Biển Đông :
Chuyên gia quốc tế tố cáo thủ đoạn “sự đã rồi” của Bắc Kinh
Ảnh vệ tinh chụp Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) ở
Biển Đông, được trung tâm CSIS công bố ngày 08/01/2016Reuters
Trong hai ngày 06-07/05/2016, hàng chục nhà nghiên cứu tại Mỹ và
nhiều nơi trên thế giới đã tề tựu về trường Đại Học Yale (New Haven, bang Conecticut),
để tham gia cuộc hội thảo về “Tranh chấp Biển Đông” (Conflict in the South
China Sea).
Mở ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút đẩy mạnh việc áp đặt
quyền kiểm soát của họ trên vùng biển mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc,
hầu hết các học giả đều vạch trần các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt sự
đã rồi trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế hay phản đối của nước khác.
Nội dung hai ngày hội thảo khoa học tại Yale được thể hiện rõ qua
các chủ đề được đề cập đến tại ba tiểu ban khác nhau:
(1) Các vấn đề lịch sử về tranh chấp Biển Đông;
(2) Biển Đông và các vấn đề địa lý chính trị;
(3) Luật pháp và tranh chấp Biển Đông.
(2) Biển Đông và các vấn đề địa lý chính trị;
(3) Luật pháp và tranh chấp Biển Đông.
Tham gia hội thảo có khá nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi về Biển
Đông, từ Giáo sư Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, Tiến Sĩ Patrick M.
Cronin, chuyên gia về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại trung tâm nghiên cứu
Mỹ Center for a New American Security, cho đến tướng hồi hưu Daniel Schaffer
thuộc trung tâm tham vấn Asia 21 tại Pháp, hay giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học
Maine Hoa Kỳ.
Để tìm hiểu thêm về cuộc hội thảo về Biển Đông tại Đại Học Yale,
RFI đã có bài phỏng vấn nhanh với giáo sư Ngô Vĩnh Long.
RFI :Đâu là yếu tố nổi bật nhất tại cuộc hội thảo ?
Ngô Vĩnh Long : Yếu tố mới nổi bật là đa số những học giả đều nhận định là Trung
Quốc đang ráo riết tăng cường các hoạt động ở Biển Đông để đặt các nước trong khu
vực và trên thế giới trong tình trạng đã rồi.
Tuy nhiên đối phó với Trung Quốc thế nào thì tôi thấy góc nhìn của
các học giả trong các tham luận của họ tuỳ thuộc vào chuyên môn nghiên cứu của
từng cá nhân cũng như tuỳ thuộc việc họ đang là công dân của quốc gia nào.
Một ví dụ nổi bật : Học giả Mỹ tên Patrick Cronin của một viện
nghiên cứu an ninh và chiến lược tại Hoa Thịnh Đốn và là một người thường gặp
các quan chức Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng như Nhà Trắng cho biết rằng ông đã khuyến
nghị là Mỹ nên tuyên bố vùng bãi ngầm Scarborough mà Trung Quốc đã chiếm của
Phi thuộc sự bảo hộ của Hiệp Ước Phòng Thủ giữa Mỹ và Phi để tránh việc Trung
Quốc xây đảo và lập khu quân sự trên đó như Trung Quốc đã cho biết là có ý định
làm như thế.
Ông cũng cho biết thêm là tình thế hiện nay, theo ông, rất cấp
bách, cho nên tổng thống Obama có thể đưa ra thông cáo đó trước hay trong
chuyến đi thăm khu vực Đông Nam Á cuối tháng 5 này.
Ông cũng đồng ý với một số diễn giả khác là Tổng Thống Obama cũng
có thể sẽ tuyên bố dỡ bỏ chính sách cấm vận bán vũ khí “sát thương” cho Việt Nam,
một phần là để giúp cho các tổng thống Mỹ sắp tới khỏi phải bận tâm hay gặp khó
khăn trong vấn đề này trong tương lai.
RFI :Quan điểm chung các nhà nghiên cứu là gì ?
Ngô Vĩnh Long : Như tôi mới vừa đề cập ở trên, quan điểm chung là Trung Quốc sẽ
càng ngày càng lấn tới, nhưng cách đối phó như thế nào thì tùy góc nhìn của từng
nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu về quân sự và an ninh như tướng về hưu
Daniel Schaeffer của Pháp và giáo sư về hưu Carl Thayer của Úc thì nhấn mạnh
chiến lược quân sự và an ninh của Mỹ và các nước lớn. Tuy nhiên họ cũng không
bỏ qua vấn đề sử dụng luật pháp để đối phó với Trung Quốc.
Về vấn đề sử dụng luật pháp quốc tế thì được đa số các nhà nghiên
cứu đồng ý. Tuy nhiên trong các tham luận của các chuyên gia về luật thì họ có
những nhận định khác biệt về việc ứng dụng các thứ luật hiện hành như thế nào.
Nói chung, phần lớn các diễn giả đồng ý là việc vận dụng luật đối với Trung
Quốc trên hồ sơ Biển Đông phải đi đôi với các hoạt động ngoại giao và quân sự.
Tiến sĩ Harry Kazianis về chiến lược an ninh tại viện Potomac
Foundation ở Hoa Thịnh Đốn có bài tham luận về chiến lược ông gọi là
“Shamefare”, tức là Mỹ và các nước trong khu vực phải làm cho Trung Quốc mất
mặt trước dư luận quốc tế qua việc sử dụng báo chí và truyền thông.
Ngược lại, theo Tiến sĩ Enrico Fels của Trung tâm Nghiên cứu Toàn
Cầu, gọi là Center for Global Studies ở Bonn (Đức), thì theo kinh nghiệm sau
Đại Chiến Thứ Hai thì các nước trong khu vực và ngoài khu vực nên giao luôn
Hoàng Sa cho Trung Quốc, vì đấy là việc đã rồi, với điều kiện là Trung Quốc
đồng ý thương lượng vấn đề Trường Sa và Scarborough.
RFI : Tham luận của giáo sư tập trung nêu bật vấn đề gì ?
Ngô Vĩnh Long : Trước lúc đến hội thảo, tôi biết là các học giả khác chỉ nói đến
những vấn đề chung, hoặc những vấn đề theo hướng của đất nước họ. Đối với tôi là
người Việt Nam, thì tôi thấy là vấn đề Việt Nam rất quan trọng.
Cho nên tham luận của tôi nêu bật vị trí địa chính trị của Việt
Nam, và tại sao cái vị trí này đã làm cho Việt Nam thành nước bị Trung Quốc ảnh
hưởng và kiếm chế trên rất nhiều mặt và từ nhiều phía.
Chính quyền Việt Nam đã rất nhân nhượng Trung Quốc trong hơn 40
năm qua trên hồ sơ Biển Đông, nhưng Trung Quốc đã không những không đáp ứng, mà
lại càng ngày càng bắt bí và gây tổn thương cho Việt Nam. Việc này đã sinh ra
mâu thuẩn rất lớn giữa người dân và chính quyền.
Do đó, nếu chính phủ không có chính sách năng động, khẩn trương,
và ráo riết đối với hồ sơ Biển Đông, thì việc đổ vỡ, nếu không nói là sống còn
của chế độ, có thể xẩy ra. Ảnh hưởng sẽ rất xấu không những đối với xã hội Việt
Nam và một số nước khác.
Để tránh việc này và để giải quyết hồ sơ Biển Đông, tôi có đưa ra
một số kiến nghị, trong đó theo tôi, vấn đề quan trọng là vận động sự ủng hộ
của nhân dân trong nước và trên thế giới. Tôi có nêu lên chi tiết là phải làm
như thế nào.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment