Friday, 1 April 2016

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Tranh Ủy Nhiệm Thất Bại Tại Syria


Nhật Ký Biển Đông: 
Chiến Tranh Ủy Nhiệm Thất Bại Tại Syria

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Ba ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hinh thế giới:
            -AFP ngày 16/3/2016: “Lực lượng duyên phòng Á Căn Đình (Argentina) nổ súng và đánh chìm một tàu cá của Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp tại vùng Nam Đại Tây Dương sau khi tàu này định chồm vào tàu duyên phòng.”

             Bắn chìm tàu đánh cá, dù bất hợp pháp như Nam Dương đã làm là chuyện không nên. Tuy nhiên đây cũng là bài học đáng giá cho Hoa Lục khi Hoa Lục ỷ mạnh hiếp yếu, bắn chìm đâm, húc, giết hại nhiều ngư dân Việt Nam đánh cá tại Hoàng Sa - vùng biển của Việt Nam.

            -New York Post ngày 16/3/2016: “Vị tướng cao cấp nhất của quân đội nói rằng lực lượng tác chiến trên bộ sẽ đối đầu với rủi ro rất cao nếu Hoa Kỳ dính líu vào một cuộc xung đột trên quy mô lớn với các cường quốc như  Nga hoặc Trung Quốc. Điều trần trước Điện Capitol (Quốc Hội) tướng bốn sao chỉ huy bộ binh Mark Milley nói rằng nhiều năm tác chiến ở Iraq và A Phú Hãn, o ép về ngân sách và cắt giảm binh sĩ đã đè nặng lên khả năng tác chiến. Tướng Milley nói rằng quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng tấn công nhóm Nhà Nước Hồi Giáo và các nhóm khủng bố khác.

 Nhưng một cuộc chiến với các cường quốc lớn - với một hoặc hai trong bốn nước như Trung Quốc, Nga, Ba Tư và Bắc Hàn…sẽ là một thách thức lớn. Milley nói rằng sự sẵn sàng của quân đội chưa ở mức đầy đủ cho điều mà quần chúng Hoa Kỳ mong đợi bảo vệ họ.” 

( The Army’s top general says military forces on the ground face a high level of risk if the United States gets into a large-scale conflict against a power such as Russia or China. Testifying Wednesday on Capitol Hill, Army Chief of Staff Gen. Mark Milley says years of combat in Iraq and Afghanistan, constrained budgets and troop cuts have had a cumulative effect on the service. Milley says the Army is ready to fight the Islamic State group and other terrorist organizations. But what Milley describes as a “great power war” against one or two of four countries – China, Russia, Iran and North Korea – would pose greater challenges. Milley says the Army’s readiness is not at a level that is appropriate for what the American people expect to defend them....)
            -AP (Istanbul) ngày 19/3/2016: “Một quả bom tự sát đã phát nổ tại khu vực đi-bộ-mua-sắm chính của Thủ Đô Istanbul  làm 5 người chết, 36 người bị thương trong đó có 12 người ngoại quốc.” Cuộc tấn công xảy ra chỉ sáu ngày sau khi một xe bom phát nổ tại gần một quảng trường chính của thủ đô, bên cạnh một trạm xe chuyên chở công cộng khiến 34 người chết và 75 bị thương. Như vậy Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm ngập trong những cuộc tấn công khủng bố vừa từ tay ISIS, vừa từ lực lượng người Kurd ly khai và các nhóm “thánh chiến”.

            -AP (Cairo) ngày 19/3/2016: “Ngoại trưởng Ai Cập nói rằng ông bác bỏ thái độ dạy dỗ (tutelage) về nhân quyền từ các nước khác để đáp trả lại nhận xét của Ngoại Trưởng John Kerry cho rằng tình trạng nhân quyền tại Ai Cập trở nên tồi tệ.”

            -Reuters ngày 21/3/2016: “Vào ngày 21/3/2016, Tổng Thống Obama đã chuyển từ du ngoạn ngắm cảnh sang bàn chuyện quốc sự trong chuyến thăm lịch sử tới Cuba, thúc giục Tổng Thống Raul Castro cải cách kinh tế và dân chủ đồng thời lắng nghe những than phiền về cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ. 

Obama và Castro sẽ có cuộc họp lần thứ tư, chắc chắn là quan trọng tại Cung Điện Cách Mạng (Palace of the Revolution) nơi mà Castro và người tiền nhiệm- ông anh Fidel Castro đã lãnh đạo cuộc đề kháng chống lại sức ép từ Hoa Kỳ cách đây nhiều thập niên. 

Một tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm nơi nghiêm cấm của quyền lực Cuba là chuyện không thể tưởng tượng được trước khi Obama và Raul tái lập bang giao cách đây 15 tháng khi họ thỏa thuận chấm dứt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh đã kéo dài năm thập niên và vẫn tiếp diễn cho dù Liên Bang Sô-viết đã xụp đổ. Các viên chức chính phủ Cuba nói rằng Hoa Kỳ cần chấm dứt cấm vận và hoàn trả căn cứ Guantanamo Bay cho Cuba trước khi hai bên có thể hưởng những lợi ích cùa việc bình thường hóa ngoại giao.”

            -AP (Brusells) ngày 22/3/2016: “Nhà cầm quyền Âu Châu vừa ra lệnh xiết chặt an ninh sau khi một loạt tấn công khủng bố xảy ra tại phi trường và hệ thống xe điện ngầm của Brusells (Bỉ) thủ đô của NATO làm 34 người chết và trên 200 người bị thương.”

                -RFI ngày 23/3/2015: Dựa theo bản tin của Reuters RFI cho biết, “Cảng Darwin là cửa ngõ chiến lược mở ra Biển Đông, nơi Trung Quốc đang thách thức Hoa Kỳ và là nơi đồn trú của 2500 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ được luân phiên triển khai tại Darwin và liên tục thao dượt tại đấy sáu tháng trong một năm. Quyết định của Úc cho hãng Trung Quốc thuê Cảng Darwin đã bị các nhà phê bình ví von rằng Trung Quốc đã mua được một chỗ ngồi ở hàng ghế thứ nhất để do thám các hoạt động của Hải Quân Mỹ và Úc. 

Khi Tổng Thống Obama gặp Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull ở Manila vào Tháng Mười Một, ông tỏ ý không hài lòng vì không được thông báo về việc Úc cho thuê cảng Darwin. Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, ông Obama đã nói rằng, “Lần sau, xin vui lòng cho chúng tôi biết trước.”

            Như tôi đã nói từ lâu, chính sách ngoại giao của Úc là “Của yêu, người ghét”. Chơi với Mỹ để bảo vệ an ninh. Nhưng chơi với Hoa Lục để phát triển kinh tế. Cả ông Tân Gia Ba cũng thế. Gặp Ô. Obama thì khen Mỹ không tiếc lời. Nhưng khi gặp Ô. Tập Cận Bình thì dọn những món “sơn hào hải vị” sang trọng nhất để tiếp đón theo kiểu hối lộ của Ba Tàu ở Chợ Lớn.

            -CNN ngày 25/3/2016: “Một ông tướng cao cấp của Hoa Kỳ cho biết chiếm lại Mosul đòi hỏi nhiều binh sĩ hơn là lực lượng an ninh mà Iraq hiện có và những binh sĩ mới này phải được huấn luyện, do đó đòi hỏi phải có thêm binh sĩ Hoa Kỳ. Một giới chức của bộ quốc phòng tuần rồi cho CNN biết hiện nay Hoa Kỳ có khoảng từ 4500-5000 binh sĩ ở Iraq- trên mức công bố 3800 trước đây là 1000. 

Con số này bao gồm 200 binh sĩ thuộc Lực Lượng Đặc Biệt mà sự hiện hiện của họ không được công khai ghi nhận. Kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự tại Iraq đang được tiến hành. “
Đây là vấn đề tế nhị của Ô. Obama vì sau khi tuyên bố “chiến tranh Iraq đã xong” (Iraq war is over) ông cam kết không đem quân trở lại nơi mà cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của gần 5000 binh sĩ Hoa Kỳ.”
            -The Washington Post ngày 26/3/2016: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công kích các nhà ngoại giao tham dự phiên tòa xử hai nhà báo đối lập Can Dundar và  Erdem Gul tố cáo chính phủ đã giúp đỡ cho một tổ chức khủng bố bằng cách lén lút đưa vũ khí cho các nhóm phiến quân tại Syria. Ô. Erdogan nói rằng, “Các người nghĩ mình là ai? Đây không phải đất nước của mấy người mà là Thổ Nhĩ Kỳ.” (Who do you think you are? ... This is not your country, this is Turkey.) 

            -Los Angeles Times ngày 26/3/2016: “Một cuộc đánh bom tự sát tại một sân đá bóng thuộc Thành Phố Iskanderiyah- cách Thủ Đô Baghdad làm 41 người chết, 105 người bị thương. Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria đã xác nhận mình thực hiện vụ đánh bom này.”

                -AFP (Mexico City) ngày 27/3/2016: “Khoảng 200 người đã tụ tập để đốt hình nộm/hình nhân bằng giấy dài 2 thước của tỷ phủ Trump. Đây là dịp kỷ niệm Lễ Phục Sinh tại Mễ Tây Cơ, họ thường đốt những hình nộm của ma quỷ và những người mà họ thù ghét. Tỷ phú Trump bị dân Mễ Tây Cơ ghét vì ông đòi xây bức tường ngăn chặn không cho là sóng di dân từ Mễ tràn vào và cũng để ngăn ngừa nạn buôn bán ma túy, tội phạm do người di dân bất hợp pháp tạo ra tại Hoa Kỳ.”

            Chưa biết hành động này đem lại hậu quả ra sao. Vui thì có vui. Nhưng nếu Ô. Trump đắc cử thì đúng là thảm họa cho dân Mễ với số xuất siêu hàng hóa mỗi năm khoàng 85 tỉ đô-la sang Hoa Kỳ. Ô. Trump chỉ cần tăng thuế xuất nhập cảng là hàng hóa Mễ sẽ ứ đọng, thợ thuyền thất nghiệp. Lúc đó có đốt thêm hình nộm thì cũng chẳng giải quyết được gì cả.  Mễ lo cho Mễ thì Mỹ cũng phải lo cho Mỹ chứ. Hiện nay Ô. Trump đưa thêm khẩu hiệu. “America First” (Nước Mỹ Trước Đã” để khêu gợi tự ái và ‘bao tử” của dân Mỹ. Coi chừng Ô. Trump đắc cử nghe.

-Fox News ngày 27/3/2016: “Một vụ đánh bom tự sát nhắm vào cộng đồng Thiên Chúa Giáo kỷ niệm Lễ Phục Sinh tại một vườn chơi trẻ em tại Lahore tây bắc Hồi Quốc khiến 70 người chết (trong đó có 29 trẻ em) và hơn  300 bị thương. Nhóm chiến binh Taliban tại Hồi Quốc xác nhận vụ đánh bom này.”

            -AP ngày 28/3/2016: “Hàng chục ngàn người Serbia mang biểu ngữ ca ngợi Tổng Thống Putin, chống lại NATO và Phương Tây. Cuộc tuần hành lần thứ 17 vào ngày 28/3/2016 ghi dấu  cuộc can thiệp quân sự của NATO  vào Serbia chống lại cuộc thanh lọc chủng tộc đẫm máu Kosovo đòi ly khai năm 1999. Lãnh đạo hiện tại của Serbia kiên quyết chống lại Phương Tây nhưng nói rằng họ muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu nhưng vẫn giữ trung lập về quân sự.”
            -Tạp Chí Forbes ngày 28/3/2016: “Tỷ phú Đài Loan Wei Yin-Chun bị kết án bốn năm tù giam vì tai tiếng trong vụ chế tạo dầu nấu ăn gây phẫn nộ tại đảo quốc này. Gia đình Ô. Wei kiểm soát Công Ty Tsin Hsin International Group  bị cáo buộc làm dầu nấu ăn với những thành phần bị cấm như bột màu và dầu lấy từ hạt bông (cotton seeds).”

 Vậy thì bà con ta nhớ mua dầu ăn sản xuất ở Mỹ. Chớ ham rẻ mua dầu ăn từ Hoa Lục hay Đài Loan có ngày ung thư chết bỏ mạng.
-Fox News ngày 29/3/2016: “Theo Liên Hiệp Quốc, quốc gia ác độc nhất thế giới ngày hôm nay là Do Thái. 

Vào ngày 24/3/2016 Ủy Hội Liên Hiệp Quốc về Thân Phận Phụ Nữ (CSW) đã kết thúc khóa họp tại Nữu Ước qua việc lên án quốc gia duy nhất trên hành tinh này đã vi phạm quyền phụ nữ - đó là Do Thái đã vi phạm quyền của phụ nữ Palestines.” Theo The Politico ngày 30/3/2016, TNS Patrick Leahy cùng 10 dân biểu Hạ Viện đã gửi thư lên Ngoại Trưởng John Kerry yêu cầu điều tra về thành tích nhân quyền của Do Thái.

-The National Interest ngày 29/3/2016: “Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ kỷ niệm 67 năm thảnh lập vào Tháng Tư. Thay vì là dịp để phát biểu những lời sáo ngữ buồn chán về tình đồng minh bền vững cho an ninh Hoa Kỳ và thế giới, nó có thể là cơ hội mà đã từ lâu đòi xét lại - liệu can kết với NATO thực sự phục vụ lợi ích tốt nhất cho Hoa Kỳ vào Thế Kỷ 21.” 
(NATO will celebrate its sixty-seventh anniversary in April. Instead of being an occasion for the usual expression of mind-numbing clichés about the alliance’s enduring importance both to U.S. security and world peace, it should become an opportunity for a long overdue assessment of whether the NATO commitment truly serves America’s best interests in the twenty-first century.)

Giống như một số nhà bình luận, tỷ phú Trump cũng nói rằng NATO đã lỗi thời rồi (obsolete). NATO lập ra để đối đầu với Khối Sô-viết và Khối Varsovie bao gồm 8 nước Đông Âu. Nay Liên Bang Sô-viết và Đông Âu đều xụp đổ vậy duy trì NATO để làm gì đây? Xin nhớ cho, trong lịch sử nhân loại, không có liên minh nào bền vững mãi mãi khi mục tiêu không còn. Mà mục tiêu thì thay đổi theo thời gian. Do đó hợp-tan, tan-hợp là lẽ biến thiên tự nhiên của Tạo Hóa.

-AP ngày 29/3/2016: “Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ đã được triệu tập tới bộ ngoại giao về một bài hát trình diễn trên truyền hình Đức diễu cợt Tổng Thống Erdogan.”

Thực ra Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là xứ dân chủ “nửa mùa” chứ không phải mẫu mực dân chủ cho một quốc gia Hồi Giáo như Hoa Kỳ thường ca ngợi và Ô. Erdogan chẳng hiểu gì về nền báo chí Tây Phương. Tổng thống, thủ tướng của họ, họ còn diễu cợt. 

Thậm chí Giáo Hoàng hay Tiên Tri Mohammad họ cũng không tha. Thái độ hay nhất của các chính trị gia khôn ngoan là cứ “lơ đi”, làm bộ không biết. Đụng tới báo chí mệt lắm Ô. Erdogan ơi! Chắc ông đại sứ Đức sẽ nói rằng, “Cả thủ tướng của chúng tôi chúng nó còn không sợ, huống chi ông. Xin ông thông cảm.” 

Bà Thủ Tướng Merkel cũng bác bỏ chỉ trích của Ô. Erdogan khi nói rằng, “Nhại/khôi hài người khác được bảo vệ dưới quyển tự do ngôn luận” (The parody is protected by free speech.)

Người Đông Phương khi bị diễu cợt thì tức giận. Còn Tây Phương thì họ rất khôn. Diễu cợt hoặc tấn công một người nào đó sẽ làm cho họ nổi tiếng, sau này viết hồi ký bán chạy như tôm tươi. Hầu hết các hồi ký “best seller” ở Mỹ đều là các vụ tai tiếng ồn ào cả nước, do tính hiếu kỳ của người đời. 

Do đó, mình làm tổng thống, thủ tướng báo chí diễu cợt là chuyện quá thường. Chứ “khố rách áo ôm”, “vô danh tiểu tốt” người ta đưa lên báo chí, truyền hình đùa cợt để làm gì? Báo chí phải có đề tài để kiếm sống chứ. Đề tài hấp dẫn nhất vẫn là công kích các ông/bà tai to mặt lớn. Đời là vậy mà (c’est la vie). Mình là lãnh đạo một đất nước, sung sướng không ai sánh bằng, vợ con, cháu chắt cũng vinh hiển, thì phải như cái ”bị bông” để báo chí và người đời công kích, đánh đấm cho hả dạ (Miền Nam gọi là xả sú-bắp) (*) mà vẫn cười cười nói nói, như thế mới là đại trí, đại khôn ngoan. Công kích lại là dở ẹc.

-Business Insider ngày 29/3/2016: “Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair nói rằng nhiều triệu người Hồi Giáo giữ quan điểm hoàn toàn không thể thích hợp được với thế giới mới.” (Tony Blair has said that "many millions" of Muslims hold a viewpoint that is "fundamentally incompatible with the modern world.)

Việc giữ gìn truyền thống của mình (bảo thủ) là điều tốt nhưng với điều kiện không được xâm hại truyền thống của dân tộc khác, không được áp đặt truyền thống của mình lên dân tộc khác và nhất là không được coi truyền thống của mình là tốt đẹp nhất, là đúng nhất, là vĩ đại nhất. Không thể nói rằng bắt tay, ôm hôn khi gặp nhau là văn minh, là tốt đẹp, là “sang” hơn khi gặp nhau thì vái chào hay cúi đầu. 

Không thể nói rằng đàn bà trùm kín từ đầu tới chân, chỉ hở hai con mắt là “kín đáo” hơn đàn bà ăn mặc bình thường như ở Á Châu, Ấn Độ hoặc phụ nữ Âu Châu ngày xưa. Sau hết, cũng không thể nói rằng tôn giáo của tôi là tôn giáo vĩ đại nhất, còn các tôn giáo khác đều là tà đạo cần phải tiêu diệt. Thông cảm/cảm thông với người khác mà Phật Giáo gọi là “Viên Dung” thì có thể thích nghi với mọi thời đại. 

Vậy thì, muốn đất nước, muốn công dân của mình thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia thì - ngoài tôn giáo bao dung còn phải có giáo dục giảng dạy về những giá trị phổ quát của nhân loại nữa,  một mình tôn giáo chưa đủ. Và nhất là: Tín điều không thể trở thành luật pháp cưỡng hành của quốc gia. Bất cứ tôn giáo nào cưỡng ép đưa giáo điều của mình thành luật pháp quốc gia đều là tôn giáo cực đoan. Mà cực đoan thì không thể nào thích nghi với mọi thời đại - mới cũng như cũ.

-AP ngày 30/3/2016: “Chủ Tịch Tập Cận Bình kết thúc chuyến công du tới Cộng Hòa Czech (Tiệp Khắc cũ) chứng kiến việc ký kết 30 thỏa hiệp thương mại gần 4 tỉ đô-la đầu tư của Trung Quốc. Thỏa hiệp được ký kết một ngày sau khi Ô. Tập Cận Bình ký thỏa hiệp hợp tác chiến lược với quốc gia trước đây chỉ trích Hoa Lục về nhân quyền. Đây là kết quả của khuynh hướng thiên về làm ăn buôn bán với Trung Quốc hơn là dưới thời Tổng Thống Havel đặc biệt chú trọng tới nhân quyền.”

Thế mới hay, khi “no cơm” thì người ta dễ nói chuyện nhân quyền. Còn khi “bao tử” lên tiếng thì nhân quyền đi chỗ khác chơi. Anh là quốc gia luôn lên tiếng dạy dỗ nhân quyền khắp thế giới, nhưng Nữ Hoàng phải đón tiếp Ô. Tập Cận Bình và coi đây là biến cố lịch sử chỉ vì vài chục tỉ đô-la đổ vào đây. Đời là vậy. 

Quy luật của bao tử muôn đời thắng tất cả các quy luật khác. Lãnh đạo đất nước phải thực tiễn (practical). Khư khư bám lấy lý tưởng, đạo đức như Khổng Tử thì đất nước…không có cháo mà ăn. Cá nhân cần tu thân, giữ gìn đạo đức, nhưng quốc gia phải thì quyền biến như Phạm lãi, Quản Trọng, Tô Tần, Trương Nghi…nếu không đất nước từ từ bị loại ra khỏi chính trường quốc tế và đi đến chỗ suy yếu rồi diệt vong. Thủ đoạn “quyền biến” ở đây có nghĩa là “nương theo chiều gió”. 

Khi nào nhân quyền có lợi cho đất nước mình thì lên tiếng. Còn khi nào lên tiếng về nhân quyền bất lợi cho đất nước mình thì “ngậm miệng ăn tiền”. Thủ đoạn quyền biến này còn gọi là “double standard” hay “trò chơi hai mặt”. Trên đấu trường chính trị quốc tế, hiền lành, đạo đức, ngây thơ quá thì về nhà đi tu hay làm đạo sĩ chắc tốt hơn. Tu sĩ, đạo sĩ được người đời kính trọng nhưng không thể lãnh đạo đất nước. 

Lãnh đạo đất nước phải là các nhà cách mạng, các chính trị gia lỗi lạc, quả cảm, khôn ngoan, quyền biến, thực tiễn, có sức thuyết phục quần chúng và tầm nhìn chiến lược. Chẳng hạn tầm nhìn chiến lược tại Biển Đông hay Đông Nam Á bây giờ là “cân bằng lực lượng” giữa Mỹ và Hoa Lục. Hoa Kỳ không thể lấn Trung Quốc và Trung Quốc cũng không thể lấn Hoa Kỳ. Đó là thế ổn định lâu dài cho Đông Nam Á. 

Bất cứ ai vượt lằn ranh cuối cùng này (red line) thì đại chiến sẽ nổ ra. Khi đại chiến nổ ra, Phi Luật Tân và Việt Nam sẽ là một thảm họa.  Ông Obama gặp riêng Ô. Tập Cận Bình tại Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân ngày hôm nay là để “thương lượng” về “thế cân bằng” đó.

Tình hình Biển Đông:
-AFP ngày 16/3/2016: “Theo thông báo của Hải Quân Nhật Bản, lần đầu tiên trong vòng 15 năm, một tàu ngầm của Nhật sẽ ghé Phi Luật Tân, trong khi đó các tàu hộ tống lần đầu tiên sẽ ghé Vịnh Cam Ranh.”
Có lẽ đây là bước đầu của chiến lược “Ba Không Một Có” của Việt Nam, hợp tác chặt chẽ về quân sự với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc Châu.”  Chiến hạm của Tân Gia Ba cũng ghé thăm Quân Cảng Cam Ranh từ 17-21/3/2016.

-Tuổi Trẻ ngày 18/3/2016: “Theo  tin tức từ tòa đại sứ  Mỹ, Đô Đốc Scott H. Swift - tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương và Trung Tướng John A. Toolan - tư lệnh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, đã có cuộc gặp với Chuẩn Đô Đốc Phạm Hoài Nam - tư lệnh Hải Quân Việt Nam ngày 18-3. Đây là một trong những cuộc họp với viên chức cao cấp ở Hà Nội và Hải Phòng của tư lệnh Swift và tư lệnh Toolan trong chuyến thăm Việt Nam ba ngày từ 17 -19/3/2016. Thông cáo của tòa đại sứ Mỹ trích dẫn lời Đô Đốc Swift cho biết đây là chuyến thăm chung đầu tiên giữa hai vị tư lệnh hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương trong nhiều thập niên.”

-AP (Hoa Thịnh Đốn) ngày 18/3/2016: “Hoa Kỳ và Phi Luật Tân vừa loan báo năm địa điểm mà lực lượng của Mỹ có thể ra vào theo một thỏa hiệp quốc phòng, bao gồm cả nơi đối diện với những hòn đảo đang tranh chấp tại Biển Đông (Palawan). Công bố được đưa ra trong những cuộc họp chiến lược tại Hoa Thịnh Đốn nơi mà hai đồng minh nhấn mạnh sự chống đối việc quân sự hóa các hòn đảo tân tạo tại vùng mà sáu quốc gia đều tuyên bố chủ quyền. 

Bộ Trưởng Carter sẽ tới Phi Luật Tân để sớm tiến xúc tiến việc thi hành thỏa hiệp. Năm địa điểm gồm có: Căn cứ không quân Antonio Bautista ở bắc Palawan, căn cứ không quân Lumbia ở Mindanao, căn cứ không quân Basa và Fort Magsaysay tại bắc thủ đô Manila và căn cứ không quân Mactan-Benito Ebuen ở Cebu.”

Trước diễn biến quan trọng này, Sputnik News nhận định rằng “Có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự gia tăng nhất định nào đó của lực lượng tên lửa của Trung Quốc qua việc triển khai các lữ đoàn tên lửa mới DF-21C hoặc DF-26. 

Tiếp diễn quá trình quân sự hóa khu vực, có thể là Mỹ sẽ triển khai  hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tại Philippines để bảo vệ các lực lượng Mỹ trên đảo.” Theo tôi, nếu nổ ra cuộc chiến giữa Mỹ- Trung Quốc tại Biển Đông thì Phi Luật Tân sẽ là chiến trường chính chứ không phải Việt Nam vì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Phi Luật Tân đe dọa Hoa Lục. Việc Tướng Thường Vạn Toàn - Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc thăm Việt Nam ngày 27/3/2016 vừa qua cho thấy có thể Trung Quốc muốn hòa dịu với Việt Nam để mở mặt trận đối phó với Mỹ tại Phi Luật Tân. Chúng ta chờ xem.

-AP ngày 23/3/2016: “Lãnh đạo Trung Quốc và năm nước láng giềng Đông Nam Á tham dự hội nghị Hợp Tác Lan Thương- Cửu Long (Lancang-Mekong Cooperation) tại Tam Á- một thành phồ nghỉ mát của Trung Quốc. Hội nghị lấy tên của dòng sông hùng vĩ bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua năm quốc gia và đổ ra biển ở Việt Nam. 

Hội nghị do Thái Lan và Hoa Lục phối hợp tổ chức hầu tạo điều kiện gia tăng hợp tác và kết thúc các thỏa hiệp thương mại, giữa những lo ngại từ phía Việt Nam đang có những tranh chấp trên biển với Trung Quốc.” Nhân dịp này Thủ Tướng Lý Khắc Cường để nghị 11.5 tỉ đô-la cho vay hoặc rút tiển ra trước để các quốc gia Đông Nam Á phát triển hạ tầng cơ sở. Đây là “miếng mồi” rất thơm nhưng bên trong coi chừng có lưỡi câu.

Trong Thượng Đỉnh Sunnylands, các “bang phái” nghe “minh chủ” Obama hứa hẹn nhưng ra về tay không và còn bị đe dọa về nhân quyền nữa. Còn Ô. Tập Cận Bình “tung chưởng” Hợp Tác Cửu Long-Lan Thương với 11.5 tỉ sẵn sàng cho vay hoặc xài trước (credit line) mà không “mắng mỏ” ai, khiến các ”bang phái” ngoại trừ Việt Nam và Phi Luật Tân - đều hân hoan. 

Sự phối hợp tổ chức hội nghị cho thấy Thái Lan đang ngả dần sang phía Trung Quốc với sự lo ngại ngày càng gia tăng từ phía Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ không biết làm sao. Mua chuộc một ông tướng nào đó làm đảo chính? Hay ủng hộ mạnh mẽ nhóm Áo Đỏ để tạo bất ổn chính trị hầu đưa Ô. Thaksin hiện đang lưu vong trở về? Hai giải pháp này đểu không ổn.

-Reuters ngày 23/3/2016: “Tổng Thống Mã Anh Cửu đạt lời mời đại diện chính quyền Phi Luật Tân và thành viên của tòa án trọng tài quốc tế viếng thăm hòn đảo Ba Bình/Thái Bình còn đang tranh chấp. Đài Loan đã dùng máy bay đưa báo chí quốc tế tới thăm hòn đảo này vào ngày hôm nay.”

Đảo Ba Bình/Thái Bình là đảo lớn nhất trong Quần Đảo Trường Sa, cưỡng chiếm từ tay Miền Nam năm 1956 dưới thời “đồng minh ” Tưởng Giới Thạch. Nay Đài Loan mời Phi Luật Tân và thế giới tới thăm để chính thức hóa hòn đảo ăn cướp này. Không biết Ô. Mã Anh Cửu còn giờ “trò ma” gì nữa trước ngày về hưu? Có lẽ Việt Nam cũng nên chuẩn bị một cuộc tấn công bất ngờ để lấy lại hòn đảo này xem Đài Loan phản ứng như thế nào. Lấy xong chia cho Phi Luật Tân một nửa. 


Có lẽ Hoa Kỳ sẽ chỉ đứng nhìn mà “không có ý kiến” vì nếu Đảo  Ba Bình vào tay Việt Nam và Phi Luật Tân thì khu vực kiểm soát của Mỹ tại Biển Đông sẽ mở rộng. Tạp Chí Forbes ngày 23/3/2016 có bài viết nhan đề, “Đài Loan Có Thể Thất Bại Trong Việc Tuyên Bố Chủ Quyền Tại Biển Đông Như Thế Nào? (How Taiwan Could Lose Its Claim To The South China Sea?) trong đó có đoạn, “Đảo Ba Bình của Đài Loan, một hòn đảo nhỏ có diện tích 1400 mét chiều dài, 400 mét chiều ngang mang tính thời sự đã nằm trong tranh luận của Liên Hiệp Quốc - xem nó là bãi đá hay là đảo. Đài Loan và Hoa Lục hầu như đã dùng củng một luận cứ lịch sử để khoanh vùng trên biển và Phi Luật Tân đã nhắm tới cả hai đối tượng này tại cuộc điều trần Tháng 11 tại Liên Hiệp Quốc.” (Taiwan’s Taiping Island, a topical islet that’s 1,400 meters long and 400 wide, has been cast into the UN’s rock-versus-island debate. China and Taiwan use roughly the same historical basis for roping off the ocean, and the Philippines sighted both at a UN hearing in November.)


Tình hình Syria:
            -AP ngày10/3/2016: “Đảng Kurd Người Syria rất mạnh, dự định tuyên bố vùng liên bang tại bắc Syria- một mô thức mà họ hy vọng sẽ áp dụng cho toàn thể đất nước. Ý tưởng này lập tức bị Thổ Nhĩ Kỳ và phái đoàn của chính phủ Syria đang tham dự hòa đàm Genève bác bỏ. Tuyên ngôn này sẽ được tuyên bố tại Thị Trấn Emelia phía bắc của Tỉnh Hassakeh của Syria.”
            Tình hình Syria diễn biến vô cùng phức tạp. Nếu đây là ý định của hai siêu cường Nga-Mỹ thì cuối cùng đất nước Syria sẽ trở thành một liên bang gồm ba vùng: Vùng Syria gốc Kurd, vùng do phiến quân thân Mỹ chiếm giữ và vùng còn lại thuộc chính phủ Syria của ông Assad. 

Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết cả Nga lẫn Mỹ đều cung cấp vũ khí cho lực lượng của Đảng Lao Động/Công Nhân Kurd (PKK) hiện đang bị Thổ coi là tổ chức khủng bố dù họ đang mãnh liệt chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.

Không biết giải pháp này có giúp Hoa Kỳ và Nga tạm thời giải quyết cuộc khủng hoảng Syria không? Theo tôi nghĩ, cả Nga lẫn Mỹ đều không muốn cứ dinh mãi vào vũng lầy này. Thôi thì tạm thời cứ như thế, trợ giúp tiền bạc, vũ khí cho bất cứ phe nào chống lại Nhà Nước Hồi Giáo để  từ từ rút lui. Đất nước Syria không bảo được nhau thì ráng mà chịu. Mình không thương mình thì đừng mong ngoại bang thương mình. Câu ca dao của tổ tiên Viêt Nam muôn đời vẫn đúng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

            -AP (Beirut) ngày 19/3/2016: “Vào ngày 18/3/2016, các chiến đấu cơ của Nga đã hỗ trợ cho quân chính phủ Syria trong một cuộc tấn công tái chiếm thị trấn lịch sử Palmyra từ tay Nhà Nước Hồi Giáo Iraq-Syria (ISIS) làm thiệt hại rất nhiều khu vực khảo cổ nổi tiếng của thế giới. Giới chức quốc phòng Nga đã xác nhận những cuộc không kích này.”

            -Reuters ngày 23/3/2016: “Viên chức chính phủ Syria cho biết Damascus sẽ phúc đáp đề nghị của Liên Hiệp Quốc về hòa đàm trong nội bộ Syria khi đợt đàm phán sắp tới khởi đầu nhưng không cho biết nội dung.” Trong khi đó quân chính phủ tiến chiếm được ngọn đồi nhìn xuống Palmyra hiện do lực lương ISIS/ISIL chiếm giữ. Cũng theo Reuters, 530 người đã chết trong 23 ngày đình chiến.

            -AFP ngày 24/3/2016: “Ngoại Trưởng John Kerry gặp Tổng Thống Putin tại Điện Kremlin ngày 24/3/2016 thuyết phục Nga hỗ trợ để chấm dứt sự cai trị của Ô. al-Assad tại Syria. “

Nhận Định:
Thế giới trong tuần qua đều đồng loạt loan tin quân chính phủ Syria đã tái chiếm thành phố cổ Palmyra - phế tích thời Đế Quốc La Mã- một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thế giới mà lực lượng ISIS/ISIL/Daesh đã chiếm giữ từ Tháng 5, 2015. 

Dưới sự hỗ trợ của không quân và lực lượng đặc nhiệm Nga, quân chính phủ Syria đã tạo chiến thắng vang dội mà Hoa Kỳ - qua hơn 10,000 cuộc không kích với sự hiện diện của hơn 40 nhóm phiến quân do Hoa Kỳ trả lương, huấn luyện không làm được. 

Đây cũng là một thất bại mang tính quyết định của lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo. Lực lượng này đang thoái lui về Sukhnah và Deir Ezzor nằm ở phía đông chì còn cách Raqqa - thủ đô của Nhà Nước Hồi Giáo vài trăm dặm. Thị Trưởng Luân Đôn Boris Johnson đã lên tiếng ca ngợi Tổng Thống Putin và thúc giục Anh gửi các nhà khảo cổ tới để khôi phục lại di tích cổ vô giá cùa thế giới này.
            Trong khi đó, tờ Chicago Tribune ngày 27/3/2016 cho biết, “Các nhóm phiến quân Syria do nhiều bộ máy chiến tranh của Mỹ trang bị, huấn luyện như Bộ Quốc Phòng và CIA - đã bắn giết nhau trong thành phố Aleppo đang bị bao vây và ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự thiếu kiểm soát của các giới chức quân sự và tình báo đối với các nhóm phiến quân mà họ trả tiền, huấn luyện cho cuộc chiến đẫm máu đã năm năm qua.” 

Ngày 28/3/2016, TheFederalist khôi hài rằng, “Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm với chính mình tại Syria” (America Is In A Proxy War With Itself In Syria) 

Tình hình này giống hệt như Kampuchia sau khi quân Việt Nam tiến vào Nam Vang. Tại biên giới với Thái Lan, mọc ra đủ loại phong trào kháng chiến như Khờ-Me Xanh, Khờ-Me Trắng, Khờ-Me Vàng, Khờ-Me Đỏ, Son San, Sơn Ngọc Thành… do Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc hỗ Trợ. Mỗi phe hùng cứ một khu vực, bắn giết nhau, nhưng cuối cùng tan như xác pháo.

Hiện nay Hoa Kỳ đang tạo áp lực trên mặt trận ngoại giao để các nhóm phiến quân gọi là “ôn hòa” đang bắn giết nhau, thay thế chính quyền của Tổng Thống Assad, thành lập một chính phủ đoàn kết, ổn định hầu chống lại Nhà Nước Hồi Giáo…tôi nghĩ chỉ là chuyện khôi hài đen, cười ra nước mắt. Chính vì thế mà TheFederalist nói rằng, “Tình hình Syria ngày hôm nay không phải là điều minh chứng cho quyết định của Tổng Thống Obama, mà nó là kết quả của quyết định đó

Với gần nửa triệu người chết, các phe phái ủy nhiệm của Hoa Kỳ đang bắn giết nhau, Syria cho thấy sự thất bại trong chiến lược và thiếu sự lãnh đạo của tổng thống.” (The situation in Syria today is not a vindication of President Obama’s decision, it is the result of that decision. With nearly half a million dead and U.S. proxies fighting each other, Syria represents a failure of U.S. strategy and a lack of presidential leadership.)

Thực tế trước mắt là - Nhà Nước Hồi Giáo dủ ở nơi xa lắc xa lơ nhưng vẫn có thể điều khiển được các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại Pháp, Bỉ, Hồi Quốc, Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới. Hội nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân mở ra vào ngày 31/3/2016  tại Hoa Thịnh Đốn là để ngăn ngừa vũ khí nguyên tử lọt vào tay các tổ chức khủng bố.

 Thế nhưng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Obama vẫn không coi ISIS là ưu tiên số một - mà tập trung nỗ lực để lật đổ Ô. Assad  trước, hầu đưa các nhóm phiến quân do Mỹ huấn luyện lãnh đạo đất nước Syria - cho dù Ô. Assad đang dồn lực lượng ISIS vào chỗ hủy diệt.

Chiến tranh ủy nhiệm của Mỹ tại Syria coi như thất bại hoàn toàn. Cả thế giới đều thấy nhưng không biết Ô. Obama có thấy không? Theo tôi nghĩ, Ô. Obama thấy và biết rất  rõ nhưng vẫn lao vào với mục đích dùng hòa đàm như một chiến lược để loại trừ Ô. Assad. Khi Ô. Assad bị loại trừ rồi thì đương nhiên Nga sẽ bị “đá” ra khỏi Syria. 

Khi Syria đã thuộc Mỹ rồi, lúc đó Mỹ sẽ tiêu diệt  Nhà Nước Hồi Giáo sau. Hoa Kỳ vừa triển khai thêm một trung đoàn thiết giáp tại Đông Âu với quân số 4,200 binh sĩ. Đối với Mỹ thì  Nga nguy hiểm hơn Nhà Nước Hồi giáo và cần phải tiêu diệt trước. 

Chỉ tốn 600 triệu đô-la cho phe nổi dậy mà đẩy được Nga ra khỏi căn cứ hải quân Tartus là quá rẻ. Nếu đúng thế thì Ô. Obama khôn quá . Nhưng nhiều khi khôn quá hóa dại, các cụ Việt Nam nói thế.

Đào Văn Bình
(California ngày 31/3/2016)
(*) Soupape = Safety-valve: Nút xả an toàn








__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

No comments:

Post a Comment