài và tiếp tục quấy nhiễu ngư dân và các tàu tiếp vận của Việt Nam tại Biển Đông, Việt Nam và các nước khác như Indonesia và Malaysia có thể khởi kiện. Tuy nhiên, quyết định của mỗi nước dựa trên các vấn đề chính trị đối nội cũng như quan hệ với Trung Quốc. Trong quá khứ, các lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng hành động pháp lý là bước cuối cùng. Ứng xử của Trung Quốc đối với quyết định của Tòa Án Trọng Tài sẽ là yếu tố quyết định.
*
Đa số các nhà quan sát cho rằng có nhiều khả năng Tòa Án Trọng Tài Thường Trực sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines.
Do vậy, trong những tuần qua, Trung Quốc đã mở chiến dịch vận động ngoại giao và tuyên truyền là có nhiều nước ủng hộ.
Tuy tuyên bố không chấp nhận các phán quyết của Tòa, nhưng việc không tôn trọng các quyết định của Tòa sẽ làm tổn hại hình ảnh Trung Quốc.
Trong một động thái gần như là tuyệt vọng, theo Kyodo, Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa bằng cách rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu Tòa ra phán quyết trái ngược với lập trường của Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.

Cùng chủ đề

TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế ?

PHILIPPINES - BIỂN ĐÔNG

Philippines chuẩn bị kỹ lưỡng vụ kiện về tranh chấp ở Biển Đông

VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG - TRỌNG TÀI

Biển Đông : Tòa án Trọng tài chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, 26 June 2016

TIN ĐÁNG CHÚ Ý : · TRUNG CỘNG NGƯNG LIÊN LẠC NGOẠI GIAO VỚI ĐÀI LOAN TRONG LÚC TÂN TỔNG THỐNG CỘNG HÒA TRUNG HOA LÊN ĐƯỜNG CÔNG DU CÁC NƯỚC VÙNG NAM MỸ CHÂU. · CÁI CHẾT VÌ TAI NẠN XE CỦA MỘT NHÀ NGOẠI GIAO TRUNG CỘNG ''BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN''...VỀ CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN CỘNG SẢN CỦA BẮC KINH TẠI BIỂN ĐÔNG

 
TIN ĐÁNG CHÚ Ý :
·       TRUNG CỘNG NGƯNG LIÊN LẠC NGOẠI GIAO VỚI ĐÀI LOAN TRONG LÚC TÂN TỔNG THỐNG CỘNG HÒA TRUNG HOA LÊN ĐƯỜNG CÔNG DU CÁC NƯỚC VÙNG NAM MỸ CHÂU.
·       CÁI CHẾT VÌ TAI NẠN XE CỦA MỘT NHÀ NGOẠI GIAO TRUNG CỘNG ''BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN''...VỀ CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN CỘNG SẢN CỦA BẮC KINH TẠI BIỂN ĐÔNG  

China Suspends Diplomatic Contact With Taiwan
By JAVIER C. HERNÁNDEZJUNE 25, 2016
Photo



President Tsai Ing-wen of Taiwan at a ceremony this month. Ms. Tsai, who took office last month, has unsettled Beijing with her reluctance to disavow calls for Taiwanese independence. Credit Tyrone Siu/Reuters
BEIJING — In a sign of growing friction between China and Taiwan, mainland diplomats said Saturday that they had suspended contact with their Taiwanese counterparts because the island’s new leader would not endorse the idea of a single Chinese nation.
Beijing said it had cut off communication because President Tsai Ing-wen of Taiwan failed to endorse the idea that Taiwan and the mainland are part of one China, a concept known as the 1992 Consensus.
The move was the latest effort by the Chinese government, led by President Xi Jinping, to increase pressure on Ms. Tsai, who took office last month and has unsettled Beijing with her reluctance to disavow calls for Taiwanese independence.
“The cross-strait communication mechanism has been suspended because Taiwan did not recognize the 1992 Consensus, the political basis for the One China principle,” An Fengshan, a spokesman for Beijing’s Taiwan Affairs Office, said in a statement posted on its website.
Taiwanese officials said Saturday that they would continue to try to communicate with their mainland counterparts. “We hope Taiwan and the mainland can continue to have benign interaction, which is good for both sides,” said Tung Chen-yuan, a government spokesman in Taipei.
Patrick M. Cronin, a senior adviser at the Center for a New American Security, called the decision by Beijing to halt talks a “warning shot across the bow.” He said mainland officials were growing increasingly nervous about an independence movement in Taiwan and were seeking to hinder Ms. Tsai’s domestic agenda, including her promise to revive a slowing economy.
“China will deny carrots and signal red lines for President Tsai as she grapples with her fundamental challenge, which is righting the economy,” Dr. Cronin said.
Taiwan and China have been estranged since the Communist revolution of 1949. Under Ms. Tsai’s immediate predecessor, Ma Ying-jeou, the two sides forged closer economic and political ties.
Ms. Tsai has taken a more cautious approach, openly criticizing Chinese officials and warmly embracing China’s historic rivals like Japan. Her party, the Democratic Progressives, has traditionally advocated Taiwanese independence, a move the mainland has threatened to counter with military force.
Ms. Tsai has said she wants to maintain the status quo in cross-strait relations, but she has stopped short of offering an unequivocal endorsement of the One China policy.
Today’s Headlines: Asia Edition
Get news and analysis from Asia and around the world delivered to your inbox every day in the Asian morning.
Since 1992, Taiwan and the mainland have agreed to consider themselves part of a single Chinese nation, but each side embraces a different interpretation of what that means.
Mainland officials treat the consensus as a prerequisite for normal relations, and threatened to suspend contact if Ms. Tsai did not endorse the principle. The state media published a series of scathing editorials, including one in which a People’s Liberation Army general suggested that Ms. Tsai, Taiwan’s first female president, held extremist views because she was unmarried.
On Saturday, the Taiwan Affairs Office in Beijing revealed that talks with the Mainland Affairs Council in Taipei had been suspended since May, soon after Ms. Tsai’s inauguration. The two entities represent one of the primary channels of communication between China and Taiwan, overseeing discussions related to trade, law, education and culture.
Tensions between the two sides increased in recent weeks, after Cambodia, an ally of Beijing, decided to deport to mainland China 25 Taiwanese citizens accused of participating in an internet scheme. It was the third instance in recent months of China’s seeking to prosecute citizens of Taiwan on its soil.
On Saturday, Chinese officials defended their handling of the case, saying efforts to crack down on internet schemes were legitimate and supported by people on both sides of the Taiwan Strait.
Analysts said the decision to suspend talks was probably the beginning of a campaign by Beijing to increase pressure on Taiwan.
China has several methods by which it could further constrain Ms. Tsai. It could seek to lure away Taiwan’s few remaining diplomatic allies with promises of lucrative infrastructure investments. It could also place restrictions on Chinese tourism to the island, which has increased significantly in recent years, becoming a bright spot for the otherwise struggling Taiwanese economy.
“The big unknown is the business community,” said Jean-Pierre Cabestan, a political science professor at Hong Kong Baptist University. “China will be reaching out to all the segments that are going to be dissatisfied with Tsai’s policies.”
The timing of Beijing’s announcement, just as Ms. Tsai departed for Latin America on her first overseas trip as president, seemed aimed at undermining her leadership, analysts said.
“By refusing to communicate, Beijing is making it more difficult for the Taiwanese government to fulfill its obligations to its citizens and as a member of international society,” said Jonathan Sullivan, the director of the China Policy Institute at the University of Nottingham in England.
He added, “Beijing is saying, ‘We don’t care about inconvenience and are prepared to inhibit the management of cross-strait interactions if we don’t get what we want.’”
Owen Guo contributed research from Beijing
-----------------------------------------------------------------
Diplomat’s Death Reignites Debate Over China’s Role in the World
By JANE PERLEZ and YUFAN HUANG JUNE 24, 2016
Wu Jianmin, a longtime diplomat who warned against rising nationalism in China, in 2008. Credit Imaginechina, via Associated Press
BEIJING — From his start as an aspiring diplomat in China’s Foreign Ministry in 1959 to his days as an ambassador in Paris and Geneva, Wu Jianmin represented the best of his country’s diplomacy: firm but reasonable, gracious but not unctuous.
In retirement, he became an unusually outspoken advocate for China’s remaining open to the outside world, warning that the nationalism that had grown under President Xi Jinping should be kept in check.
Mr. Wu, 77, was killed in a car accident last weekend, and his death has reignited a debate over how China should conduct itself abroad.
At his funeral in Beijing on Friday, a delegation of more than 20 officials from the Foreign Ministry, led by the executive vice foreign minister, Zhang Yesui, paid their respects. The foreign minister, Wang Yi, would have been there had he been in the country, a ministry spokeswoman, Hua Chunying, said.
“I have never seen a public figure whose death made so many people sad and made so many people euphoric,” said Liu Yawei, the director of the China program at the Carter Center in Atlanta. Mr. Liu described Mr. Wu as a diplomat who could stand up to “the accusations that he was a coward because he advocated peace.”
In an interview last year, Wu Jianmin said that China does not seek domination of the South China Sea. Video by BBC HARDtalk
Mr. Liu was at a conference at Peking University about China’s news media and its relations with the world when participants were told that Mr. Wu had been killed in a crash after his driver struck a median strip in Wuhan, in Hubei Province, last Saturday.
The sponsor of the conference was Global Times, the state-run newspaper that Mr. Wu had criticized for its stridently nationalistic views. Murmurs of shock rippled through the audience at the news of his death.
Mr. Wu had been candid about his distaste for the publication, saying editorials that urged the military to show more spine and take more action in the South China Sea, where Beijing is embroiled in territorial disputes with its neighbors, were wrongheaded.
Mr. Wu had taken on the newspaper’s editor in chief, Hu Xijin, accusing him in a speech in March of making a “mess talking about the world” and of not understanding how the world worked. In return, Mr. Hu called Mr. Wu a dovish diplomat who did not know what was good for China.
Soon after Mr. Wu’s death, hawks in the debate flooded Weibo, China’s equivalent of Twitter.
An Air Force senior colonel, Dai Xu, wrote that the former ambassador was “ignorant, arrogant, bad mannered and grumpy.” Colonel Dai, who teaches at the National Defense University, also criticized Mr. Wu for being “like a pet dog to foreigners” but “like a wolf dog’’ when dealing with Chinese.
Mr. Wu was a familiar figure to Americans involved in China policy.
In 1971, after serving as an interpreter in French for Mao Zedong and Zhou Enlai, Mr. Wu arrived in New York in the first batch of Chinese diplomats assigned to the United Nations when China took the seat previously held by Taiwan.
“He is the epitome of an excellent public intellectual: deeply committed to his country, yet extremely thoughtful and nuanced in his analysis of it,” said Jan Berris, vice president of the National Committee on United States-China Relations, who knew Mr. Wu from those early days.
Mr. Wu gradually moved up through the ranks of the Foreign Ministry and after several ambassadorships became president of the Foreign Affairs University in Beijing, retiring in 2008.
Then, unrestricted by the confines of government and academia, he spoke out, a rare act in a time of decreasing tolerance for those who dissent, colleagues said. “He had the moral courage to speak out,” said Shi Yinhong, a professor of international relations at Renmin University in Beijing.
At Mr. Wu’s funeral, a reporter for Phoenix Television who was live streaming from outside the hall interviewed a man in civilian clothes who said he was in the military.
The man praised Mr. Wu for understanding that China was in danger of retreating to the closed mind-set of the Qing dynasty and that it needed the outside world.
He added: “Don’t put that on the record.’’
Follow Jane Perlez on Twitter @JanePerlez.
Prominent former diplomat Wu Jianmin dies in car accident
(chinadaily.com.cn) Updated: 2016-06-18 11:51





Wu Jianmin, former Chinese Ambassador to France, has died in a car accident in Wuhan, Hubei province in the early morning on Saturday, according to China's Ministry of Foreign Affairs.
The accident happened at the south exit of Donghu Lake Tunnel in Wuhan at about four o'clock on Saturday. Two people died and one was injured.
The car ran into the flower bed in the middle of the road after picking up Wu who was about to give a seminar in Wuhan University in the morning.
"We feel deep grief after hearing Wu Jianmin, former Chinese ambassador to France, passed away this morning. We French people have lost a great friend, who knew France and made great contributions to the relationship between France and China. Please allow me on behalf of the French people to express deep condolence to the family members of Wu," said Maurice Gourdault-Montagne, French ambassador to China.
Wu had worked as an interpreter for former Chinese leaders such as Mao Zedong, Zhou Enlai and Chen Yi.
Wu was born in 1939 in Chongqing and graduated from the Beijing Foreign Languages Institute, majoring in French, in 1959. He obtained a postgraduate degree in translation and interpretation.
Wu had a distinguished career as a diplomat, and served as ambassador of China to the UN until 1998.
He worked in many posts such as Chinese Foreign Ministry spokesperson, as ambassador to the Netherlands, Geneva and France.
Elected as the president of the Bureau International des Expositions in 2003, Wu is the first Chinese and Asian as well as the first person from a developing country to serve in the crucial post.
In 2003 he was appointed president of China Foreign Affairs University and served for five years.


*************************************

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Lien_Ho=C3=AE_Nh=C3=A2n_Quy=C3=AAn_Vi